BÀI TẬP : Trong các nguyên tắc (14) dạy học lấy người học làm trung tâm, anh/chị tâm đắc nhất là nguyên tắc nào? Xin phân tích rõ lý do. Trong 14 nguyên tắc dạy học lấy người học làm trung tâm, dựa vào kinhnghiệm giảng dạy của mình, em nhận thấy nguyên tắc “Việc học những vấn đề phức tạp sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu nó được tiến hành trên cơ sở những thông tin và kinhnghiệm mà người học đã tích luỹ ” . Sau khi ra trường và được đi làm. Em càng nghĩ càng cảm thấy nguyên tắc này có ý nghĩa đối với những người đã từng đi làm, từng có những kinhnghiệm và những vốn kiến thức đã được tích luỹ. Lê nin đã từng nói “Học học nữa học mãi”. Biển bờ là giới hạn nhưng kiến thức thì vô hạn. Chúng ta có thể học nhiều thế nào đi chăng nữa cũng không thể học hết những kiến thức có trên thế giới này. Việc học hành có nhiều yếu tố tác động, chi phối như động cơ học tập, môi trường, xã hội, gia đình, tuổi tác .v.v. Nhưng đối với những vấn đề phức tạp thì người học hiệu quả cao nhất vẫn là những người đã có kinh nghiệm, đã có vốn kiến thức đã được tích luỹ. Chúng ta trở lại quá trình học thời phổ thông; Đây là quãng thời gian mà hầu như học sinh chưa có được những thông tin và kinhnghiệm đã được tích luỹ. Việc học hành chủ yếu học trên những kiến thức mà giáo viên, Bố mẹ, anh chị dạy dỗ. Trong thời gian này hầu hết các học sinh không thể tiếp cận được với những vấn đề phức tạp, ( trừ trường hợp một số học sinh xuất sắc ). Thời gian học Đại học là khoảng thời gian mà sinh viên được tiếp cận gần gũi hơn với cuộc sống và xã hội. Trong thời gian đó sinh viên hầu như tiếp xuác và khám phá mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Những sinh viên vừa học vừa làm sẽ có được những kiến thức thực tế hơn và có được những kinhnghiệm quý báu hơn về cuộc sống. Những kiến thức, kinhnghiệm đó có thể không thể hiện và áp dụng ngay nhưng nó sẽ rất có ích cho sinh viên sau này gặp các trường hợp, tình huống tương tự. Tôi có thể dám chắc rằng đối với các sinh viên có cùng xuất phát điểm như nhau thì những sinh viên nào trong quá trình đi học họ cũng đi làm thêm khi ra trường họ sẽ nhanh thành đạt hơn những sinh viên chỉ có học mà không có đi làm thêm. Vấn đề thành đạt ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa và nhiều khía cạnh, một trong những khía cạnh đó là họ đã biết tận dụng được thời gian rảnh rỗi, tích luỹ được những kinhnghiệm sống quý giá, kiến thức thực tế, quan hệ giao tiếp xã hội .v.v. Trong quá trình học tập của con người, đối với những kiến thức thông thường thì chúng đã biết các cách học, phương pháp học nào là hiệu quả nhất. Nhưng khi học những vấn đề phức tạp đòi hỏi người học phải có một trình độ chuyên môn, kinhnghiệm và một lượng kiến thức nhất định. Đáp ứng được yêu cầu này, khi tham gia học họ mới thu được kết quả cao nhất trong học tập. Chúng ta hãy xem xét một tình huống như sau: Theo dự án phát triển ngành công nghệ phần mềm của Quốc gia, Quận Hai Bà Trưng có chỉ tiêu cử 50 cán bộ thuộc các ngành liên quan đến công nghệ thông tin tham gia học lớp tập huấn về lập trình mạng. Người quản lý chương trình sẽ tiến hành lấy số lượng học sinh trên theo danh sách các đơn vị cử đi học bồi dưỡng. Chúng ta thấy trong số 50 người trên, chắc chắn độ tuổi của họ sẽ khác nhau, chức vụ khác nhau, kinhnghiệm khác nhau, trình độ chuyên môn khác nhau. - Có những người đã từng tham gia vào dự án lập trình trên máy đơn Có những người đã từng tham gia vào dự án lập trình trên mạng máy tính. Có những người mới biết về lập trình với những ngôn ngữ bậc thấp Có những người có kinhnghiệm nhiều năm Có những người có kinhnghiệm ít năm ……. Tập hợp các thông tin trên chúng ta thấy khi triển khai lớp học, chắc chắn họ sẽ thu được những kiến thức khác nhau. Những ai đã được học những ngôn ngữ lập trình cấp cao như Visual Basic, Visual C++, Java… thì họ sẽ học môn lập trình mạng này rất nhanh. Nhất là đối với những người đã tham gia các dự án về lập trình mạng. Những ai mới được học những ngôn ngữ lập trình như Pascal hoặc mới tiếp cận về lập trình thì sẽ tiếp thu được những kiến thức về lập trình mạng một cách rất khó khăn. Ngày nay để người dạy và người học có được một kết quả tốt khi học một vấn đề phức tạp Kinh nghiệmhọcVănHỌC SINH NÀO CŨNG CÓ THỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN ! Ngữ văn là một môn học quan trọng, nhưng không phải học sinh nào cũng biết cách học hiệu quả và học tốt môn học này. Là một giáo viên dạy văn, tôi rất muốn chia sẻ một vài kinhnghiệm nhỏ và rất mong nó sẽ hữu ích trong việc học tập đầy khó khăn, vất vả mà các em đang phải cố gắng từng ngày. 1. Xác định ngữ văn là một môn khoa học Đây là môn học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, học sinh cũng tiếp thu kiến thức qua quá trình học tập.Chính vì vậy, không nên quan niệm “đây là một môn năng khiếu và chỉ ai có khiếu mới có thể học tốt”, suy nghĩ này sẽ khiến các em không có tâm thế tốt để tiếp thu môn học. 2. Hệ thống kiến thức trước và sau khi học Trước khi vào năm học mới, cần xem trước sách giáo khoa để nắm được nội dung sẽ được học, lên kế hoạch và xác định cách học bộ môn (có thể tham khảo bạn bè, thầy cô). Sau khi học xong một thời kì văn học, cũng cần hệ thống kiến thức một cách nghiêm túc qua bài ôn tập. 3. Tiếp thu một cách chủ động Chuẩn bị bài trước ở nhà, hình thành cho mình một góc nhìn, một sự đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm cần đọc – hiểu. Lên lớp, tích cực nghe giảng (chú ý đến những đoạn mà mình còn thắc mắc) và xem đó là cơ hội thảo luận, để tư duy được hoạt động và diễn ra quá trình nhận thức. Không nên xem bài giảng như một khuôn mẫu phải ghi nhớ máy móc. Điều đó sẽ làm tàn lụi khả năng tư duy. Tuy nhiên, khi đã thống nhất kiến thức với thầy cô, bạn bè trên lớp thì bài giảng là một đề cương kiến thức rất đáng tin cậy, về nhà cần nắm vững ngay sau khi học. 4. Tích lũy vốn ngôn ngữ và rèn luyện thường xuyên cách sử dụng Chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ của người khác để học tập những từ ngữ hay, cách diễn đạt độc đáo, ấn tượng… và vận dụng chúng có ý thức khi có cơ hội. Phải cẩn thận khi sử dụng ngôn ngữ khi nói và nhất là khi viết văn. Tránh thói quen sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt tùy tiện trong bài viết. 5. Mở rộng kiến thức bằng cách lập sổ tay vănhọc Khi học một tác phẩm văn học, cần liên hệ tích hợp với nhiều tác phẩm khác, trích dẫn chứng và ghi chép vào sổ tay. Ngoài ra, sổ tay còn là nơi ghi nhớ giúp các em những lời hay ý đẹp, những câu danh ngôn, những nhận định của những nhà văn nổi tiếng, nhà phê bình vănhọc về tác phẩm, tác giả hoặc vấn đề văn học… Chắc chắn những yếu tố này sẽ làm cho bài viết văn rất có trọng lượng trong mắt người chấm. Bật mí một chút: đôi khi danh ngôn lại liên quan mật thiết đến phần nghị luận xã hội trong chương trình mới, các em cứ sưu tầm và “đắc ý” với những câu danh ngôn, không chỉ có tác dụng mở rộng vốn sống, mà có khi đó còn là một cơ may, một kết quả được đáp lại khi gặp một đề nghị luận xã hội. Và điểm số cao từ bài viết đúng cũng là một yếu tố làm nên sự đam mê của người học văn, làm nền tảng cho việc viết văn hay. 6. Bồi dưỡng niềm đam mê lớn lao từ những ý thích bé nhỏ Chúng ta cũng không phủ nhận rằng ngữ văn là một môn học nghệ thuật. Để theo đuổi nghệ thuật, chắc chắn phải có sự đam mê, yêu thích. Niềm yêu thích, đam mê họcvăn có thể bắt nguồn từ chính những ý thích rất giản đơn, riêng tư, ví dụ: thích vần điệu của thơ, thích nghe âm trầm bổng của tiếng Việt, thích đọc thơ trữ tình, thích đọc truyện cổ tích lúc còn thơ ấu, thích xem phim (những bộ phim rất có thể được dàn dựng dựa trên một tác phẩm văn học), hoặc yêu thích con người, khâm phục tài năng của tác giả…Nếu biết nuôi dưỡng những tình cảm tự nhiên đó, các em sẽ có niềm đam mê học văn. Từ đó, kết quả mang lại sẽ là những bài viết hay. 7. Yêu thiên nhiên, đất nước, cuộc sống, yêu mọi người xung quanh mình Vănhọc phản ánh cuộc sống, “Văn học là nhân học”; các em có yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu các danh lam thắng cảnh, yêu con người, chúng ta mới đồng cảm được với nhà văn, mới hiểu được tình yêu cuộc sống và thông điệp nhà văn muốn gửi gắm. Đôi khi, cần đặt mình vào vị trí của nhà văn để cảm nhận và các em (độc giả) sẽ trở thành người đồng sáng tạo với tác giả. Hy vọng bài viết sẽ nhận được những ý kiến từ các em, để chúng ta cùng vun đắp niềm yêu thích và nâng cao chất lượng học bộ môn. Chúc các em thành công! Lương Thanh Hưởng . tâm, dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của mình, em nhận thấy nguyên tắc “Việc học những vấn đề phức tạp sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu nó được tiến hành trên cơ sở những thông tin và kinh nghiệm. người đã có kinh nghiệm, đã có vốn kiến thức đã được tích luỹ. Chúng ta trở lại quá trình học thời phổ thông; Đây là quãng thời gian mà hầu như học sinh chưa có được những thông tin và kinh nghiệm. học vừa làm sẽ có được những kiến thức thực tế hơn và có được những kinh nghiệm quý báu hơn về cuộc sống. Những kiến thức, kinh nghiệm đó có thể không thể hiện và áp dụng ngay nhưng nó sẽ rất