Chuyển hóanănglượngCHUYỂNHÓANĂNGLƯỢNG MỤC TIÊU: 1. Trình bày được các dạng nănglượng trong cơ thể. 2. Trình bày được quá trình tổng hợp nănglượng cho cơ thể. 3. Trình bày được các hình thức tiêu hao nănglượng trong cơ thể. 4. Trình bày được các cơ chế điều hòachuyểnhóanăng lượng. Chuyểnhóanănglượng là sự biến đổi các dạng nănglượng trong cơ thể từ dạng này sang dạng kia. Cơ thể không tự sinh ra nănglượng mà phải lấy cơ sở từ hóanăng thức ăn chuyển thành các dạng nănglượng cần cho sự sống. Nănglượng dù tiêu hao ở bất cứ dạng nào cũng đều thải ra ngoài dưới dạng nhiệt. 1. Các dạng nănglượng của cơ thể Trong cơ thể có 5 dạng năng lượng, 4 dạng nănglượng sinh công là hóa năng, cơ năng, thẩm thấu năng, điện năng và 1 dạng nănglượng không sinh công là nhiệt năng. 1.1. Hóanăng - Nguồn gốc: tồn tại trong tất cả các phân tử hóa học cấu tạo nên cơ thể đặc biệt là dạng hợp chất giàu nănglượng ATP. - Ý nghĩa: giữ các liên kết nguyên tử, giữ các phân tử có hình dạng cố định trong không gian. Nănglượng sẽ được giải phóng khi phân tử bị phá vỡ để sinh công hóa học, số nănglượng giải phóng khác nhau tuỳ loại liên kết. 1.2. Động năng hay cơ năng - Nguồn gốc: sinh ra do sự chuyển động của các phân tử theo cùng một hướng. - Ý nghĩa: nănglượng được dùng để sinh công cơ học như: + Vận chuyển vật chất qua màng tế bào. + Vận chuyển máu trong bộ máy tuần hoàn. + Vận chuyển khí trong bộ máy hô hấp. + Vận chuyển thức ăn trong bộ máy tiêu hóa. + Vận cơ 1.3. Thẩm thấu năng - Nguồn gốc: sinh ra do sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào và duy trì sự chênh lệch nồng độ chất ở hai bên màng tế bào. 26 Chuyểnhóanănglượng - Ý nghĩa: nănglượng được dùng để sinh công thẩm thấu với một số chất khác như nước. 1.4. Điện năng - Nguồn gốc: sinh ra do sự chuyển động thành dòng của các ion qua màng tế bào tạo nên sự chênh lệch nồng độ ion ở hai bên màng tế bào. - Ý nghĩa: nănglượng được dùng để sinh công điện tạo ra các dòng điện sinh học như điện thế nghỉ và điện thế hoạt động của màng tế bào. 1.5. Nhiệt năng - Nguồn gốc: sinh ra trực tiếp từ các phản ứng chuyểnhóa trong cơ thể. Trung bình khoảng 80% nănglượng sinh ra từ các phản ứng chuyểnhóa này trở thành nhiệt năng. - Ý nghĩa: tế bào sống không có bộ máy sử dụng nhiệt để sinh công, do vậy nhiệt sinh ra được dùng để đảm bảo duy trì thân nhiệt ổn định và còn là dạng nănglượng thoái hóa cần thường xuyên thải ra ngoài cơ thể. 2. Tổng hợp nănglượng của cơ thể Thức ăn là nguồn cung cấp nănglượng chủ yếu cho cơ thể. Ba chất sinh năng chính trong thức ăn là: protid, glucid, lipid. 2.1. Quá trình Oxy hóa khử - Xảy ra ở bào tương và ty thể - Các chất sinh năng thoái hóa tạo ra các cơ chất cho hydro và CO 2 . Quá trình oxy hóa khử xảy ra khi các cơ chất cho hydro đi vào chuỗi hô hấp tế bào đến O 2 hít vào sinh ra nănglượng và H 2 O. 2.2. Quá trình phosphoryl hóa - Xảy ra ở ty thể. - Nănglượng sinh ra từ quá trình oxy hóa được dùng để phosphoryl hóa ADP tạo ra hợp chất giàu nănglượng ATP. Như vậy hóanăng của các chất sinh năng được chuyển thành hóanăng của ATP. 2.3. Hình thành các dạng nănglượng cơ thể - Hóa năng: ở mạng lưới nội bào tương của tế bào ATP cung cấp nănglượng cho các phản ứng tổng hợp các chất tạo hình, dự trữ, thực hiện chức năng và bài tiết. Như vậy hóanăng của ATP đã chuyển thành hóanăng của các chất đó. - Động năng hay cơ năng: ở màng tế bào ATP cung cấp nănglượng cho sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào; ở các sợi co rút của tế bào ATP cung cấp nănglượng cho sự co cơ tạo nên sự chuyển động trong 27 Chuyểnhóanănglượng tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, cơ… Như vậy hóanăng của ATP đã chuyển thành động năng của sự vận động trong cơ thể. - Thẩm thấu năng: ở màng tế bào ATP cung cấp nănglượng cho sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào và duy trì sự chênh lệch nồng độ chất hai bên màng tạo nên hiện tượng thẩm thấu. Như vậy hóanăng của ATP đã chuyển thành thẩm thấu năng của sự thẩm thấu. - Điện năng: ở màng tế bào ATP cung cấp nănglượng cho sự vận chuyển ion qua màng tế bào tạo nên điện thế nghỉ, điện thế hoạt động của màng. Như vậy hóanăng của ATP đã chuyển thành điện năng của các dòng điện sinh học. - Nhiệt năng: trong tất cả các phản ứng chuyểnhóa trên bao giờ cũng có trung bình khoảng 80% nănglượng của các chất tham gia phản ứng biến đổi thành nhiệt năng, hiệu suất sử dụng còn lại khoảng 20% để tạo ra các công hóa học, cơ học, thẩm thấu hay điện. 3. Tiêu hao nănglượng trong cơ thể 3.1. Nănglượng tiêu hao cho sự duy trì cơ thể Đây là nănglượng cần cho sự tồn tại bình thường của cơ thể, không thay đổi thể trọng, không sinh sản. 3.1.1. Nănglượng tiêu hao do chuyểnhóa cơ sở - Định nghĩa: chuyểnhóa cơ sở là nănglượng cần thiết cho cơ thể tồn tại trong điều kiện cơ sở: không vận cơ, không tiêu hóa, không điều nhiệt. Như vậy đây là sự chuyểnhóanănglượng cho các hoạt động như tim đập, phổi hô hấp, thận bài tiết, trao đổi vật chất qua màng tế bào…khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn bình thường. - Đơn vị đo chuyểnhóa cơ sở: Kcal/m 2 da/giờ hoặc KJ/m 2 da/giờ. - Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyểnhóa cơ sở: + Tuổi: tuổi càng cao thì chuyểnhóa cơ sở càng giảm. Riêng ở tuổi dậy thì và trước dậy thì chuyểnhóa cơ sở giảm ít hơn. + Giới: chuyểnhóa cơ sở ở nam cao hơn nữ cùng độ tuổi. + Nhịp ngày đêm: chuyểnhóa cơ sở cao nhất vào lúc 13-16 giờ chiều và thấp nhất vào lúc 1-4 giờ sáng. + Chu kỳ kinh nguyệt và thai nghén: nửa sau chu kỳ kinh nguyệt và khi có thai chuyểnhóa cơ sở cao hơn bình thường. + Trạng thái tình cảm: lo lắng và căng thẳng làm tăng chuyểnhóa cơ sở; ngược lại khi ngủ, bệnh nhân trầm cảm chuyểnhóa cơ sở lại giảm. 28 Chuyểnhóanănglượng + Các yếu tố bệnh lý: Ưu năng tuyến giáp làm tăng chuyểnhóa cơ sở và ngược lại; sốt làm chuyểnhóa cơ sở tăng, suy dinh dưỡng làm chuyểnhóa cơ sở giảm. 3.1.2. Nănglượng tiêu hao do vận cơ - Trong vận cơ, hóanăng tích luỹ trong cơ bị tiêu hao: 25% chuyển thành công cơ học, 75% tỏa ra dưới dạng nhiệt. Mức tiêu hao nănglượng trong vận cơ được dùng làm cơ sở để xác định khẩu phần ăn theo nghề nghiệp. - Đơn vị đo nănglượng tiêu hao trong vận cơ: Kcal/kg thể trọng/phút. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hao nănglượng trong vận cơ: + Cường độ vận cơ: cường độ vận cơ càng lớn thì tiêu hao nănglượng càng cao. Đây là cơ sở để phân loại lao động thể lực thành loại nhẹ, trung bình, nặng, cực nặng. + Tư thế vận cơ: nănglượng tiêu hao không chỉ do tạo ra công mà còn do các cơ phải co để giữ cho cơ thể ở những tư thế nhất định trong lúc vận cơ. Số cơ co càng nhiều thì tiêu hao nănglượng càng lớn. Tư thế càng dễ chịu thoải mái số cơ co càng ít, nănglượng tiêu hao càng ít. Đây là cơ sở cho việc chế tạo công cụ phương tiện lao động phù hợp với người lao động và công việc. + Mức độ thông thạo: càng thông thạo công việc thì mức độ tiêu hao nănglượng cho vận cơ càng ít do giảm bớt số cơ co không cần thiết. 3.1.3. Nănglượng tiêu hao do điều nhiệt Để giữ cho thân nhiệt được hằng định đảm bảo tốc độ các phản ứng hóa học diễn ra bình thường, cơ thể phải tiêu hao nănglượng cho điều nhiệt: - Khi thân nhiệt giảm: nănglượng tiêu hao cho sự sinh nhiệt - Khi thân nhiệt tăng: nănglượng tiêu hao cho sự thải nhiệt. 3.1.4. Nănglượng tiêu hao do tiêu hóa - Ăn để cung cấp nănglượng cho cơ thể nhưng bản thân việc ăn cũng làm tiêu hao nănglượng của cơ thể cho các hoạt động tiêu hóa: cơ học, bài tiết, hấp thu. - Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn (SDA: specific dynamic action) là phần trăm của mức tiêu hao nănglượng do tiêu hóa tăng lên so với mức tiêu hao trước khi ăn: + SDA của protid là 30 (protid làm tiêu hao nănglượng tăng thêm 30%). + SDA của glucid là 6. + SDA của lipid là 14. + SDA của chế độ ăn hỗn hợp là 10. 3.2. Nănglượng tiêu hao cho sự phát triển cơ thể 29 Chuyển hóanănglượngNănglượng tiêu hao cho sự phát triển cơ thể là nănglượng dùng cho việc tổng hợp các thành phần tạo hình, dự trữ của cơ thể để: - Tăng chiều cao, tăng trọng lượng cơ thể đặc biệt ở tuổi đang trưởng thành. - Rèn luyện cơ thể, thể dục thể thao. - Thay thế các mô già, chết. - Hồi phục cơ thể sau khi bị bệnh. Nănglượng tiêu hao để tăng thêm 1g thể trọng là 5Kcal. 3.3. Nănglượng tiêu hao cho sinh sản Nănglượng tiêu hao cho các hoạt động sinh sản như: - Trong thời kỳ mang thai: nănglượng tiêu hao khoảng 60.000-80.000 Kcal cho việc tạo thai, nuôi và phát triển thai, dự trữ cho việc nuôi con sau khi sanh. - Trong thời kỳ nuôi con: nănglượng tiêu hao khoảng 500 Kcal cho việc tổng hợp và bài tiết sữa. 4. Điều hòachuyểnhóanănglượng 4.1. Điều hòachuyểnhóanănglượng ở mức tế bào Điều hòa theo cơ chế feedback: phản ứng sinh năng → ATP → ADP - Khi tế bào không hoạt động: hàm lượng ADP trong tế bào thấp, tất cả các phản ứng sinh nănglượng trong tế bào giảm đi. - Khi tế bào hoạt động: hàm lượng ADP trong tế bào tăng, các phản ứng sinh nănglượng sẽ tăng lên. Như vậy hàm lượng ATP trong tế bào luôn được duy trì ổn định. 4.2. Điều hòachuyểnhóanănglượng ở mức cơ thể 4.2.1. Điều hòa chuyển hóanănglượng bằng cơ chế thần kinh - Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng chuyển hóanăng lượng. - Vùng dưới đồi (trung tâm hệ thần kinh thực vật) có các trung tâm điều nhiệt nên cũng ảnh hưởng đến chuyểnhóanăng lượng. - Các phần khác của hệ thần kinh cũng ảnh hưởng đến chuyển hóanăng lượng. 4.2.2. Điều hòachuyểnhóanănglượng bằng cơ chế thể dịch Các hormon sau làm tăng chuyểnhóanăng lượng: - Hormon T 3 , T 4 của tuyến giáp: tăng chuyểnhóanănglượng của hầu hết các mô trong cơ thể. - Hormon catecholamin của tủy thượng thận: tăng huy động nănglượng từ glucid. - Hormon cortisol của vỏ thượng thận: tăng huy động nănglượng từ glucid. - Hormon insulin, glucagon của tuyến tụy: tăng huy động nănglượng từ glucid. 30 Chuyểnhóanănglượng - Hormon GH của tuyến yên: tăng huy động nănglượng từ lipid. - Hormon sinh dục: làm tăng đồng hoá protid tích lũy năng lượng. hormon sinh dục nam làm tăng mạnh hơn hormon sinh dục nữ. • Tài liệu tham khảo: 1. Bài giảng Sinh lý học, Bộ môn Sinh lý, Trường Đại học Y Hà Nội. 2. Bài giảng Sinh lý học, Bộ môn Sinh lý, Đại học Y Dược Tp. HCM. 3. Textbook of medical physiology, Guyton and Hall. 4. Human physiology, Rhoades and Pflanzer. 5. Rieview of medical physiology, Ganong. ** Câu hỏi lượng giá 1. Dạng nănglượng nằm trong các liên kết hóa học là: a. Hóanăng b. Động năng c. Nhiệt năng d. Thẩm thấu năng 2. Sự di chuyển của dung môi qua màng bán thấm được thực hiện nhờ: a. Hóanăng b. Cơ năng c. Thẩm thấu năng d. Điện năng 3. Dạng nănglượng sau đây không sinh công trong cơ thể: a. Cơ năng b. Thẩm thấu năng c. Điện năng d. Nhiệt năng 4. Tiêu hao nănglượng cho duy trì cơ thể là tiêu hao nănglượng trong điều kiện: a. Không vận cơ, không tiêu hóa, không điều nhiệt. b. Không sinh sản, không phát triển cơ thể. c. Không vận cơ, không sinh sản, không điều nhiệt. d. Không vận cơ, không phát triển cơ thể. 5. Để đo chuyểnhóa cơ sở cần dặn bệnh nhân: a. Nhịn ăn và không vận động b. Đi vệ sinh c. Uống nhiều nước d. Hít thở sâu 31 . đến chuyển hóa năng lượng. 4.2.2. Điều hòa chuyển hóa năng lượng bằng cơ chế thể dịch Các hormon sau làm tăng chuyển hóa năng lượng: - Hormon T 3 , T 4 của tuyến giáp: tăng chuyển hóa năng lượng. dạng năng lượng của cơ thể Trong cơ thể có 5 dạng năng lượng, 4 dạng năng lượng sinh công là hóa năng, cơ năng, thẩm thấu năng, điện năng và 1 dạng năng lượng không sinh công là nhiệt năng. 1.1 nhờ: a. Hóa năng b. Cơ năng c. Thẩm thấu năng d. Điện năng 3. Dạng năng lượng sau đây không sinh công trong cơ thể: a. Cơ năng b. Thẩm thấu năng c. Điện năng d. Nhiệt năng 4. Tiêu hao năng lượng