1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quyết định về việc ban hành quy chế về chế độ làm việc của văn phòng tiếp công dân thành phố

14 882 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 101 KB

Nội dung

Quyết định về việc ban hành quy chế về chế độ làm việc của văn phòng tiếp công dân thành phố

Trang 1

VĂN PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN

Số: 32/QĐ-QCTCD

Th 40b

TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 01 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN TP

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA VĂN PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ

*****

CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ

- Căn cứ Qui định số 428-QĐ/TU ngày 21 tháng 10 năm 2002 của Ban Thường vụ Thành ủy Quy định trách nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn

ở các cơ quan, tổ chức trong việc phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí

- Căn cứ Quyết định số 122/2002/QĐ-UB ngày 01 tháng 11 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân thành phố;

- Căn cứ Quyết định số 73/QĐ-UB ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về cử Quyền Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố;

- Để đảm bảo nâng cao hiệu lực của cơ quan Nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của Văn phòng Tiếp công dân thành phố, phục vụ có hiệu quả cho Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo điều hành tốt công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về chế độ làm

việc của Văn phòng Tiếp công dân thành phố

Điều 2 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký

Điều 3 Các Thành viên Ban Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành

phố các Tổ trưởng Tổ chuyên viên tiếp công dân và nghiên cứu tổng hợp, Tổ trưởng Tổ Quản trị Hành chính-Tổng hợp và cán bộ, công chức Văn phòng Tiếp công dân thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./

Trang 2

Nơi nhận:

- Thường trực Hội đồng nhân

dân thành phố

- Ủy ban nhân dân thành phố:

- Văn phòng Hội đồng nhân

dân và Ủy ban nhân dân

thành phố: CVP, PVP, Tổ PC

- VPTCD/TP: Ban CN, cán

bộ, công chức VP.

- Lưu (HS-VT)

Q CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN TP

Phạm Văn Thành-Đã ký

Trang 3

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_

VĂN PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Th.40b

QUY CHẾ

VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA VĂN PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 32 /QĐ-QCTCD ngày 09 tháng 01 năm 2005

của Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố)

*****

CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Ban Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố (sau đây gọi tắt là Ban Chủ nhiệm) đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật

Điều 2

Các thành viên Ban Chủ nhiệm tham gia vào các hoạt động chung của Ban Chủ nhiệm và thực hiện nhiệm vụ do Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố phân công theo chế độ Thủ trưởng

Các Phó Chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ nhiệm về các nhiệm vụ được phân công

Điều 3 Tổ chuyên viên tiếp công dân và nghiên cứu tổng hợp.

Tổ chuyên viên tiếp công dân và nghiên cứu tổng hợp (sau đây viết tắt là

Tổ chuyên viên), có một Tổ trưởng, do Chủ nhiệm ký quyết định bổ nhiệm, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai phân công thực hiện nhiệm vụ công tác trong Tổ chuyên viên theo sự phân công của Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm theo dõi địa bàn; chịu trách nhiệm tham mưu giúp Ban Chủ nhiệm phục vụ Lãnh đạo thành phố trong công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại-tố cáo và làm công tác nghiên cứu, tổng hợp xử lý đơn thư,

Trang 4

báo cáo nội dung mà người chủ trì kết luận khi tham dự các cuộc họp với các

sở ngành, quận-huyện

Điều 4 Tổ Quản trị Hành chính-Tổng hợp:

Tổ Quản trị hành chính-Tổng hợp (sau đây viết tắt là Tổ Văn phòng): có một Tổ trưởng phụ trách và một Tổ phó giúp việc, do Chủ nhiệm ký quyết định bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về công tác quản trị-hành chính và tổ chức

và tổ chức triển khai phân công trong Tổ thực hiện nhiệm vụ công tác theo sự phân công của Ban Chủ nhiệm

CHƯƠNG II

CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM

Điều 5 Chủ nhiệm.

1 Lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân thành phố (sau đây viết tắt là Văn phòng) theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quy định; chịu trách nhiệm trước Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố về toàn bộ công tác của Văn phòng; phân công nhiệm vụ

cụ thể cho các Phó Chủ nhiệm

2 Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chủ nhiệm

3 Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chủ nhiệm

4 Ký các văn bản báo cáo, đề xuất với Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố và những văn bản có quan điểm khác nhau đối với các sở-ngành và quận-huyện về xử lý, giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

5 Chỉ đạo công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức

6 Chỉ đạo tổ chức hệ thống tin học Văn phòng

7 Chỉ đạo xử lý đơn thư tố cáo

8 Theo dõi chỉ đạo Tổ chuyên viên và chỉ đạo xử lý đơn thư, phối hợp tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn một số quận-huyện

9 Phát ngôn với Báo-Đài (nếu có)

Điều 6 Phó Chủ nhiệm 1:

1 Giúp Chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều phối các hoạt động chung của Ban Chủ nhiệm; phối hợp triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Văn phòng đã được Ban Chủ nhiệm thống nhất thông qua

Trang 5

2 Tham mưu, giúp Chủ nhiệm chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, điều hành công tác Quản trị hành chính-Tổng hợp và bảo vệ cơ quan

3 Chuẩn bị các cuộc họp, ký thư mời họp hoặc tiếp công dân sau khi có

ý kiến của Chủ nhiệm, ký các loại giấy báo tin, phiếu tiếp xúc hướng dẫn, phiếu chuyển đơn thư theo địa bàn được phân công theo dõi

4 Thay mặt Chủ nhiệm xử lý công việc thường xuyên của Ban Chủ nhiệm, chủ trì các cuộc họp của Ban Chủ nhiệm và của cơ quan khi Chủ nhiệm vắng mặt

5 Tiếp công dân theo lịch định kỳ hàng tuần

6 Chuẩn bị nội dung báo cáo cho Chủ nhiệm để phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất theo địa bàn theo dõi hoặc do Chủ nhiệm phân công

8 Giúp Chủ nhiệm theo dõi chỉ đạo Tổ chuyên viên và chỉ đạo xử lý đơn thư, phối hợp tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn 9 quận-huyện

Điều 7 Phó Chủ nhiệm 2.

1 Tham mưu, giúp Chủ nhiệm phối hợp với các sở-ngành, quận-huyện

về chấn chỉnh và tăng cường tổ chức công tác tiếp công dân sở-ngành, quận-huyện

2 Tham mưu, giúp Chủ nhiệm về củng cố kiện toàn tổ chức hoạt động bên trong Văn phòng, theo dõi chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ quan, công tác chống tham nhũng, chống tham ô lãng phí và thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân

3 Tham mưu, giúp Chủ nhiệm theo dõi chỉ đạo công tác thống kê-tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất

4 Ký các loại giấy báo tin, phiếu tiếp xúc hướng dẫn, phiếu chuyển đơn thư theo địa bàn được phân công theo dõi

5 Tiếp công dân định kỳ hàng tuần

6 Chuẩn bị nội dung báo cáo cho Chủ nhiệm để phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất theo địa bàn theo dõi hoặc do Chủ nhiệm phân công

7 Giúp Chủ nhiệm theo dõi chỉ đạo Tổ chuyên viên và chỉ đạo xử lý đơn thư, phối hợp tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn 9 quận-huyện

Điều 8 Tổ trưởng Tổ chuyên viên:

1 Phụ trách công tác pháp chế, phổ biến tuyên truyền pháp luật trong Văn phòng và chịu trách nhiệm về pháp lý đối với đầu ra của văn bản tham mưu giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của Tổ

Trang 6

2 Chủ trì họp Tổ chuyên viên hàng tuần để thảo luận, trao đổi thống nhất trong Tổ, đề xuất lãnh đạo xem xét giải quyết những trường khiếu nại phức tạp, đông người; làm đầu mối chuẩn bị nội dung tiếp công dân và họp giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tổ, trình Chủ nhiệm (thông qua Phó Chủ nhiệm theo dõi địa bàn) để báo cáo Lãnh đạo thành phố

3 Dự kiến lịch tiếp công dân hàng tuần của Tổ chuyên viên và các thành viên trong Ban Chủ nhiệm

4 Phân công chuyên viên tham dự các cuộc họp liên quan đến địa bàn theo dõi, tham mưu cho Chủ nhiệm phát biểu ý kiến về quan điểm giải quyết trước khi dự họp, báo cáo tuần công việc đã làm theo mẫu (gởi Tổ Văn phòng

để tổng hợp báo cáo)

5 Chuẩn bị nội dung, tham mưu chính kiến cho Chủ nhiệm để phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất, soạn thảo các văn bản kết luận của lãnh đạo thành phố trình lãnh đạo Văn phòng thông báo đến các cơ quan hữu quan để thực hiện

6 Phân công theo dõi, xử lý và đôn đốc giải quyết đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc địa bàn theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị hữu quan thực hiện các nội dung kết luận, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và việc thi hành các quyết định có hiệu lực pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố

7 Phân công chuyên viên theo dõi, báo cáo sâu những vụ việc khiếu nại đông người xảy ra trên địa bàn 24 quận-huyện

8 Phối hợp với Tổ trưởng Quản trị hành chính-Tổng hợp dự thảo báo cáo tuần, tháng, quý, năm thông qua đồng chí Phó Chủ nhiệm 2 trước khi trình Chủ nhiệm

Điều 9 Tổ trưởng Tổ Văn phòng:

1 Tổ Văn phòng, do một Tổ trưởng phụ trách chịu trách nhiệm tổ chức triển khai phân công các thành viên trong Tổ thực hiện theo sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Chủ nhiệm 1 về công tác hành chính quản trị và Phó Chủ nhiệm

2 về công tác tổ chức, thống kê-tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất

Trong khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, nhân viên của Tổ Văn phòng phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của người phụ trách trực tiếp Cán bộ, nhân viên có quyền trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo với Chủ nhiệm

2 Thống kê, tổng hợp số liệu và tổng hợp báo cáo định kỳ Dự thảo kế hoạch công tác tháng, báo cáo tuần, tháng, quý, năm trao đổi thống nhất với

Tổ chuyên viên, trước khi trình Ban Chủ nhiệm Quan hệ chặt chẽ với các Chánh Văn phòng sở-ngành và Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban

Trang 7

nhân dân quận-huyện để trao đổi, nắm chắc thông tin phục vụ cho các loại công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo và giao ban định kỳ

3 Chuẩn bị nội dung, chương trình họp giao ban cơ quan, ghi biên bản các cuộc họp, phối hợp thực hiện việc xếp lịch công tác tuần của cơ quan Tổ chức phục vụ các cuộc họp, các buổi tiếp công dân, phối hợp với các cơ quan chức năng phục vụ tốt các buổi tiếp công dân của Lãnh đạo thành phố, đảm bảo việc tiếp công dân, tiếp khách lịch sự văn minh và an toàn

4 Quản lý điều hành hoạt động của Tổ Văn phòng về công tác hành chính, văn thư, tiếp nhận và phát hành văn bản, lưu trữ, thống kê, tổng hợp báo cáo, kế toán, thủ quỹ, bảo vệ, lái xe, phục vụ

5 Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý và sử dụng con dấu, bảo mật công văn, giấy tờ, thực hiện đúng thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn thư, đánh máy, lập danh mục hồ sơ để giao cho Trung tâm lưu trữ theo quy định

6 Tổ chức tốt hệ thống thông tin, liên lạc (giao liên, điện thoại, fax), quản trị mạng tin học, đảm bảo thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, phục vụ tốt công tác

7 Tổ chức thực hiện đúng và kịp thời mọi chế độ chính sách đối với cán

bộ, công chức, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, theo dõi và đề xuất kịp thời

về công tác tổ chức cán bộ như luân chuyển, tiếp nhận, điều động, nâng lương, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, xây dựng kế hoạch trình Ban Chủ nhiệm về công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ, công chức

8 Tham mưu lập dự trù kinh phí kịp thời thực hiện tốt các khoản thu chi theo đúng Luật Kế toán và Luật Ngân sách Nhà nước, báo cáo thu chi ngân sách đúng đúng quy định và giúp Chủ nhiệm công khai tài chính theo đúng Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Phương châm chi tiết kiệm nhưng đảm bảo điều kiện hoạt động tốt nhất cho cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan Đảm bảo việc kiểm kê, quản lý tài sản hàng năm theo quy định và hướng dẫn của Sở Tài chính

9 Đảm bảo tốt phương tiện, điều kiện vật chất cho hoạt động của cơ quan Đề xuất việc mua sắm, sửa chửa nhỏ và sửa chữa lớn, theo dõi quản lý, bảo trì trang thiết bị và bảo vệ toàn bộ tài sản của cơ quan, duy trì tốt vệ sinh

và cảnh quan của cơ quan, tổ chức kiểm tra thường xuyên và đôn đốc cán bộ, công chức giữ vững danh hiệu “Công sở văn minh, sạch đẹp, an toàn” Có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức theo định kỳ hoặc đột xuất, thực hiện đúng chế độ bảo hiểm y tế cho cán bộ, công chức

10 Xây dựng kế hoạch và đôn đốc kiểm tra công tác bảo vệ cơ quan, giữ gìn an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy, nhất là các ngày nghỉ, Lễ, Tết

Trang 8

Điều 10: Trách nhiệm và quyền hạn của chuyên viên:

1 Trong khi thi hành nhiệm vụ, chuyên viên phải phục tùng sự chỉ đạo

và hướng dẫn người phụ trách trực tiếp Chuyên viên có quyền trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành

sự chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo với Chủ nhiệm Chuyên viên chịu trách nhiệm cá nhân, trực tiếp đối với công việc được phân công trước Tổ trưởng Tổ chuyên viên và Phó Chủ nhiệm trực tiếp theo dõi địa bàn Khi được phân công công tác, chuyên viên phải có kế hoạch tác nghiệp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, kịp thời phản ảnh những khó khăn vướng mắc để được chỉ đạo

2 Khi nghiên cứu, đề xuất xử lý đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phải chính xác, đúng pháp luật về thủ tục và thời hạn, đối với những vụ phức tạp phải thảo luận, thống nhất trong Tổ trước khi trình lãnh đạo

3 Chuyên viên phải tự sử dụng và sử dụng thành thạo máy tính để xử lý công việc; phải tự thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật trong máy tính cá nhân có liên quan đến lĩnh vực phụ trách để nâng cao nhận thức pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ

4 Dự họp Tổ chuyên viên hàng tuần để thảo luận, trao đổi thống nhất trong Tổ, đề xuất lãnh đạo xem xét giải quyết những trường khiếu nại phức tạp, đông người; báo cáo tổng hợp những việc được giao chuẩn bị tiếp công dân và họp giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua Tổ chuyên viên để thông qua Phó Chủ nhiệm phụ trách địa bàn trình Chủ nhiệm, báo cáo lãnh đạo thành phố

5 Tham dự các cuộc họp liên quan đến địa bàn theo dõi, thông qua Tổ trưởng tham mưu cho Chủ nhiệm phát biểu ý kiến về quan điểm giải quyết trước khi dự họp, báo cáo nội dung mà người chủ trì kết luận tại các cuộc họp với các sở ngành, quận-huyện (theo mẫu)

6 Chuẩn bị nội dung, tham mưu chính kiến cho Chủ nhiệm để phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất, soạn thảo các văn bản kết luận của lãnh đạo thành phố trình lãnh đạo Văn phòng thông báo đến các cơ quan hữu quan để thực hiện

7 Phối hợp giải quyết đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc địa bàn theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị hữu quan thực hiện các nội dung kết luận, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và việc thi hành các quyết định

có hiệu lực pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố

8 Theo dõi, báo cáo đầy đủ những vụ việc khiếu nại đông người xảy ra trên địa bàn quận-huyện được phân công và đề xuất biện pháp giải quyết

9 Chủ động quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo và những người có trách nhiệm chuyên môn tại địa bàn được phân công để nắm chắc tình hình cơ sở,

Trang 9

chuyên viên là gạch nối giữa sở-ngành, quận-huyện với Ban Chủ nhiệm Văn phòng, khi có những vấn đề gì vướng mắc phải kịp thời báo cáo với Ban Chủ nhiệm để tìm biện pháp giải quyết

10 Được quyền đề xuất lãnh đạo Văn phòng Tiếp cung cấp đầy đủ thông tin về sự chỉ đạo, điều hành của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố,

Ủy ban nhân dân thành phố và được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc

để đảm bảo phục vụ tốt công tác chuyên môn

CHƯƠNG III CHẾ ĐỘ LẬP CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH

VÀ CÁC LOẠI BÁO CÁO CÔNG TÁC

Điều 11

1 Căn cứ vào nhiệm vụ của thành phố trong từng giai đoạn về thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và chức năng nhiệm vụ của Văn phòng Tiếp công dân thành phố, Tổ Văn phòng chủ trì phối hợp với Tổ chuyên viên lập chương trình, kế hoạch công tác thông qua Ban Chủ nhiệm như sau:

- Công tác tháng, vào ngày 25 hàng tháng

- Công tác quý, vào ngày 20 của tháng cuối quý

- Công tác năm, vào ngày 15 tháng 12 hàng năm

2 Căn cứ vào chương trình, kế hoạch công tác do Chủ nhiệm ký ban hành, Tổ chuyên viên và Tổ Văn phòng lập kế hoạch, chương trình công tác tháng, quý, 6 tháng để thực hiện

3 Các Phó Chủ nhiệm chịu trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của các Tổ theo lĩnh vực được phân công

Điều 12.

1 Văn phòng thực hiện các loại báo cáo theo thời hạn như sau:

- Báo cáo ngày : từ 13 giờ 30 đến 14 giờ hàng ngày

- Báo cáo tuần : vào 15 giờ chiều thứ sáu hàng tuần

- Báo cáo tháng : từ ngày 12 đến ngày 15 hàng tháng

- Báo cáo quý : từ ngày 12 đến 15 cuối mỗi quý

- Báo cáo 6 tháng : từ ngày 12 đến 15 tháng 6 hàng năm

- Báo cáo 9 tháng : từ ngày 12 đến 15 tháng 9 hàng năm

- Báo cáo năm : từ ngày 12 đến 15 tháng 11 hàng năm

2 Tổ Văn phòng chủ trì phối hợp với Tổ chuyên viên lập các loại báo cáo trình Ban Chủ nhiệm

Trang 10

Điếu 13.

Thành viên Ban Chủ nhiệm thảo luận tập thể thông qua chương trình, kế hoạch, các loại báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm bằng 2 hình thức: bằng văn bản luân chuyển hoặc tổ chức họp Đối với những ý kiến chưa thống nhất thì ý kiến của Chủ nhiệm là quyết định

CHƯƠNG IV CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 14

1 Chế độ làm việc của Ban Chủ nhiệm:

1.1 Ban Chủ nhiệm hội ý thường xuyên vào sáng thứ hai hàng tuần để giải quyết những đề xuất của Tổ Chuyên viên và Tổ Văn phòng, thống nhất xếp lịch công tác và những vấn đề cần tập trung trong tuần

1.2 Ban Chủ nhiệm chủ trì họp cơ quan định kỳ mỗi tháng một lần vào chiều thứ hai của tuần cuối tháng để đánh giá công tác, rút kinh nghiệm, đề ra công tác tháng sau

1.3 Định kỳ 6 tháng, Ban Chủ nhiệm họp với Bí thư Chi bộ, Ban Chấp hành công đoàn và Ban Chấp hành Chi đoàn Thành niên cộng sản Hồ Chí Minh để đánh giá công tác phối hợp giữa công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan

1.4 Hàng năm Chủ nhiệm Văn phòng phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức vào cuối năm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan

1.5 Trong trường hợp thấy cần thiết, Chủ nhiệm Văn phòng triệu tập hội nghị cán bộ, công chức cơ quan bất thường

2 1 Chế độ làm việc của Tổ chuyên viên và Tổ Văn phòng:

2.1 Tổ trưởng Tổ chuyên viên và Tổ trưởng Tổ Văn phòng báo cáo tổng hợp kết quả công tác tuần trên cơ sở tập hợp báo các của các thành viên Tổ chuyên viên và các thành viên của Tổ Văn phòng, tham mưu đề xuất những vấn đề để Ban Chủ nhiệm xem xét giải quyết, báo cáo cần ngắn gọn, xúc tích, phản ảnh toàn bộ công việc đã làm trong tuần

2.2 Tổ chuyên viên họp định kỳ vào chiều thứ hai hàng tuần để thực hiện ý kiến của Ban Chủ nhiệm sau khi hội ý sáng thứ hai và trao đổi thảo luận những vấn đề cần xử lý đối với đơn, thư hoặc hồ sơ đang theo dõi giải quyết

2.2 Tổ Văn phòng họp định kỳ vào chiều thứ hai hàng tuần để thực hiện

ý kiến của Ban Chủ nhiệm sau khi hội ý sáng thứ hai rút kinh nghiệm công tác tuần và phân công thực hiện những công việc đã được chỉ đạo

Ngày đăng: 31/01/2013, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w