1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy bé tôn trọng người khác ppt

6 658 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 124,88 KB

Nội dung

Dạy bé tôn trọng người khác Xi là một cậu bé học giỏi, ngoan, biết nghe lời, hơi nhát nhưng lại có một thói quen xấu là hay nạt nộ và nói người khác là “đồ ngu". Nhìn thấy Minh loay hoay mãi mà vẫn không ráp được cái bánh xe vào, Xi chạy tới giật lấy: - Ngu quá, có chiếc xe nãy giờ ráp cũng không xong, để đây làm cho Trong giờ vẽ, thấy Trung tô trái chuối màu tím, Xi la ngay: - Sao lại tô trái chuối màu tím, trái chuối màu vàng chứ, ngu ơi là ngu. Thậm chí có hôm cô gọi bạn Nguyên lên bảng xếp hình cho lớp xem, Nguyên đang tìm hình để ráp thì Xi chạy lên giành: - Nó ngu lắm không biết làm đâu, để con làm cho. Bạn ngu quá hà, phải ráp cái này vào đây nè Bất cứ chuyện gì Xi cũng chê các bạn là dở, nói gì cũng bảo các bạn là ngu, là dốt. Cô giáo đã nhiều lần sửa, nhưng Xi vẫn chứng nào tật nấy. Không những vậy, hễ đến giờ ra chơi Xi hay xúi giục các bạn trong lớp đừng chơi với bạn này, bạn kia bởi Xi cho rằng “các bạn đó ngu lắm, đừng có chơi chung”. Không những với bạn cùng lớp, ngay cả những người lớn trong nhà Xi cũng không từ. Có lần, bà ngoại của Xi đến đón cháu, do mắt mờ, tay yếu nên rất lâu mà bà vẫn không mang được giày cho Xi, bực mình Xi la lên: - Bà ngu quá, có thế mà cũng không làm được. Thấy vậy, cô giáo của Xi tranh thủ trao đổi với bà thì mới biết những từ ngu quá, ngu như bò mà Xi thường dùng là do bắt chước mẹ. Mẹ Xi hễ mở miệng ra là mắng, là chửi, không bao giờ có một lời dịu dàng với ai cả, nhất là với con cái. Ðặc biệt chị hay dùng từ “đồ ngu" hay "ngu như bò" để la mắng con khi lũ trẻ làm điều gì phật ý chị. Mấy anh em của Xi nghe riết thành quen tai, quen miệng. Mới tuần trước thầy chủ nhiệm lớp học anh của Xi mời gia đình đến "mắng vốn" bởi suốt ngày cậu bé cứ chửi bạn ngu, chửi bạn dốt. Dần dần rồi mọi người trong lớp đều xa lánh cậu, như vậy về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý. Thầy chủ nhiệm khuyến cáo gia đình nên có biện pháp nhắc nhở cũng như giáo dục lại con cái. Giận con, chị về chửi nó một trận tơi bời, nào là khôn hơn ai mà kêu người ta là dốt, cái thứ ngu như bò mà bày đặt lên mặt, rồi thì học ai cái thói đó, cái tốt thì không học, lại đi học cái xấu, có ai ngu như con của mình không Lời khuyên Từ thuở ấu thơ, trẻ “học ăn, học nói, học gói, học mở” từ những người thân yêu, gần gũi với chúng đặc biệt từ người mẹ. Có vậy, ông bà ta mới có câu: "mẹ nào, con nấy". Con cái thường là tấm gương phản chiếu cha mẹ chúng, người mẹ ở đây đã quên điều đó. Lời nói, việc làm của mẹ Xi đã từng ngày, từng ngày khắc sâu vào tâm trí Xi, Xi sẽ bắt chước làm theo như một lẽ tự nhiên… và thật vô cùng khó sửa nếu người mẹ vẫn chưa biết lỗi mà tự sửa mình. Ðể giúp cho học trò của mình, cô giáo nên mạnh dạn trao đổi với mẹ Xi. Phải thẳng thắn chỉ ra cho chị ấy thấy được tác hại của “tấm gương” giáo dục trẻ. Những gì xuất phát từ sự chân thành, sự quan tâm lo lắng cho bé từ cô giáo sẽ giúp mẹ bé hiểu mà sửa lỗi của mình. Có điều khi trao đổi, cô giáo nên lựa lời khéo léo. Với tình thương dành cho con, muốn con nên người chắc hẳn chị ấy sẽ sẵn sàng tự sửa mình. Dạy bé tự làm vệ sinh Khi bé đã có thể đứng vừa tầm với bồn rửa mặt cũng là lúc bạn đưa ra những quy tắc “tự tắm rửa, làm vệ sinh” mà không cần đến bàn tay của mẹ. Có lẽ các bà mẹ thường tự hỏi tại sao nhóc tì nhà mình đã 8 tuổi nhưng chẳng hề quan tâm thế nào là ở dơ, chơi bẩn cả. Chắc ai cũng ngạc nhiên khi biết là trong thực tế đôi vớ “có mùi” lại khá hấp dẫn với bọn trẻ ở lứa tuổi này. Lúc bạn mang con đến gởi nhà ông bà thì nó mới được tắm rửa sạch sẽ, quần áo phẳng phiu, thơm lừng, có thể nói là trắng từ đầu xuống chân; nhưng khi đến đón thì hỡi ơi nó xuất hiện với bộ dạng cứ như là mới tắm bùn vậy! Có gặng hỏi tại sao nó lại lếch thếch đến mấy thì cũng chỉ nhận được câu trả lời thờ ơ như: “Con chơi mà mẹ” và rồi nó cũng chẳng buồn quan tâm đến việc trút bỏ bộ đồ dơ và rửa ráy cho sạch. Nếu bạn để ý thì bạn sẽ nhận thấy là khi được 7 tuổi, “sự lôi thôi” là một trong những “đặc tính khó ưa” ở lứa tuổi này và sẽ kéo dài trong vài năm. Hãy bắt đầu với “cái mặt” Thực ra thì đưa bé không hề nhận thấy là nó đang trong trạng thái “bẩn thỉu”, “bốc mùi” và nó cảm thấy khó hiểu pha lẫn một chút buồn cười trước thái độ của người lớn. Ðể đưa ra tiêu chuẩn cho sự “sạch sẽ”, việc đầu tiên cần làm là tạo mối quan tâm của trẻ đối với vẻ bề ngoài của nó và hướng dẫn thật rõ ràng. Trước khi trẻ bước chân ra khỏi nhà để đi học mỗi buổi sáng, cần nhắc nhở nó rửa tay, rửa mặt; và rồi khi nó trở về nhà yêu cầu trẻ thử ngắm mình trong gương. Lúc này, nếu nhìn thấy vết bẩn ở tay hoặc trên mặt, bé sẽ tự đi rửa ngay. Cứ nhắc nhở mỗi ngày như vậy (cả vào những ngày cuối tuần) liên tục trong một tháng hoặc đến khi bạn nhận thấy trẻ nhanh nhẹn làm theo hoặc tự giác làm mà không cần sự nhắc nhở của mẹ nữa thì hãy giảm bớt “tần số” của sự nhắc nhở và “bí mật” quan sát. Một khi bạn đã thành công trong việc giúp bé nhận thức giữ vệ sinh cho bản thân thì hãy bước thêm một bước nữa - giữ quần áo sạch sẽ. Tương tự như trước đây, trước khi bước chân ra khỏi nhà cũng như khi vừa quay về nhà, bé phải nhìn chân tay, mặt mũi thì bây giờ bắt đầu ngắm cả quần áo nữa. Dặn dò bé không nên mặc quần áo có vết dơ, vì vậy khi đã mặc xong thì phải tắm rửa thay đồ. Sẵn đây cũng phân thêm trách nhiệm cho bé, sau khi đã tắm rửa và thay đồ thì phải để quần áo đã mặc vào đúng sọt để quần áo chuẩn bị giặt. Một khi đã hướng dẫn rõ ràng thì bạn đừng đụng tay đến những việc như thế nữa nếu không bé sẽ ỷ lại. Tuy vậy, cũng nên kiểm tra trong phòng của bé có quần áo dơ mà bé làm biếng mang ra ngoài và giấu ở dưới gối, dưới nệm hoặc dưới gầm giường hay không? Hễ bé chịu khó vệ sinh thật sạch sau khi chơi thì bé sẽ cố gắng “ở sạch”. Bạn đừng lo! Hãy lạc quan! Nói như vậy nhưng muốn thành công thì phải vượt qua chặng đường gian nan khi cố thuyết phục để thay đổi thái độ của bé về việc giữ vệ sinh mà bé thì chẳng thấy lợi ích gì khi phải làm như vậy. “Con có mặc đồ dơ thì bạn bè vẫn chơi với con đấy thôi, chỉ có mẹ là suốt ngày la con”. Ðến mức này thì phải thực hiện chiến thuật “nhấn mạnh tầm quan trọng” của việc “ở sạch”. Chỉ cần bỏ một ít thời gian để tắm rửa và thay đồ thì đâu mất nhiều thời gian; tắm rửa mát mẻ, thay đồ sạch sẽ hẳn phải dễ chịu hơn nhiều, ngồi chơi thoải mái hơn. Không nên chỉ trích hoặc lôi tất cả những hậu quả của người không chịu vệ sinh sạch sẽ mà hãy nhấn mạnh những điểm tốt của việc giữ vệ sinh. Cuối cùng, đừng quên khen ngợi bé nếu sau giờ học bé trở về nhà mà tay chân, quần áo vẫn sạch sẽ như trước khi đi học. Sự hài lòng, lời khen của bạn thể hiện sự tin tưởng của bạn vào con của mình, qua đó bé vui hơn vì thấy mình đã “lớn hơn một chút”, đã biết chăm sóc cho bản thân. . Dạy bé tôn trọng người khác Xi là một cậu bé học giỏi, ngoan, biết nghe lời, hơi nhát nhưng lại có một thói quen xấu là hay nạt nộ và nói người khác là “đồ ngu" nếu không bé sẽ ỷ lại. Tuy vậy, cũng nên kiểm tra trong phòng của bé có quần áo dơ mà bé làm biếng mang ra ngoài và giấu ở dưới gối, dưới nệm hoặc dưới gầm giường hay không? Hễ bé chịu khó. quan tâm lo lắng cho bé từ cô giáo sẽ giúp mẹ bé hiểu mà sửa lỗi của mình. Có điều khi trao đổi, cô giáo nên lựa lời khéo léo. Với tình thương dành cho con, muốn con nên người chắc hẳn chị ấy

Ngày đăng: 02/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w