1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Con đường vận chuyển nước trong cây pdf

8 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 184,13 KB

Nội dung

Con đường vận chuyển nước trong cây Nước từ rễ lên lá phải trải qua 2 đoạn đường có tính chất và độ dài rất khác nhau. Đó là các quản bào và mạch gỗ chết đóng vai trò như ống dẫn nước, có độ dài rất khác nhau (vài cm hoặc vài chục cm ở cây cỏ, hàng chục hàng trăm mét đối với cây gỗ). Đoạn đường thứ 2 là qua các tế bào sống từ lông hút đến mạch gỗ của trung trụ rễ và từ mạch gỗ đến gân lá qua tế bào nhu mô lá đến các gian bào. Con đường vận chuyển qua tế bào sống. Nghiên cứu cho ta thấy chất nguyên sinh có sức cản rất lớn đối với sự chuyển vận nước. Bởi vì, mặc dầu keo nguyên sinh chất ngậm nước rất mạnh nhưng bao nước quanh các phân tử lớn rất ít linh động do lực hấp dẫn tương hỗ mạnh mẽ của nước với các gốc tương ứng trên các phân tử đó. Chất nguyên sinh ngay cả lúc chứa nhiều nước cũng không hề có dạng nước hoàn toàn tự do. Quá trình vận chuyển nước trong tế bào sống như là một quá trình đổi mới thành phần của bao nước trong các mixen (Sabinhin, 1955). Thực nghiệm cho thấy rằng, trung bình lực cản đối với sự di chuyển nước qua tế bào sống là 1 atm /1mm đường đi. Con đường đi của nước từ lông rễ (1) tới mạch dẫn của rễ (12) qua nhu mô vỏ (2-6), nội bì (7), trung trụ (8) và nhu ô của hệ mạch (9-11) Mặt khác, nước có thể di chuyển trong các mao quản của vách tế bào, song chúng chỉ thực hiện được từ lông hút đến nội bì (ở nội bì có khung casprie không cho nước đi qua). Như vậy, ở nội bì sự vận chuyển nước qua chất nguyên sinh và qua vách tế bào được nối liền với nhau. Ở đây sự vận chuyển nước qua chất sống là điều bắt buộc. Nghiên cứu cho thấy sức hút và tính thấm nói chung của tế bào sống tăng dần từ lông hút tới mạch gỗ của hệ rễ và từ mạch tới tế bào nhu mô lá. Theo Usprung tế bào thứ 3 kề sát gân lá cây bần (Hedena) có sức hút từ 12,1 atm, trong khi tế bào thứ 210 có sức hút là 32,6 atm (210-3=207 tế bào) có sức hút chênh lệch nhau là 32,6-12,1= 20,5 atm nghĩa là độ chênh lệch 1 tế bào gần 0,1 atm. Sức đẩy của rễ nhìn chung quãng từ 1-3 atm do động cơ dưới. Vào đầu xuân sự thủy phân của các chất dự trữ ở rễ, áp suất rễ thường đạt trị số khá cao và lúc ấy bộ lá còn ít phát triển nên động cơ dưới có vai trò chủ yếu. Khi tế bào lá bốc hơi nước, càng mất nước nhiều càng tạo ra lực hút càng lớn (động cơ trên) làm tăng cường sự vận chuyển nước từ dưới lên . Trị số hút nước trongcây gỗ có thể đạt tới 10-15 atm. Ngoài ra, theo Lepeskin (1912) dòng nước chuyển qua một chiều là do tính thấm của tế bào ở đầu quay về trung tâm rễ cao hơn phần quay ra phần ngoại biên. Theo Sabinhin (1955), sự duy trì dòng nước một chiều có thể do sự khác biệt về tính chất trao đổi chất ở 2 cực tế bào sống gây ra. Ở các phần chất nguyên sinh tế bào B tiếp giáp với tế bào A diễn ra những quá trình trao đổi chất dẫn tới sự tăng lượng chứa các chất có hoạt tính thẩm thấu (đường, acid hữu cơ v.v ) do đó làm tăng áp suất thẩm thấu và sức hút. Ở phần đối diện của tế bào (giáp tế bào C) phản ứng tiến hành theo chiều ngược lại, nghĩa là theo hướng làm giảm trị số của áp suất thẩm thấu. Bởi vì, theo định luật thủy tĩnh trị số của sức căng trong mọi phần đều giống nhau, nên sức hút của tế bào A ở phần tiếp giáp B có trị số dương khá cao khiến nước chuyển từ A sang B. Trong khi đó ở đầu bên phải của tế bào sức hút nước có trị số âm (S < P-T) nên không những không hút nướccòn bị tống nước đi sang tế bào kế tiếp (C) . Do đó sự khác biệt nhau về trao đổi chất trong các cực khác nhau của tế bào tạo điều kiện bảo đảm cho sự duy trì dòng nước một chiều qua chúng. Ở đây ta thấy rằng, quá trình hấp thụ và vận chuyển nước liên quan chặt chẽ với quá trình trao đổi chất phức tạp trong tế bào sống. . Con đường vận chuyển nước trong cây Nước từ rễ lên lá phải trải qua 2 đoạn đường có tính chất và độ dài rất khác nhau. Đó là các. gian bào. Con đường vận chuyển qua tế bào sống. Nghiên cứu cho ta thấy chất nguyên sinh có sức cản rất lớn đối với sự chuyển vận nước. Bởi vì, mặc dầu keo nguyên sinh chất ngậm nước rất. Khi tế bào lá bốc hơi nước, càng mất nước nhiều càng tạo ra lực hút càng lớn (động cơ trên) làm tăng cường sự vận chuyển nước từ dưới lên . Trị số hút nước trong lá cây gỗ có thể đạt tới

Ngày đăng: 01/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w