1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Đau đầu “vượt chuẩn” tuyển dụng docx

4 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 141,04 KB

Nội dung

Đau đầu “vượt chuẩn” tuyển dụng Nhà tuyển dụng yêu cầu trình độ cao đẳng, 2 năm kinh nghiệm. Trong khi đó, bạn có bằng đại học, 3 năm kinh nghiệm. Bạn nộp đơn và chắc mẩm sẽ trúng tuyển. Thế nhưng, công ty không liên hệ với bạn… Tại sao ư? Đơn giản vì bạn “vượt chuẩn” tuyển dụng. Lướt qua một vài trang web tuyển dụng, bạn tìm thấy công việc thuộc lĩnh vực của mình. Tuyệt hơn thế, nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu trình độ cao đẳng và 2 năm kinh nghiệm. Trong khi đó, bạn đang có trong tay bằng đại học và 3 năm kinh nghiệm. Bạn tức tốc nộp đơn và chắc mẩm mình sẽ lọt vào vòng phỏng vấn. Thế nhưng, công ty không liên hệ với bạn… Tại sao ư? Đơn giản là vì bạn đã “vượt chuẩn” tuyển dụng. Tại sao các hồ sơ vượt chuẩn “lọt hố”? Ngược lại với suy nghĩ của bạn, vượt chuẩn so với yêu cầu tuyển dụng chưa chắc đã là thế mạnh. Đó có thể là yếu tố khiến các nhà tuyển dụng loại hồ sơ bạn ngay từ vòng đầu vì những băn khoăn sau: 1. Động cơ Quan tâm đầu tiên của nhà tuyển dụng là động cơ làm việc của bạn. Khi nhận bạn vào làm việc, liệu bạn hết mình phấn đấu cho công việc hay sẽ có tâm lý “đứng núi này trông núi nọ” vì nghĩ mình xứng đáng với vị trí cao hơn? 2. Năng lực Với trình độ và kinh nghiệm của mình, bạn có thể có một vị trí tốt hơn và mức lương hấp dẫn hơn. Tại sao bạn lại chọn một công việc “dưới cơ”? Có vấn đề gì về năng lực làm việc của bạn hay không? Đó là câu hỏi lớn của nhà tuyển dụng đối với những trường hợp vượt chuẩn. 3. Tiền lương Nhu cầu của công việc không quá phức tạp, vậy tại sao họ phải trả thù lao cao hơn để tuyển người có quá nhiều kinh nghiệm? Ngay cả khi bạn chấp nhận mức lương thấp hơn phúc lợi mà bạn xứng đáng được hưởng với trình độ và kinh nghiệm của mình, nhà tuyển dụng cũng không yên tâm vì sợ bạn sẽ sẵn sang nhảy việc khi bạn tìm được công việc có thù lao cao hơn. 4. Cam kết dài hạn Liệu bạn có xem công việc hiện giờ như là một bến đỗ tạm thời không? Đối với doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự mới là một dạng đầu tư dài hạn và họ sẽ nói không với những nhân viên không có ý muốn đóng góp lâu dài cho công ty. Chuyển bại thành thắng Nếu khéo léo, bạn vẫn có thể biến điều không thể thành có thể và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy năng lực và mối quan tâm nghiêm túc của bạn đối với vị trí tuyển dụng. 1. Trang điểm lại cho CV Các chuyên gia về nhân sự không khuyến khích ứng viên gian dối khi ứng tuyển, do đó, hãy khéo léo trang điểm lại cho CV để vừa đảm bảo tính chân thật vừa có thể tăng thêm cơ hội cho chính mình. - Thay đối cách dùng từ: thay vì “Trưởng phòng”, bạn có thể sửa lại là “Trưởng nhóm dự án” cho phù hợp với tiêu chí của vị trí tuyển dụng - Giảm số năm kinh nghiệm bằng cách bỏ đi những công việc ngắn hạn bạn đã làm rất lâu trước đó - Có thể bỏ qua những bằng cấp không cần thiết và chuyển vào mục “Các Khóa Đào Tạo Khác” 2. Đặt thẳng vấn đề Bạn có thể đặt thằng vấn đế với nhà tuyển dụng nếu bắt gặp cái nhìn ngán ngẩm của họ đối với chuyện vượt chuẩn của bạn. “Tôi biết trình độ và kinh nghiệm của mình vượt hơn những gì mà công ty đòi hỏi. Nhưng điều này cũng có nghĩa là tôi có thể nhanh chóng làm quen với công việc và đáp ứng yêu cầu công việc trong thời gian ngắn nhất.” Ngoài ra trong thư xin việc, bạn cũng có thể nói rõ suy nghĩ của mình với nhà tuyển dụng. Hãy cho họ biết rằng bạn biết công việc đòi hỏi ít hơn những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có, nhưng bạn vẩn ứng tuyển vì bạn thật sự quan tâm đến công việc này. Bạn có thể cam kết rằng nếu sau khi tìm hiểu mà vẫn thấy công việc “không xứng tầm” hoặc không phải là đích nhắm của mình, bạn sẽ lập tức rút lui và không làm mất thời gian của nhà tuyển dụng. Cam kết này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận sự nghiệm túc của bạn đối với vị trí ứng tuyển. . Đau đầu “vượt chuẩn” tuyển dụng Nhà tuyển dụng yêu cầu trình độ cao đẳng, 2 năm kinh nghiệm. Trong khi đó, bạn có bằng đại học, 3 năm kinh nghiệm. Bạn nộp đơn và chắc mẩm sẽ trúng tuyển. . Tại sao ư? Đơn giản vì bạn “vượt chuẩn” tuyển dụng. Lướt qua một vài trang web tuyển dụng, bạn tìm thấy công việc thuộc lĩnh vực của mình. Tuyệt hơn thế, nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu trình độ. sao ư? Đơn giản là vì bạn đã “vượt chuẩn” tuyển dụng. Tại sao các hồ sơ vượt chuẩn “lọt hố”? Ngược lại với suy nghĩ của bạn, vượt chuẩn so với yêu cầu tuyển dụng chưa chắc đã là thế mạnh.

Ngày đăng: 01/07/2014, 12:20

w