Trường THPT Lê Quí Đôn ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM – Năm học 2008-2009 MÔN: VẬT LÍ – Lớp 10 Thời gian làm bài:40phút; (28 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Lớp: 10A Bảng Trả Lời: Câu 1: Ở nhiệt độ 273 0 C thể tích của một lượng khí là 10 lít. Thể tích của lượng khí đó ở 546 0 C khi áp suất khí không đổi nhận giá trị nào sau đây: A. 20 lít B. 5 lít C. 10 lít D. 15 lít Câu 2: Một sợi dây đồng dài 1,8m có đường kính 0,8 mm. Khi bị kéo bằng 1 lực 25N thì nó dãn ra một đoạn bằng 1mm. suất Y-âng của đồng là A. 8,95. 9 10 Pa B. Một giá trị khác C. 8,95. 11 10 Pa D. 89,5. 9 10 Pa Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ? A. Giữa các phân tử có khoảng cách B. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động C. Chuyển động không ngừng D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao Câu 4: Phương trình nào sau đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng ? A. pV T: B. 1 1 2 2 1 2 p V p V T T = C. pT V = hằng số D. pV T = hằng số Câu 5: Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôi-lơ- Ma-ri-ôt ? A. 1 V p : B. 1 p V : C. 1 1 2 2 p V p V= D. V p: Câu 6: Chọn câu sai trong các câu sau ? Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều B. chuyển động với gia tốc không đổi C. chuyển động cong đều D. chuyển động tròn đều Câu 7: Một vật có khối lượng 1kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m, nghiêng góc 0 30 so với mặt phằng nằm ngang. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật nhận giá trị nào sau đây ?Lấy 2 10 /g m s= A. 4 m/s B. 10 m/s C. 6m/s D. 8 m/s Câu 8: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô được bảo toàn ? A. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát B. Ô tô giảm tốc C. Ô tô chuyển động tròn đều D. Ô tô tăng tốc Câu 9: Chất khí ở 0 0 C có áp suất 0 p , cần đun nóng chất khí lên nhiệt độ bao nhiêu để áp suất của nó tăng lên 3 lần ? Biết thể tích khí không đổi. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. 273 0 C B. 91 0 C C. 546 0 C D. 819 0 C Trang 1/5 - Mã đề thi 132 Câu 10: Với kí hiệu: 0 l là chiều dài ở 0 0 C ; l là chiều dài ở 0 t C ; α là hệ số nở dài. Biểu thức nào sau đây là đúng với công thức tính chiều dài l ở 0 t C ? A. 0 l l t α = + B. 0 1 t l l α = + C. 0 l l t α = D. 0 (1 )l l t α = + Câu 11: Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 15 kg từ giếng sâu 8m lên trong 20s. Lấy 2 10 /g m s= . Công và công suất của người ấy là bao nhiêu ? A. 120J; 2400W B. 1200J; 24000W C. 1200J; 60W D. 120J; 6W Câu 12: Chọn câu đúng. Công có thể biểu thị bằng tích của A. Lực và quãng đường đi được B. lực và vận tốc C. năng lượng và khoảng thời gian D. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian Câu 13: Chọn câu đúng. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN A. cơ năng không đổi B. thế năng giảm C. động năng tăng D. cơ năng cực đại tại N Câu 14: Đối với một lượng khí xác định, quá trình nào sau đây là đẳng áp ? A. Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm B. Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ C. Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng D. Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ Câu 15: Đường nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt ? A. Hình 3 B. Hình 4 C. Hình 1 D. Hình 2 Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định lí biến thiên thế năng ? A. Khi một vật chuyển động từ điểm A đến điểm B trong trọng trường thì công của trọng lực trong chuyển động đó có giá trị bằng hiệu thế năng của vật tại A và tại B B. Khi một vật chuyển động từ điểm A đến điểm B trong trọng trường thì công của trọng lực trong chuyển động đó có giá trị bằng tích thế năng của vật tại A và tại B C. Khi một vật chuyển động từ điểm A đến điểm B trong trọng trường thì công của trọng lực trong chuyển động đó có giá trị bằng tổng thế năng của vật tại A và tại B D. Khi một vật chuyển động từ điểm A đến điểm B trong trọng trường thì công của trọng lực trong chuyển động đó có giá trị bằng thương thế năng của vật tại A và tại B Câu 17: Chọn câu đúng. Cơ năng là một đại lượng A. luôn luôn dương hoặc bằng không B. có thể dương, âm hoặc bằng không C. luôn luôn dương D. luôn luôn khác không Câu 18: Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chạy với vận tốc 36 km/h thì người lái xe thấy có chướng ngại vật ở cách 10m và đạp phanh. Biết lực hãm bằng 22000N. Xe dừng lại cách chướng ngại vật bao nhiêu ? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. 0,9 m B. 1,9m C. 9,1 m D. 8,1 m Câu 19: Một thanh ray dài 10m được lắp trên đường sắt ở nhiệt độ 20 0 C . Phải để hở một khe ở đầu thanh ray với bề rộng là bao nhiêu , nếu thanh ray nóng đến 50 0 C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. Hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là 6 1 12.10 K − − . Chọn kết quả đúng trong kết quả sau: Trang 2/5 - Mã đề thi 132 V T 0 ình 3H p 0 V ình 1H p V 0 ình 2H T p 0 ình 4H A. 4 3,6.10 m − B. 3 3,6.10 m − C. 2 3,6.10 m − D. 5 3,6.10 m − Câu 20: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh ? A. Có dạng hình học xác định B. Có cấu trúc tinh thể C. Có nhiệt độ nóng chảy xác định D. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định Câu 21: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sac-lơ ? A. p t = hằng số B. p t: C. 3 1 1 3 p p T T = D. 1 2 2 1 p T p T = Câu 22: Một xe chở cát có khối lượng 38 kg đang chạy trên đường nằm ngang không ma sát với vận tốc 1 m/s. Một vật có khối lượng 2kg bay ngược chiều xe chạy với vận tốc 7 m/s (đối với đất) đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Vận tốc mới của xe là A. 6 m/s B. Kết quả khác C. 0,6 m/s D. 1,3m/s Câu 23: Động năng của một vật tăng khi A. gia tốc của vật a>0 B. vận tốc của vật v>0 C. hợp lực tác dụng lên vật sinh công dương D. gia tốc của vật tăng Câu 24: Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có 2 3 dm hỗn hợp khí đốt dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 47 0 C . Pittông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2 3 dm và áp suất là 15 atm. Nhiệt độ hỗn hợp của khí nén khi đó nhận giá trị nào sau đây: A. 70,5 0 C B. 207 0 C C. 270 0 C D. 480 0 C Câu 25: Đường biểu diễn nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng tích ? A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 26: Bơm không khí có áp suất 1 atm vào một quả bóng có dung tích không đổi 2,5 lít. Mỗi lần bơm, ta đưa được 125 3 cm không khí vào trong quả bóng đó. Biết rằng trước khi bơm, bóng chứa không khí ở áp suất 1atm và trong khi bơm nhiệt độ không khí không thay đổi. Sau khi bơm 12 lần , áp suất bên trong quả bóng là: A. 1,6 atm B. 3,2 atm C. 4,8 atm D. 5 atm Câu 27: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với đại lượng nào dưới đây ? A. Ứng suất tác dụng vào thanh B. Cả ứng suất và độ dài ban đầu của thanh C. Tiết diện ngang của thanh D. Độ dài ban đầu của thanh Câu 28: Một quả bóng đang bay ngang với động lượng p ur thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn của vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là A. 0 r B. 2p − ur C. 2p ur D. p ur HẾT Trang 3/5 - Mã đề thi 132 p V p 0 ình 3H 0 t C 0 273− ình 2H 0 V p ình 1H p ( )T K 0 ình 4H Trường THPT Lê Quí Đôn ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN : VẬT LÝ - LỚP: 10 - NÂNG CAO THỜI GIAN: 20 phút Phần tự luận: 3 điểm Câu 1: Cho cơ hệ như hình vẽ, thanh AB đồng chất khối lượng m = 1kg, có thể quay quanh A, đầu B treo một vật có khối lượng m / =1kg, thanh được giữ cân bằng như hình vẽ α=60 0 Lấy g=10m/s 2 C α A B m / a. Áp dụng quy tắc momen lực tính lực căng dây BC ? (0,5 điểm) b. Tính độ lớn của phản lực mà tường đã tác dụng vào thanh AB ? (0,5 điểm) Câu 2: Một viên đạn có khối lượng m=2kg khi bay đến điểm cao nhất của quỹ đạo parapol với vận tốc V=200m/s theo phương nằm ngang thì nổ thành 2 mảnh. Một mảnh có khối lượng m 1 =1,5kg bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v 1 =200m/s. Hỏi mảnh kia bay theo hướng nào và vận tốc bằng bao nhiêu ? (1 điểm) Câu 3: Một vât trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 1m, hợp với phương ngang một góc α=30 0 , hệ số ma sát là 0,2. Lấy g=10m/s 2 a. Áp dụng ĐLBT năng lượng tính vận tốc ở cuối mặt phẳng nghiêng ? (0,5 điểm) b. Tính gia tốc – thời gian vật đi hết mặt phẳng nghiêng ? (0,5 điểm) Hết Trang 4/5 - Mã đề thi 132 Trường THPT Lê Quí Đôn ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN : VẬT LÝ – LỚP 10 – BAN CƠ BẢN THỜI GIAN: 20 phút II-PHẦN TỰ LUẬN: ( 3 đ) Bài 1: (1đ)Từ mặt đất, người ta ném một vật theo phương thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s. Lấy g = 10 m/s 2 ( Bỏ qua sức cản không khí ) a. Xác định độ cao cực đại của vật. b. Ở độ cao nào thế năng bằng bốn lần động năng ? Bài 2: (1đ) Trên đồ thị cho biết quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng trong hệ tọa độ ( P,T). Biết P 1 = 3 atm, V 1 = 10 cm 3 , T 1 = 300 K, P 2 = 2 P 1 . Xác định V 2 , T 3 ? P(atm) (2) (3) P 2 P 1 (1) O T 1 T 3 T (K) Bài 3 : (1đ) Hai thanh kim loại, một bằng nhôm và một bằng kẽm dài bằng nhau ở 0 0 C, còn ở 100 0 C thì chênh nhau 0,5 mm. Xác định chiều dài của 2 thanh này ở 0 0 C. Biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10 -6 K -1 và của kẽm là 34.10 -6 K -1 . Hết Trang 5/5 - Mã đề thi 132 . ta đưa được 125 3 cm kh ng kh vào trong quả bóng đó. Biết rằng trước khi bơm, bóng chứa kh ng kh ở áp suất 1atm và trong khi bơm nhiệt độ kh ng kh kh ng thay đổi. Sau khi bơm 12 lần , áp suất. (0,5 điểm) Hết Trang 4/5 - Mã đề thi 132 Trường THPT Lê Quí Đôn ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN : VẬT LÝ – LỚP 10 – BAN CƠ BẢN THỜI GIAN: 20 phút II- PHẦN TỰ LUẬN: ( 3 đ) Bài 1: (1đ)Từ. Trường THPT Lê Quí Đôn ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM – Năm học 2008-2009 MÔN: VẬT LÍ – Lớp 10 Thời gian làm bài:40phút; (28 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Lớp: 10A Bảng Trả