Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 27 Bài 20 CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884 , NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được từ năm 1873 , Pháp mở rộng xâm lược cả nước, những diễn biến chính trong quá trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. - Thấy rõ diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì, Trung Kì, kết quả, ý nghĩa. 2. Tư tưởng: - Ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. - Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp. - Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. 3. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét , rút ra bài học lịch sử, liên hệ với hiện tại. - Sử dụng lược đồ trình bày các sự kiện. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: - Lược đồ trận Cầu Giấy lần 1 và lần 2. - Tư liệu về các cuộc kháng chiến ở Bắc Kì. - Tranh ảnh một số nhân vật lịch sử có liên quan đến tiết học. - Văn thơ yêu nước đương thời. III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Tại sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? 3. Dẫn dắt vào bài mới: Sau khi nuốt trọn 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp kéo quân ra Bắc Kì mở rộng cuộc chiến tranh xân lược trên cả đất nước ta. Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì? Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ điều đó. 4. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản -GV: Em hãy cho biết tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần 1 như thế nào? -HSTL+GVKQ: I. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1. Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp dánh Bắc Kì lần 1. - Chính trị: + Bế quan tỏa cảng. + Nội bộ mâu thuẫn. → Triều đình chia làm 2 phái đó là phái chủ chiến và phái chủ hòa mâu thuẫn với nhau. - Kinh tế: Kiệt quệ do triều đình vơ vét để bồi thường chiến phí cho Pháp đồng thời triều đình cũng không chăm lo đê điều, lũ lụt, hạn hán, mất mùa xảy ra thường xuyên làm cho nhân dân đói khổ. - Xã hội: Nhân dân nổi dậy vì đời sống khổ cực do bị áp bức bóc lột. Cho nên không còn cách nào khác nhân dân đứng dậy đấu tranh chống triều đình ngày càng nhiều như đồng bào Mường ở ngoài Bắc và đồng bào Thượng ở Nam Trung Kì. Nhân cơ hội đó bọn thổ phỉ, hải phỉ cướp phá làm cho tình hình càng thêm rối ren. - Đối nội: Trong bối cảnh đó thì những nhà yêu nước tiến bộ đề nghị cải cách đất nước để thoát khỏi tình trạng trì trệ như: Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ,…đặc biệt có Nguyễn Trường Tộ nhưng nhà Nguyễn đã cự tuyệt cải cách. -GV: Em biết gì về Nguyễn Trường Tộ? -HSTL+GVKQ: - Ông sinh năm 1830 mất năm 1871, quê ở Hưng Nguyên- Nghệ An. - Gia đình theo công giáo, là người có tư tưởng cải cách từ rất sớm. - Học giỏi có viên quan đề nghị cha Tộ viết 10 điều răng, Tộ xem 1 ngày là thuộc. - Ông để lại cho đời 58 di khảo. Ông có câu nói:«Không phải Việt Nam thua Nhật Bản mà là Tự Đức thua Minh Trị». -GV: Em có nhận xét gì về tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược ra Bắc Kì? -HSTL+GVKQ: Khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực, làm tăng nguy cơ mất nước. -Chuyển ý: Trước tình hình Việt Nam như vậy thì đây là cơ hội tốt để cho Pháp đánh chiếm nước ta nói chung mà cụ thể là đánh chiếm Bắc Kì. Để biêt được ta sang mục: -GV: Đến 1867, Pháp đã chiếm được những vùng nào? Theo em Pháp có dừng lại hay không? -HSTL+GVKQ: Pháp đã chiếm được 6 tỉnh Nam Kì. Và Pháp không dừng lại ở đó vì âm mưu của Pháp là cả Việt Nam. -GV: Vậy để xâm lược Bắc Kì, Pháp đã có những hành động gì? -HSTL+GVKQ: - Chính trị: + Bế quan tỏa cảng. + Nội bộ mâu thuẫn. - Kinh tế: kiệt quệ. -Xã hội: nhân dân nổi dậy. -Đối nội: cự tuyệt cải cách → Khủng hoảng trên tất cả các kĩnh vực, làm tăng nguy cơ mất nước. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1. -Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp âm mưu xâm lược Bắc Kì: - Phái gián điệp ra Bắc. - Lôi kéo tín đồ công giáo. - Lập đạo quân nội ứng. - Bắt liên lac với Đuy-puy. -GV: Tai sao Pháp xâm lược Bắc Kì mà chưa phải là kinh đô Huế? -HSTL+GVKQ: - Pháp vừa ra khỏi chiến tranh (Pháp-Phổ) còn gặp nhiều khó khăn chưa thể kết thúc chiến tranh Việt Nam được. - Bắc Kì là nơi giàu tài nguyên khoáng sản mà Pháp rất cần vì Pháp vừa mất 2 tỉnh giàu khoáng sản: An-dát và Lo-ren. - Pháp biết triều đình Huế sẽ không có phản ứng gì. - Đánh Bắc Kì tạo thành thế gọng kìm để nhanh chóng tiến đánh chiếm kinh thành Huế. -GV: Đuy-puy đã có những hành động gì? -HSTL+GVKQ: Đuy-puy là tên lái buôn hiếu chiến hắn tự mình hành động: + Hắn tự tiện cho tàu xuôi theo sông Hồng lên Vân Nam (Trung Quốc) buôn bán mà chưa được phép của triều đình Huế. + Đòi được đóng quân trên bờ sông Hồng. + Đòi có nhượng địa ở Hà Nội… -GV: Những hành động đó của Đuy-puy nhằm mục đích gì? -HSTL+GVKQ: Nhằm gây rối loạn ở miền Bắc, buộc triều đình Huế phải mời người Pháp giải quyết, tạo cơ hội cho Pháp ra Bắc Kì. → Đúng như những gì chúng dự đoán «cá đã cắn câu» nhà Nguyễn đã mời Pháp giải quyết vụ Đuy-puy. Và: ٭ GV giảng: Hàng loạt trò khiêu khích được Pháp sử dụng. Ngày 16/11, Gác-ni-ê tuyên bố: Mở cửa sông Hồng, đòi đóng quân trong thành, đòi áp dụng biểu thuế quan mới. Và đến ngày 19/11, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư đòi trấn thủ thành Hà Nội phải nộp thành trong vong 3 giờ. Thế nhưng chưa đến hạn thì: → Sau đó đánh chiếm tiếp các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Chuyển ý: Trước sự xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp nhân dân ta đã kháng chiến như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu mục: * Hoạt động nhóm: - Nhóm 1: Khi Pháp đánh Bắc Kì, triều đình đã đối phó ra sao? - Nhóm 2: Phong trào kháng chiến của nhân dân ta như thế nào? + Phái gián điệp ra Bắc. + Lôi kéo tín đồ công giáo. + Lập đạo quân nội ứng. + Bắt liên lạc với Đuy-puy. - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp đưa quân ra Bắc. + 5/11/1873, Gác-ni-ê đến Hà Nội giở trò khiêu khích. + 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội. 3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì (1873-1874). - Nhóm 3: Nêu diễn biến trận Cầu Giấy và ý nghĩa của chiến thắng này? - Nhóm 4: Trình bày nội dung hiệp ước Giáp Tuất (1874) và nhận xét về bản hiệp hiệp ước này? * Nhóm 1 TL+GVKQ: → GV yêu cầu HS quan sát SGK và giới thiệu Cửa Ô Quan Chưởng: Lúc đầu có tên gọi là Cửa Ô Thanh Hà, là cửa ô còn sót lại của tòa thành Thăng Long cũ, được xây dựng từ Cảnh Hưng thứ 10 đến Gia Long 3 được xây dựng lại và giữ nguyên đến ngày nay. Hiện nay còn nguyên 1 cánh cửa chính và 2 cửa phụ. Tại đây đã diễn ra trận chiến của 100 binh lính dưới sự chỉ huy của 1 viên Chưởng Cơ. Cho đến nay vẫn chưa xác minh được tên người anh hùng này. Để tưởng nhớ công ơn của vị Chưởng Cơ này thì Cửa Ô Thanh Hà được đổi thành Cửa Ô Quan Chưởng. -GV: Em biết gì về Nguyễn Tri Phương? -HSTL+GVKQ: Ông sinh năm 1800 mất 1873, ở bài trước có nói tới ông. + Lần 1: cử chống Pháp ở Đà Nẵng, lập vườn không nhà trống, xây thành đắp lũy. + Lần 2: cử vào Gia Định chống Pháp, xây dựng đại đồn Chí Hòa. + Lần 3: cử giữ chức Tuyên sát đổng sứ. + 73 tuổi giữ chức Tổng đốc thành Hà Nội. Trong cuộc chiến tại thành Hà Nội, ông bị trúng đạn, thực dân Pháp cố tình cứu chữa nhưng ông đã xé băng nhịn ăn cho đến chết. Cả con trai Nguyễn Lâm cũng hi sinh. Sau khi Nguyễn Tri Phương mất thì: -GV: Tại sao quân triều đình chiến đấu dũng cảm nhưng vẫn thất bại? -HSTL+GVKQ: Khi Pháp đánh Hà Nội, Nguyễn Tri Phương cùng các quan vô cùng lúng túng. Giặc ở sau lưng mà vẫn bị động chỉ ngồi chờ lệnh triều đình. Trong khi triều đình Huế nghe tin Pháp khiêu khích lại đối phó yếu ớt ra bố cáo: Cấm bất hợp tác với Pháp, bố cáo vạch rõ Gác-ni-ê đến Hà Nội giải quyết vụ Đuy-puy, xong rồi sẽ rút đi. Chứng tỏ triều đình Huế vẫn rất ảo tưởng, ngây thơ, vẫn hi vọng giữ được nước bằng thương lượng, hòa bình. * GV giảng: Trong lúc quân triều đình tan rã nhanh chóng nhưng quần chúng nhân dân không đầu hàng mà họ vẫn tiếp tục kháng chiến. * Nhóm 2 TL+GVKQ: → Như bỏ thuốc độc xuống giếng, đốt kho đạn của địch, không bán lương thực và thực phẩm cho địch. Dưới sự lãnh - Sự đối phó của triều đình: + 100 binh lính chiến đấu và hi sinh tại cửa Ô Quan Chưởng. + Trong thành Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy. → Thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình tan rã nhanh chóng. - Phong trào kháng chiến của nhân dân: + Nhân dân chủ động kháng chiến bất hợp tác với Pháp. đạo của các văn thân,sĩ phu yêu nước đã lập nên các tổ chức nghĩa hội chống Pháp. Và đã làm nên trận Cầu Giấy vẻ vang: * Nhóm 3 TL+GVKQ: - Diễn biến: SGK - Ý nghĩa: + Nhân dân ta vô cùng phấn khởi . + Thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. -GV giảng: Đây là điều kiện thuận lợi để ta tiêu diệt địch, buộc Pháp rút khỏi Hà Nội. Song 1 lần nữa triều đình đã đặt bút: -GV: Nội dung hiệp ước này có những gì? Thầy mời nhóm 4 TL+ GVKQ: → Nội dung: SGK -GV: Em có nhận xét gì về bản hiệp ước này? -HSTL+GVKQ: + Đây là bản hiệp ước bất bình đẳng lần thứ 2. + Đánh mất 1 phần quan trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam. + Nam Kì trở thành thuộc địa của Pháp. + Việt Nam trở thành thị trường riêng của Pháp. + Chứng tỏ thái độ đớn hèn nhu nhược của nhà Nguyễn. -GV giảng: Nhân dân ta bất bình chống lại hiệp ước, tiêu biểu có phong trào của Trần Tấn và Đặng Như Mai ở Nghệ An-Hà Tĩnh: «Dập dìu trống đánh cờ xiêu. Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây» Như vậy có thể thấy rằng với hiệp ước Giáp Tuất 1874 đánh dấu quá trình : Ta từ thủ để hòa sang chủ hòa vô điều kiện + Chiến thắng trận Cầu Giấy (21/12/1873). - Ký hiệp ước Giáp Tuất (1874) dâng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp. IV. CỦNG CỐ - BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1 Củng cố: - Tình hình nước ta trước khi Pháp đánh Bắc Kì. - Những hành động của Pháp để đánh Bắc Kì. - Triều đình và nhân dân đã đấu tranh chống Pháp như thế nào? Kết quả ra sao? 2. Bài tập về nhà: - Học bài cũ và xem trước bài mới. - Làm các bài tập trong SGK. . thực dân Pháp kéo quân ra Bắc Kì mở rộng cuộc chiến tranh xân lược trên cả đất nước ta. Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì? Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào? Bài học. Kì mà chưa phải là kinh đô Huế? -HSTL+GVKQ: - Pháp vừa ra khỏi chiến tranh (Pháp-Phổ) còn gặp nhiều khó khăn chưa thể kết thúc chiến tranh Việt Nam được. - Bắc Kì là nơi giàu tài nguyên khoáng. Kì. - Triều đình và nhân dân đã đấu tranh chống Pháp như thế nào? Kết quả ra sao? 2. Bài tập về nhà: - Học bài cũ và xem trước bài mới. - Làm các bài tập trong SGK.