Thứ nhất: Giáo viên chủ nhiệm nên ghi lại trung thực những mặt cố gắng cũng như một số mặt rèn luyện chưa tốt của học sinh theo 5 nội dung chủ yếu sau: 1. Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Giáo viên chủ nhiệm ghi rõ những phẩm chất nổi trội của học sinh như: trung thực, lễ độ, giản dị, khiêm tốn, khoan dung, nhân ái hoặc cách ứng xử, giao tiếp với mọi người. 2. Ý thức phấn đấu rèn luyện trong học tập: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: mức độ chuyên cần, ý thức chủ động sáng tạo, tích cực vượt khó trong học tập? đã biết tự học chưa? 3. Ý thức tôn trọng nội quy kỷ luật của nhà trường, pháp luật nhà nước Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: Về mức độ tôn trọng nội quy kỷ luật của lớp, trường; tôn trọng luật lệ giao thông; ứng xử có văn hóa nơi công cộng; tôn trọng giữ gìn tài sản của lớp, trường, nơi công cộng 4. Ý thức rèn luyện thân thể, bảo vệ môi trường Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: Về việc rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh môi trường 5. Ý thức tham gia hoạt động tập thể, xây dựng tập thể Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: Học sinh có tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, đội, của trường lớp; tinh thần đoàn kết đấu tranh xây dựng tập thể tổ, lớp, tinh thần hợp tác, giúp đỡ bạn bè Năm nội dung trên đây là 5 mục được ghi sẵn trong học bạ để bắt buộc Giáo viên chủ nhiệm phải ghi tỉ mỉ từng học sinh đã phấn đấu đạt được những điểm chủ yếu nào, còn những mặt nào còn yếu, sẽ có lời khuyên để học sinh rút kinh nghiệm cần rèn luyện tốt hơn hoặc có những lời khen để khẳng định, động viên, chỉ ra những hướng phấn đấu tiếp theo. Thứ hai: Chỉ dừng lại tối thiểu 5 nội dung trên, nhất thiết không xếp loại tổng quát theo thang điểm: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu. Chỉ ghi những mặt học sinh nổi trội được khen ngợi ở lớp hoặc trường. Còn những học sinh nào thiếu ý thức rèn luyện, giúp đỡ nhiều lần không chuyển biến sẽ phải ghi "Cần phải rèn luyện về mặt đạo đức trong hè" (Bằng một thông báo khác của nhà trường cho gia đình và học sinh, không ghi trong học bạ). Những học sinh nào sẽ bị lưu ban hoặc không được thi tốt nghiệp cũng được ghi rõ ràng lý do. Chúng tôi rất mong Bộ Giáo dục Đào tạo chỉ đạo đổi mới cách đánh giá về rèn luyện đạo đức của học sinh thế nào để các em được sống hồn nhiên, không bị ràng buộc, không trở thành những người "cơ hội", thiếu bản lĩnh, thiếu cá tính. Phải chăng làm được điều này chúng ta sẽ góp phần làm nên chất lượng thật trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực và góp phần "chống bệnh thành tích của ngành giáo dục đào tạo". Từ băn khoăn của phó thủ tướng đến thực tế trăn trở của giáo viên, học sinh và kinh nghiệm thực tế của nước ngoài, chúng tôi muốn nêu lên vấn đề đổi mới cách đánh giá đạo đức học sinh phổ thông hiện nay là một vấn đề cấp bách chắc chắn chúng ta phải thay đổi tiêu chí đánh giá và cách đánh giá đạo đức học sinh phổ thông hiện nay mới phục vụ kịp thời cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thời kỳ hội nhập. . của nước ngoài, chúng tôi muốn nêu lên vấn đề đổi mới cách đánh giá đạo đức học sinh phổ thông hiện nay là một vấn đề cấp bách chắc chắn chúng ta phải thay đổi tiêu chí đánh giá và cách đánh. lớp, trường, nơi công cộng 4. Ý thức rèn luyện thân thể, bảo vệ môi trường Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: Về việc rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh môi trường 5. Ý thức tham gia hoạt động tập. người. 2. Ý thức phấn đấu rèn luyện trong học tập: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: mức độ chuyên cần, ý thức chủ động sáng tạo, tích cực vượt khó trong học tập? đã biết tự học chưa? 3. Ý thức tôn