Nhiên liệu sinh học – Nhiên liệu sạch của tương lai ppt

30 205 1
Nhiên liệu sinh học – Nhiên liệu sạch của tương lai ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhiên liệu sinh học – Nhiên liệu sạch của tương lai Năng lư ợng nói chung và nhiên liệu d ùng cho giao thông vận tải (GTVT) nói riêng đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Năng lượng có thể ví như đầu t àu kéo cho sự tăng trưởng kinh tế. An ninh qu ốc gia, an ninh kinh tế luôn gắn liền với an ninh năng lượng. Vì vậy, chính sách năng lượng luôn được đặt lên hàng đ ầu của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển bền vững. Vai trò của năng lượng - nhiên liệu Đến cuối thế kỷ XXI, năng lượng hoá thạch (đặc biệt là dầu mỏ) vẫn là dạng năng lượng chủ yếu, chưa có dạng năng lượng nào có th ể thay thế được. Đây là dạng năng lượng khoáng, dù trữ lượng có nhiều đến đâu r ồi cũng sẽ cạn kiệt. Theo công bố mới nhất của Tập đoàn dầu mỏ BP, trữ lượng dầu mỏ đã thăm dò trên toàn cầu đến năm 2003 là khoảng 150 tỷ tấn. Năm 2003, lượng dầu mỏ tiêu thụ trên toàn thế giới là 3,6 tỷ tấn. Nếu không phát hiện thêm trữ lượng mới, nguồn dầu mỏ cũng chỉ đủ dùng trong vòng 40 năm nữa. Các chuyên gia kinh tế năng lượng cho rằng trong vòng 15 năm tới, cung vẫn thấp hơn cầu về dầu mỏ. Nhu cầu dầu tăng chưa thấy điểm dừng là nguyên nhân làm giá d ầu luôn tăng, khó có khả năng giảm xuống dưới mức 50 USD/thùng. D ầu mỏ lại tập trung chủ yếu ở các khu vực luôn có tình hình chính trị bất ổn như Trung Đông (chiếm 2/3 trữ lượng d ầu thế giới), Trung á, Trung Phi… Mỗi đợt khủng hoảng dầu mỏ, giá dầu tăng làm lay chuyển nền kinh tế của nhiều nước, nhất là các nước nghèo. Kết quả khảo sát của các tổ chức quốc tế cho thấy, tốc độ phát triển công nghiệp toàn cầu đang suy giảm do giá dầu tăng như ở Mỹ, EU, các nước châu á. Nước ta cũng không đứng ngoài xu thế này. Nước ta với tiềm năng dầu khí không phải là l ớn, từ chỗ xuất khẩu năng lượng (dầu, than), trong vòng 15 năm tới sẽ phải nhập năng lư ợng (dự báo tỷ lệ nhập khẩu khoảng 11- 20% vào năm 2020, tăng lên 50- 58% vào năm 2050 - chưa kể năng lượng hạt nhân). Năm 2003, tiêu thụ năng lượng thương mại là 205 kg OE/người (bằng 20% mức bình quân thế giới). Xăng dầu dùng cho GTVT thường chiếm đến 30% nhu cầu của cả nước (hiện tại phải nhập hoàn toàn). Khi nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Dung Quất được đ ưa vào ho ạt động (năm 2008) cũng mới chỉ cung cấp được khoảng 5,3 triệu tấn xăng, diesel dùng cho GTVT trong tổng nhu cầu 15,5-16 triệu tấn (34%). Đến trư ớc năm 2020, khi cả 3 nhà máy lọc dầu với tổng công suất 20-22 triệu tấn dầu thô được đưa vào hoạt động sẽ cung cấp 15- 16 triệu tấn xăng, diesel trong tổng nhu cầu khoảng 27-28 triệu tấn (56%). Lượng xăng dầu tiêu thụ trên đầu người năm 2020 mới chỉ bằng 65% so với Thái Lan năm 2005. Do xăng dầu tăng giá, trong 2 năm 2004-2005, Nhà nước đã 5 lần tăng giá bán lẻ mặt hàng này. Tuy vậy, năm 2004 cũng đã phải bù lỗ trên 5.700 tỷ đồng (chưa k ể thất thu gần 4.500 tỷ đồng do giảm thuế nhập khẩu). Đầu năm 2005, khi giá dầu tăng đến 55-60 USD/thùng, quý I Nhà nước đã phải bù lỗ 4.870 tỷ đồng (chưa kể thất thu thuế nhập khẩu). Cuối tháng 3.2005 tuy đã điều chỉnh tăng giá bán lẻ (xăng tăng 500 đ/l, diesel tăng 650 đ/l) và giảm thuế nhập khẩu đến 0%, nhưng dự báo cả năm 2005 Nhà nước sẽ phải bù lỗ trên 12.300 tỷ đồng. Khi giá dầu tăng vượt ngưỡng 60 USD/thùng, ngày 3.7.2005 Chính ph ủ lại một lần nữa phải quyết định cho tăng giá bán lẻ xăng thêm 800 đ/l và diesel thêm 1.000 đ/l (dự báo 6 tháng cuối năm 2005 phải bù lỗ 15.700 tỷ đồng). Xăng dầu tăng giá đang tác động không nhỏ tới mặt bằng giá cả nhiều sản phẩm quan trọng khác v à ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng GDP 8,5% trong năm nay. Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu mỗi ngày ph ải chịu lỗ 32-35 tỷ đồng. Tổng công ty Điện lực Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đã lỗ 639 tỷ đồng do hạn hán và xăng dầu tăng giá. Nhiều doanh nghiệp nhà nước tồn tại được là nhờ sự bảo hộ của Nhà nước. Hiện tượng thiếu điện và bất ổn giá xăng dầu vừa qua đã cảnh báo sự xuất hiện của nguy cơ mất an ninh năng lượng. Thiếu năng lượng ảnh hưởng đến tăng trưởng và nước ta sẽ rất khó trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nếu năng lượng không đi trước "hơn một bước" hoặc chỉ dựa vào năng lư ợng hoá thạch như hiện nay mà ít quan tâm phát triển các dạng năng lượng sạch khác. Môi trư ờng, nỗi lo chung của mọi người ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc đã cảnh báo sự nóng dần lên đến mức báo động của khí hậu trái đất. Nồng độ khí nhà kính (chủ yếu là CO2 do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch) đã tăng lên 30% so với thời kỳ tiền công nghiệp (từ 280 ppmV lên 360 ppmV) làm cho nhiệt độ không khí trên trái đ ất tăng 0,6-0,80C, mực nư ớc biển dâng cao 15-20 cm. Hiện tượng nóng lên c ủa khí hậu trái đất là một trong những thách thức lớn nhất của toàn cầu trong thế kỷ XXI. Nếu không tích cực hành động, lượng khí nhà kính có nguy cơ tăng lên 500 ppmV vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ trái đất có thể tăng 2-30C. Thiên tai, bão, hạn hán, lũ lụt sẽ kéo dài ở quy mô rộng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, thiếu lương th ực, xuất hiện các bệnh hiểm nghèo mà các nước nghèo khó có khả năng phòng chống. Một số nhà khí tư ợng học còn cảnh báo nếu để nhiệt độ trái đất tăng lên 2-30C thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng, không thể [...]... chần chừ, không nhanh chóng sử dụng nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu sinh học Nhiên liệu sinh học - Nhiên liêu sạch của tương lai Tất cả các dạng nhiên liệu đều cần thiết và có vị trí tương xứng trong từng giai đoạn Dầu mỏ đã có đóng góp to lớn trong hơn một thế kỷ qua kể từ khi E.Drake lần đầu tiên tìm ra nó ở Pennsylvania (Mỹ) vào năm 1859 và hiện nay vẫn là dạng nhiên liệu chủ yếu Xăng dầu và các sản... về nhiên liệu sinh học Tháng 8.2004, Hội nghị châu á (tổ chức tại Băng Cốc) đã thảo luận các thách thức về tương lai nhiên liệu châu á và đã ra tuyên bố chung 8 điểm về sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm để phát triển nhiên liệu sinh học Chính phủ Thái Lan luôn điều tiết thông qua thuế và ưu đãi khác để xăng pha cồn luôn có giá bán lẻ thấp hơn xăng truyền thống 0,5 baht/l Để quảng bá nhiên liệu sinh học, ... sớm thông qua "Đề án quốc gia nhiên liệu sinh học" , làm cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai sử dụng nhiên liệu sinh học đến năm 2020 Phân công nhiệm vụ cho các bộ/ngành lập quy mô vùng nguyên liệu, sản xuất, sử dụng và ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích đầu tư, sử dụng nhiên liệu sinh học; hỗ trợ phát triển KH&CN và hợp tác quốc tế để rút ngắn con đường sử dụng nhiên liệu thay thế ở nước ta Sớm... triệu m3 Sử dụng nhiên liệu sinh học là xu thế phát triển tất yếu trên thế giới, nhất là ở các nước nông nghiệp và phải nhập nhiên liệu, do các lợi ích đem lại như: giảm thiểu khí nhà kính, giảm nhập khẩu nhiên liệu, tận dụng nguyên liệu thực vật tại chỗ, công nghệ sản xuất không phức tạp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, nhiên liệu sinh học sử dụng thuận... nguyên liệu sản xuất cồn sử dụng làm nhiên liệu; giai đoạn II (20102020) với mục tiêu pha chế khoảng 2 triệu m3 nhiên liệu thay thế đáp ứng khoảng 15% lượng xăng dầu thiếu hụt, xây dựng quy hoạch để phát triển lớn hơn cho các năm tiếp theo Bộ Công nghiệp cũng đang hoàn tất "Đề án quốc gia về nhiên liệu sinh học" giai đoạn 2006-2020 để trình Chính phủ Để sớm triển khai đề án nhiên liệu sinh học, chúng... dạng nhiên liệu thay thế Năm 1998, Tổng thống Mỹ B Clinton đã ký sắc lệnh 13101 về sử dụng sản phẩm sinh học thay thế một phần dầu mỏ Năm 2004, Mỹ đã sản xuất trên 13 triệu m3 cồn Để sử dụng nhiên liệu sinh học, Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật về môi trường như cấm sử dụng phụ gia hoá học tăng trị số ốctan gây độc hại; bắt buộc sử dụng nhiên liệu chứa ôxy ở các vùng đông dân cư; miễn thuế cho nhiên liệu. .. diesel sinh học sản xuất từ dầu cọ, và điều này cũng thể hiện quyết tâm của Chính phủ Thái Lan trong việc thực hiện dự án hoàng gia về nhiên liệu sạch EU năm 2010 sẽ sử dụng 5,75% nhiên liệu sinh học trong tổng số xăng dầu cho GTVT, năm 2020 sẽ tăng lên 20% Năm 2003, toàn thế giới đã sản xuất trên 38,5 triệu m3 ethanol (châu Mỹ khoảng 70%, châu á 17%, châu âu 10%), trong đó 70% được dùng làm nhiên liệu. .. liệu hoá thạch dầu mỏ, đã lựa chọn nhiên liệu sinh học (biofuel) để sử dụng trong ngành năng lượng tĩnh tại cũng như trong GTVT của các nước APEC Tình hình ở Việt Nam Ở nước ta, giới khoa học đã quan tâm nghiên cứu nhiên liệu sinh học hơn một thập kỷ qua như các cơ quan thuộc ngành GTVT, công nghiệp, năng lượng, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các trường đại học Về mặt kỹ thuật không có rào cản... dạng nhiên liệu sạch khác do không cần thay đổi động cơ và cơ sở hạ tầng hiện có, giá thành cạnh tranh được với xăng dầu khoáng khi giá dầu mỏ tiếp tục tăng Sử dụng nhiên liệu sinh học có thể coi là chính sách kinh tế "nhất động, lưỡng lợi" Mới đây, Hội nghị quốc tế do APEC tổ chức tại Vancouver (Canada) ngày 27-29.4.2005 đã vạch ra lộ trình công nghệ để sản xuất nhiên liệu thay thế dần cho nhiên liệu. .. quyết tâm của Chính phủ và nhận thức của cộng đồng về tính cấp thiết phải bảo vệ môi trường sống, để chấp nhận sử dụng nhiên liệu sinh học là sự lựa chọn có tính khả thi trong chính sách năng lượng quốc gia trong vài thập kỷ tới, giảm dần sự phụ thuộc vào xăng dầu nhập từ nước ngoài Sử dụng nhiên liệu sinh học sẽ đem đến những lợi ích tổng thể trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất . nhanh chóng sử dụng nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu sinh học. Nhiên liệu sinh học - Nhiên liêu sạch của tương lai Tất cả các dạng nhiên liệu đều cần thiết và có vị trí tương xứng trong. Nhiên liệu sinh học – Nhiên liệu sạch của tương lai Năng lư ợng nói chung và nhiên liệu d ùng cho giao thông vận tải (GTVT) nói riêng. dạng nhiên liệu sạch thay thế một phần xăng dầu khoáng, trong đó có nhiên liệu sinh học (xăng pha cồn ethanol và diesel sinh học) . Braxin là quốc gia sản xuất và sử dụng cồn nhiên liệu

Ngày đăng: 02/07/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan