Tài liệu chia sẻ về Tranh tết đông hồ.
TRANH TẾT ĐÔNG HỒ Vào dịp Tết Nguyên đán, theo phong tục cổ, những tờ tranh in màu sắc tươi rói lại được bày bán khắp nơi từ nông thôn đến thành thị làm không khí đón xuân chờ Tết càng thêm nao nức. Tranh dân gian, tranh Tết truyền từ đời này sang đời khác bằng kỹ thuật in bản gỗ. Tranh khắc gỗ dân gian nổi tiếng có: Đông Hồ (Hà Bắc), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây), Nam Hoành (Nghệ An), Sình (Huế), tranh Nam bộ tranh của các dân tộc thiểu số - lâu đời và nổi tiếng hơn cả là tranh Đông Hồ. Làng Đông Hồ nằm ven sông Đuống, cách Hà Nội chừng 40 km về phía đông, xưa gọi là Đông Mại (hay Mái) thuộc tổng Hồ, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc (nay là làng Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc). Đông Hồ có truyền thống nghệ thuật lâu đời. Thuộc đất cũ làng ven sông nay còn lại vài tấm bia đá trên nền chùa cổ. Tranh Đông Hồ là tranh khắc gỗ in trên giấy "điệp". Tranh Đông Hồ màu in trước, nét in sau. Tờ tranh có bao nhiêu màu, in bấy nhiêu lần ván màu. Tranh nét được khắc trên ván gỗ thị vàng ươm. Chỉ khắc trên gỗ thị vì gỗ thị mềm, mịn, dai. Ngọn dao khắc sắc lẻm tung hoành trên phiến gỗ thị làm nên những bản khắc quý giá. Cuối cùng mới in ván nét to đậm, mềm mại bao quanh lấy những mảng màu to bẹt, đồng bộ, tạo thành một đường viền làm ổn định hình trên tranh. Giấy in tranh là giấy dó dai bền, trên mặt giấy quét phủ một lớp điệp tạo cho tờ giấy dó cứng xốp và nổi lên chất nghệ thuật đặc sắc của những thô điệp phát sáng lung linh hấp dẫn. Màu mực in chế từ những nguyên liệu cây cỏ đất đá dễ kiếm quanh vùng, màu đen chế từ than lá tre khô, màu vàng từ hoa hoè hay quả dành dành, màu xanh lam chiết từ lá chàm, màu đỏ tươi là bột son, còn màu trắng thì dùng vỏ trai sò nghiền mịn. Tranh mua về không lồng kính đóng khung mà dán thẳng tờ tranh lên mặt tường, vách đất, liếp tre hay cánh cửa cổng nhà là những nơi tranh chịu tác động của mưa nắng nhiều. Cầu mong năm mới sung túc, thịnh vượng, nguời ta treo những tranh Đàn lợn, Đàn gà… Mong dồi dào sức khỏe để làm việc quanh năm người ta thích tranh Gà trống gáy sáng hay tranh Người nông phu ngồi nghỉ ở dưới gốc trâu nằm Ước sự giàu sang nhiều tiền của thì có tranh Tiến tài, Tiến lộc. Tiền là tranh vẽ có những đồng tiền xếp liền nhau ngụ ý sự ăn nên làm ra và được nhiều tiền nhiều bạc . Khuyến khích các trẻ em chăm chỉ học hành có tranh "Thầy đồ cóc dạy học"(với quang cảnh nhà trường), tranh "Lý Ngư vọng tuyệt" (tức cá chép trông trăng) ý nói người học trò mong mỏi học tập rồi thi đỗ ví như "cá vượt vũ môn" hóa thành rồng vậy. Lại có cả tranh "Đám cưới chuột" hay "Trạng nguyên chuột vinh quy bái tổ" nhằm khuyến học nữa. Lý ngư vọng nguyệt Cũng có người thích tranh các vị thần linh anh hùng dân tộc như "Sơn Tinh Thuỷ Tinh", "Phù Đổng Thiên Vương", "Trọng Thủy Mỵ Châu", "Bà Trưng Trắc", "Bà Triệu", "Đinh Tiên Hoàng", "Lý Thường Kiệt".v v Chịu ảnh hưởng Trung Hoa thì có những tranh "Tứ Bình" (tức bốn bức tranh) như: Mai, Lan, Cúc, Trúc; Ngư (người đánh cá), Tiều (người đốn củi), Canh (người làm ruộng), Mục (kẻ mục đồng); tranh ông Lã Vọng (tức Khương Tử nha câu cá ở Tây Kỳ) và các tranh dựa trên các truyện tích Tàu và Ta như "Tam Quốc Chí", "Chinh Đông Chinh Tây" tranh "Quan Âm Thị Kính" tranh "Nhị Độ Mai" tranh "Thạch Sanh Lý Thông".v v . Đặc biệt những tranh Tết trào lộng và thuần túy Việt Nam được nhiều người ưa thích là tranh trai gái "Đánh đu" (Trai ôm gối hạc khom khom cật, gái uốn cong lưng ong ngửa ngửa lòng!), tranh "Hứng dừa" (với hình một thanh niên đang trèo hái dừa ở trên cây và hình một thiếu nữa đứng dưới gốc dừa đang "tốc váy" lên để hứng lấy trái dừa to người con trai hái và bỏ xuống) và tranh "Đánh ghen" giữa người vợ cả và vợ lẽ . Nghệ nhân xưa vẽ tranh theo quan niệm sống hơn là giống. Vì vậy, cảnh vật con người vẽ trong tranh tuy là hình ảnh thực trong đời sống, nhưng khi thể.hiện vào tranh, nghệ nhân đã tạo dựng bằng đường nét khái quát, hết sức gạn lọc thuần khiết cất sao sợi ý gây được rung cảm cho người xem hơn là vẽ đúng luật giống như thực nhưng lại khô cứng chẳng diễn tả truyền cảm được gì. Tranh dân gian nhỏ bé, nên bố cục trong tranh thường chắc gọn, chặt chẽ nhưng cũng không kém phần linh hoạt phóng túng. Có tranh lại bố cục táo bạo, vượt hẳn ra ngoài mọi khuôn khổ luật lệ mà vẫn đạt tính nghệ thuật cao về hình thức và nội dung. Tranh Đông Hồ chỉ bán trong dịp Tết Nguyên Đán, cho nên cả hình thức (nét vẽ, màu sắc) lẫn nội dung đều hợp tiết xuân, và phản ảnh khát vọng dân gian được sống phong lưu sung túc. Đây là một loại hình nghệ thuật mang bản sắc dân tộc đâm đà, có truyền thống sản xuất và thưởng thức hàng mấy trăm năm. Người đi sắm hàng Tết thường không bao giờ bỏ qua hàng tranh. Vài xu lẻ đã mua được một bức Tiến tài, Tiến lộc, Phú quý, Vinh hoa về dán cửa nghinh xuân gửi gắm ước mơ. Người nông dân ước mơ cụ thể hơn: một bức tranh Gà Lợn dán vách, cũng là sự gửi gắm đợi chờ năm mới gà lợn sinh sôi đầy chuồng. MỘT SỐ TRANH ĐÔNG HỒ TIÊU BIỂU Chăn trâu thổi sáo Cưỡi voi Tiến tài Tiến lộc Vinh hoa Phú quý Đánh ghen Hứng dừa . tiếng hơn cả là tranh Đông Hồ. Làng Đông Hồ nằm ven sông Đuống, cách Hà Nội chừng 40 km về phía đông, xưa gọi là Đông Mại (hay Mái) thuộc tổng Hồ, huyện Siêu. đá trên nền chùa cổ. Tranh Đông Hồ là tranh khắc gỗ in trên giấy "điệp". Tranh Đông Hồ màu in trước, nét in sau. Tờ tranh có bao nhiêu màu,