1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những bài văn cười ra nước mắt

6 789 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 269 KB

Nội dung

Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại" Giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa

Trang 1

Những bài văn cười ra nước mắt: đảm bảo là cười ra nước mắt lun đó!

Em hãy tả con lợn nhà em:

"con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái

chân chống xe máy!"

Em hãy tả con gà trống nhà em

"chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái " !?

"Nhà em có một con gà Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống

củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ Tức mình, em ném nó què chân"

Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em

"Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi Bỗng điện phụt

tắt Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'"

"Tả tiết học trong lớp "

Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch cạch cạch Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi

hộp Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp "

" Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em"

" Bà nội em rất hiền Mắt bà một mí nhìn sụp xuống Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa Cái roi bà giấu sau cánh cửa Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa Em đâu có dám xin thêm Bà em rất cao Thân bà cao bảy thước Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua

Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"

Giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"

"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn

ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ "

-Giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"

"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn

ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá"

Bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân

"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại

Trang 2

lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau,

nhưng tất cả đều không thể bằng lòng mẹ."

Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)

Đề 5: "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."

Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng" Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng

không nổi "

Một Đề 6: "Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh

bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ

nữ "

Đề 9: "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)

"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng

quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"

Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:

" Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng

minh nhân dân cũng không có "

Đề 10: "Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

"Theo em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và

đá thành thực phẩm Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món

mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."

Trang 3

Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh: "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc

mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do

và tình yêu chung thủy ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)

Những bài văn như thế này không thiếu Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại Bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều rơi vào trường hợp này Các em cứ viết linh tinh, “quên trời quên đất”, được chăng hay chớ, miễn là có

Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì

Giáo viên chấm bài thi mà cứ tức anh ách Không biết trong số mấy nghìn bài ở đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn “đi mây về gió” như thế này:

- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ

trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.

- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn

thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.

Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì

“Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.

Những lời van xin khổ sở

- “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.

- “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này

em rớt thiệt rồi Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”

Đọc những bài thi, mới nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình

Trang 4

văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều chắc chắn

rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.

Còn đây là một kiểu suy diễn chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ:

“Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá” Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải bó tay!

Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:

“Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.

Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu

tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên

em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.

Tổ trưởng tổ chấm văn của một trường cấp 3 nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy cô đừng

có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.

Viết chính tả không đúng, việc dùng từ sai, viết câu “què”, câu sai cấu trúc là những lỗi khá phổ biến “Kinh dị” hơn, một thí sinh viết trong bài: “Mị có sắc đẹp hết sức khêu gợi; nhiều nhà thơ nhà văn mê phụ nữ, Tô Hoài cũng giống họ, cũng mê Mị ”

Nhà văn mê phụ nữ!

Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho biết, trong số gần 1.000 bài thi mà thầy đã chấm có hơn 2/3 bài làm chữ viết tệ hơn cả học sinh tiểu học, phần đông sai chính tả đến không thể chấp nhận

Thầy Hiếu tỏ ra bức xúc: “Những cô cậu này mà cũng lấy được bằng tú tài thì thật khó

hiểu Không biết giáo viên văn phổ thông chấm như thế nào mà cho qua khỏi bậc phổ thông?”.

Trong lần chấm chung môn văn, một giảng viên khoa ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm phải vất vả lắm mới đọc được nội dung, nhưng tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu câu nào trong bài làm dài bốn trang của một thí sinh dự thi khối D

Trang 5

Trong khi đó, chuyện lấy râu ông này cắm cằm bà kia cũng không hiếm Cô Mị xinh đẹp như thế mà học sinh nhẫn tâm bảo rằng: Mị về làm vợ cho nhà bá hộ, vất vả như con

bò tót nên Mị trở thành một thứ quái vật, người không ra người, ngợm không ra ngợm (chuyển sang hình dáng bên ngoài của Chí Phèo, sau khi ra tù).

Có một thí sinh tỏ ra rất bất bình khi dẫn ra hoàn cảnh của A Phủ: Vì bất bình trước việc

dụ dỗ con gái nhà lành, A Phủ đánh Bá Kiến, bị Lí Cường bắt về gạt nợ, trói đứng không cho đi chơi mùa xuân Bọn chúng thật là dã man Em đọc đến đây thì bất bình lắm, thương cho A Phủ và hận cha con nhà Bá Kiến.

Em khác thì có óc “khái quát” cao hơn khi phân tích chi tiết Mị và A Phủ bị trói: Thấy

chồng mình bị trói, Mị cảm thấy ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa (đã qua đến Hịch tướng sĩ) Còn A Phủ thì sao? A Phủ thấy vợ mình (tức Mị) bị bọn nó hành hạ thì liền xách dao chạy thẳng đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến rồi tự sát cho chết luôn! (chi tiết này nói về Chí Phèo).

Cũng có nhiều đoạn văn của thí sinh mà người chấm không hiểu viết gì Đơn cử đôi dòng trong số ấy để bạn đọc suy nghĩ hộ: Xuân Diệu sinh ra sau ngày giải phóng, chứng kiến nhiều cảnh trái tai nên không chịu được Một hôm Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ một từ sóng Đó là sự giải thoát phụ nữ của ông.

Còn cuộc tình của Mị được một thí sinh kể lại như một câu chuyện thời hiện đại: Mị đẹp

hơn ai hết nên rất nhiều bồ Một hôm trời đẹp ơi là đẹp, Mị được một cậu ấm họ Lí tên là Phá Sa con ông tá điền giàu có đeo được chiếc nhẫn kim cương vào tai và cuối cùng Mị đành vui vẻ nhận và theo về nhà làm vợ luôn Từ đó Mị sống khổ lắm như là con ngựa nuôi trong xó bếp không ai thèm dòm tới nữa Mị đã tàn đời

Em khác thì thể hiện quyết tâm: Sóng nghĩa là tình yêu Em đang bước vào yêu nhưng

em sẽ yêu lãng mạn khi em đã hoàn thành ước nguyện bước vào ngưỡng cửa trường đại học, sẽ yêu và giữ lòng chung thủy như sóng dù em còn gặp nhiều chông gai trong yêu đương lắm lắm

“Em đâu có muốn ”

Các vấn đề thời sự nóng bỏng cũng được các sĩ tử đưa vào bài làm Có lẽ nhà văn Nguyên Ngọc sẽ rất ngạc nhiên nếu ông đọc được những dòng này: Hiện nay, nạn chặt phá rừng tràn lan trên khắp mọi miền của đất nước Trước tai nạn đó,

Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu để cảnh báo mọi người, kêu gọi đừng chặt phá rừng nữa Tôi tin chắc rằng chính tác giả cũng không thể nghĩ ra tác phẩm của mình mang “tính thời sự” như thế.

Có lẽ bức xúc trước việc mua vé tàu lửa khó khăn, thí sinh đã viết về hình ảnh con tàu trong bài Tiếng hát con tàu: Chế Lan Viên muốn ngày càng có nhiều đoàn tàu chạy từ

miền Nam ra miền Bắc để phục vụ hành khách, không còn xảy ra tình trạng chen lấn khi mua vé, lên tàu như hiện nay Ông đã mơ ước thay cho nhiều người

Khủng khiếp hơn, có bài làm từ đầu đến cuối, sáu lần thí sinh quả quyết Xuân Quỳnh là

“ông”, còn bảo rằng “ sau Nguyễn Du, Xuân Quỳnh là nhà thơ nam hiểu rõ về phụ nữ

khi viết bài thơ Sóng ”.

Trang 6

Có đến hàng mấy chục học sinh gọi Xuân Diệu là bà, cô, chị, trong khi chương trình THPT phần Xuân Diệu, các em được học nhiều tiết nhất trong số các nhà thơ

Không những thay đổi giới tính nhà thơ, các thí sinh còn tỏ ra “thông minh” khi tự “sáng chế” thơ và không ngần ngại gắn tên tác giả Chẳng hạn mấy câu sau đây được đề tên

tác giả là Xuân Diệu hết sức éo le như thế này: Làm sao định nghĩa được chữ “mi” Có khó gì đâu mà hỏi kỳ Hai đứa gần nhau rồi sát lại Môi kề, mắt nhắm, thế là “mi”.

Không ít bài thi bỏ giấy trắng Cũng có nhiều bài nói nhăng nói cuội cho có chữ chứ không ra nghĩa Một số khác xem bài thi là “diễn đàn” để bày tỏ suy nghĩ, trút cạn tâm

sự của mình Một em thật tình rằng: “Cô ơi! Cô đừng chấm bài này, vì em đâu có

biết gì mà thi, mẹ và chị em ép em nên em mới đi thi thôi chứ em đâu có muốn”.

Không biết các bậc cha mẹ sẽ nghĩ gì khi đọc những dòng này? Có lẽ vì không học gì nên một thí sinh đã ngâm ngợi mấy vần thơ trong bài làm: “Làm sao định nghĩa được

trường thi? Cắn bút mà đâu biết viết gì Đem phao nhét túi mà trật hết Lần này chấm rớt chắc đi tu”.

Có em năn nỉ thấy mà tội nghiệp: “Thầy cô chấm nương tay cho em nhờ, lần này rớt

chắc là đi hoang luôn, ba em hăm dọa như vậy đấy”.

Một thí sinh than thở: “Học 12 năm, thi ba năm rồi mà vẫn không đậu Bữa nay cầm đề

thi mà rụng rời tay chân, trật tủ nữa rồi thầy ơi, chắc rớt quá ”.

Theo Nguyễn Văn Cải

(Giám khảo môn văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM)

Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Ngày đăng: 01/07/2014, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w