CỤM TRƯỜNG THPTHUYỆN LẠNG GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CỤM TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG NĂM HỌC 2009-2010 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Đề chính thức
Trang 1CỤM TRƯỜNG THPT
HUYỆN LẠNG GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CỤM TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Đề chính thức
Câu I (6,0 điểm)
Trong bài phát biểu nhân ngày khai trường, Tổng thống Mỹ B.Obama đã nói:
“Điểm xuất phát của các em không quyết định các em sẽ đi được đến đâu Không ai định đoạt vận mệnh cho các em mà các em định đoạt chính vận mệnh của mình; quyết định chính tương lai của mình Đó là việc mà những người trẻ tuổi vẫn làm”
Anh/ chị hãy nêu suy nghĩ của mình về lời phát biểu trên
Câu II (8,0 điểm)
Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng quan niệm:
“Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn là điều bí mật”.
Anh/ chị hãy chọn phân tích một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 12 để làm sáng tỏ quan
niệm về thơ ca nói trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa
Câu III (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích sau đây trong tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn
Nguyễn Tuân (bài viết không quá ba mặt giấy thi):
“… Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn mù khói Mèo đốt nương xuân Tôi nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà Mùa xuân dòng xanh màu ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về Chưa hề bao giờ tôi thấy Sông Đà là “đen” như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao,
Tập một, NXB Giáo dục Hà Nội, 2008, tr 157)
Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ……… Số báo danh: ………
Trang 2CỤM TRƯỜNG THPT
HUYỆN LẠNG GIANG
Đề chính thức
HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CỤM TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ Văn
(Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)
Câ
u
I Suy nghĩ về lời phát biểu của Tổng thống Mỹ B.Obama: “Điểm xuất phát của các em
không quyết định các em sẽ đi được đến đâu…”
6,0
1 Giải thích ý kiến (1,0 điểm)
- Về mặt nội dung trực tiếp: Lời phát biểu của ngài B.Obama đề cập đến vai trò thứ yếu
của xuất phát điểm (những điều học sinh đã có, sẵn có) đối với mỗi học sinh Vận mệnh,
tương lai của các em không phải do yếu tố trên mà do chính các em quyết định
- Thực chất, lời phát biểu là một lời căn dặn, một lời khuyên, một quan niệm giáo dục tích
cực, sâu sắc: mỗi học sinh phải tự cố gắng, nỗ lực học tập, rèn luyện, tích cực chiếm lĩnh
tri thức để tạo nên vận mệnh, tương lai tốt đẹp cho mình Đó là sự chủ động, là khả năng
tự học, sáng tạo không ngừng mà mỗi học sinh cần phải có
1,0
2 Bàn luận về ý kiến (4,0 điểm)
- Trong học tập, điểm xuất phát chỉ là cơ sở, nền tảng ban đầu bởi kho tàng tri thức là vô
tận, là biển cả mênh mông mà hiểu biết của mỗi con người chỉ như một giọt nước Nếu
học sinh ỷ lại, chỉ sống với những gì đã có, với ánh hào quang của quá khứ thì học sinh ấy
nhanh chóng bị tụt hậu, không thể đáp ứng được những yêu cầu mà cuộc sống, xã hội đặt
ra
- Việc học tập không chỉ là của một ngày, một thời mà phải học suốt đời bởi cuộc sống
luôn vận động không ngừng và con người phải thích ứng với những thay đổi đó Chính
những tri thức các em học được trong nhà trường, trong thực tế sẽ giúp ích rất nhiều cho
con đường sự nghiệp, con đường đời sau này của các em
- Sự nỗ lực, vươn lên trong học tập, trong cuộc sống sẽ tạo cho các em có một cơ hội tốt
về nghề nghiệp bất kể xuất phát điểm của học sinh ấy như thế nào (trước kia học tốt hay
không tốt, xuất thân trong gia đình giàu hay nghèo, da trắng hay da màu…) Đó là nhân tố
quyết định đến tương lai, đến những thành công sau này của các em, và do đó quyết định
cả vận mệnh nữa Như vậy, tương lai, vận mệnh của các em là do chính các em quyết
định
- Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, là những người trẻ tuổi phải phát huy
hết khả năng, nỗ lực, chăm chỉ hết mình vì mỗi người đều có một thứ để cống hiến Các
em phải chủ động, tích cực, phải sáng tạo không ngừng và tự giác trong học tập Điều này
chính là cơ hội lớn mà giáo dục đem lại cho mỗi người
1,0
1,0
1,0
1,0
3 Bài học trong nhận thức và hành động (1,0 điểm)
- Phê phán những hiện tượng học sinh lười biếng, ỷ lại, học tập máy móc, thụ động, hay
ảo tưởng về ánh hào quang trong quá khứ hoặc chìm đắm trong suy nghĩ bi quan, mặc
cảm về điểm xuất phát chưa được tốt của mình
Trang 3- Mỗi học sinh cần phải có ý thức nỗ lực hơn nữa trong học tập, không chỉ học kiến thức
sách vở mà còn học cả những kiến thức từ thực tế cuộc sống Phải chủ động, tích cực
trong các hoạt động khác để có thêm nhiều cơ hội cho chính bản thân và rèn luyện những
kỹ năng sống cần thiết
- Tuổi trẻ là thời kỳ đẹp nhất, sung sức nhất để mỗi người cống hiến cho đời, khẳng định
chính mình Cho nên mỗi người chúng ta, đặc biệt là các em học sinh đừng để thời gian
trôi đi một cách vô ích bởi giá trị của cuộc đời là do mỗi ngày làm nên
1,0
Lưu ý câu I: Đây là đề nghị luận xã hội và là một đề bài tương đối mở Trên đây chỉ là những định
hướng cơ bản Học sinh có thể tự do phát biểu suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau song phải bám sát vào ý kiến trong đề bài và vấn đề thiết thực của việc học tập, rèn luyện trong nhà trường Chấp nhận những suy nghĩ trái chiều song cần phải có lập luận chặt chẽ, bảo vệ được quan điểm của mình Khuyến khích những bài viết có nhiều tìm tòi, sang tạo, có chủ kiến riêng và lý giải sâu sắc vấn đề xuất phát từ thực tế.
II Quan niệm về thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Thơ hay phải là thơ giản dị, xúc
động và ám ảnh…”
8,0
1 Giải thích ý kiến (2,0 điểm)
Thực chất ý kiến trên đề cập đến vẻ đẹp của thơ ca, quan niệm và yêu cầu về một bài thơ
hay của Trần Đăng Khoa
- Thơ hay là thơ giản dị:
+ Cái cốt lõi đích thực của thơ ca không phải là ở sự trau chuốt ngôn từ, hình ảnh mà
phải là ở chiều sâu cảm xúc
+ Giản dị không chỉ là yêu cầu mà là một phẩm chất mà thơ cần phải có Đó là những
cảm xúc, những rung cảm chân thành mà mãnh liệt của thi nhân với cuộc đời Nó có thể
được xem như cái duyên ngầm, vẻ đẹp tâm hồn của một cô gái đẹp không phải cần đến
trang sức hay trang điểm Mặt khác, cái giản dị trong thơ còn ở cả ngôn từ, hình ảnh, cách
viết dung dị Song giản dị không có nghĩa là cẩu thả, hời hợt
- Thơ hay là thơ xúc động:
+ Thơ là thể loại trữ tình, là sự tự giãi bày, bộc lộ thế giới nội tâm của thi sĩ Một bài thơ
hay phải truyền cho được tất cả những xúc cảm, rung động từ sâu thẳm trái tim người
nghệ sỹ để người đọc hiểu, rung cảm, đồng điệu với những vui, buồn, âu lo, trăn trở của
thi nhân
+ “Thơ là tiếng nói đồng điệu đi tìm những tâm hồn đồng điệu” Con đường đi của thơ ca
là con đường của những tâm hồn, những trái tim dạt ào cảm xúc Cho nên tiếng nói trữ
tình trong thơ có thể trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người Thơ hay có khả năng
truyền cảm mạnh mẽ
- Thơ hay là thơ ám ảnh:
+ Đó là sự ám ảnh của xúc cảm mãnh liệt, của những nỗi lòng chan chứa tình yêu thương
và bao tiếng kêu khắc khoải, bi thương về nỗi đau, bi kịch của con người nói chung – con
người nhân loại vượt qua mọi ranh giới Để rồi sau khi đọc xong, người đọc vẫn day dứt
khôn nguôi về những tình đời, tình người mà thi sĩ băn khoăn, trăn trở trong lòng
+ Sức ám ảnh của thơ còn được gợi ra từ những hình ảnh, ngôn từ mới mẻ, sang tạo, có
sức lay động sâu xa tâm hồn người đọc thơ
0,5
1,0
0,5
Trang 42 Phân tích tác phẩm để chứng minh (5,0 điểm)
Học sinh có thể tuỳ chọn một bài thơ mình tâm đắc bất kỳ trong chương trình Ngữ văn 12
để phân tích Song khi phân tích tác phẩm cần bám sát ý kiến nêu ra ở đề bài, làm nổi bật
ba yêu cầu, phẩm chất của một bài thơ hay: sự giản dị, sự xúc động và sự ám ảnh biểu
hiện cụ thể trong thi phẩm ấy Đồng thời học sinh phải biết dừng lại ở một số đoạn thơ,
câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc để phân tích, bình giá sâu sắc tạo điểm nhấn, thể hiện rõ
năng lực cảm thụ văn học của bản thân
5,0
3 Bình luận, đánh giá quan niệm về thơ của Trần Đăng Khoa (1,0 điểm)
- Đây là một ý kiến đúng đắn, sâu sắc về một bài thơ hay Nó cũng là yêu cầu chung,
phẩm chất chung mà tất cả những tác phẩm thơ hay và đẹp phải đạt đến
- Ý kiến trên xuất phát từ đặc trưng cơ bản của thơ: thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm
và tác động mạnh mẽ đến đời sống nội tâm của con người Nó chỉ loé lên trong khoảnh
khắc của tâm hồn mà không bao giờ lặp lại Đồng thời thơ cũng là một nghệ thuật nên
nhất thiết nó phải đẹp, đẹp trong sự giản dị, đẹp trong ngôn từ, hình ảnh, trong cấu tứ của
tác phẩm Cho nên để đạt được ba điều ấy vẫn là một sự bí ẩn
1,0
Lưu ý câu II:
- Thí sinh có thể sắp xếp ý theo cách khác miễn là lập luận chặt chẽ, lô-gíc, làm nổi bật ý kiến nêu ở
đề bài, thể hiện rõ những kiến thức lý luận văn học về thơ ca và cảm nhận tinh tế, sâu sắc về thơ.
- Khi phân tích, bình giá tác phẩm thơ không nên phân tích tất cả từ đầu đến cuối mà chỉ phân tích những đoạn thơ, câu thơ hay hình ảnh thơ phù hợp, đặc sắc để làm nổi rõ vấn đề.
- Mặc dù đây là một câu hỏi về lý luận văn học nhưng phần chính yếu vẫn là việc phân tích, cảm thụ tác phẩm Khuyến khích những bài làm có nhiều rung cảm thơ chân thành, tinh tế, sâu sắc, xúc động thể hiện rõ chất văn.
III Cảm nhận về đoạn trích trong tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân 6,0
1 Những cảm nhận chung (1,0 điểm)
- Đây là một trong những đoạn trích hay và đẹp nhất trong thiên tuỳ bút đặc tả vẻ đẹp thơ
mộng, trữ tình và hư huyền của dòng Sông Đà giữa đại ngàn của núi rừng Tây Bắc, trong
màn sương kỳ bí của vùng sơn cước
- Đoạn trích cũng cho thấy tài nghệ bậc thầy của nghệ sỹ lớn Nguyễn Tuân, người mang
trong mình chất nghệ sĩ tài hoa, và tư chất của một người công dân mới yêu quý và tự hoà
về vẻ đẹp của quê hương, đất nước
1,0
2 Những cảm nhận cụ thể (4,0 điểm)
- Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, huyền ảo của dòng Sông Đà:
+ Nhìn từ trên tàu bay xuống, Sông Đà mang vẻ đẹp dịu dàng, mĩ miều, lãng mạn của
một nàng sơn nữ thả mái tóc óng ả, phiêu du giữa mây trời Tây Bắc như chảy trôi từ trong
huyền thoại
+ Vẻ đẹp của đất trời Tây Bắc mùa xuân với sự hoà quyện của màu sắc, khung cảnh,
những nét cụ thể và những nét nhoè mờ, hư ảo tạo nên một bức tranh thơ về Sông Đà
+ Làn nước Sông Đà thay đổi theo mùa mang trong mình vẻ đẹp rất riêng, rất khác biệt,
rất huyền bí của một dòng sông miền Tây Bắc
4,0
Trang 5- Vẻ đẹp nghệ thuật của một trang văn cũng là một trang thơ, một “tờ hoa” về dòng Sông
Đà:
+ Hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo, bất ngờ, mới lạ, gài tính tạo hình, gợi cảm: áng
tóc trữ tình, dòng xanh màu ngọc bích chứ không xanh màu xanh canh hến…, mùa thu
nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận
dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…
+ Cách phối hợp màu sắc độc đáo khiến đoạn văn rất giàu chất hội hoạ: màu đỏ của hoa
gạo, màu trắng của hoa ban, thêm sắc màu bảng lảng hơi mù của sương khói phả trên
dòng nước xanh trong
+ Những câu văn dài với nhiều thanh bằng, cách ngắt nhịp nhịp nhàng tạo nhạc điệu êm
ái, bằng lặng như một bản nhạc chiều du dương
- Vẻ đẹp trong tình cảm của nhà văn: Yêu cái đẹp, suốt đời đi tìm và khám phá cái đẹp để
đem đến cho đời; con người yêu quê hương đất nước tha thiết; thái độ phẫn nộ, căm giận
sâu sắc bọn thực dân xâm lược Đó là nỗi lòng của một nghệ sĩ lớn, một trí thức lớn dành
cho đất nước, dân tộc
3 Đánh giá chung (1,0 điểm)
- Đoạn trích đã thể hiện rõ một phương diện tính cách, một nét đẹp riêng thơ mộng, lãng
mạn, mỹ miều của dòng Sông Đà bên cạnh nét hung bạo, độc dữ của nó Nó là cái duyên,
cái tình của Tây Bắc mãi còn quyến luyến trong hồn người nghệ sĩ tài hoa
- Đoạn trích cũng thể hiện rõ tài nghệ của bậc thầy ngôn từ Nguyễn Tuân và phong cách
nghệ thuật rất riêng của nhà văn: tài hoa, uyên bác, tinh tế với những trang tuỳ bút thấm
đẫm chất thơ, chất người, và xúc cảm của cái “Tôi”, cái “tạng” riêng trong Nguyễn
1,0
Lưu ý câu III:
- Đây là một đề tương đối mở nên học sinh không nhất thiết phải đề cập đến toàn bộ những nét đặc sắc của đoạn trích, mà có thể chỉ tập trung vào một hay một số phương diện đặc sắc nào đó để cảm nhận.
- Học sinh cần thể hiện tốt năng lực cảm thụ, bình giá, kỹ năng viết và sử dụng ngôn ngữ đặc sắc để tạo ấn tượng độc đáo, khó phai mờ.
Lưu ý chung toàn bài: Đây là một đề thi tương đối mở cho đối tượng học sinh giỏi để các em có thể bộc lộ
hết kiến thức, kỹ năng viết, sử dụng ngôn ngữ và năng lực cảm thụ văn học Khi chấm bài, giám khảo lưu ý:
- Chấp nhận cả những cách làm bài khác đáp án, thậm chí là ý kiến trái chiều (câu nghị luận xã hội) nhưng bài viết phải được trình bày mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có căn cứ xác thực
- Khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo (cả về nội dung và hình thức), năng lực cảm thụ tinh
tế, đậm chất văn, có những kiến giải riêng, hợp lý
- Trừ điểm với những bài mắc lỗi về kiến thức, diễn đạt, hành văn, ngữ pháp, chính tả
- Giám khảo cần căn cứ vào tình hình cụ thể, chất lượng cụ thể của từng bài và của toàn thể để có cách đánh giá, cho điểm công bằng, hợp lý, lựa chọn được những học sinh thực sự yêu văn, giỏi văn