Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
770 KB
Nội dung
Chuyên đề tích hợp giáo dục môi trường Trường THCS Quảng Thành LỜI NÓI ĐẦU Thưa quý Thầy (Cô) giáo! Qua 3 năm học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm và nhiều năm đứng lớp trực tiếp giảng dạy môn Sinh Học THCS, được tìm hiểu về phương pháp giảng dạy của bộ môn Sinh học, được dự giờ nhiều tiết dạy của đồng nghiệp trong tổ bộ môn, được dự các chuyên đề, các tiết thể nghiệm, được sự giúp đỡ của bộ phận chuyên môn nhà trường và sự nổ lực tìm hiểu của bản thân về phương pháp giảng dạy cũng như về phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy của mình được hoàn thiện hơn, kích thích được học sinh yêu thích môn học hơn và áp dụng được và cuộc sống. Qua quá trình học tập của đồng nghiệp và sự tìm hiểu của bản thân tôi xin trình bày chuyên đề: “LỰA CHỌN – TẠO – SỬ DỤNG HÌNH ẢNH, VIDEO GIẢNG DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở MÔN SINH HỌC BẬC THCS”. Với thời gian không dài, tuổi đời và kinh nghiệm còn trẻ, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin có thể còn hạn chế, nên chuyên đề của tôi chắc chắn còn có phần thiếu sót. Kính mong quý Thầy (Cô) giáo và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho tôi những thiếu sót ấy để chuyên đề của tôi được hoàn chỉnh và vận dụng đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ − Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất … Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mỹ, … − Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QD9-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Từ những nội dung trên tôi đã tìm hiểu và vận dụng vào thực tế nên thực hiện chuyên đề này nhằm giúp giáo viên dễ dàng có tư liệu phục vụ giảng dạy và giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường và xây dựng được môi trường trong sạch. Tổ: Sinh – Thể Dục Người thực hiện: Đặng Khắc Thái Bảo Trang 1 Chuyên đề tích hợp giáo dục môi trường Trường THCS Quảng Thành PHẠM VI TÌM HIỂU − Đối tượng học sinh trường THCS Quảng Thành huyện Châu Đức. − Thực tế giảng dạy tại trường THCS Quảng Thành. − Qua dự giờ đồng nghiệp và dự các chuyên đề về môi trường. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng môi trường: − Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển, các khu công nghiệp đang ngày một mọc lên càng nhiều trên khắp mọi miền Bắc-Trung-Nam không phân biệt đồng bằng hay miền núi, thành thị hay thôn quê … Và tất nhiên hiện tượng ô nhiễm môi trường là tất yếu diễn ra từng ngày từng giờ. − Song song đó là thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sau khi đất nước ta gia nhập WTO, đã mở ra một triển vọng lớn cho đất nước phát triển song cũng mang về những thách thức không nhỏ về bảo vệ môi trường. − Mặt khác ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sống của đại đa số người dân hiện nay còn rất thấp và trong số đó có không ít hiện tuổi học sinh, sinh viên, … 2. Yêu cầu của Ngành: − Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh-sạch-đẹp phù hợp với các vùng, miền. − Thực hiện Kế hoạch số 451/KH-SGD&ĐT, ngày 30 tháng 05 năm 2008 của Sở GD&ĐT về việc bồi dưỡng nghiệp vụ GDMT cho giáo viên THCS. − Với bộ môn Sinh học là một môn khoa học trong tự nhiên, môi trường gắn liền với cuộc sống và sản xuất. Việc tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS, rất cần thiết phải có những hình ảnh trực quan để học sinh thấy được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, và đây cũng là đặc trưng của bộ môn. 3. Thực trạng ban đầu và biện pháp đã sử dụng: a) Thực trạng ban đầu: − Hiện nay hầu hết các trường đều được trang bị tốt cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học khá đầy đủ: • Phòng thiết bị. Tổ: Sinh – Thể Dục Người thực hiện: Đặng Khắc Thái Bảo Trang 2 Chuyên đề tích hợp giáo dục môi trường Trường THCS Quảng Thành • Phòng thực hành thí nghiệm của bộ môn. • Phòng nghe nhìn. − Chưa trang bị thiết bị ghi hình cho các trường. − Việc sử dụng tranh, video minh họa cho bài giảng giáo dục về môi trường còn nhiều hạn chế do nhiều lí do như: • Chưa được trang bị tranh, video cho các trường. • Công việc tìm tranh, video còn gặp nhiều khó khăn. • Tranh, video không có nhiều trên thị trường… b) Biện pháp đã sử dụng: − Giảng dạy tích hợp giáo dục môi trường đã dùng tranh vẽ, hình được scan từ sách báo vì vậy hiệu quả chưa cao. − Nguyên nhân là do hình ảnh không phản ánh được chính xác nội dung cần đề cập, nhiều hình khi được trình chiếu còn bị mờ… II. GIẢI QUYẾTVẤN ĐỀ: A. Cơ sở lý luận:: 1. Một số kiến thức cơ bản về môi trường: a) Định nghĩa: − “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Điều III, luật Bảo vệ môi trường năm 2005). − Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Theo nghĩa hẹp thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiênvà yếu tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như diện tích nhà ở, nước sạch, điều kiện vui chơi, giải trí, chất lượng bữa ăn. − Môi trường sống của con người được phân thành: • Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên như: địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật, … • Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho con người có cuộc sống khác với các sinh vật khác. Môi trường xã hội được thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, … − Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo ra như: nhà ở, các phương tiện đi lại, công viên, … Tổ: Sinh – Thể Dục Người thực hiện: Đặng Khắc Thái Bảo Trang 3 Chuyên đề tích hợp giáo dục môi trường Trường THCS Quảng Thành − Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như: lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi, vườn trường, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội, … b) Các chức năng cơ bản của môi trường: Môi trường có 4 chức năng cơ bản: − Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật − Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. − Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất. − Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. 2. Tình hình môi trường Việt nam hiện nay: a) Về đất đai: Việt nam có tổng diện tích đất tự nhiên 331.314 km2 (theo Wikipedia.org, 2008). Phần đất liền là 31,2 triệu ha (chiếm 94,5% diện tích đất tự nhiên), xếp hàng thứ 58/200 nước trên thế giới. Nhưng vì số dân đông (84.156.000 người vào năm 2006) nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159/200 quốc gia và bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn, tính đến năm 2006 là khoảng 5,28 triệu ha, trong đó có 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hoá nặng. Diện tích đất canh tác trên đầu người có xu hướng giảm. Chất lượng đất giảm và nghèo kiệt dinh dưỡng. b) Về rừng: − Sự đa dạng về địa hình, sự phân hoá của khí hậu tạo cho nước ta có nhiều loại rừng. − Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của nước ta: điều hoà khí hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm, lưu giữ các nguồn gen quý giá. Tuy nhiên, độ che phủ rừng của Việt nam trong thời gian dài co xu hướng giảm ngày càng rõ rệt. c) Về nước: − Việt nam có lượng nước mưa lớn, hệ thống sông hồ dày đặc nên tài nguyên nước mặt khá phong phú. Tổng lượng nước trung bình hằng năm 880 tỉ m3. Tuy vậy do nằm ở cuối hạ lưu sông Mê công, sông Mã, sông Cả và sông Hồng nên lượng nước được hình thành trong lãnh thổ Việt nam chỉ khoảng 325 tỉ m 3 /năm, điều này dẫn tới khả năng thiếu nước. − Dân số tăng, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lý chưa tốt khiến tài nguyên nước ở Việt nam đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm. Chỉ số lượng nước trên đầu người năm 1943 là 16.641 m 3 /người, nếu số dân tăng lên 150 triệu người thì chỉ số trên chỉ còn 2.467 m 3 /người/năm, xấp xỉ với các quốc gia hiếm nước. − Nước đã bị ô nhiễm đến mức báo động, do nuớc thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đã xã trực tiếp vào nguồn nước mặt. Việc sử dụng hoá chất trong sản xuất công, nông nghiệp cũng đang làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Tổ: Sinh – Thể Dục Người thực hiện: Đặng Khắc Thái Bảo Trang 4 Chuyên đề tích hợp giáo dục môi trường Trường THCS Quảng Thành d) Về không khí: − Ở vùng núi và vùng nông thôn nước ta, nhìn chung, môi trường không khí còn chưa bị ô nhiễm. (Trừ một số làng nghề và các khu vực gần khu công nghiệp, đường giao thông). − Kết quả cho thấy hầu hết các đô thị Việt nam đều bị ô nhiễm bụi, nhiều đô thị bị ô nhiễm bụi trầm trọng tới mức báo động. e) Về đa dạng sinh học: − Việt nam được coi là một trong 15 trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới. Thể hiện ở thành phần loài sinh vật, thành phần gen, kiểu cảnh quan, các hệ sinh thái. − Khu hệ thực vật Việt nam có 13.766 loài thực vật, trong đó có 2.393 loài TVBT và 11.373 loài TVBC. Khu hệ động vật, cho đến nay đã thống kê được 5.155 loài côn trùng, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 275 loài và phân loài thú, khoảng 100 loài chim đặc hữu, 782 loài ĐVKXS, 544 loài cá nước ngọt, … Đặc biệt, gần đây đã phát hiện được 6 loài thú mới: Sao la, Mang lớn, Bò sừng xoắn, Mang Trường sơn, Mang Pù Hoạt, Cầy Tây nguyên. Tuy vậy, trong các năm gần đây, đa dạng sinh học đã bị giảm nhiều: số lượng cá thể giảm, nhiều loài bị diệt chủng và nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Trong cuốn Sách đỏ Việt nam phần ĐV 1992, phần TV 1996 đã nêu 365 loài ĐV và 356 loài TV quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt (do hoạt động của con người làm mất môi trường sống hoặc làm ô nhiễm môi trường sống của sinh vật) f) Về chất thải: − Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống ngày càng đi lên, lượng chát thải cũng ngày một nhiều hơn. Sự gia tăng dân số, tình hình đô thị hóa nhanh chóng đã làm tăng lượng rác thải. − Lượng phát sinh chất thải rắn ở Việt nam lên đến hơn 15 triệu tấn/năm, tăng trung bình 15%/năm. − Hiệu quả thu gom chất thải còn thấp, ở các thành phố đạt khoảng 70-75%, nhưng ở nông thôn chỉ đạt khoảng 20%. Việc xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật gây nên hiện tượng ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân, đặc biệt là chất thải độc hại ở các bệnh viện, các khu công nghiệp. g) Về vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP, cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn: − Hiện nay mới có 60-70% dân cư đô thị, dưới 40% dân ở nông thôn được cung cấp nước sạch và chỉ có 28-30% hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh. − Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, vấn đề vệ sinh ATTP đang cần được quan tâm của toàn xã hội. 3. Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ môi trường, cải thiện và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp: − Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tổ: Sinh – Thể Dục Người thực hiện: Đặng Khắc Thái Bảo Trang 5 Chuyên đề tích hợp giáo dục môi trường Trường THCS Quảng Thành − Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tạo cơ chế pháp lý và chính sách. − Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường. − Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong bảo vệ môi trường. • Phát triển công nghệ sạch, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị xử lý chất thải. • Thay đổi cách tiêu dùng có lợi cho môi trường. • Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng. − Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 4. Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT): a) Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ mội trường trong trường học. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Ngành GD&ĐT về công tác giáo dục bảo vệ môi trường: − Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học: • Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. • Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. • Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước. (nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần 1 triệu giáo viên, cán bộ quản lí, …) − Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Ngành GD&ĐT về công tác giáo dục BVMT: • Luật BVMT năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, được Chủ tịch nước ký lệnh số 29/2005/LCTN và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. • Nghị quyết 41/NQ/TƯ của BCT ký ngày 15/11/2004. (BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước). • Quyết định 2363/QĐ-TTg của TTCP ký ngày 17/10/2001. (phê duyệt đề án đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân). • Quyết định 256/2003/QĐ-TTg của TTCP ký ngày 02/12/2003. (phê duyệt Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020). b) Mục tiêu giáo dục BVMT trong các trường THCS: − Về kiến thức. − Về thái độ-tình cảm. − Về kỹ năng-hành vi. Tổ: Sinh – Thể Dục Người thực hiện: Đặng Khắc Thái Bảo Trang 6 Chuyên đề tích hợp giáo dục môi trường Trường THCS Quảng Thành c) Nguyện tắc, phương thức giáo dục BVMT trong trường THCS: − Nguyên tắc: • Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. (không tăng thêm tiết, thêm môn …) • Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học. • Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế mội trường của từng địa phương. − Phương thức giáo dục: được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong các môn học thông qua các chương, bài cụ thể với 3 mức độ (toàn phần, bộ phận, liên hệ) hoặc thông qua các hoạt động giáo dục ngoài lớp học (CLB, tham quan, …) − Các phương pháp giáo dục BVMT: • Giáo dục BVMT sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng của bộ môn. • Ngoài ra giáo dục BVMT cũng có những phương pháp mang tính đặc thù như: o PP tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa. o PP thí nghiệm. o PP khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. o PP hoạt động thực tiễn. o PP giải quyết vấn đề cộng đồng. o PP học tập theo dự án. o PP nêu gương. o PP tiếp cận kỹ năng sống BVMT. 5. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: − Ngày nay, cùng với dân số và chiến tranh, MT được coi là một trong những vấn đề bức xúc nhất của toàn thế giới. Vấn đề này không chỉ liên quan tới sự thay đổi của tự nhiên mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ xã hội cũng như chất lượng sống của loài người. − Ban đầu con người tác động vào con người là không đáng kể. Nhưng từ thế kỷ XVIII, với nền công nghiệp cơ khí ngày càng hiện đại, với số dân đã gần 1 tỷ và tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lý các nguồn tài nghuên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, MT sống bị ô nhiễm nghiêm trọng ở quy mô toàn cầu và đang đe doạ cuộc sống của con người trên Trái đất. Chẳng hạn như các hiện tượng: − Ô nhiễm không khí ở các khu đô thị và khu công nghiệp. Tổ: Sinh – Thể Dục Người thực hiện: Đặng Khắc Thái Bảo Trang 7 Chuyên đề tích hợp giáo dục môi trường Trường THCS Quảng Thành − Hiêu ứng nhà kính gia tăng do sự tăng lên của khí CO 2 và các khí nhà kính khác thải vào khí quyển, làm nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất tăng lên, … − Tầng ôzôn bị phá huỷ. − Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng… − Rừng liên tục bị suy giảm về số lượng và chất lượng. − Đất đai bị sa mạc hoá do xói mòn, rửa trôi, … do sử dụng đất canh tác không vì mục đích nông nghiệp ngày một tăng. − Số loài động, thực vật bị tuyệt diệt đang gia tăng. − Rác thải gia tăng cả về số lượng và mức độ độc hại. − Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp: • Ô nhiễm do chất thải của ngành điện. • Ô nhiễm do ngành vật liệu xây dựng. • Ô nhiễm do ngành hoá chất và phân bón. • Ô nhiễm do ngành chế biến thực phẩm. • Ô nhiễm do ngành luyện kim. • Ô nhiễm do ngành giao thông vận tải. B. Giả thiết: − Giáo viên thiếu hình ảnh, video để khai thác kiến thức và giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. − Công việc tìm kiếm hình ảnh, video của giáo viên không thực hiện thường xuyên nên còn gặp nhiều khó khăn. − Do đặc trưng của môn học đòi hỏi phải có phương tiện trực quan cho bài dạy nói chung, cho việc tích hợp giảng dạy giáo dục môi trường nói riêng. − Từ những khó khăn nêu trên, bản thân Tôi đã tìm ra cách để có được phương tiện trực quan giúp cho giáo viên chủ động hơn trong giảng dạy, học sinh hứng thú hơn trong học tập. Từ đó các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. C. Cách thực hiện: 1. Lựa chọn – tạo hình ảnh, video: a) Cơ sở lựa chọn – tạo hình ảnh, video: Chọn hình ảnh, video cho học sinh quan sát đúng trọng tâm cho nội dung cần tích hợp vào bài dạy theo những yêu cầu sau: • Xác định đúng mục tiêu của nội dung cần tích hợp. • Xác định hình ảnh, video cho học sinh quan sát để khai thác sự hiểu biết của học sinh. Tổ: Sinh – Thể Dục Người thực hiện: Đặng Khắc Thái Bảo Trang 8 Chuyên đề tích hợp giáo dục môi trường Trường THCS Quảng Thành • Tạo hình ảnh, video cần thiết theo mục tiêu và yêu cầu của giáo viên. b) Sử dụng thiết bị để ghi và lưu hình ảnh, video: − Sử dụng internet để tìm kiếm hình ảnh, video về ô nhiễm môi trường theo nội dung cần tích hợp và tải về máy vi tính của mình. − Dùng điện thoại di động hoặc máy ảnh kĩ thuật số để ghi những hình ảnh, video theo nội dung cần tích hợp. Hai cách trên giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị và nộp cho giáo viên kiểm tra qua USB hoặc qua email. Ví dụ: Khi dạy chương môi trường môn sinh học 9, giáo viên yêu cầu học sinh tìm những hình ảnh hoặc các đoạn video thể hiện sự ô nhiễm môi trường. Một số em học sinh lớp 9 bằng kiến thức đã học của mình đã tìm ra và nộp kết quả cho giáo viên. Sau đây là một số điển hình mà các em đă tìm các hình ảnh, video trên mạng internet và gởi qua địa chỉ email của giáo viên và giáo viên chỉ tải vào máy vi tính của mình để sử dụng vào bài giảng. Kết quả của một số học sinh khác: Tổ: Sinh – Thể Dục Người thực hiện: Đặng Khắc Thái Bảo Trang 9 Tên học sinh. Địa chỉ email của học sinh. Địa chỉ email của giáo viên. Số tranh HS tìm được. Chuyên đề tích hợp giáo dục môi trường Trường THCS Quảng Thành − Sử dụng bộ phận kết nối điện thoại di động hoặc máy ảnh kĩ thuật số với máy vi tính (tương tự như kết nối USB với máy vi tính) để lưu những hình ảnh, video tìm được, ghi được vào máy vi tính để sử dụng và thiết kế bài giảng. − Đặt tên hình ảnh, video theo chủ đề mà mình tìm hoặc ghi được. Ví dụ: Ô nhiễm không khí 1,2,3…; Ô nhiễm nước 1,2,3 … 2. Sử dụng hình ảnh, video: Trước hết bản thân giáo viên phải chỉnh sữa hình ảnh và video cho phù hợp bằng các phần mềm chuyên dụng. (các phần mềm này tôi đã có báo các trong các chuyên đề trước). − Sử dụng các chương trình ứng dụng để đưa hình ảnh, video và bài giảng. − Tùy theo nội dung cần tích hợp mà chọn hình ảnh hay video cho phù hợp. Ví dụ: Trong chương trình sinh học 7 bài 64, 65, 66 THAM QUAN THIÊN NHIÊN. Học sinh nếu bắt gặp những hình ảnh này thì các em đặt vấn đề gì? Tại sao? Tổ: Sinh – Thể Dục Người thực hiện: Đặng Khắc Thái Bảo Trang 10 [...]... tốt trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường III BÀI HỌC KINH NGHIỆM: − Với chuyên đề này đòi hỏi giáo viên phải có một phần kiến thức về tin học (tương đương trình độ A) − Việc ghi hình ảnh, video phải phù hợp với nội dung cần tích hợp và có chỉnh sữa theo đúng nội dung − Không chỉ giáo viên mà cả học sinh cũng góp phần xây dựng cho bài học được sinh động, gắn liền với thực tế − Giáo viên và . hợp với các vùng, miền. − Thực hiện Kế hoạch số 451/KH-SGD&ĐT, ngày 30 tháng 05 năm 2008 của Sở GD& amp;ĐT về việc bồi dưỡng nghiệp vụ GDMT cho giáo viên THCS. − Với bộ môn Sinh học là một môn. dụng tranh, video minh họa cho bài giảng giáo dục về môi trường còn nhiều hạn chế do nhiều lí do như: • Chưa được trang bị tranh, video cho các trường. • Công việc tìm tranh, video còn gặp nhiều. vệ môi trường. C. Cách thực hiện: 1. Lựa chọn – tạo hình ảnh, video: a) Cơ sở lựa chọn – tạo hình ảnh, video: Chọn hình ảnh, video cho học sinh quan sát đúng trọng tâm cho nội dung cần tích hợp