1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai 31-tiet1

4 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 50,5 KB

Nội dung

Ngày soạn: 30/03/2009 Ngày giảng: 02/04/2009 Tiết: 40 BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Nhằm giúp HS hiểu: - Nguyên nhân bùng nổ cách mạng là do mâu thuẫn gay gắt giữa LLSX mới với QHSX thống trị đã lỗi thời, phản động, trở ngại cho sự phát triển xã hội. - Cơ cấu xã hội và những mâu thuẫn gay gắt giữa đẳng cấp 3 với tăng lữ, quý tộc. 2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ: - Vai trò của quần chúng thể hiện ngay từ đầu khi cách mạng bùng nổ. - Có thái độ tôn trọng, thấy được vai trò của quần chúng nhân dân. 3. Kĩ năng: Phân tích sơ đồ, tranh ảnh và tiếp tục hình thành khái niệm cách mạng tư sản. III. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh "Tình cảnh nông dân Pháp". - Tranh "Tấn công phá ngục Ba-xti". III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản? 3.Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu các cuộc CMTS nổ ra thời cận đại. CMTS Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến, CM Hà Lan và CMTS ở Bắc Mĩ diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc. Các cuộc CMTS này đã tạo điều kiện, mở đường cho CNTB phát triển ở nước đó và ít nhiều có ảnh hưởng ra khỏi tầm 1 nước. Nhưng cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn nhất, làm lung lay tận gốc cả thành trì phong kiến châu Âu và có tính chất triệt để điển hình nhất là CMTS pháp. Vậy nguyên nhân do đâu mà CMTS Pháp nổ ra, nó diễn ra như thế nào và tại sao Lê Nin nói đó là cuộc «đại cách mạng». 4. Dạy học bài mới: Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm * GV khái quát vài nét về nước Pháp: + Vị trí địa lí: Tây châu Âu. + Diện tích: 551.602 km². + Dân số: > 60 triệu người. + Thủ đô: Pa-ri. GV: Kinh tế nước Pháp cuối thế kỉ XVIII như thế nào? GV: Căn cứ vào đâu để khẳng định nông nghiệp Pháp lac hậu? GV giới thiệu: Bức tranh «tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng». GV: Vì sao nông nghiệp Pháp lại lạc hậu I. Nước Pháp trước cách mạng. 1. Tình hình kinh tế, xã hội. a. Kinh tế: - Nông nghiệp lạc hậu: + Công cụ thô sơ. + Kĩ thuật canh tác lạc hậu. + Năng suất thấp… như thế? GV: So với nông nghiệp Anh (trước cách mạng vào thế kỉ XVII) như thế nào? GV: Biểu hiện của sự phát triển công thương nghiệp như thế nào? GV: Các em thấy công thương nghiệp phát triển diễn ra có suôn sẻ hay không? Nó có bị ràng buộc cản trở gì không? GV:Vậy yêu cầu đặt ra đối với công- nông-thương nghiệp để phát triển là gì? - Công thương nghiệp có phát triển. + Xuất hiện các trung tâm công nghiệp. + Sử dụng máy móc vào sản xuất. + Tập trung đông công nhân. + Buôn bán với các nước… * GV dẫn dắt chuyển ý: * GV giảng giải về sự chuyên chế và ăn chơi sa đọa của Lui XVI. GV đi đến kết luận: «Triều đình là mồ chôn của quốc gia». GV: Vậy ở Pháp chia làm mấy đẳng cấp? Đó là những đẳng cấp nào? GV: Quan hệ giữa các đẳng cấp đó như thế nào? * GV giảng giải: Ta thấy trong 1 đẳng cấp có nhiều giai cấp. Nên giữa đẳng cấp và giai cấp có sự khác nhau. GV: Vậy đẳng cấp là gì? Giai cấp là gì? GV: Quan hệ giữa đẳng cấp 3 với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc như thế nào? GV: Với quan hệ này dẫn đến hệ quả gì? b. Chính trị-xã hội: - Chính trị: Nền quân chủ chuyên chế đứng đầu là Lui XVI. - Xã hội: Duy trì chế độ đẳng cấp. → Như vậy cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước phong kiến nông nghiệp lạc hậu. * GV dẫn dắt chuyển ý: GV: Lúc này có trào lưu triết học gì? Với những đại diện nào là tiêu biểu? GV: Mục đích của các nhà triết học ánh sáng này là gì? 2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. - Trào lưu triết học ánh sáng, tiêu biểu như: + Mông-tex-ki-ơ. + Vôn-te. + Rút-xô. - Phê phán xã hội cũ và đặt nền móng cho xã hội tương lai. * GV kết luận: Như vậy những tư tưởng này có ý nghĩa «như những loạt đại bác mở đường cho bộ binh xuất kích». GV: Nguyên nhân của cuộc cách mạng này là gì? II. Tiến trình của cách mạng. 1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến. a. Cách mạng bùng nổ. GV:Do ai triệu tập? Triệu tập nhằm mục đích gì? Kết quả ra sao? * GV sử dụng đoạn trích trong bài thơ 14/7 của Tố Hữu. - 5/5/1789, hội nghị 3 đẳng cấp diễn ra ở Véc- sai. - 14/7/1789, cách mạng bùng nổ, quần chúng nhân dân tấn công ngục Bax-ti. GV: Ngày 14/7 có ý nghĩa gì? b. Nền quân chủ lập hiến. * GV giảng giải: Vì sao gọi là Đại tư sản tài chính? GV: Đại tư sản tài chính nắm chính quyền đã thông qua những chính sách gì? - Thời gian: 14/7/1789 đến 10/8/1792. - Đại tư sản tài chính nắm chính quyền. - Chính sách: + Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. GV: Nội dung của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền? GV: Mặt tích cực và hạn chế của Tuyên ngôn? Liên hệ Việt Nam? * GV giảng: Như vậy đại tư sản có làm 1 vài việc cho người nông dân nhưng những việc làm đó chưa đáp ứng được yêu cầu của quần chúng nhân dân. Và vì sao lại như vậy? + Chia ruộng đất bán với giá cao, xóa bỏ 1 số nghĩa vụ phong kiến. + Công bố Hiến pháp 1791. GV: Nội dung của bản Hiến pháp này có những gì? GV: Qua nội dung của bản Hiến pháp, em thấy có hạn chế gì không? GV: Vậy thì Đại tư sản tài chính nắm chính quyền và thực hiện những chính sách đó nó có bị chống đối hay không? GV: Vì sao có liên quân phong kiến châu Âu có sự giúp đỡ của nước Anh tư sản tấn công nước Pháp? GV: Kết quả của cuộc chiến tranh này như thế nào? Vì sao? - 4/1792, chiến tranh giữa Pháp với Áo-Phổ bùng nổ. - Trước tình hình đó, 7/1792 Quốc hội lập pháp tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, hàng vạn quần chúng tham gia kháng chiến. IV. CỦNG CỐ - BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1. Củng cố: HS cần nắm: + Vì sao cách mạng Pháp nổ ra? + Giai đoạn đầu 1789-1792, giai cấp nào nắm chính quyền và chính sách của nó thực hiện như thế nào? 2. Bài tập về nhà: + Làm các bài tập trong SGK. + Học bài cũ và xem trước bài mới.

Ngày đăng: 02/07/2014, 06:00

Xem thêm

w