1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BỆNH AMÍP (Kỳ 2) pptx

7 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 271,23 KB

Nội dung

BỆNH AMÍP (Kỳ 2) Di chứng, biến chứng: Bệnh amíp ruột thường là rối loạn chức năng đại tràng, viêm đại tràng, trĩ, sa trực tràng, polype đại tràng, rối loạn hấp thu, rối loạn thần kinh thực vật, đôi khi biến chứng xuất huyết tiêu hóa, hẹp trực tràng, tắc ruột, lồng ruột, ung thư hóa các tổn thương ruột … Bệnh amíp gan: (còn gọi là abcès gan amíp) hay gặp ở bệnh nhân có tiền sử bệnh lỵ amíp, thường xuất hiện sau nhiều tháng, nhân lúc mệt mỏi quá sức, ăn uống quá mức. Xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, độ tuổi 20 - 50, hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Soi phân tươi tìm amíp hút hồng cầu hoặc bào nang, có khi chỉ thấy được dưới 10% dương tính. 1. Thể cấp: (60 - 70%) - Sốt: bắt đầu sốt đột ngột hoặc từ từ, sốt trong 3 - 4 ngày từ 39 đến 40 o C, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau dữ dội rồi đau âm ỉ hạ sườn phải, lan tỏa, có khi tới mỏm xương bả vai phải, buồn nôn, nôn, đầy bụng. Thời kỳ này kéo dài 5 - 6 ngày đến vài tuần lễ. - Tiếp theo là giai đoạn toàn phát với tam chứng Fontan: gan to, đau và sốt. - Gan tự nhiên đau tức, tăng lên khi rung gan, đau nhói khi ấn kẽ liên sườn đối xứng. Gan to, sa dưới bờ sườn 1 - 2 khoát tay hoặc hơn. - Sốt cao > 38,5 o C (70%) mang tính liên tục hoặc dao động, ảnh hưởng đến toàn thân, cơ thể gầy sút. - Các biểu hiện khác: BC tăng cao từ 15.000 - 20.000 chủ yếu là BCĐNTT, VS tăng, trung bình 50 mm giờ đầu. Bệnh có thể diễn biến nặng khi abcès gan thông lên màng phổi, lên phổi hoặc vỡ trong ổ bụng. 2. Thể bán cấp: (15 - 20%) Bắt đầu như thể cấp nhưng diễn biến kéo dài nhiều tuần lễ, nhiều tháng, các đợt giảm sốt, giảm đau tức gan, xen kẽ với các đợt tiến triển. Có thể đột ngột chuyển thành thể cấp. 3. Thể mãn tính giả u gan: ít gặp, từ 3 - 10%. Có thể tiếp sau thể bán cấp: gan to, không đau, nhẵn, chắc. Chọc thăm dò ra mủ. Nhiệt độ thất thường, thiếu máu, gầy, da sạm khô, bóng, có vảy. Công thức BC và VS máu bình thường. 4. Các thể không điển hình gồm thể tối cấp và thể vàng da. 5. Thể tối cấp: (1 - 3 %) Gặp ở bệnh nhân mà sức đề kháng giảm, kiệt sức, phụ nữ mang thai, trẻ < 2 tuổi. Triệu chứng tại chỗ và toàn thân rất nặng: sốt cao, rét run, hoặc nhiệt độ hạ, vã mồ hôi, đái ít, có khi vàng da, đau dữ dội hông phải, nôn không kìm được, bụng đầy, đau lan khắp bụng, phản ứng thành bụng, tiếp đó toàn thân suy sụp nhanh chóng, kiệt sức, mạch nhanh, nhỏ, hôn mê, chết sau 2 tuần lễ. Thể vàng da có nhiều abcès nhỏ. 6. Biến chứng của bệnh gan amíp: Có thể là di căn trên cơ hoành (abcès phổi, màng phổi, viêm màng ngoài tim) di căn dưới cơ hoành (viêm màng bụng, viêm thận). Đôi khi biến chứng chảy máu ồ ạt, hoại thư gây tử vong. Bệnh amíp phổi, màng phổi: Khoảng 3/4 trường hợp là từ abcès gan gây ra, ít khi trực tiếp từ ruột lên. Biểu hiện đầu tiên là viêm phổi hoặc abcès phổi: sốt cao dao động, đau tức ngực, ho khan rồi khạc ra đờm lẫn máu, BCĐNTT tăng rồi bệnh nhân ộc ra đờm với các triệu chứng đông đặc phổi. Bệnh nhân gầy nhanh, có thể gặp tai biến khái huyết kết thúc nếu không điều trị kịp thời. Ngoài các bệnh amíp nêu trên còn có: - Bệnh amíp da do mổ abcès hoặc abcès tạng tự mở ra da. - Bệnh amíp đường tiết niệu: amíp từ trực tràng tới bàng quang, thận gây ra viêm bàng quang, viêm thận, abcès, abcès lan quanh thận. - Bệnh amíp lách: amíp từ thùy trái gan tới gây abcès dưới lớp vỏ lách, ít gặp. - Bệnh amíp não: gây abcès não với biểu hiện lâm sàng theo tính chất cấp, bán cấp, ẩn và theo khu trú (não, tiểu não …) ít gặp. Chẩn đoán lâm sàng phân biệt với lỵ amíp: - Ở giai đoạn đầu mang tính cấp, cần phân biệt với: + Lỵ trực khuẩn, giống nhau về phân lỵ nhưng khác về triệu chứng: bắt đầu đột ngột, có sốt, ảnh hưởng toàn thân. Sau khi điều trị ít tái phát. + Lỵ do Balantidium mang tính mạn, khó phân biệt với lỵ amíp, nếu cấp tính có thể gây tử vong trong vài tuần lễ, chỉ khi tìm được Ký sinh trùng mới cho phép chẩn đoán phân biệt. + Viêm đại tràng loét hoặc loét xuất huyết thì phân có máu và mủ (nhiều BCĐNTT), không thấy ở lỵ amíp. - Về sau, khi bệnh chuyển thành mãn tính, cần phân biệt với: + Viêm ruột đại tràng không đặc hiệu, rối loạn thần kinh ruột, viêm ruột đại tràng do độc tố, bệnh tạng nhiễm khuẩn hay nhiễm ký sinh trùng Trichomonas chilomastix, Lamblia, giun đũa, giun lươn … + Soi trực tràng cũng góp phần thêm yếu tố hướng về chẩn đoán lỵ amíp hoặc phân biệt với viêm trực tràng có nguyên nhân khác. - Chẩn đoán ký sinh trùng: soi phân tươi qua soi trực tràng (là tốt nhất) để phân biệt amíp lỵ với các amíp khác không gây bệnh như E.Coli, Entamoeba hartmanni, Pseudomonas buttschilii, Endolimax nana, Dientamoeba fragilis. Chẩn đoán bệnh amíp gan: - Chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng: + Đau tức gan, có thể xuyên lên bả vai phải, gan to toàn bộ hay 1 thùy (phải, trái), sốt cao, dao động kéo dài. + BC tăng, VS tăng. + Ngoài ra có thể thấy qua X quang phổi: vòm hoành phải cao, vận động cơ hoành phải hạn chế, đầy xoang màng phổi phải. + Siêu âm, chụp lấp lánh phát hiện vị trí khoang lỏng của abcès gan. + Xét nghiệm thấy amíp trong phân, trong mủ, chọc hút ít khi (+) (5 - 10%). - Chẩn đoán huyết thanh: ngưng kết Latex, khuếch tán trên thạch, điện di đối pha, nhất là ngưng kết hồng cầu thụ động, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, men miễn dịch ELISA nhạy, có kết quả (+) cao. Ngoài ra, việc cho điều trị đặc hiệu thử cho kết quả tốt cũng cho phép chẩn đoán (+). - Chẩn đoán phân biệt với: + Abcès gan đường mật: bắt đầu đột ngột, sốt cao, hay gặp hoàng đản, bilirubine máu tăng, nhiều ổ abcès, chọc hút mủ hôi thối, cấy tìm được vi khuẩn gây mủ. + Ung thư gan: tiền sử viêm gan, xơ gan, gan to nhanh, sức khỏe bị ảnh hưởng xấu. Ngoài ra, việc soi ổ bụng và sinh thiết giúp thêm cho chẩn đoán. Chẩn đoán bệnh amíp các tạng khác: nhiều khi khó. Căn cứ vào: tiền sử rối loạn tiêu hóa đã được chẩn đoán là lỵ amíp, bệnh nhân đã mắc bệnh amíp ruột, amíp gan trước đó. Kết quả điều trị đặc hiệu thử, đặc biệt với xét nghiệm bệnh phẩm (mủ phổi, mủ da …) có thể phát hiện amíp thể sinh dưỡng hút hồng cầu. . cho chẩn đoán. Chẩn đoán bệnh amíp các tạng khác: nhiều khi khó. Căn cứ vào: tiền sử rối loạn tiêu hóa đã được chẩn đoán là lỵ amíp, bệnh nhân đã mắc bệnh amíp ruột, amíp gan trước đó. Kết quả. tắc ruột, lồng ruột, ung thư hóa các tổn thương ruột … Bệnh amíp gan: (còn gọi là abcès gan amíp) hay gặp ở bệnh nhân có tiền sử bệnh lỵ amíp, thường xuất hiện sau nhiều tháng, nhân lúc mệt mỏi. BỆNH AMÍP (Kỳ 2) Di chứng, biến chứng: Bệnh amíp ruột thường là rối loạn chức năng đại tràng, viêm đại tràng, trĩ, sa

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN