Kính gửi các anh chị BBT! Em vừa viết xong một câu chuyện ngắn nói về những chặn đường mà em đã vượt qua và vươn đến ước mơ của mình. BBT vui lòng chia sẽ với em ạ! Đường đến ước mơ của tôi Tôi ngồi xuống bàn, nhìn lũ học trò đang cắm cúi chép bài thật đáng yêu. Ngoài sân trường, gió thổi làm mấy cành cây bàng lao xao, mát rượi. Thấm thoát, tôi đã về cái xóm heo hút này thực tập hơn một tháng. Một tháng bước vào nghề đã giúp tôi tìm thấy rất nhiều niềm vui của nghề Sư phạm. Đây không còn là ước mơ nữa mà đó là sự thật… Bà kể, sau khi ba tôi đi xa được vài tháng thì mẹ đã sinh tôi vào một ngày mưa gió tầm tả. Nhà nghèo, lại đông anh chị em nên cuộc sống của gia đình tôi rất vất vả. Cả nhà chủ yếu trông vào 1000 m 2 trồng lúa và nghề làm thuê của mẹ. Nhưng cũng không đủ lo cho cái ăn, cái mặc của anh chị em tôi. Đã vậy, tôi lại bệnh tật liên miên: hết bị đẹn rồi bị sốt, rồi bị suy dinh dưỡng nữa. Tôi đã tròn 3 tuổi nhưng vẫn gầy đét như que củi. Vì vậy, tôi trở thành gánh nặng cho gia đình. Nhiều người khuyên mẹ tôi: “Chị cho thằng nhỏ đi để còn chăm lo cho mấy đứa kia nữa chứ?”. Nhưng mẹ quan niệm: “Con là máu thịt trong lòng mình, làm sao có thể cho nó đi được”. Mẹ kể, có lần tôi bị sốt ban khỉ rất nặng. Các bác sĩ đều từ chối chữa trị. Nhưng mẹ vẫn không bỏ cuộc. Ai chỉ thuốc nam lại thuốc bắc thì mẹ điều tìm đến. Cuối cùng, không biết là chịu thuốc hay nhờ sự chăm sóc chu đáo của mẹ mà tôi cũng hết bệnh. Và cái đói, cái nghèo vẫn cứ đeo bám gia đình tôi dai dẵng. Thương mẹ vất vả, bà Nội và bà Ngoại bàn với mẹ: “Tạm thời để thằng Hai cho bà Ngoại, còn thằng Sơn cho bà Nội chăm sóc”. Tôi nhìn thấy đôi mắt của mẹ tôi lại đỏ ngầu. Có lẽ, mẹ không nỡ xa tôi. Tôi cũng khóc vì phải sống xa mẹ, xa mấy anh chị của mình tí nào cả. Nhưng còn cách nào nữa đây. Năm ấy, tôi học lớp 5! Nhà nội tôi cũng chẳng khá giả gì. Bà đã gần 70 tuổi rồi nhưng vẫn còn phải lao động vất vả. Tôi thường đi học một buổi và buổi còn lại thì theo Nội ra đồng giũ rơm hay mót lúa. Thời gian này, xóm tôi rộ lên phong trào nuôi vịt đẻ. Tôi chuyển sang nghề bắt ốc Pháp bán cho mấy ông chủ nuôi vịt đẻ. Mỗi ngày, tôi bắt được khoảng 5-7 kg. Và mỗi kg tôi bán được 1.000 đồng. Với số tiền nhỏ ấy, tôi phụ bà Nội mua gạo và tập sách đến lớp. Mỗi kỳ nghĩ hè, tôi còn mua thêm vài chú vịt để chăn. Sau 3 tháng, tôi bán vịt là đủ tiền để mua sách vở đến lớp. Đến năm học lớp 8, xóm tôi không còn nuôi vịt nữa. Người dân chuyển sang làm vườn nên không còn đồng để thả vịt. Tôi rất buồn vì không biết làm gì để có tiền phụ với bà Nội nữa. May mắn thay, bác Hai hàng xóm mướn tôi sang nấu rượu và nuôi heo. Công việc chủ yếu của tôi: sáng đi học, trưa về cho heo ăn và nấu cơm da, chiều pha men và cho cơm da vào thạp da bò,…Đã thế, tôi còn chăm thêm thằng Nhí con của bác nữa. Công việc tuy không vất vả lắm nhưng lắm nỗi buồn. Tôi còn nhớ, có lần tôi đang nấu cơm da thì thằng Nhí đòi tôi lấy cho nó tổ chim trao trảo trên cây Sa pô. Tôi không đồng ý. Nó liền khóc mướt và la toáng lên: “Thằng ở đợ, mày phải bắt chim con cho tao,… Không thì tao mét ba tao cho coi…”. Nghe hai tiếng “ở đợ” tôi như muốn phát khóc lên. Trưa đó, Nhí mách với ba nó. Bác Hai bên con và mắng tôi như tát nước. Cầm bát cơm trên tay, tôi không biết sao nước mắt mình cứ lăn dài, lăn dài trên má. Tôi thấy lòng nặng trĩu, đầy ấm ức: “Tại sao số mình khổ thế, mình cũng có mẹ cha và anh chị như bao người khác mà? Nhưng nếu nghĩ làm ở đây thì tôi biết làm gì nữa? Tôi có cắn răng chịu đựng: “Xem mình chịu đựng tới đâu.” Làm cho bác Hai được khoảng một năm, tôi được một người bà con giới thiệu một công việc mới “chăm sóc vườn cho một bà cụ già 80 tuổi”. Bà cụ có 5 người con nhưng các con đều có gia đình riêng ở xa, không ai ở với bà cả. Bà chỉ ở một mình để chăm sóc mồ mả dòng họ. Bà mướn tôi chăm sóc khu vườn và quét dọn nhà cửa. Công việc đỡ vất vả hơn trước. Tưởng chừng, tôi sẽ ổn định với công việc mới. Nào ngờ, các con bà trở vể tranh giành quyền thừa kế. Bà buồn khổ và mất sau đó vài tháng. Thế là, tôi lại mất việc. Năm ấy, tôi học lớp 9. Tôi định xin nội nghĩ học để theo mấy đứa bạn cùng xóm lên thành phố kiếm việc làm. Nài nỉ mãi bà vẫn không đồng ý. Bà xoa đầu tôi và nói: “Nhà mình nghèo, mấy anh chị của con đều đã nghĩ học hết rồi. Con phải ráng học để thoát nghèo. Bà tin cháu sẽ làm được mà…”. Tôi nghe bà nói thế nên cũng không dám xin nữa. Mỗi ngày lên lớp, tôi vẫn ngồi thẫn thờ như kẻ mất hồn. Trong đầu tôi vẫn với suy nghĩ: “Nếu không nghĩ học, mình sẽ làm gì có tiền phụ Nội mua gạo, mua tập sách đây?”. Mấy đứa bạn thân biết chuyện, chúng kể cho cô chủ nhiệm tôi nghe. Thế là, cô gặp riêng và tìm cách giúp đỡ tôi. Cô khuyên tôi: “Cô đã hiểu hoàn cảnh của em. Bây giờ nếu nghĩ học thì sau này tương lai của em sẽ đi về đâu? Bằng mọi giá, em phải cố gắng vượt qua, thầy cô và các bạn sẽ giúp em!”. Lời khuyên của cô, lời động viên của bạn bè giúp tôi có thêm sức mạnh. Không hiểu sao, từ giây phút đó, tôi lại ước được như cô giáo chủ nhiệm của mình… Thế rồi, tôi thi đỗ tốt nghiệp cấp II và tiếp tục thi vào cấp III. Thời gian này, tôi xin được một chân chạy bàn cho căn tin trạm xá Vĩnh Kim gần trường tôi học. Với tiền lương 200.000 đồng/tháng đã giúp tôi vượt qua rất nhiều khó khăn. Thời gian dần trôi, ước mơ “trở thành thầy giáo” ngày càng lớn trong tim tôi. Và tôi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp với kết quả như ý. Tiếp theo là kỳ thi tuyển sinh Đại học, bao nhiêu vui sướng tràn về vì mình sắp thực hiện được ước mơ nhưng cũng là lúc tôi phải đối mặt với bao nhiêu lo toan, khó khăn. Trong những ngày ấy trong lòng tôi lúc nào cũng chan chứa một nỗi buồn, tôi luôn tự hỏi lòng mình: nếu thi đậu thì sao? Nếu tôi thi đậu thì ước mơ từ bấy lâu nay tôi hằng mong đợi sẽ trở thành sự thật nhưng thay vào dó là gánh nặng của mẹ và bà. Nhìn mái tóc bạc phơ vì nắng gió của bà, bàn tay chay sờn của mẹ, tôi thương lắm. Lúc ấy, tôi đứng giữa hai thái cực đi tìm việc làm để phụ giúp gia đình nhưng tôi cũng muốn đi học. Thế rồi, ngày thi tuyển sinh cũng đến, thầy cô và bạn bè động viên và giúp đỡ tôi đến trường để tham dự cuộc thi. Năm ấy, tôi thi và trúng tuyển vào ngành Ngữ Văn của trường Đại học Cần Thơ. Thầy cô và bạn bè đều chúc mừng cho tôi. Tôi cũng rất hạnh phúc vì ước mơ mình sắp thành sự thật. Nào ngờ, cuộc sống con nhà nghèo như con sông có nhiều ngã rẻ. Mẹ tôi bị bệnh thận nặng. Bác sĩ ra chi phí chữa trị cho mẹ tôi là 5 triệu đồng. Cả nhà tôi đều chạy đôn, chạy đáo nhưng vẫn không lấy đủ đâu ra số tiền to lớn ấy. Mà ngày nhập học của tôi cũng cận kề. Tôi quyết định tạm gác lại chuyện học đi làm để lo chữa trị cho mẹ. Mấy hôm sau, thằng bạn cùng xóm rủ tôi lên thành phố làm, tôi muốn có tiền phụ chữa trị cho mẹ và muốn ước mơ thành sự thật. Tôi xin được một chân chạy bàn cho một quán ăn ở quận Bình Thạnh. May mắn, bà chủ biết chuyện của gia đình tôi nên bà đã giúp cho mẹ tôi làm phẫu thuật. Như người chết đuối vớt được phao. Tôi vô cùng biết ơn bà chủ tốt bụng. Tôi lao vào làm việc hăng say kể cả ngày đêm. Nhưng ước mơ đến với giảng đưởng, ước mơ trở thành thầy giáo vẫn âm ỉ cháy trong tim tôi. Trong lòng lúc nào cũng tự nhủ phải cố vượt qua để trở về quê đi học và tôi luôn ghi nhớ câu mà cô giáo chủ nhiệm đã dạy tôi: “Cánh diều bay được là đi ngược chiều gió…!”. Những lúc quán ăn ít khách tôi thường lấy sách ra ôn bài lại. Một hôm, bà chủ thấy thế, hỏi tôi: “Con muốn đi học tiếp nữa không?”. Tôi mĩm cười đáp lại bà gãy gọn: “Dạ! Con rất muốn ạ!”. Bà hỏi tiếp: “ Thế con định thi vào ngành gì?”. Tôi liền mọc mạch kể về dự định của mình: “Con định thi ngành Sư phạm ở trường Đại Học Tiền Giang”. Bà chủ im lặng vài giây rồi bà cười nói: “Ừ, thấy con ham học, cô rất mừng. Phải chi thằng con của cô cũng như con”. Bà thở dài, rồi nói tiếp với tôi: “Con ráng phụ giúp cô vài tuần nữa, cô sẽ giúp con thực hiện ước muốn của mình”. Trước ngày thi 1 tháng, bà chủ nói: “Còn mấy 4 tuần nữa là con thi rồi. Cô cho con về quê ôn đấy. Thi xong, con lên phụ cô nữa nhá. Nếu con đậu thì cô sẽ cho con nghĩ để đi học mà.” Tôi vui như sáo và cám ơn bà chủ rối rít. Không phụ lòng mong mỗi của cô và niềm tin của gia đình. Tôi lao vào ôn luyện cả ngày lẫn đêm. Năm ấy, đề Văn ra: “Phân tích sức sống tiềm tàng của Mỵ qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Tôi viết hăng say mọc mạch tới 3 đôi giấy…Sau khi thi xong, tôi lại trở lên thành phố để phụ cho cô chủ và chờ đợi. Số phận đã thật sự miễm cười với tôi. Tôi đã đỗ vào ngành mà mình mơ ước lần nữa. Tôi tự nói với bản thân mình: “Mình phải cố gắng lên, mình sẽ không bỏ cuộc mà”. Ngày tiễn tôi về quê nhập học, bà chủ nắm tay tôi và dặn: “Cô rất mừng khi con đỗ Đại học. Con phải cố gắng học cho tốt đấy. Có gì khó khăn thì hãy gọi cho cô hén.”. Bà viết cho tôi số điện thoại và chở tôi ra tận bến xe chợ Lớn. Tôi tự nhũ với mình: mình phải bám trụ cho được Mỹ Tho. Nhập học được vài ngày, tôi liền đạp xe đi gõ cửa từng nơi để tìm việc làm. Thành phố Mỹ Tho không dễ dàng kiếm việc làm bán thời gian như ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi chạy xe lòng vòng cả ngày mà vẫn chưa tìm được một công việc nào phù hợp với lịch học dày đặt của mình. Tới ngày thứ năm, tôi đã nhận làm gia sư cho một thằng bé học lớp 5 ở tận cầu Quay. Với mức lương 300.000 đồng/tháng, số tiền ấy giúp tôi trang trãi tạm ổn cho công việc học hành. Tiện tặn một tí, tôi gửi ít tiền về quê cho Nội. Sang năm học thứ 2, tôi may mắn gặp được cô Lê Tân, anh Trọng Tấn. Hai người giúp đỡ tôi tham gia viết tin, bài cho Website của trường tôi đang học. Công việc mới này, rất phù hợp với chuyên ngành của tôi. Thù lao hàng tháng cũng kha khá, đủ cho tôi mua giáo trình, đóng tiền học thêm anh văn, vi tính… Thắm thoát, bốn năm đã trôi qua. Bây giờ, tôi đang bước vào giai đoạn cuối cùng là thực tập để ra trường. Ước mơ của tôi giờ đây đã thành hiện thực, còn 3 tháng nữa thôi là được ra trường, nghĩ đến đó tôi cảm thấy rất vui sướng và hạnh phúc. Tuy hiện giờ còn gặp nhiều khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng vượt qua và thực hiện ước mơ của mình. VĨNH SƠN . bà Nội và bà Ngoại bàn với mẹ: “Tạm thời để thằng Hai cho bà Ngoại, còn thằng Sơn cho bà Nội chăm sóc”. Tôi nhìn thấy đôi mắt của mẹ tôi lại đỏ ngầu. Có lẽ, mẹ. vất vả. Tôi thường đi học một buổi và buổi còn lại thì theo Nội ra đồng giũ rơm hay mo t lúa. Thời gian này, xóm tôi rộ lên phong trào nuôi vịt đẻ. Tôi chuyển sang nghề bắt. cảnh của em. Bây giờ nếu nghĩ học thì sau này tương lai của em sẽ đi về đâu? Bằng mo i giá, em phải cố gắng vượt qua, thầy cô và các bạn sẽ giúp em!”. Lời khuyên của