Triệuchứngvàhậuquả của bệnhsuytĩnhmạch mãn tínhlàgì Tôi muốn tìm hiểu thêm những thông tin rõ ràng về bệnh Suytĩnhmạch mạn tính, các triệu chứngcủa bệnh, hậuquả căn bệnh gây ra và cách phòng chống. Tôi đã đi khám và đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ nhưng tôi muốn biết có những phương pháp kết hợp để cho hết bệnh nhanh và an toàn không? Đau thắt ngực không ổn định, suytĩnhmạchmạntínhSuytĩnhmạchmạntínhlà một bệnh lý khá phổ biến. Những người dễ mắc bệnh bao gồm: - Phụ nữ dễ bị hơn nam giới từ 2 – 3 lần, do bệnh liên quan đến nội tiết tố, thai nghén, sau sanh, dùng thuốc ngừa thai, đứng lâu, khối lượng cơ của nữ thấp hơn nam, sử dụng giày không thích hợp. - Người phải làm nghề đứng nhiều như giáo viên, cảnh sát giao thông, bác sĩ phẫu thuật, thợ dệt… Nguy cơ này càng cao nếu là phụ nữ. - Những người thừa cân hoặc béo phì. - Người ăn ít chất xơ, thường bị táo bón - Bệnh nhân sau những cuộc mổ lớn: mổ đẻ, mổ xương, chấn thương… - Bệnh nhân phải nằm bất động lâu do bị tai biến mạch máu não, bó bột… - Người làm việc liên tục trong môi trường nóng ẩm, đứng liên tục, ít đi lại. Ban đầu, bệnh thường biểu hiện: mỏi chân, nặng chân, đau mỏi hoặc căng nặng bắp vế; sưng mắt cá chân nhất là vào buổi tối; cảm giác bị “chuột rút” ở bắp chân về đêm; “tê như kiến bò” hoặc ngứa đâu đó ở bàn chân; có những “đường gân xanh” nổi trên da; đau, có “vết chàm”, loét hoặc viêm vùng cổ chân. Nếu để ý, bệnh nhân sẽ tự phát hiện là các triệuchứng này tăng khi đứng lâu và giảm đi khi nằm gác chân lên cao. Dần dần, một bên chân hoặc cả hai chân sưng phù, nhất là khi đứng lâu, đau bắp vế và chuột rút về đêm xảy ra nặng hơn và thường xuyên hơn. Nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch: chân sưng to nhanh, nóng, đỏ và đau, các tĩnhmạch nổi rõ và cứng. Bệnh lâu năm thì toàn bộ hệ thống tĩnhmạch bị giãn to, gây ra rối loạn biến dưỡng da, gây ra những vết loét lâu lành, nhiễm trùng, rỉ dịch hoặc chảy máu ở bàn chân, cẳng chân. Cục máu đông (huyết khối) thành lập do ứ trệ máu trong các tĩnhmạch bị giãn có thể theo dòng máu trở về tim gây thuyên tắc phổi làm cho bệnh nhân đau ngực, khó thở dữ dội, thậm chí có thể tử vong. Tùy theo mức độ giãn tĩnhmạch mà phối hợp những cách điều trị như sau: - Lối sống và tư thế thích hợp: khi nằm nghỉ thì để chân cao hơn ngực; tránh ngồi lâu hay đứng lâu quá; tránh béo phì; ăn nhiều chất xơ, tránh để bị táo bón. Thường xuyên tập thể dục: đi bộ, bơi lội, đi xe đạp. Để tránh cản trở sự lưu thông máu bình thường trong hệ tĩnhmạch nên mang giày vừa chân và có gót cao vừa phải từ 3 – 4cm, tránh mặc quần áo quá chật - Dùng các lọai băng thun hay vớ đàn hồi chuyên dụng theo tư vấn của bác sĩ. - Dùng thuốc hướng tĩnhmạch nhằm tăng trương lực tĩnhmạchvà bảo vệ vi tuần hoàn củabệnh nhân. Các thuốc này thường phải sử dụng lâu dài và theo sự chỉ định của thầy thuốc. - Ngoài ra, tùy trường hợp mà bác sĩ chỉ định bóc hoặc cắt bỏ tĩnh mạch, hoặc dùng phương pháp xơ hóa tĩnh mạch. Tùy theo vị trí tổn thương, diễn biến và mức độ bệnh mà phối hợp các biện pháp điều trị. Nhưng nhìn chung, bệnh thường lâu dài, dễ tái phát và không có biện pháp nào giúp hết bệnh nhanh và triệt để như mong đợi củabệnh nhân cũng như thầy thuốc. Mọi phương thức điều trị nhằm giảm triệu chứng, làm chậm diễn tiến và giảm biến chứng. Người bệnh sẽ thấy dễ “chung sống” với bệnh hơn nếu nhận thức được điều này để tích cực và kiên nhẫn thay đổi lối sống và theo đuổi trị liệu lâu dài. Chúc cô Minh Tú an tâm điều trị. . Triệu chứng và hậu quả của bệnh suy tĩnh mạch mãn tính là gì Tôi muốn tìm hiểu thêm những thông tin rõ ràng về bệnh Suy tĩnh mạch mạn tính, các triệu chứng của bệnh, hậu quả căn bệnh. không ổn định, suy tĩnh mạch mạn tính Suy tĩnh mạch mạn tính là một bệnh lý khá phổ biến. Những người dễ mắc bệnh bao gồm: - Phụ nữ dễ bị hơn nam giới từ 2 – 3 lần, do bệnh liên quan. hơn và thường xuyên hơn. Nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch: chân sưng to nhanh, nóng, đỏ và đau, các tĩnh mạch nổi rõ và cứng. Bệnh lâu năm thì toàn bộ hệ thống tĩnh mạch