1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kiểm tra 1 tiết sinh 12

3 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 49 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN: Sinh học 12 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh: Lớp: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là gì? A. Thực vật có hạt xuất hiện. B. Sự xuất hiện bò sát. C. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật. D. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng. Câu 2: Phương thức hình thành loài khác khu thể hiện ở con đường hình thành loài nào? A. Con đường cách li tập tính. B. Con đường địa lí. C. Con đường sinh thái. D. Con đường lai xa và đa bội hoá (đa bội khác nguồn). Câu 3: Vì sao nói quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá cơ bản? A. Vì tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số các alen trong quần thể. B. Vì tần số đột biến của vốn gen khá lớn. C. Vì là cơ sở để tạo biến dị tổ hợp. D. Vì cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá. Câu 4: Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến đối với quá trình tiến hoá là: A. tần số đột biến của vốn gen khá lớn. B. cơ sở để tạo biến dị tổ hợp. C. tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số alen trong quần thể. D. cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá. Câu 5: Sắp xếp đúng thứ tự các đại địa chất là: A. đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. B. đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. C. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh. D. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. Câu 6: Hai quần thể được xem là hai loài khi: A. cách li sinh thái với nhau. B. cách li địa lí với nhau. C. cách li sinh sản với nhau trong tự nhiên. D. cách li tập tính với nhau. Câu 7: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cơ chế nào đã dẫn đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52? A. Con đường cách li tập tính. B. Con đường địa lí. C. Con đường sinh thái. D. Con đường lai xa và đa bội hoá. Câu 8: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào say đây? 1 - Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài. 2 - Áp lực chọn lọc tự nhiên. 3 - Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội. 4 - Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít. 5 – Tốc độ sinh sản của loài. A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 5. D. 1, 3, 4, 5. Câu 9: Nhân tố tiến hoá có khả năng làm thay đổi tần số các alen thuộc một gen trong quần thể theo hướng xác định là: A. đột biến. B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. biến động di truyền. Câu 10: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã: A. tạo thành các côaxecva. B. xuất hiện các enzim. C. tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học. D. hình thành mần mống những cơ thể đầu tiên. Câu 11: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối của các alen thuộc một gen là: A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến động di truyền. D. di nhập gen. Câu 12: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới? A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái. C. Cách li cơ học. D. Cách li sinh sản. Câu 13: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số tương đối của các alen thuộc một gen của cả hai quần thể là: A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. di nhập gen. D. biến động di truyền. Câu 14: Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản? A. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. B. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. C. Làm thay đổi thành phần kiểu gen của trong quần thể. D. Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp. Câu 15: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là: A. biến dị đột biến. B. đột biến gen tự nhiên. C. biến dị tổ hợp. D. thường biến. Câu 16: Không giao phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời kì ra hoa, đẻ trứng thuộc dạng cách li nào? A. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. C. Cách li tập tính. D. Cách li cơ học. Câu 17: Điều nào không thuộc cách li sau hợp tử? A. Giao tử đực và giao tử cái không kết hợp với nhau được khi thụ tinh. B. Hợp tử tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản. C. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non. D. Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển. Câu 18: Phương thức hình thành loài nhanh diễn ra ở con đường hình thành loài nào? A. Con đường địa lí. B. Con đường lai xa và đa bội hoá. C. Con đường cách li tập tính. D. Con đường sinh thái. Câu 19: Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là: A. ngày càng đa dạng và phong phú. B. tổ chức ngày càng cao. C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. lượng ADN ngày càng tăng. Câu 20: Nội dung cơ bản của quá trình tiến hoá nhỏ theo quan niệm tiến hoá tổng hợp hiện đại là gì? A. Quá trình tích luỹ biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. Quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C. Quá trình hình thành các quần thể giao phối từ một quần thể gốc ban đầu. D. Quá trình tiến hoá ở cấp phân tử. Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hoá nhỏ? A. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. B. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn. C. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất lâu dài. D. Diễn ra trong phạm vi của một loài, với quy mô nhỏ. Câu 22: Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá nhỏ là: A. đột biến, giao phối và các nhân tố ngẫu nhiên. B. đột biến, giao phối và di nhập gen. C. đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên. D. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. Câu 23: Chất hữu cơ nào và quá trình nào có ý nghĩa qua trọng nhất đối với sự sống? A. Axit nuclêic và quá trình phiên mã. B. Prôtêin và quá trình sinh tổng hợp prôtêin. C. Axit nuclêic và quá trình nhân đôi. D. Glicôprôtêin và sự nhận biết các dấu chuẩn của tế bào trong cơ thể đa bào. Câu 24: Tiến hóa lớn là: A. quá trình hình thành các nhóm phân loại như loài phụ, chi, họ, bộ, lớp, ngành. B. quá trình hình thành các nhóm phân loại như loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành. C. quá trình hình thành các nhóm phân loại như nòi, loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành. D. quá trình hình thành các nhóm phân loại như chi, họ, bộ, lớp, ngành. Câu 25: Tính chất biểu hiện của đặc điểm thích nghi như thế nào? A. Luôn phù hợp với sự thay đổi của điều kiện sống. B. Hợp lí (hoàn hảo) một cách tuyệt đối. C. Hợp lí (hoàn hảo) một cách tương đối. D. Đặc trưng cho mỗi quần thể. Câu 26: Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là: A. đột biến cấu trúc NST. B. biến dị tổ hợp. C. đột biến gen. D. đột biến số lượng NST. Câu 27: Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở những nhóm sinh vật: A. động vật di chuyển xa. B. thực vật và động vật ít di chuyển xa. C. thực vật. D. động vật ít di chuyển xa. Câu 28: Phát biểu nào dưới đây không đúng về tính chất và vai trò của đột biến? A. Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể. B. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen. C. Đột biến thường ở trạng thái lặn. D. Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá. Câu 29: Nội dung nào sau đây là phù hợp nhất với quan niệm của Đacuyn về nguồn nguyên liệu của chọn lọc và tiến hoá? A. Chỉ các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản. B. Những biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ trong quá trình sinh sản. C. Chỉ đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản. D. Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. Câu 30: Sự phát sinh và phát triển của sự sống bao gồm những giai đoạn chính: A. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học. B. tiến hoá hoá học và tiến hoá sinh học. C. tiến hoá học và tiến hoá tiền sinh học. D. tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học. Câu 31: Mặt chủ yếu (thực chất) của chọn lọc tự nhiên là: A. đảm bảo sự sống sót của cá thể. B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể (kết đôi giao phối, khả năng đẻ con, độ mắn đẻ). C. duy trì kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi đối với môi trường. D. tạo ra những cá thể khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện bất lợi. Câu 32: Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là: A. giao phối không ngẫu nhiên, CLTN. B. đột biến, biến động di truyền. C. di nhập gen, CLTN. D. đột biến, di nhập gen. HẾT . Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. B. đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. C. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, . Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh. D. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. Câu 6: Hai quần thể được xem là hai loài khi: A. cách li sinh thái với nhau NGHIỆM MÔN: Sinh học 12 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh: Lớp: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là gì? A.

Ngày đăng: 01/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w