1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Lao ruột (Kỳ 1) pdf

5 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 229,42 KB

Nội dung

Lao ruột (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG: Lao ruột thường gặp là lao thứ phát sau lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu lao màng bụng. Lao ruột tiên phát chỉ xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể bằng đường tiêu hoá được khu trú ở ngay ruột, sau đó vi khuẩn lao mới xâm nhập sang các cơ quan khác (ít gặp). Đường xâm nhập của vi khuẩn lao đến ruột: - Chủ yếu bằng đường tiêu hoá: do nuốt phải đờm, dãi, chất nhầy có chứa vi khuẩn lao. - Các đường khác: + Đường máu, đường bạch mạch, đường mật . + Do tiếp giáp: lao màng bụng + Tổn thương giải phẫu bệnh lao ruột - Đại thể: + Viêm loét có nhiều ổ, ổ loét tạo nên do sự phá huỷ của chất bã đậu của các hạt lao, củ lao (thường gặp lao tiểu tràng). + U lao (thường khu trú ở đoạn hồi manh tràng) + Hẹp ruột (thường gặp ở đoạn cuối của hồi manh tràng) - Vi thể: thấy các nang lao II. TRIỆU CHỨNG: A. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG : 1. Các triệu chứng thời kỳ khởi phát: a. Toàn thân: - Gầy nhanh, xanh xao - Mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm. b. Triệu chứng về tiêu hoá: - Đi ngoài phân lỏng ngày 2-3 lần, phân sền sệt, thối. Đi lỏng kéo dài, dùng các thuốc cầm ỉa không có tác dụng. Có thể xen kẽ ỉa lỏng với táo bón, có khi khỏi vài ngày lại tái phát. - Đau bụng: đau bụng âm ỉ, không có vị trí cố định, khi đau bụng thường mót đi ngoài,đi ngoài được thì dịu đau. Đau bụng thường có sôi bụng kèm theo . 2. Các triệu chứng thời kỳ toàn phát: Thời kỳ bệnh toàn phát biểu hiện triệu chứng khác nhau tuỳ theo thể bệnh: a. Thể loét tiểu tràng, đại tràng: - Bệnh nhân đau bụng nhiều, sốt cao, ỉa lỏng kéo dài . - Bụng hơi to, có nhiều hơi, sờ bụng không thấy gì đặc biệt. - Phân loãng, mùi hôi thối, màu vàng, có lẫn mủ, nhầy và ít máu. - Suy kiệt nhanh, xanh xao, biếng ăn. Có bệnh nhân sợ ăn vì ăn vào thì lại đau bụng, ỉa lỏng. b. Thể to - hồi manh tràng: - Bệnh nhân hết ỉa lỏng lại ỉa táo, phân lẫn máu nhầy mủ, không bao giờ phân bình thường. - Nôn mửa và đau bụng. - Khám hố chậu phải thấy u mềm, ấn đau di động ít. c. Thể hẹp ruột: - Sau khi ăn thấy đau bụng tăng lên . - Đồng thời bụng nổi lên các u cục và có dấu hiệu rắn bò. - Sau 10-15 phút nghe có tiếng hơi di động trong ruột và cảm giác hơi đi qua chỗ hẹp, có dấu hiệu Koenig. - Khám bụng ngoài cơn đau không thấy dấu hiệu gì. . Lao ruột (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG: Lao ruột thường gặp là lao thứ phát sau lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu lao màng bụng. Lao ruột tiên phát chỉ xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập. của các hạt lao, củ lao (thường gặp lao tiểu tràng). + U lao (thường khu trú ở đoạn hồi manh tràng) + Hẹp ruột (thường gặp ở đoạn cuối của hồi manh tràng) - Vi thể: thấy các nang lao II dãi, chất nhầy có chứa vi khuẩn lao. - Các đường khác: + Đường máu, đường bạch mạch, đường mật . + Do tiếp giáp: lao màng bụng + Tổn thương giải phẫu bệnh lao ruột - Đại thể: + Viêm loét

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN