1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Sự phân chia không đồng đều của tế bào giúp hình thành da ppsx

9 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 177,31 KB

Nội dung

S ự phân chia không đồng đều của tế b ào giúp hình thành da Sự sinh trưởng của tế bào trong chu kỳ của nó bao gồm cả sự phân chia, tế bào trở nên to lên theo thời gian và chia đôi. Hầu hết các loại tế bào thực hiện quá trình phân chia một cách đồng đều cho ra hai tế bào chị em hoàn toàn giống nhau nhưng m ột số loại tế bào lại phân chia theo cách không đồng đều nhau cho ra hai loại tế bào ch ị em khác nhau. Điều này làm đa dạng về loại tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào. Để tạo ra sự đa dạng tế bào, thực ra có 2 cách: cách thứ nhất có thể 2 tế bào chị em giống nhau sống trên hai môi trường khác nhau thì sẽ tạo ra 2 tế bào khác nhau (sự bất tương đồng phụ thuộc điều kiện bên ngoài), thứ 2 là các nhân tố quyết định loại tế bào sẽ được phân chia vào 1 trong 2 tế bào chị em mà thôi (sự phân chia bất tương đồng phụ thuộc điều kiện bên trong tế bào). Hầu hết các nghiên cứu cơ chế sự phân chia bất tương đồng đều diễn ra trên ruồi giấm (Drosophila) và giun (C. elegan). Trên t ạp chí Nature, nhóm tác giả tại trường đại học Rockerfeller công bố công trình nghiên cứu về vai trò của sự phân chia bất tương đồng trên sự sắp tầng và bi ệt hóa ở da động vật có vú [1] (công trình này đang được đăng trực tuyến). Đây là một trong nghiên cứu đầu tiên về sự phân chia bất tương đồng trên động vật có vú và đã gợi ý về sự hình thành da và chức năng của nó. Cấu tạo của da ngư ời gồm phần biểu bì và phần dưới biểu bì, 2 phần này được ngăn cách bởi màng nền. Phần biểu bì chứa những tế bào hình vảy xếp tầng, các tế bào biểu mô này tạo nên các lớp (layer): lớp nền (basal layer) là các tế bào tăng trưởng sản sinh ra các lớp tế bào biệt hóa như lớp tế bào gai (spinous layer), lớp tế bào hình hạt và lớp sừng bên ngoài cùng (xem hình 1). Tại màng nền có rất nhiều nhân tố sinh trưởng, tế bào ở màng nền sinh trưởng và di chuyển ra các lớp ngoài, các tế bào ở lớp ngoài biệt hóa và tạo ra các protein bảo vệ các tác nhân như vi khuẩn xâm nhập vào da, các tế bào này sau đó sẽ chết và tróc ra. Cơ ch ế của quá trình xếp tầng chưa được biết rõ. Hình 1: C ấu tạo da người [2] Các thí nghiệm đầu tiên của nhóm này cho thấy tế bào ở màng nền thường phân chia theo chiều vuông góc với đường nền (xem hình 2). Như vậy, có thể tế bào sẽ rời khỏi màng nền và di chuyển lên phía trên và cấu thành sự xếp tầng. Để chứng minh rằng sự phân chia bất tương đồng chịu trách nhiệm trong sự hình thành da, nhóm tác giả quay sang sử dụng mô hình phân chia của ruồi giấm để nghiên cứu vì có rất nhiều nghiên cứu về sự phân chia bất tương đồng trên ruồi Drosophila. Trên mô hình ruồi giấm, sự phân chia bất tương đồng phụ thuộc vào một số protein quyết định hướng phân chia. Các protein tương tự như trên ruồi giấm được tìm thấy trên động vật có vú. Các protein này tạo thành phức hợp và quyết định trục phân chia cũng giống như ở ruồi giấm và sự phân chia bất tương đ ồng điều khiển quá trình phát triển của da. Hình 2: Hình da c ủa phôi 12.5 ngày tuổi cho thấy hướng phân chia tế bào (giai đo ạn anaphase) vuông góc với đường nền (gạch nối màu tr ắng). [1] Họ cũng đã tìm thấy sự khác nhau trong sự phân chia bất tương đồng giữa rồi giấm và động vật có vú. Ở tế bào da, các protein tham gia trong quá trình liên kết tế bào (integrin và cadherin) đóng vai trò trong quá trình phân chia bất tương đồng này vì khi đột biết hay bị làm mất chức năng các protein này sẽ gây ra mất phương hướng trong sự phân chia tế bào. Lớp biểu bì điều khiển sự phân cực bằng cách tạo liên kết liên bào với các tế bào xung quanh cũng như sự gắn vào màng nền. Như vậy sự phân chia không đồng đều ở tế bào nền ở da người đóng vai trò trong việc hình thành cấu trúc tầng và sự biệt hóa tế bào da trong s ự phát triển da. Chính nhờ quá trình phân chia không đồng đều một tế b ào trong hai tế bào chị em ở lại lớp nền và tế bào còn lại tách ra tiến về phía trên để biệt hóa hình thành chức năng. Công trình này mở đường cho một cách tiếp cận bệnh lý về da mới và cũng đưa ra lời giải thích cơ chế mà tế bào mầm phát triển thành một tế bào mầm mới và một tế bào biệt hóa. Khám phá này của họ có thể dùng như một khung sườn cho những nghiên cứu tương lai trong lĩnh vực này. . S ự phân chia không đồng đều của tế b ào giúp hình thành da Sự sinh trưởng của tế bào trong chu kỳ của nó bao gồm cả sự phân chia, tế bào trở nên to lên theo thời gian và chia. sự phân chia tế bào. Lớp biểu bì điều khiển sự phân cực bằng cách tạo liên kết liên bào với các tế bào xung quanh cũng như sự gắn vào màng nền. Như vậy sự phân chia không đồng đều ở tế bào. nền ở da người đóng vai trò trong việc hình thành cấu trúc tầng và sự biệt hóa tế bào da trong s ự phát triển da. Chính nhờ quá trình phân chia không đồng đều một tế b ào trong hai tế bào

Ngày đăng: 02/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w