1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công bằng với các con doc

7 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 137,53 KB

Nội dung

Công bằng với các con Công bằng với các con để tránh thói ganh tỵ Cách cư xử không khéo léo của cha mẹ dễ làm nảy sinh thói ganh tỵ ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ gần tuổi nhau. Vì vậy, khi cha mẹ dàn xếp tranh chấp giữa con cái, cần hết sức tế nhị, công minh. Thói ganh tỵ ở trẻ thường do các nguyên nhân sau. Cha mẹ quá cưng con út: Bạn ôm ấp, nựng nịu đứa nhỏ, hào hứng khoe mỗi bước đi, mỗi từ ngọng nghịu của nó. Bạn dồn hết tâm trí sức lực cho đứa út, vì nghĩ nó còn nhỏ, làm cho mấy đứa lớn cảm thấy bị bỏ rơi. Bạn nên nói với đứa lớn: "Má thương con như thương út vậy, có điều em còn nhỏ nên má chú ý hơn một chút, giống hồi con còn nhỏ vậy". Rồi quay qua đứa nhỏ nói: "Chị Hai con đây này, chị đút cơm cho con ăn, chị thương út lắm đó ". Hãy làm cho đứa lớn thấy nó vẫn còn nguyên vị trí trong lòng cha mẹ và có trách nhiệm với em. Quá đề cao đứa con đầu: Bạn làm cho đứa lớn kiêu căng, lạm quyền khi cư xử với em, nhất nhất bắt các em phải làm như ý mình. Em út không chịu nổi sẽ cãi lại hoặc xa lánh vì sợ. Bạn cần làm cho đứa lớn phải hiểu vai trò của mình là dìu dắt em út, bảo vệ và nhường nhịn em. Tùy theo tuổi tác và hiểu biết của đứa con để giao nhiệm vụ cho phù hợp. Cha mẹ cư xử không khéo: Đứa con nào cũng có ưu và nhược điểm. Nếu là ưu điểm bạn nên khen trước mặt tất cả các con, còn nhược điểm nên góp ý riêng từng đứa một; thí dụ: "Con nói như thế là hỗn với chị. Lát nữa phải ra xin lỗi chị". Với đứa lớn: "Con ăn hiếp em thế làm sao nó chịu". Điều cần tránh nhất là đổ thêm dầu vào lửa, cần tìm nguyên nhân xung đột và khéo léo giải thích. Nhiều lúc cha mẹ nên làm ngơ, để cho con cái tự giải quyết những vấn đề của chúng. Mỗi gia đình là một xã hội thu nhỏ, xung đột nảy sinh là bình thường, trẻ con tập giải quyết mâu thuẫn sau này ra đời sẽ tự chủ, linh hoạt. Nếu chuyện gì người lớn cũng ra tay thì con bạn sẽ dựa dẫm nhiều. Tuy vậy, làm ngơ nhưng bạn vẫn cần kín đáo theo dõi để xung đột nhỏ không biến thành xung đột lớn. Bản thân cha mẹ cần hết sức tế nhị khi nói năng, cư xử với nhau, giải quyết mọi việc thấu tình đạt lý để làm gương cho trẻ. Công việc của người cha Người cha giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Vị trí này làm tốt khi đáp ứng được 8 nội dung quan trọng: đề ra và kiểm tra việc thực hiện quy tắc trong gia đình, biết thưởng, phạt nghiêm minh và làm đòn bẩy cho sự tiến bộ của con cái 1. Đề ra và kiểm tra việc thực hiện quy tắc trong gia đình Gia đình là tổ chức nhỏ nhất của xã hội, cũng có nội quy sinh hoạt như ăn, uống, nghỉ ngơi, học tập, lao động và mối quan hệ giữa cha - mẹ - con cái. Nếu không có các quy định sẽ không có tổ chức và từ đó vai trò người cha sẽ không rõ nét. 2. Biết thưởng, phạt nghiêm minh và làm đòn bẩy cho sự tiến bộ của con cái Người cha đúng nghĩa không thờ ơ với những lỗi lầm và tiến bộ của con cái. Việc thưởng, phạt nghiêm minh là động lực giúp con cái phát huy mặt tốt và hạn chế mặt xấu để tự rèn luyện, tiến bộ. 3. Luôn quan tâm theo dõi tình trạng sức khỏe và kết quả học tập của con Người cha không chỉ giúp con rèn luyện thân thể, điều trị bệnh tật mà còn luôn theo dõi định kỳ trọng lượng, chiều cao và xem xét các biểu hiện hoạt động, tham gia bồi dưỡng về ăn uống, thể lực. Kiểm tra sổ liên lạc hàng tháng, mỗi học kỳ để cùng trao đổi với con kế hoạch học tập bổ sung những môn yếu để có sự tiến bộ toàn diện. 4. Dạy con biết sử dụng đồng tiền hợp lý, tiết kiệm và biết làm chủ đồng tiền Tạo cho con thói quen tính toán sự cần thiết khi tiêu dùng, biết tiết kiệm và để dành tiền bạc, nhưng cũng biết yêu thương, thông cảm bằng cách hết lòng giúp đỡ người khác. 5. Biết sử dụng và bảo vệ tài sản gia đình một cách hợp lý Từ đó, rèn luyện và giáo dục con cái biết bảo vệ của công, chống lãng phí. 6. Biết cách trò chuyện và lắng nghe ý kiến của con Trò chuyện với con cái như một người bạn, để con cái có thể nói chuyện với cha mẹ một cách bình thường. Qua đó hiểu được tâm tư, tình cảm, năng lực của con. 7. Biết định hướng cuộc đời và nuôi dưỡng ước mơ của con cái Thế giới trẻ thơ như cánh cửa sổ ra chân trời mơ ước bao la. Người cha phải tìm hiểu các ước mơ cao đẹp của con, biết nuôi dưỡng ước mơ đó thành hiện thực ở tuổi trưởng thành. Định hướng không có nghĩa là bắt buộc con phải theo ý mình mà luôn tôn trọng ước mơ của con. Nếu thấy không phù hợp nên trao đổi, tranh luận. 8. Không quá độc đoán, gia trưởng Cần tạo cơ chế dân chủ trong gia đình, tránh tạo môi trường quá ngột ngạt, nặng nề trong gia đình nhưng cũng không để tình trạng con cái hỗn láo, coi thường bố mẹ, ông bà. Của mình thì giữ ky bo Thư lon ton chạy đến cửa lớp, miệng cười toe toét, khoe với Uyên đang loay hoay cất cặp: - Mình có đôi giày mới nè, đẹp chưa! Uyên nhìn đôi giày mới của Thư thích thú reo lên: - Ôi, đôi giày đẹp quá! - Mẹ tớ mua đấy, hàng xịn đấy. - Cho tớ mang thử với! Thư lập tức đẩy bạn ra: - Không, cậu không được mang đôi giày này, chỉ có tớ mới được mang thôi. Uyên năn nỉ: - Tớ chỉ mang thử một chút xíu thôi, mang vào rồi cởi ra trả cậu liền mà. - Không được, cậu sẽ làm dơ giày tớ mất. - Không đâu, chân tớ rất sạch, cậu nhìn chân tớ nè, tớ chỉ mang thử vào chân rồi tháo ra ngay, không sao đâu. - Nhưng cậu mang vào thì hư giày tớ làm sao? - Tớ mang nhẹ thôi mà, cho tớ mang thử với, giày đẹp quá mà - Tớ bảo không là không! Thư dứt khoát đẩy bạn ra rồi ngồi xuống đất, nhẹ nhàng cởi giày ra, xếp ngay ngắn vào hàng giày dép quy định. Nhưng rồi Thư lại cầm giày lên, để giày sát vào chân tường, đặt giày mình lên trên đôi giày của bạn Tú đã để từ trước. Vẫn chưa yên tâm, Thư lấy đôi giày của mình cất lên ngăn cặp nhưng ngăn để cặp bé quá, nếu để giày vào thì không có chỗ để cặp mà để cả cặp cả giày thì không đủ chỗ. Loay hoay một hồi Thư bèn cầm cặp bạn Uyên ở ngăn bên cạnh quăng xuống đất rồi để giày mình vào. Bé Uyên nãy giờ vẫn còn đứng nhìn đôi giày mới của Thư thấy vậy chạy tới không cho Thư quăng cặp mình. Uyên bỏ giày Thư ra, cất cặp mình vào ngăn rồi đứng dang tay cản không cho Thư đụng đến ngăn của mình. Nhưng Thư cũng không vừa, cứ nhất quyết xô bạn ra, quăng cặp bạn xuống để có chỗ cất đôi giày mới. Xô đẩy giành giựt một hồi đôi giày bị bung cái khuy gài, méo mó và không còn mới nữa… Nhìn đôi giày không còn nguyên vẹn, không còn đẹp đẽ nữa, Thư òa khóc nức nở rồi nhào vào cắn Uyên, đánh Uyên, quăng cặp bạn ra tuốt ngoài sân trường, miệng thì gào lên: - Mày đền giày cho tao, mày đền giày cho tao… Lời khuyên Ngay từ khi còn nhỏ nếu đứa trẻ chỉ biết đến bản thân mình, "của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn" thì rất tai hại. Về phía cô giáo, trong tình huống này nên cho Thư và Uyên biết hành động vừa rồi là sai. Sau đó tranh thủ giờ kể chuyện nên tìm một câu chuyện kể phù hợp với tình huống đã xảy ra, đặt câu hỏi và khuyến khích cả Thư lẫn Uyên trả lời. Thông qua câu chuyện, cô giáo đi đến kết luận: khi chúng ta có đồ chơi hay vật dụng gì mới nên cho bạn mượn xem, mượn chơi (dạy trẻ tính chia sẻ). Về phía người mượn nên cẩn thận gìn giữ vật dụng của bạn mình, trả lại ngay sau khi chơi hay xem (dạy trẻ biết quý trọng vật dụng của người khác như của mình) và nói lời cám ơn (tính lễ phép). Cùng với giáo dục của nhà trường, cô giáo cũng nên gặp gỡ trao đổi thẳng thắn với cha mẹ của Thư. Với sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, chắc chắn Thư sẽ khắc phục tính "ích kỷ” này. . Công bằng với các con Công bằng với các con để tránh thói ganh tỵ Cách cư xử không khéo léo của cha mẹ dễ làm nảy sinh thói ganh. nghe ý kiến của con Trò chuyện với con cái như một người bạn, để con cái có thể nói chuyện với cha mẹ một cách bình thường. Qua đó hiểu được tâm tư, tình cảm, năng lực của con. 7. Biết định. cảm bằng cách hết lòng giúp đỡ người khác. 5. Biết sử dụng và bảo vệ tài sản gia đình một cách hợp lý Từ đó, rèn luyện và giáo dục con cái biết bảo vệ của công, chống lãng phí. 6. Biết cách

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w