SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Tiết 1) GVHD: Nguyễn Thị Tố Thắm SVTT: Bùi Thị Mai Loan Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2011 Trang 2 BÀI 12 : CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU - HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH (Tiết 1 ) I / MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là tình yêu, thế nào là tình yêu chân chính , hôn nhân và gia đình - Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. - Nêu được các chức năng cơ bản của gia đình. - Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên . - Hiểu được mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân, gia đình. 2. Về kĩ năng : - Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân và gia đình. - Thựchiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình. 3. Về thái độ: - Yêu quý gia đình - Đồng tình ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân và gia đình. - Phê phán những nhận thức và hành vi sai trái trong quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình. II. PHƯƠNG PHÁP: Bài này vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tế, do đó bài giảng kết hợp các phương pháp: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, đàm thoại, thảo luận nhóm, phương pháp nêu vấn đề III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách giáo khoa GDCD lớp 10 - Sách giáo viên GDCD lớp 10 - Sách thiết kế bài giảng lớp 10 - Ca dao, tục ngữ, thơ, danh ngôn nói về tình yêu, hôn nhân, gia đình. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút ) Câu 1. Nhân phẩm là gì? Thế nào là một người có nhân phẩm? Câu 2: Tự trọng và tự ái khác nhau ở điểm nào? Nêu 2 ví dụ để chứng minh. 2. Giới thiệu bài ( 2 phút ) Cho các em xem 5 hình ảnh nói về các trạng thái cung bậc của tình yêu. Sau đó cho một số câu hỏi để gợi ý các em trả lời : - Em có cảm nhận như thế nào về các bức hình trên ? - Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các bức hình đó ? - Em thấy bức hình thức 5 có gì đặc biệt ? Sau đó nhận xét và chốt lại vấn đề : Vậy thì tình yêu là gì ? Thế nào là một tình yêu chân chính ? trong tình yêu chúng ta cần tránh những điều gì ? đó là lí do mà chúng ta tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Bài 12: “Công dân với tình yêu – hôn nhân – gia đình”( tiết 1) 3. Dạy bài mới (31 phút ) Trang 3 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Gv: Như chúng ta đã biết tình yêu luôn phong phú, phức tạp và bí ẩn. Chính vì thế mà nó luôn là chủ đề hấp dẫn của biết bao thế hệ và nó không bao giờ cũ, điều đó thể hiện rõ trong thơ ca, ca dao tục ngữ GV: Em hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ, thơ, châm ngôn nói về tình yêu? HS: Ví dụ: “Gió đâu gió mát sau lưng Bụng đâu bụng nhớ người dưng thế này” “Nhớ ai, bổi hổi, bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than” GV: chúng ta vào phần 1 của bài: Câu 1: Theo em làm thế nào để biết 2 người đang yêu nhau? Câu 2: Theo em hiểu tình yêu là gì? HS: GV: Giảng giải kỹ và rõ ràng khái niệm Một tình yêu thực sự là luôn phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố: ban đầu là có sự rung cảm và quyến luyến sau đó là phải có sự phù hợp về nhiều mặt từ đó họ có nhu cầu gần gũi và tự nguyện sống, sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. HS: GV: Vì sao tình yêu là tình cảm riêng tư của hai người nhưng nó luôn mang tính xã hội? HS: Tình yêu là tình cảm thiêng liêng của 1. Tình yêu a/ Tình yêu là gì? - Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. Trang 4 cá nhân cần được tôn trọng. Nhưng tình yêu của cá nhân không hoàn toàn tách rời với xã hội bởi cá nhân là một phần của xã hội. Trước hết tình yêu được bắt nguồn và bị chi phối bởi các quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau, mặt khác tình yêu luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ. GV: Chuyển ý Tất cả chúng ta khi yêu đều mong muốn mình có được một tình yêu thật đẹp. Vậy thì để có được một tình yêu bền vững, trong sáng, không vụ lợi thì điều quan trọng cần phải xuất phát từ tình yêu chân chính. Vậy thế nào là một tình yêu chân chính? Chúng ta sang phần b của bài GV: Mỗi chế độ xã hội khác nhau thì có quan niệm khác nhau về tình yêu. Em hãy nêu một vài quan niệm về tình yêu trong thời phong kiến? HS: GV: Như trong XHPK: nam nữ thụ thụ bất thân, việc hôn nhân là do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Còn thời đại bây giờ thì tình yêu nam nữ bình đẳng hơn, nam nữ thoải mái tìm hiểu nhau chính vì vậy mà có rất nhiều bạn trẻ đã không thể phân biệt dược đâu là tình yêu chân chính, tình yêu đích thực của mình mà nhiều khi còn nhầm lẫn tình thương thành tình yêu, sự quí mến cũng cho là yêu, hoặc cũng có thể yêu là để lợi dụng nhau để sống. Cho nên đã có rất nhiều bạn trẻ phải đau khổ, phải tự tử vì yêu chỉ vì mình đã nhầm lẫn trong tình yêu. Vậy theo em thế nào là một tình yêu đẹp? HS: - Tình yêu luôn mang tính xã hội. b. Thế nào là một tình yêu chân chính ? Trang 5 GV: Giảng giải để làm rõ thêm sự trong sáng và lành mạnh trong tình yêu: yêu không vụ lợi, không lừa dối nhau, mà phải luôn giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập, thành công trong cuộc sống. Phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội: không lăng nhăng trong tình yêu, không nên yêu quá nhiều người cùng lúc GV: Theo biểu hiện của tình yêu trong giới trẻ hiện nay như thế nào? HS: Yêu vội vàng, yêu chớp nhoáng, yêu theo phong trào… GV: kết luận và chốt vấn đề GV: Trong xã hội của chúng ta, nam nữ hoàn toàn tự do, tự nguyện, xây dựng tình yêu được pháp luật bảo hộ. song, không phải vì vậy mà tình yêu nam nữ tránh khỏi được những sai lầm dẫn đến những hành vi hủy hoại cả đạo đức lẫn nhân cách cá nhân gây nên những tệ nạn trầm trọng cho xã hội. Vậy, để tránh những điều đáng tiếc đó chúng ta cần phải tránh những điều gì? Chúng ta sang phần c của bài. GV: theo em trong tình yêu chúng ta cần phải tránh những điều gì nhỉ? HS: - Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. * Biểu hiện của tình yêu chân chính: - Có tình cảm chân thật, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ. - Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi. - Có sự chân thành tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía. - Có lòng vị tha và sự thông cảm c. Một số điều cần tránh trong tình yêu - Yêu đương quá sớm - Yêu một lúc nhiều người. - Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trang 6 GV: nhận xét, cho HS ghi một số điều cần tránh trong tình yêu. GV: đưa ra 3 quan điểm cho học sinh bình luận: Thứ nhất: Tuổi HS THPT là tuổi đẹp nhất nên phải yêu nếu không sẽ bị thiệt thòi? Thứ 2: Nên yêu nhiều người cùng một lúc để cho mình có nhiều lựa chọn? Thứ 3: Khi yêu nên yêu hết mình và cần hiến dâng cho nhau tất cả? Câu 4: Theo em làm thế nào để có tình yêu đẹp? GV: nhận xét Gợi ý cho các câu bình luận trên: Câu 1: Là tuổi đang hoàn thiện bản thân, chưa ổn định về nhận thức nên dễ ngộ nhận. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định sai lầm. Câu 2: - Chứng tỏ khả năng chinh phục (nam) - Mục đích vụ lợi ( nữ) Câu 3: - Có thai ngoài ý muốn - Nạo, phá thai dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh về sau - Quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây ra những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục GV nhận xét, tổng hợp ý kiến HS và kết luận. Yêu và được yêu là nhu cầu của bản thân, thế nhưng làm thế nào để có tình yêu trong sáng, bền vững, giúp ta thành công hơn trong học tập và cuộc sống đó là điều mà mỗi học sinh cần phải quan tâm. Và nếu chúng ta cứ ngây ngất đắm Trang 7 say tự do lựa chọn “ yêu là chiều tất cả” như là một bản giao kèo tuyệt đối đúng đắn, sáng suốt cho hạnh phúc trong hôn nhân gia đình mà không tôn trọng, cân nhắc những lời khuyên của cha mẹ đối với sự trọng đại nhất của cuộc đời như ông cha ta nhắc nhở: “ trăm năm cuộc tình vuông tròn” Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông” Thì có khi phải trả giá – giá quá đắt cho hạnh phúc của mình. Cô hi vọng qua bài học này sẽ giúp các em có thêm những kiến thức bổ ích trước khi bước vào yêu và một tình yêu được xây dựng trên nền tảng tình bạn chân chính và sự thành đạt vững chắc của bản thân. Câu 4: Cần xuất phát từ tình cảm trân thành của hai người Phải trân thành, tin cậy, tôn trọng. Không vụ lợi, cảm thông, chia sẻ 4. Bài tập cũng cố ( 5 phút ) Bài trắc nghiệm. Bài 1: tình yêu chân chính là gì? ( chọn câu trả lời đúng nhất) a. Tình yêu trong sáng và lành mạnh b. Tình yêu không vụ lợi, phù hợp với xã hội c. Tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. X d. Phải biết sống và hi sinh vì nhau. Bài 2 :Những điều nào sau đây cần tránh trong tình yêu ? a. Yêu quá sớm b. Yêu một lúc nhiều người c. Nhầm lẫn tình bạn và tình yêu d. Yêu nông cạn, vội vàng e. Quan hệ tình dục trước hôn nhân f. Tất cả các ý trên X 5. Dặn dò ( 2 phút ) Trang 8 Học sinh về nhà học bài Chuẩn bị phần 2 và phần 3 của bài 12 Trang 9 . 2011 Trang 2 BÀI 12 : CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU - HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH (Tiết 1 ) I / MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là tình yêu, thế nào là tình yêu chân chính , hôn nhân và gia đình -. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Tiết 1) GVHD: Nguyễn. ngày hôm nay. Bài 12: Công dân với tình yêu – hôn nhân – gia đình”( tiết 1) 3. Dạy bài mới (31 phút ) Trang 3 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Gv: Như chúng ta đã biết tình yêu luôn phong