Lâm sàng lao phổi (Kỳ 1) 1. Phân loại lao phổi 1.1. Phân loại Lopo de carvalho Có 4 thể xếp theo số như sau: 1: là lao thâm nhiễm: a = là không có hang 2: là lao nốt b = là có hang 3: là lao kê. 4: là lao xơ Ví dụ: 1a = lao thâm nhiễm; 1b = lao thâm nhiễm có hang. 1.2. Phân loại của hội lồng ngực Mỹ: Dựa vào tổng diện tích tổn thương lao của 2 phổi và tổng đường kính của các hang lao. Chia ra: + Lao nhẹ: không có hang. Diện tích tổn thương < 1 phân thuỳ phổi. + Lao vừa: các hang < 4 cm, < 1 thuỳ phổi + Lao nặng: các hang hoặc 1 hang > 4 cm, > 1 phân thuỳ. 3. Phân loại của Tổ chức y tế thế giới 1998 Phân loại bệnh lao theo điều trị . Lao mới Bệnh nhân chưa bao giờ đư ợc điều trị kháng sinh chống lao hoặc đã dùng thuốc lao nhưng chưa quá 1 tháng. Lao tái phát - Bệnh nhân đã bị bệnh lao nhưng được xác nhận đ ã được điều trị khỏi và - hiện tạvà - Điều trị lại sau ≥ 2 tháng bỏ trị. Lao m ạn tính ** AFB vẫn còn (+) sau khi tái đi ều trị đợt 2 theo chế độ DOT * . Chuyển đi Bệnh nhân đang điều trị ở một trạm lao thì chuy ển điều trị tới 1 trạm lao khác Ghi chú: *DOT= directly observed treatment = Điều trị dưới sự giám sát trực tiếp (của nhân viên y tế). ** Lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi cũng có thể là lao thất bại điều trị, lao mạn tính, nhưng hiếm gặp hơn và phải có bằng chứng mô bệnh hoặc vi khuẩn học. 1.4. Phân loại lâm sàng của Liên xô cũ . + Lao cơ quan hô hấp thuộc nhóm II, gồm 12 thể: 1.Phức hệ nguyên thuỷ. 2.Lao hạch bạch huyết trong lồng ngực. 3.Lao phổi tản mạn. 4.Lao phổi thể huỵêt. 5.Lao phổi thâm nhiễm. 6.U lao. 7.Lao hang. 8.Lao xơ hang. 9.Lao xơ phổi. 10.Lao màng phổi. 11.Lao đường hô hấp trên, khí quản, phế quản. 12.Lao cơ quan hô hấp phối hợp bệnh bụi phổi nghề nghiệp. 2. Lao tiên phát ở phổi ( lao sơ nhiễm ) 2.1. Định nghĩa: Lao tiên phát là nhiễm trùng lao xuất hiện sau khi BK xâm nhập cơ thể lần đầu tiên. 2.2. Lâm sàng: - Lao tiên phát chủ yếu gặp ở trẻ dưới 16 tuổi, thường ở trẻ dưới 6 tuổi, chưa chủng BCG. Bệnh tiến triển lặng lẽ, ít khi có triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường khởi phát từ từ: sốt nhẹ và vừa (37,5 - 38,5 0 C) kéo dài, sốt về chiều và đêm, sốt nóng. Trẻ biếng ăn, quấy khóc, ra mồ hôi đêm, sút cân, chậm lớn. Ho kéo dài, có khi ho thành cơn. Trẻ nhỏ nuốt đờm, trẻ lớn khạc đờm đục. Rất ít gặp khởi phát cấp tính sốt cao liên tục, nhiệt độ 39 - 40 0 C. - Triệu chứng thực thể: + Da xanh, mạch nhanh. + Ban đỏ nút: ít gặp, thường ở mặt trong cẳng chân hoặc đùi, ấn đau, đường kính 5 - 20mm, bờ rõ, màu đỏ sau đó sẫm dần và chuyển sang màu nâu. Tồn tại từ 1 - 2 tuần. + Mắt: có thể thấy viêm kết mạc bọng nước nằm ở vùng rìa giác mạc, thường ở một bên mắt, đường kính 1- 3mm, có thể có nhiều nốt phỏng, màu vàng nhạt hoặc xám. + Khám phổi: gõ đục vùng gian sống bả do hạch rốn phổi, trung thất to; ran nổ ở thuỳ dưới, vị trí thường gặp của xăng sơ nhiễm. Đôi khi có tiếng rít cục bộ do hạch to chèn ép vào phế quản; xẹp phổi; tràn dịch màng phổi; hội chứng trung thất (chèn ép tĩnh mạch chủ trên, chèn ép thần kinh hoành ). + Có thể gặp lao ngoài phổi: lao hạch ngoại vi, lao màng não (hội chứng màng não ), lao xương khớp, lao màng bụng (cổ trướng, gõ đục do hạch mạc treo to). 2.3. Cận lâm sàng: - Xquang phổi điển hình gồm: (1) một đám mờ thuần nhất, đường kính khoảng 1 - 7cm, ở người lớn thường có vị trí ở thuỳ dưới, ở trẻ em hay gặp ở thuỳ trên, rất hiếm khi có hang; (2) hạch rốn phổi hoặc trung thất cùng bên to; (3) các đường mờ nối liền giữa hai tổn thương nói trên (viêm mạch bạch huyết). Ba tổn thương này tạo nên hình ảnh "quả tạ". Hình ảnh xăng và hạch rốn phổi vôi hoá được gọi phức hợp tiên phát Ranke . Tổn thương có thể chỉ ở nhu mô phổi hoặc chỉ ở hạch rốn phổi, hạch khí phế quản. Hình ảnh khác: viêm rãnh liên thuỳ, thường là rãnh liên thuỳ nhỏ bên phải; tràn dịch màng phổi; xẹp phổi thuỳ do hạch chèn ép, thường xẹp thuỳ giữa phải. - Phản ứng Tuberculin trong da với 5 đơn vị Tuberculin PPD đọc sau 72 giờ (phản ứng Mantoux): có giá trị chẩn đoán khi chuyển từ âm tính sang dương tính hoặc dương tính ở trẻ chưa tiêm chủng BCG. Mantoux dương tính khi đường kính cục sẩn khi vượt quá 20%. . Lâm sàng lao phổi (Kỳ 1) 1. Phân loại lao phổi 1.1. Phân loại Lopo de carvalho Có 4 thể xếp theo số như sau: 1: là lao thâm nhiễm: a = là không có hang 2: là lao nốt b = là. lao. 7 .Lao hang. 8 .Lao xơ hang. 9 .Lao xơ phổi. 10 .Lao màng phổi. 11 .Lao đường hô hấp trên, khí quản, phế quản. 12 .Lao cơ quan hô hấp phối hợp bệnh bụi phổi nghề nghiệp. 2. Lao tiên. + Lao cơ quan hô hấp thuộc nhóm II, gồm 12 thể: 1.Phức hệ nguyên thuỷ. 2 .Lao hạch bạch huyết trong lồng ngực. 3 .Lao phổi tản mạn. 4 .Lao phổi thể huỵêt. 5 .Lao phổi thâm nhiễm. 6.U lao.