1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 12. Công dân với công đồng

6 3,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Về kiến thức - Biết cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người. - Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. - Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. - Hiểu được nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp học, trường học. 2. Về kỹ năng - Biết sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. 3. Về thái độ. - Yeu quý, gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở. II. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC LỚP HỌC Phương pháp, thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu vấn đề, diễn giảng. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa lớp 10, sách giáo viên, giáo án. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) 3. Học bài mới. Tiết 1 NỘI DUNG BÀI (LƯU BẢNG) THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 Họ và tên GVHD: Lê Ngọc Lan Tên SV: Nguyễn Thị Út Mã số sinh viên: 6044692 Trường THPT Phan Ngọc Hiển Lớp 10 Môn GDCD Tiết thứ……ngày… 1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sồng con người. a. Cộng đồng là gì? Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. 10 GV: Con người ta ai cũng sống, học tập và làm việc trong cộng đồng. Không ai có thể sống tách rời cộng đồng. Vậy cộng đồng là gì và chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào đối với cộng đồng? GV: Giải thích cụm từ “ Cộng đồng”. - “Cộng” là sự kết hợp, là gộp vào, thêm vào. - “Đồng” là cùng nhau, cùng một lúc, cùng một nơi, cùng làm, cùng chung sống. Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp những từ đồng nghĩa và gần gũi với “cộng đồng” như: đồng bang, đồng bào, đồng chí. GV: Em nào có thể cho cô biết cộng đồng là gì? GV: Lặp lại khái niệm cho HS ghi. GV: Kể tên một số cộng đồng mà em biết? GV: Kể thêm tên một số cộng đồng: cộng đồng người Hoa, cộng đồng người Khơme, gia đình, quốc gia, dân tộc HS: Trả lời HS: Ghi bài HS: Trả lời HS: Kể tên 2 b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. - Cộng đồng chăm lo cuộc sống cá nhân. - Đảm bảo cho mọi người phát triển. - Cộng đồng giải quyết hợp lý các mối quan hệ lợi ích riêng và chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ. - Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng. 15 GV: Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt khỏi cộng đồng? GV: Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng không? Ví dụ. GV: Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau: Gia đình – Khi làm việc lao động – khi tham gia hoạt động văn nghệ… nơi cư trú tham gia cộng đồng dân cư. GV: Cộng đồng có những đặc điểm gì? - Khác nhau: Về quy mô, loại hình, tổ chức, hoạt động. - Giống nhau: Nguồn gốc, tiếng nói, chữ viết, đời sống, phong tục tập quán. GV: Cuộc sống con người và cộng đồng có mối quan hệ như thế nào? - Cộng đồng chăm lo cuộc sống cá nhân. Đảm bảo cho mọi người phát triển. - Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc công HS: Trả lời và cho ví dụ. HS: Trả lời câu hỏi HS: Trả lời 3 2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. a. Nhân nghĩa - Nhân là lòng thương người. - Nghĩa là cách xử thế hợp theo lẽ phải.  Nhân nghĩa: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. * Ý nghĩa: 20 bằng, dân chủ, kỷ luật. GV: Em nào hãy giải thích câu: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”? GV: Nhận xét và bổ xung: - Đời sống cộng đồng cần có sự kết hợp mối quan hệ cá nhân, tập thể và xã hội. - Cộng đồng giải quyết hợp lý các mối quan hệ lợi ích riêng và chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ. GV: Như vậy: Cộng đồng là hình thức thể hiện mối liên hệ, quan hệ giữa con người với con người. GV: Vậy chúng ta cần phải sống và ứng xử như thế nào trong cộng đồng, đặc biệt là tập thể lớp học, trường học và công đồng dân cư nơi chúng ta cư trú? GV: Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng HS: Trả lời HS: Trả lời 4 - Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. - Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. - Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. * Biểu hiện: - Nhân ái, yêu thương, giúp đỡ nhau. - Nhường nhịn, đùm bọc nhau. - Vị tha, bao dung, độ lượng. * Học sinh phải rèn luyện như thế nào? - Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo cha mẹ, ông bà. - Quan tâm giúp đỡ mọi người. - Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha. - Tích cực tham gia hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”. nhất mà công dân hiện nay phải có. GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm Nhóm 1:Nhân là gì? Nghĩa là gì? Nhân nghĩa là gì? Nhóm 2: Ý nghĩa của nhân nghĩa? Nhóm 3: Biểu hiện của nhân nghĩa? Nhóm 4: Phát huy truyền thống nhân nghĩa HS phải làm gì? GV: Nhận xét và bổ sung ý kiến của các nhóm. GV: Hướng dẫn HS lấy ví dụ việc làm cụ thể: - Lễ phép với thầy, cô giáo. - Vâng lời cha mẹ chăm sóc cha mẹ khi đau ốm. - Giúp đỡ bạn trong lớp bị ốm, tai nạn. - Thăm nghĩa trang liệt sĩ. HS: Thảo luận và cử đại diện nhóm lên bảng trình bày. 5 - Kính trọng biết ơn các vị anh hùng của dân tộc. tôn trộng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Mua tăm ủng hộ người mù. - Đóng góp một bữa ăn sáng góp phần xây dựng nhà tình nghĩa. - Ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung. - Ủng hộ nạn nhân chất độc màu gia cam. - Tham gia đi bộ vì HS nghèo. - Không kỳ thị với người bị nhiễm HIV / AIDS. GV: Cho HS ghi bài vào vỡ. GV: Nhân nghĩa có thể hiểu là giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy nghĩa, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa người với người. HS: Ghi bài. 4.Củng cố (2 phút) 5.Dặn dò (2 phút) Làm bài tập 1, 2 SGK trang 94. Xem trước bài mới GVHD Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 (Ký duyệt) GSTT Lê Ngọc Lan Nguyễn Thị Út 6 . GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Về kiến thức - Biết cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người. - Nêu được. vào. - Đồng là cùng nhau, cùng một lúc, cùng một nơi, cùng làm, cùng chung sống. Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp những từ đồng nghĩa và gần gũi với “cộng đồng như: đồng bang, đồng bào, đồng. việc trong cộng đồng. Không ai có thể sống tách rời cộng đồng. Vậy cộng đồng là gì và chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào đối với cộng đồng? GV: Giải thích cụm từ “ Cộng đồng . - “Cộng”

Ngày đăng: 01/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w