1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến kinh nghiệm ngũ văn

3 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 46 KB

Nội dung

Tìm hiểu một số quy định về thanh tra nhân dân Luật thanh tra được Quốc hội khoá 11, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15-6-2004, nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu cụ thể về thanh tra nhân dân, chúng tôi xin giới thiệu một số quy định sau: 1. Thanh tra nhân dân và nhiệm vụ quyền hạn chung của thanh tra nhân dân Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Cùng với hệ thống thanh tra nhà nước ( nay là thanh tra Chính phủ), thanh tra ngành, lĩnh vực, tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trong Hội nghị TW8, khoá VI Đảng đã chỉ rõ: phát huy vai trò của hệ thống thanh tra nhân dân để cùng với hệ thống thanh tra nhà nước giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật và chủ trương, chính sách của nhà nước, phát hiện và tham gia xử lý những vụ việc tiêu cực trong Đảng, bộ máy nhà nước và trong xã hội. Và ở Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội có ghi: nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân. Trên cơ sở các quan điểm của Đảng có thể khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Để thực hiện tốt mối quan hệ đó, việc thành lập Ban thanh tra nhân dân ở các đơn vị cơ sở có ý nghĩa quan trọng, nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra, góp phần cùng chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chấp hành đúng chính sách, pháp luật của nhà nước. Tổ chức và hoạt động của tổ chức thanh tra nhân dân luôn luôn thể hiện tính quần chúng nhân dân và tính pháp lý. Tính quần chúng nhân dân là ở chỗ nhân dân tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân, đề cử những người xứng đáng vào Ban thanh tra nhân dân ở đơn vị. Những người được bầu vào Ban thanh tra nhân dân là những người phục vụ vì lợi ích của tập thể đơn vị và xã hội, phải công tâm và hoàn toàn khách quan trong quá trình kiểm tra, giám sát. Khi quyết định mọi vấn đề kiểm tra, giám sát phải theo đúng ý nguyện của quần chúng nhân dân. Còn tính pháp lý là ở việc tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân phải phù hợp với cơ sở pháp lý, đúng với các quy định của pháp luật. Luật thanh tra đã giành hẳn 1 chương với 10 điều ( từ điều 58 đến điều 67) quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân. Do đó, những người được bầu làm thành viên của Ban thanh tra nhân dân phải là những người gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, được quần chúng nhân dân tin yêu và tín nhiệm, khi hoạt động phải thực hiện đúng các nhiệm vụ quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân do pháp luật quy định. Theo quy định của Luật thanh tra, Ban thanh tra nhân dân có các nhiệm vụ quyền hạn sau đây: - Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. - Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó. - Khi cần thiết được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định. - Kiến nghị với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở thiếu sót được phát hiện qua giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao động, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện những người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý. 2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân Luật thanh tra quy định, thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức ban thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Theo quy định đó, Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở tất cả các đơn vị cơ sở như xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, việc tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn hoạt động của thanh tra nhân dân trong từng loại cơ sở có những mặt khác nhau về tổ chức, cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn. Vì vậy, tổ chức thanh tra nhân dân thường được chia thành 2 loại hình phù hợp với từng loại cơ sở 1 đó là ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Ban thanh tra gồm có trưởng ban, phó trưởng ban và các uỷ viên, hoạt động theo nhiệm kỳ 2 năm. 2.1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn Tại điều 60 Luật Thanh tra quy định: Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu. Căn cứ vào địa bàn và số lượng dân cư, mỗi ban thanh tra ở xã, phường, thị trấn có từ 5-11 thành viên. Số lượng thành viên cụ thể theo quy định của Thông tư số 08/TT-MTTQ ngày 24-11-1991 của Uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam quy định là những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5000 người bầu 5 thành viên; từ 5000-9000 người bầu 5-7 thành viên; từ 10000-15000 người bầu 7-9 thành viên; từ trên 15000 người bầu 11 thành viên. Trường hợp xã, phường, thị trấn có trên 10 ấp, tổ dân phố thì mỗi ấp, tổ dân phố 1 thành viên. Những xã vùng trung du, vùng cao cần bảo đảm mỗi xóm có một thành viên. Thành viên của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn không phải là người đương nhiệm trong UBND xã, phường, thị trấn và phải là người gương mẫu trong lao động sản xuất, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; là người có uy tín và am hiểu sâu sắc tình hình địa phương, thông hiểu những quy định, nội quy, quy chế đã đặt ra ở địa phương, nhất là những quy chế về dân chủ ở cơ sở, quy chế về xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới trong cụm dân cư, tổ dân phố, trong phường, xã. Căn cứ Luật thanh tra, Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có các nhiệm vụ sau đây: - Giám sát thường xuyên, tại chỗ việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; đồng thời động viên nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra nhằm xây dựng chính quyền thực sự là chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. - Trực tiếp tham gia vào hoạt động thanh tra, kiểm tra hoặc xác minh kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở nếu được UBND xã, phường, thị trấn, Mặt trận tổ quốc hoặc thanh tra chính phủ cấp trên yêu cầu. Công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo là thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. Ban thanh tra nhân dân không có chức năng tự kiểm tra, thanh tra do đó không có trách nhiệm tự tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra cũng như không có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo ở cơ sở. Nhưng nếu được người có thẩm quyền yêu cầu thì Ban thanh tra nhân dân có trách nhiêm tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra. - Phối hợp thanh tra Chính phủ khi thanh tra tại địa phương mình; giám sát tổ chức và cá nhân trong địa phương thực hiện kết luạn, kiến nghị, quyết định về thanh tra. - Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn và chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp để đề ra phương hướng, nội dung, chương trình hoạt động của mình. Ban thanh tra nhân dân thường xuyên phản ánh tình hình và báo cáo hoạt động của mình trong trong các phiên họp thường kỳ của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn. Trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ, Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có các quyền hạn: - Khi tiến hành giám sát, kiểm tra,phát hiện thấy các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế thì kiến nghị với UBND xã, phường, thị trấn xử lý hoặc có biện pháp khắc phục; đồng thời, giám sát thực hiện các kiến nghị đó. Đối với những vi phạm có liên quân đến chủ tịch UBND thì được báo cáo lên tổ chức thanh tra chính phủ cấp trên. - Trong giám sát, kiểm tra, Ban thanh tra nhân dân được quyền yêu cầu tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật ở cơ sở cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để xem xét, kiến nghị. - Động viên nhân dân tham gia giám sát, phát hiện các sai phạm, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của quần chúng để đề xuất kiến nghị với chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn xem xét giải quyết. - Khi tiến hành giám sát, kiểm tra và lập biên bản ghi lại những thực trạng đã xảy ra tại chỗ là cơ sở pháp lý để tổ chức thanh tra nhân dân có những bằng chứng, chứng lý chứng minh khi cần thiết. - Khi cần thiết, trưởng Ban thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn mà nội dung liên quan đến quyền giám sát, kiểm tra của thanh tra nhân dân. 2. 2. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do hội nghị công nhân, viên chức hoặc hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu. Ban thanh tra nhân dân có từ 3-9 thành viên 2 là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 2 năn nếu trong nhiệm kỳ, thành viên Ban thanh tra không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở đề nghị hội nghị công nhân viên choc hoặc hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế. Thành viên của Ban thanh tra phải là những cán bộ viên chức nhà nước gương mẫu trong sản xuất, công tác, chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; trung thực, thẳng thắn, khách quan, có tinh thần đấu tranh bảo vệ lẽ phải, cái đúng, cái tích cực trong đơn vị; có trình độ hiểu biết pháp luật, tâm lý xã hội, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệt tình với công tác thanh tra. Tổ chức thanh tra trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước gồm có: Ban thanh tra ở các cơ quan hành chính: trong các cơ quan hành chính như Văn phòng UBND tỉnh, bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước đều có tổ chức ban thanh tra nhân dân để thực hiện chức năng giám sát mọi mặt hoạt động tại cơ quan.Ban thanh tra chịu sự quản lý, điều hành của Ban chấp hành Công đoàn cơ quan.Ban thanh tra nhân dân trong các đơn vị sự nghiệp : ở các đơn vị như trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu của nhà nước không có chức năng làm kinh tế và quản lý nhà nước, do vậy các đơn vị này được thành lập Ban thanh tra nhân dân để giám sát, nắm bắt mọi tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, đồng thời kiểm tra, đánh giá đúng đắn việc thực hiện các chủ trương, biện pháp của nhà nước ở cơ quan, đơn vị và thực hiện cac nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.Ban thanh tra nhân dân trong các doanh nghiệp nhà nước: tại các tổ chức kinh tế của nhà nước như nhà máy, xí nghiệp, công ty, nông lâm trường, trạm, trại…có chức năng sản xuất kinh doanh đều có tổ chức Ban thanh tra nhân dân. Việc tổ chức Ban thanh tra nhân dân bảo đảm thuận lợi cho sinh hoạt và hoạt động giám sát, nắm bắt kịp thời nguyện vọng của quần chúng, phù hợp chỉ đạo điều hành của công đoàn cơ sở. Căn cứ vào các quy định của Luật Thanh tra và Luật Khiếu nại, tố cáo, các tổ chức thanh tra trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể phù hợp với đặc thù của từng loại cơ quan. Cụ thể là: Thanh tra nhân dân các đơn vị kinh tế: - Giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan. - Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động. - Giám sát việc thực hiện công tác quản lý của đơn vị, như quản lý tài chính, quản lý sản xuất, hoạt động kinh doanh. - Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của giám đốc hoặc của thủ trưởng đơn vị. Thanh tra nhân dân ở các đơn vị sự nghiệp: - Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của đơn vị. - Giám sát việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, viên chức và người lao động. - Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được Nhà nước và cấp trên giao cho đơn vị. - Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng đơn vị. Thanh tra nhân dân trong các cơ quan hành chính có các nhiệm vụ quyền hạn: - Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan. - Giám sát việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nhà nước trong cơ quan. - Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng cơ quan. 3 . tài liệu cần thiết để xem xét, kiến nghị. - Động viên nhân dân tham gia giám sát, phát hiện các sai phạm, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của quần chúng để đề xuất kiến nghị với chủ tịch UBND xã,. ở địa phương, nhất là những quy chế về dân chủ ở cơ sở, quy chế về xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới trong cụm dân cư, tổ dân phố, trong phường, xã. Căn cứ Luật thanh tra, Ban. chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế thì kiến nghị với UBND xã, phường, thị trấn xử lý hoặc có biện pháp khắc phục; đồng thời, giám sát thực hiện các kiến nghị đó. Đối với những vi phạm có liên

Ngày đăng: 01/07/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w