Dạy trẻ điềm tĩnh pptx

7 328 0
Dạy trẻ điềm tĩnh pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dạy trẻ điềm tĩnh Ôn hòa và điềm tĩnh là đức tính quan trọng của con người giúp trẻ em thân thiện với mọi người xung quanh, ngăn ngừa gây tổn thương cho người khác. Vài phương pháp sau sẽ giúp bạn. Phụ huynh cần dạy trẻ vì sao mọi điều lại xảy ra, có thái độ điềm tĩnh khi phải đối mặt với giận dữ, khó khăn, bị chọc tức, sự thất bại Những tính tốt có khả năng truyền nhiễm vì vậy nếu bạn sống điềm tĩnh, hòa nhã thì những người xung quanh cũng buộc phải sống như vậy, đặc biệt là trẻ em. 1. Tạo ra bầu không khí hòa bình trong nhà bạn: Đây là điều kiện đầu tiên cần làm khi bạn cố gắng dạy cho lũ trẻ về hòa bình và sự điềm tĩnh. Một ngôi nhà có âm nhạc hài hòa, đặc biệt nhạc cổ điển, tạo cảm giác thanh bình, yên ả; trò chuyện, tâm tình và tranh cãi cũng cần nhẹ nhàng, bình tĩnh. Bố mẹ luôn giữ gìn cử chỉ, lời nói của mình, tránh xung đột, cãi vã. 2. Thỉnh thoảng nên nhường chỗ cho một ''sự căm phẫn ngay thẳng'': Khi con trẻ cố ý làm điều chúng biết rõ là sai trái, thì bạn nên tỏ thái độ giận dữ, nghiêm khắc. Chỉ đừng khiến những cơn giận dữ đó đi quá so với lỗi lầm của con trẻ. Giận dữ đúng lúc, đúng mức mới làm trẻ ''tâm phục, khẩu phục''. để chúng không có cuộc đấu tranh ngấm ngầm trước những lời răn dạy của bố mẹ. Thật không may, sự giận dữ, tính bốc đồng, sự thiếu kiên nhẫn cũng có tính lây truyền như sự điềm tĩnh. 3. Dạy trẻ bằng những lời khen: Bằng cách đưa ra những lời khen, các bậc cha mẹ học được cách làm dịu tâm hồn trẻ, giúp chúng hiểu ''đưa ra lời khen thì nhận được hòa bình, còn nếu chê bai, nhiếc móc chỉ gánh lấy căng thẳng, buồn phiền''. Dạy trẻ lịch sự Nếu nhà có khách, con bạn lại cứ vòi tiền mua quần áo hay tranh giành đồ chơi với em thì thật không hay chút nào. Ngay từ lúc còn nhỏ, bạn phải dạy con những phép xã giao tối thiếu. Hãy tham khảo một vài gợi ý sau đây: Giải thích tại sao phải lịch sự: Trẻ không chú ý phép xã giao nếu như không hiểu tầm quan trọng của nó. Hãy nói rằng nếu con đối xử không tốt với mọi người xung quanh thì họ sẽ không yêu thích, không muốn chơi chung nữa. Như thế, con sẽ rất buồn chán. Hãy làm gương tốt. Đừng mong con cái 5 tuổi có hành vi đẹp nếu như bạn làm điều xấu trước mắt nó. Trẻ con bắt chước rất nhanh, kể cả thói xấu của người lớn. Cần có thái độ đúng đắn: Nếu con thô lỗ ngắt lời người lớn thì bạn phải nhắc nhở ngay, biểu lộ thái độ không hài lòng. Thấy cha mẹ im lặng, trẻ cứ nghĩ cử chỉ đó không có gì sai trái và mặc nhiên chấp nhận. Trong trường hợp con làm bạn xấu hổ trước bạn bè thì phải nhắc nhưng với thái độ bình tĩnh. Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao nó lại như vậy, tuyệt đối không được nóng giận, mắng chửi hay đánh đập trẻ. Đừng chờ đợi vô ích: Đừng ngồi đợi những hành vi xấu của con diễn ra mới phê phán, bắt nó sửa chữa. Mọi chuyện đều có thể thay đổi nếu như chúng ta luôn tạo cho con cái niềm tin rằng chúng là một cô bé (cậu bé) ngoan ngoãn, lễ phép và rất đáng yêu. Dạy trẻ phương pháp học tốt Trẻ bắt đầu đi học cần dạy cho nó một vài kỹ năng cần thiết. Tuyệt đối không được áp đặt, bắt con phải học theo cách của bố mẹ. Hãy để con bạn thay đổi dần dần cách học. Dưới đây là một vài lời khuyên, bạn có thể tham khảo. Sắp xếp giờ giấc Để tránh việc làm thiếu bài tập hoặc phải làm bài đến tối khuya, ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ cần hướng dẫn con quản lý thời gian. Hãy cùng trẻ lập danh sách các bài phải làm hằng ngày, quy định mỗi bài sẽ tốn bao nhiêu thời gian để hoàn tất. Khi đã hiểu rõ thời gian phải dành cho việc làm bài tập, bạn có thể sắp xếp cho trẻ nghỉ ngơi, học hành một cách hợp lý. Tập trung Tìm hiểu tác phong làm việc của con bạn. Một vài đứa trẻ học bài tập trung nhất khi ngồi vào bàn và trong không gian yên tĩnh. Một số khác lại học tốt hơn lúc ngồi dưới sàn nhà, vừa học, vừa nghe nhạc. Nên cho trẻ thư giãn 5-10 phút sau một giờ học dài. Lựa chọn bài Hãy hướng dẫn con làm bài dễ trước, bài khó sau. Như thế sẽ không tốn nhiều thời gian, lại khơi gợi được hứng thú học tập của trẻ. Dạy trẻ tiết kiệm Giúp con trẻ học hỏi được những điều đúng đắn - biết quý trọng đồng tiền và mối liên hệ giữa công việc - tiền bạc - tiết kiệm - được xem là những điều tốt nhất bạn có thể làm cho con cái. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn có quyết định đúng đắn trong cách dạy con. Hãy trân trọng tiền của mình và chia sẻ sự trân trọng đó với con: Nếu bạn cúi xuống để nhặt một đồng xu nhỏ, con bạn sẽ học được rằng ngay cả những đồng xu có giá trị nhỏ nhất cũng có thể tích cóp thành một kho tàng. Nếu xem xét cẩn thận giá cả của món hàng cần mua thay vì mua ngay lập tức, bạn sẽ dần dần truyền cho con mình tính biết trân trọng đồng tiền. Nếu bạn đếm cẩn thận số tiền lẻ được trả lại thay vì nhét đại vào ví, con bạn sẽ học được cách sử dụng những đồng tiền chúng có được một cách thận trọng hơn. Để cho trẻ tự quyết định về tiền của chúng từ khi còn nhỏ: Với một số gia đình, phần tiền trợ cấp hằng tháng được giao cho trẻ một lần là cách đơn giản nhất để tránh khỏi phải đưa lắt nhắt. Nhưng nếu bạn tính toán lại và phân chia ngân sách rõ ràng cho con như tiền học, tiền ăn, tiền xe bạn có thể sẽ dư ra một khoản nào đó nếu có suy xét thận trọng. Tùy thuộc vào lứa tuổi của con bạn để quyết định có nên cho chúng thêm một ít vào khoản tiền hằng tháng hay không để chúng tự quyết định chi tiêu cho những vấn đề lớn. Cho con tự lựa chọn vấn đề chi tiêu: Ví dụ bạn có thể khuyên con việc lựa chọn mua món hàng nào có lợi, hoặc giúp chúng để dành khoản tiền thừa mỗi tháng gửi vào ngân hàng và cho con biết chi tiết về khoản tiền lời mà chúng có thể có được. Dạy cho trẻ hiểu về mối liên hệ giữa công việc và tiền lương: Sẽ không phải là quá sớm nếu bạn dạy cho con biết được những khoản chi tiêu trong gia đình là do những giờ làm việc của bạn mà có. Hãy tính cho trẻ xem mỗi giờ làm việc bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền, và mỗi giờ bạn phải chi tiêu bao nhiêu cho gia đình. Khi con bạn ở một lứa tuổi thích hợp, hãy khuyến khích chúng đăng ký làm việc để tích lũy kinh nghiệm: Có thể bắt đầu bằng những công việc đơn giản và thích hợp và hãy để cho con bạn toàn bộ số tiền mà chúng kiếm được. Hãy khuyên chúng cách thức đầu tư số tiền đó. Tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường để rèn luyện tính tự lập và tinh thần lao động như trồng cây, kế hoạch nhỏ gây quỹ Việc này nhằm rèn luyện cho trẻ tinh thần cộng đồng, làm quen với môi trường làm việc. Dạy trẻ trong cách ăn uống Thay vì chỉ ra những thói xấu của trẻ khi ngồi vào bàn ăn, bạn hãy nêu lên một số cử chỉ cụ thể trẻ đã ứng xử đúng. Điều này có tác dụng khích lệ trẻ làm điều đúng cũng như trẻ sẽ lặp lại những hành động đúng này trong những lần sau. Đừng rao giảng quá nhiều với lũ trẻ trong giờ ăn uống. Điều này sẽ có tác dụng ngược không chỉ đối với trẻ mà còn đối với chính bạn. Hãy làm gương cho trẻ: Nếu muốn trẻ làm đúng, trước tiên bạn hãy gương mẫu để trẻ học tập làm theo. Hãy chỉ dẫn cụ thể, đừng nói chung chung: Thay vì bảo trẻ giữ quần áo sạch sẽ trong bữa ăn, bạn hãy hướng dẫn cụ thể hơn: "Con nên trải khăn ăn để thức ăn không rơi vãi vào quần áo". Vừa dạy vừa chơi: Một tuần một lần, bạn thử cho cả nhà ăn bận chỉnh tề hơn và tập dượt như thể đang đi dự tiệc. Có thể trẻ sẽ làm quen với điều này, để tránh cảm giác bỡ ngỡ khi đi dự những bữa tiệc thật ở bên ngoài. Tập cho trẻ ăn uống có kỷ luật ngay cả khi không có ai bên cạnh. Ngay cả lúc không có ai bên cạnh, trẻ cũng không nên ăn bốc hoặc húp canh sùm sụp. Điều này giúp trẻ rèn luyện thói quen ăn uống tốt bất cứ lúc nào. Hãy mời những người lớn chuẩn mực đến ăn uống ở nhà. Trẻ sẽ quan sát và học tập những người này. Hãy dạy trẻ biết tránh những hành động cụ thể chưa phù hợp, ví dụ ợ hơi, húp canh soàn soạt hoặc nhóp nhép nhai trong khi ăn. Thỉnh thoảng cho trẻ đi ăn tiệm ở nhà hàng để dạy trẻ cách ăn uống khi di dự tiệc. Điều này rất cần thiết vì ngoài những lý thuyết bạn dạy trẻ, trẻ rất cần có cơ hội để thực hành. . Dạy trẻ điềm tĩnh Ôn hòa và điềm tĩnh là đức tính quan trọng của con người giúp trẻ em thân thiện với mọi người xung quanh, ngăn ngừa. cần dạy trẻ vì sao mọi điều lại xảy ra, có thái độ điềm tĩnh khi phải đối mặt với giận dữ, khó khăn, bị chọc tức, sự thất bại Những tính tốt có khả năng truyền nhiễm vì vậy nếu bạn sống điềm tĩnh, . trong khi ăn. Thỉnh thoảng cho trẻ đi ăn tiệm ở nhà hàng để dạy trẻ cách ăn uống khi di dự tiệc. Điều này rất cần thiết vì ngoài những lý thuyết bạn dạy trẻ, trẻ rất cần có cơ hội để thực hành.

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan