Loạn nhịptimvàđiềutrị (Dysrhythmias andtherapy)(Kỳ6) PGS.TS. Ng.Phú Kháng (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.3. Blốc tim (heart block): Blốc tim là những rối loạn tạo thành xung động hoặc dẫn truyền xung động từ nút xoang đến mạng lưới Purkinje. Nguyên nhân thường gặp gây blốc tim là: cường phó giao cảm, bệnh cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh van tim, thấp tim, viêm cơ tim 2.3.1. Ngừng xoang (sinus arrest) (hoặc blốc xoang nhĩ). + Khi nút xoang ngừng phát nhịp trong khoảng thời gian ngắn thì được gọi là ngừng xoang hay blốc xoang nhĩ. + Biểu hiện lâm sàng: phụ thuộc vào từng thời gian ngừng xoang dài hay ngắn: từ hồi hộp đánh trống ngực cho đến lịm, ngất, Adams-Stokes, hoặc đột tử. + Điện tim đồ: nhịp xoang xen kẽ những thời khoảng mất sóng P và phức bộ QRST, tùy tình trạng mất 1, 2, 3, 4 nhịp để chia ra blốc xoang nhĩ 1:1, 2:1, 3:1, 4:1 + Điều trị: - Điềutrị nguyên nhân gây ra blốc xoang nhĩ: lựa chọn các thuốc hoặc các biện pháp sau đây: . Atropin 1/4mg-2mg/ngày, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, duy trìnhịp xoang 60-80 ck/phút. . Ephedrin 0,01 ~ 2-6v/ngày, uống. . Isoprenalin (isuprel) 1-2 mg (1-2v/ngày) ngậm dưới lưỡi. . Đặt máy tạo nhịp (pacemaker). 2.3.2. Blốc nhĩ-thất (atrial ventricular block): Blốc nhĩ-thất được chia ra làm 3 độ: + Độ 1: là thời gian dẫn truyền từ nhĩ xuống thất; biểu hiện trên điện tim đồ là khoảng PQ kéo dài > 0,20 giây. + Độ 2: chia ra 2 loại - Chu kỳ Luciani-Wenckebach: khoảng PQ dài dần (thường 2-3 nhịp) sau đó kết thức bằng sóng P mà sau nó không có phức bộ QRST, cứ như thế lập lại thành chu kỳ. - Mobitz II: nhịp xoang có khoảng PQ bình thường, xen kẽ có một hay nhiều sóng P mà sau nó không có phức bộ QRST, tạo thành dạng blốc: 1:1, 2:1, 3:1 + Độ 3: nhịp nhĩ. Biểu hiện bằng sóng P trên điện tim đồ có tần số bình thường hoặc nhanh. Nhịp thất thường biểu hiện bằng phức bộ QRST có tần số chậm 30-40 ck/phút. Mất sự liên hệ giữa P và QRS. Blốc nhĩ thất độ 2, 3 là những rối loạnnhịptim nặng, thường gây ngất, lịm, hoặc tử vong do vô tâm thu. Phương pháp điềutrị blốc nhĩ-thất giống như điềutrị blốc xoang nhĩ. Đối với blốc nhĩ thất độ 3, thường phải truyền tĩnh mạch: Isuprel 1-2 mg, pha vào dung dịch glucose hoặc natri clorua 0,9% ~ 500 ml, truyền tĩnh mạch 10- 20 giọt/phút để duy trìnhịp thất 60-80 ck/phút. Nếu là blốc nhĩ thất độ 3 cấp tính thì phải cấy máy tạo nhịp tạm thời; nếu là mạn tính thì phải cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. 2.3.3. Blốc trong thất (in traventricular block): + Blốc trong thất được chia ra: . Blốc nhánh phải bó His hoàn toàn, không hoàn toàn. . Blốc nhánh trái bó His hoàn toàn, không hoàn toàn. . Blốc phân nhánh trái trước trên. . Blốc phân nhánh trái sau dưới. . Nhiều blốc kết hợp: blốc trong thất kết hợp với blốc nhĩ-thất hoặc các loại blốc tim khác. - Blốc nhánh phải bó His: trên điện tim đồ thấy phức bộ QRS có dạng chữ M hoặc W ở đạo trình V1 V2 hoặc V3, DII, DIII, aVF. Nếu độ rộng của phức bộ QRS < 0,12 giây thì được gọi là blốc nhánh phải bó His không hoàn toàn; ngược lại, nếu độ rộng phức bộ QRS > 0,12 giây thì được gọi là blốc nhánh phải bó His hoàn toàn. - Blốc nhánh trái bó His: trên điện tim đồ thấy phức bộ QRS có dạng chữ M hoặc W ở đạo trình V5, V6, có khi gặp cả ở đạo trình DI, aVL. Nếu độ rộng của phức bộ QRS < 0,12 giây thì được gọi là blốc nhánh trái bó His không hoàn toàn; nếu > 0,12 giây thì được gọi là blốc nhánh trái bó His hoàn toàn. I - Blốc phân nhánh trái trước trên: trục chuyển trái ≥ - 45o; (q) R ở đạo trình D , aVL; rS ở đạo trình DII, DIII, aVF. - Blốc phân nhánh trái sau dưới: Trục chuyển phải ≥ + 110o; rS ở đạo trình DI , aVL và (q) R ở đạo trình DII , DIII, aVF. Blốc phân nhánh trái trước trên và sau dưới hay phối hợp với blốc nhánh phải bó His. + Nguyên nhân gây ra blốc trong thất: - Bệnh tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, thông liên thất, hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot, hội chứng Eisemenger. - Bệnh tim-phổi mạn tính, tắc động mạch phổi cấp tính, bệnh van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại, tăng huyết áp - Bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm cơ tim, sau phẫu thuật tim, + Biểu hiện lâm sàng: . Blốc nhánh phải bó His có thể gặp ở người bình thường, nhưng blốc nhánh trái bó His chỉ gặp ở những người bị bệnh tim. . Những người bị blốc trong thất mà có bệnh tim thường bị choáng váng, có khi có hội chứng Stokes-Adams. . Những bệnh nhân có nhiều blốc tim kết hợp thì có tiên lượng nặng. + Điều trị: giống như điềutrị blốc nhĩ-thất. . Loạn nhịp tim và điều trị (Dysrhythmias and therapy) (Kỳ 6) PGS.TS. Ng.Phú Kháng (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.3. Blốc tim (heart block): Blốc tim là những rối loạn tạo thành. blốc tim là: cường phó giao cảm, bệnh cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh van tim, thấp tim, viêm cơ tim 2.3.1. Ngừng xoang (sinus arrest) (hoặc blốc xoang nhĩ). + Khi nút xoang ngừng phát nhịp. mất sóng P và phức bộ QRST, tùy tình trạng mất 1, 2, 3, 4 nhịp để chia ra blốc xoang nhĩ 1:1, 2:1, 3:1, 4:1 + Điều trị: - Điều trị nguyên nhân gây ra blốc xoang nhĩ: lựa chọn các thuốc hoặc