1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đau như có kim châm ở tim, thỉnh thoảng không thở được… có cách gì để điều trị pdf

6 518 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 211,91 KB

Nội dung

Đau như kim châm tim, thỉnh thoảng không thở được… cách để điều trị Tôi hay cảm giác như bị kim châm ngay tim đã lâu rồi. Thỉnh thoảng đang làm nhẹ thì bị ép ngực thở không được. Tôi đi khám BV Chợ Rẫy, đo huyết áp bình thường, mỡ máu cao (596), đường huyết bình thường, chỉ số Goutt hơi cao (>7). BS kê toa Concor 5 và Creator, đã uống được 2 tháng nay thấy đỡ nhưng thỉnh thoảng vẫn cảm giác kim châm nhẹ. Mấy hôm nay bị stress do công việc áp lực nên lại bị tình trạng trên. Hiện tôi đang ăn theo chế độ ăn kiêng.Vậy xin hỏi BS cách điều trị hay liệu pháp để giảm mỡ máu cao và tình trạng bị đau ngực? Và địa chỉ BV nào chữa trị tốt nhất? Vấn đề của anh Quang là tình trạng “cảm giác nhói như bị kim châm vùng trước tim” tái phát. Triệu chứng đau ngực này lẽ liên quan đến một bệnh lý mạn tính. Thư hỏi không mô tả chi tiết về triệu chứng đau ngực này của anh, chẳng hạn khởi đầu, tính chất, vị trí, hướng lan, thời gian cơn đau và các triệu chứng kèm theo đau. Những thông tin về tình huống khởi phát đau như gắng sức, cử động, hay thở vào, hoặc những cách như nghỉ ngơi, dùng thuốc gì, hay tư thế của thể làm bớt đau, thể cho gợi ý về nguồn gốc của cơn đau. Thư anh Quang cũng không cho biết khi đến khám tại BV Chợ Rẫy anh đã được thực hiện các xét nghiệm nào khác ngoài các xét nghiệm máu, chẳng hạn điện tâm đồ tư thế nghỉ, điện tâm đồ khi gắng sức, siêu âm tim…và bác sĩ điều trị đã chẩn đoán bệnh lý của anh là gì. Vì vậy, bác sĩ tư vấn nêu một số thông tin để anh tham khảo như sau: Đau ngực là triệu chứng rất thường gặp khiến bệnh nhân lo sợ mình bị đau tim và phải đi khám bệnh. Nhưng thực ra, rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau ngực. 60% các trường hợp không bệnh thực thể, mà do nguyên nhân tâm lý, do bệnh nhân rối loạn âu lo nhiều hơn. Trường hợp này là đau ngực chức năng hay tâm sinh – tức là nguồn gốc tâm lý – thường xảy ra người trẻ, khuynh hướng lo âu, sợ bệnh. Người bệnh thường đau nhức âm ỉ, dai dẳng, kéo dài nhiều giờ cả vùng ngực, khi đau thành cơn “nhói lên” hoặc “dội lên kéo dài 1 hay 2 giây. Tình trạng này hay xảy ra khi người bệnh căng thẳng về cảm xúc và mệt, nhưng ít liên hệ với sự gắng sức do hoạt động thể lực. Trong cơn, người bệnh thường hồi hộp, tình trạng tăng thông khí phổi (người bệnh thường than cảm giác “ngộp thở”, phải hít sâu vào hoặc ngửa cổ “thở hước” “thở lấy hơi lên” mới đỡ), tình trạng tê cóng, cảm giác kiến bò nơi các đầu ngón, hay thở dài, chóng mặt, khó thở, yếu rã rời toàn thân. Người bệnh thường bệnh sử các cơn hoảng sợ, bất ổn định cảm xúc hay trầm cảm. Trường hợp này cần được điều trị bằng liệu pháp tâm lý bởi các bác sĩ thuộc chuyên khoa tâm thần kinh. 40% còn lại là đau ngực do bệnh thực thể như: đau do xương khớp, bệnh phổi – màng phổi, viêm thực quản do trào ngược, co thắt thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm túi mật, viêm tụy tạng, bệnh Herpes Zoster (dân gian gọi là bệnh giời leo), lo âu, tăng thông khí phổi, bệnh tế bào lưỡi liềm, dùng cocaine…Và chỉ một số ít trường hợp đau ngực mới thực sự là do các bệnh tim mạch như bệnh van tim, viêm màng ngoài tim, phình bóc tách động mạch chủ ngực – bụng, bệnh tim, trong đó hàng đầuđau thắt ngực do bệnh thiếu máu cục bộ tim. Để biết chắc đau ngực phải do bệnh tim thiếu máu cục bộ hay không, bác sĩ điều trị phải hỏi kỹ bệnh sử, tính chất đau ngực của bệnh nhân, trực tiếp thăm khám rồi thực hiện những xét nghiệm cần thiết để vừa chẩn đoán xác định vừa để đánh giá các yếu tố nguy gây bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu… từ thường qui như xét nghiệm máu, điện tâm đồ, siêu âm tim qua thành ngực, đến chuyên biệt như đện tâm đồ và siêu âm tim khi gắng sức, test chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI tim, xạ hình tim, hoặc chụp mạch vành nếu cần. Trường hợp của anh Quang, tôi nghĩ cần được xem lại, thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt hơn xét nghiệm thường qui. Vì một khi đã chẩn đoán đau ngực do bệnh tim thiếu máu cục bộ, cần được theo dõi, điều trị thường xuyên và lâu dài, để giảm nguy bị các biến chứng nặng như đột tử, nhồi máu tim cấp hoặc suy tim. Về điều trị rối loạn lipid máu, nên tích cực giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì bằng cách ăn kiêng và tăng cường vận động thể lực. Thực hiện lối sống lành mạnh bao gồm vận động thể lực đều đặn bằng những môn phù hợp (đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội ít nhất 30 phút mỗi ngày). Chế độ ăn kiêng như sau: - Ăn ít chất béo bão hòa và ít cholesterol và nhiều rau quả. Ăn ít chất béo bão hòa và ít cholesterol góp phần làm giảm nồng độ cholesterol LDL trong máu (LDL là loại chất béo hại, gây xơ vữa động mạch). Trong khẩu phần ăn mỗi ngày, lượng chất béo nói chung không nên chiếm quá 30% tổng năng lượng. Nếu không bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, lượng chất béo bão hòa không được chiếm quá 10% tổng năng lượng và lượng cholesterol tiêu thụ mỗi ngày không nên quá 300 mg. Nếu đã bị bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch lượng chất béo bão hòa không được chiếm quá 7% tổng năng lượng và lượng cholesterol tiêu thụ mỗi ngày không nên quá 200 mg. Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật (trừ mỡ cá), bơ, dầu dừa, dầu cọ. Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: lòng đỏ trứng, não heo (800 mg/100 g), gan heo (180 mg/100 g), tôm hùm (130 mg/100 g), bơ (120 mg/100 g), phô-mai (90 mg/100 g). - Trên thực tế, hạn chế ăn các loại mỡ động vật (thịt heo, da gà, da vịt), tránh ăn nhiều bơ, phô mai và đồ chiên xào. Người đã bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng. Nếu cần chế biến thức ăn nên thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hạt lanh). Ngoài chất béo bão hòa và cholesterol, một số loại chất béo không bão hòa đã bị biến đổi hóa học cũng thể gây bệnh mạch vành. Các loại chất béo này nhiều trong margarin, dầu shortening, bánh qui, thức ăn chiên sẵn đóng gói (bánh snack, khoai tây chiên). Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này. Ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần. Trong mỡ cá, đặc biệt là các loại cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ba sa) chứa acid béo omega-3. Acid béo omega-3 tác dụng lợi trên hệ tim mạch như hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch, ngừa cục máu đông (huyết khối) tắc mạch và ngừa rối loạn nhịp tim. Riêng người đã bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch nên ăn cá thường hơn. Tùy trường hợp, phải dùng dài hạn một số loại thuốc nhóm statin để điều trị tăng cholesterol máu (mà thuốc Crestor anh được bác sĩ chỉ định là một ví dụ) và thuốc kháng tiểu cầu gồm aspirin hoặc clopidogrel (biệt dược Plavix) để ngăn chận sự thành lập huyết khối xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng các thuốc này mà phải sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Tóm lại, anh thể trở lại tái khám BV Chợ Rẫy để được giải quyết chi tiết hơn nếu vẫn còn triệu chứng. Chúc anh Quang an tâm điều trị và sớm ổn định sức khỏe. . Đau như có kim châm ở tim, thỉnh thoảng không thở được… có cách gì để điều trị Tôi hay có cảm giác như bị kim châm ngay tim đã lâu rồi. Thỉnh thoảng đang làm nhẹ thì bị ép ngực thở không. chứng kèm theo đau. Những thông tin về tình huống khởi phát đau như gắng sức, cử động, hay thở vào, hoặc những cách như nghỉ ngơi, dùng thuốc gì, hay tư thế của cơ thể làm bớt đau, có thể cho gợi. thường hồi hộp, có tình trạng tăng thông khí phổi (người bệnh thường than có cảm giác “ngộp thở , phải hít sâu vào hoặc ngửa cổ thở hước” thở lấy hơi lên” mới đỡ), tình trạng tê cóng, cảm giác

Ngày đăng: 01/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w