1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Phương pháp bón phân hợp lý doc

6 552 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phương pháp bón phân hợp Cơ sở của việc xây dựng chế độ bón phân hợp là dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây và khả năng cung cấp của đất, nhưng phải có phương pháp bón hợp lý. - Thời kỳ bón phân Mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây trồng cần các chất dinh dưỡng khác nhau với lượng bón khác nhau. Vì vậy cần phân phối lượng dinh dưỡng theo yêu cầu của cây trong các giai đoạn khác nhau. Có hai thời kỳ cần ưu tiên cung cấp cho cây là thời kỳ khủng hoảng và thời kỳ hiệu suất cao. Thời kỳ khủng hoảng của một nguyên tố dinh dưỡng là thời kỳ mà thiếu nguyên tố đó sẽ ảnh hưởng xấu nhất đến sinh trưởng và năng suất. Thời kỳ hiệu suất cao là khoảng thời gian mà nguyên tố dinh dưỡng có tác dụng tốt nhất đến năng suất, lượng chất dinh dưỡng cần ít nhất cho một đơn vị sản phẩm thu hoạch nên đầu tư phân bón đạt hiệu quả cao nhất Thông thường trong sản xuất thì thời kỳ hiệu suất cao không trùng đúng vào thời kỳ khủng hoảng. Theo Đào Thế Tuấn, thời kỳ khủng hoảng P đối với lúa là thời kỳ đẻ nhánh, thời kỳ hiệu suất cao là thời kỳ mạ.Thời kỳ khủng hoảng N của ngô (theo Nguyễn Đức Bình) là thời kỳ cây con (từ 3 đến 6 lá).Vì vậy cần ưu tiên cho các thời kỳ đó. - Phương pháp bón phân thích hợp Tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện để có phương pháp bón phân thích hợp. Có thể sử dụng phương pháp bón lót, bón thúc, bón viên, bón phun qua lá + Bón lót là bón phân trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng ban đầu của cây, Tùy theo cây trồng và loại phân bónbón lót với lượng khác nhau. Ưu điểm của bón lót là đỡ tốn công, nhưng cây không thể sử dụng ngay một lúc, phần còn lại dễ bị rửa trôi. Với phân lân và vôi do hiệu quả của chúng chậm và cần nhiều cho giai đoạn sinh trưởng ban đầu nên thường bón lót lượng lớn, có thể bón lót toàn bộ. + Bón thúc là bón nhiều lần vừa thỏa mản nhu cầu, vừa tránh lãng phí do bị rửa trôi. Tùy theo từng loại cây trồng mà phân phối lượng bón thúc ra các đợt khác nhau. Ví dụ như với lúa, có thể bón thúc đẻ nhánh, bón đón đồng, bón nuôi hạt Bón lót kết hợp với bón thúc thì hiệu quả sử dụng phân tốt nhưng phức tạp và tốn khá nhiều công. Với phân đạm và kali, hiệu quả của chúng nhanh và dễ bị rửa trôi nên thường chỉ bón lót một lượng vừa đủ cho sinh trưởng ban đầu của cây trồng, còn chủ yếu là bón thúc. - Về cách bón: Thường phân được bón vào đất hay hòa tan vào nước để tưới hoặc phun lên lá Với các cây rau, hoa, cây giống các loại thì phun qua lá thường cho hiệu quả cao. Đặc biệt với các phân bón vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng và các chế phẩm phun lá thường phải sử dụng phương pháp phun. Xu hướng chung hiện nay là cố gắng giảm bớt số lần bón phân để giảm số công đầu tư, thuận tiện cho việc cơ giới hóa mà vẫn đảm bảo năng suất cao. . kỳ đó. - Phương pháp bón phân thích hợp Tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện để có phương pháp bón phân thích hợp. Có thể sử dụng phương pháp bón lót, bón thúc, bón viên, bón phun. Phương pháp bón phân hợp lý Cơ sở của việc xây dựng chế độ bón phân hợp lý là dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây và khả năng cung cấp của đất, nhưng phải có phương pháp bón hợp. như với lúa, có thể bón thúc đẻ nhánh, bón đón đồng, bón nuôi hạt Bón lót kết hợp với bón thúc thì hiệu quả sử dụng phân tốt nhưng phức tạp và tốn khá nhiều công. Với phân đạm và kali, hiệu

Ngày đăng: 01/07/2014, 10:20

Xem thêm: Phương pháp bón phân hợp lý doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w