SAOCHỔI *** Saochổi là các thiên thể nhỏ bằng băng và bụi chuyển động trên những quỹ đạo thuôn dài, khi đến gần Mặt trời thì hình thành đuôi sáng. Một số saochổi sáng khi xuất hiện trên bầu trời đêm sẽ gây ấn tượng sâu sắc đối với người quan sát nó. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc quan sát bầu trời cũng như saochổi bị ánh sáng của đèn đường ánh sáng từ các thành phố lớn làm hạn chế rất nhiều. Thời xưa, sự xuất hiện của một saochổi bị coi là điềm báo của của một điềm gở. Nó đến mang theo bệnh tật, mất mùa, chiến tranh. Giáo hoàng Pole Calixtus III đã rút phép thông công của saochổi Halley khi nó xuất hiện trên bầu trời vào năm 1456 trùng vào thời gian này, một cuộc chiến tranh lớn đã nổ ra do người Thổ Nhĩ Kỳ gây nên ở Đông Nam châu Âu. Có ba loại sao chổi: - Saochổi có chu kì ngắn: là saochổi có chu kì chuyển động quanh Mặt trời với chu kì dưới 30 năm như saochổi Biela có chu kì 6,6 năm. Có khoảng 100 saochổi loại này. - Saochổi có chu kì trung bình: là saochổi có chu kì trên 30 năm đến hàng thế kỉ như saochổi Ikeya Seki xuất hiện năm 1965 và sẽ thấy lại vào năm 2845. - Saochổi có chu kì dài: là những saochổi khó có thể dự đoán được đường đi của chúng hoặc chỉ nhìn thấy chúng có 1 lần. Các saochổi loại này chiếm đến 50% số saochổi và đều xuất phát từ đám mây Oort. Cấu tạo của saochổiSaochổi gồm hai phần chính: đầu saochổi và đuôi. - Đầu saochổi bao gồm: nhân saochổi và phần khí và bụi bao xung quanh nhân gọi là coma. Nhân saochổi có khối lượng rất bé, chỉ dưới một phần triệu khối lượng Trái đất và kích thước từ vài km đến vài chục km. Coma thường có kích thước 50.000 đến vài trăm ngàn km, tối thiểu là 15.000 km. Những saochổi lớn, coma có thể có kích thước lên tới 1,8 triệu km. Các thiết bị quan sát quang phổ đã xác định vật chất ở nhân sao gồm các hợp chất của Hidro và nito, băng nước, amoniac, metan, oxit cacbon. - Đuôi saochổi là phần có kích thước lớn nhất gồm bụi, khí CO¬2, CO, hơi nước và chỉ xuất hiện khi saochổi đến gần Mặt trời khoảng 100 triệu km. Khi tiến đến gần Mặt trời, nhân saochổi bị đốt nóng dần lên, băng thăng hoa, những luồng khí lạnh thoát mạnh ra bên ngoài tạo thành một lớp mây sáng. Lớp khí chứa hơi nước này phản chiếu mạnh ánh sáng Mặt trời nên sáng lên. Áp lực của gió Mặt trời thổi mạnh về phía sao chổi, đẩy phần khí và bụi ra phía sau tạo thành đuôi của sao chổi. Khi càng đến gần Mặt trời thì đuôi của saochổi càng dài và hướng về hướng đối lại Mặt trời. khi đi xa Mặt trời, đuôi saochổi ngắn dần cho đến khi không còn áp lực và sức nóng nữa thì đuôi sẽ mất đi, lúc đó saochổi chỉ còn trơ trọi lại một cái nhân nhỏ bé tiếp tục di chuyển trên quỹ đạo của nó. Kích thước của đuôi saochổi dài hàng triệu km. Tuy có kích thước lớn như vậy nhưng mật độ vật chất của nó lại rất loãng, trong 1 cm3 khí chỉ chứa vài ngàn nguyên tử và phân tử khí nên nó gần như trong suốt. Vận tốc của saochổi nói chung biến đổi từ hơn 1000 km/h ở khoảng không ngoài xa Mặt trời cho tới 2 triệu km/h khi tới gần Mặt trời. Vật chất của đuôi saochổi là vật chất của nhân saochổi thăng hoa nên nó khiến cho nhân saochổi bị hao mòn, mất dần khối lượng sau mỗi lần đi qua gần Mặt trời. Chính vì vậy mà khi một saochổi xuất hiện lại, ta thấy độ sáng của nó giảm bớt đi và đuôi cũng ngắn dần và đến một lúc nào đó không còn trông thấy nữa. Nguồn gốc của saochổi Các nhà thiên văn học cho rằng hầu hết các saochổi đến từ đám mây Oort. Đám mây này được đặt theo tên của Jan Oort - một nhà thiên văn học người Hà Lan - người đã phát hiện ra nó. Đám mây Oort là một đám mây lớn hình cầu bao bọc xung quanh hệ mặt trời, cách Mặt trời khoảng 40.0000 đến 100.000 AU. Đám mây này chứa hàng tỉ tỉ các vật thể băng - ứng cử viên để trở thành sao chổi. Một số saochổi khác lại có nguồn gốc từ vành đai Kuiper nằm bên ngoài quỹ đạo của sao Hải vương. Vành đai Kuiper có phần ngoài tiếp giáp với phần trong cùng của đám mây Oort. Khi các vật thể băng này quay trong đám mây Oort hoặc vành đai Kuiper, nó sẽ chịu lực hấp dẫn của Mặt trời và các hành tinh khác của hệ mặt trời. Một số vật thể bị thay đổi quỹ đạo và chuyển động vào trong hệ mặt trời theo quỹ đạo hình elip khá dẹt hoặc hình hyperbol và khi tiến đến gần Mặt trời thì nó xuất hiện đuôi và sáng lên, chúng ta có thể quan sát được. Khi nó ra xa Mặt trời thì nhiệt độ môi trường xung quanh rất thấp, chỉ khoảng 3K nên nó bị đóng băng lại và chỉ còn nhân của sao chổi, chúng ta khó mà có thể thấy được. Một số saochổi nổi tiếng: - Saochổi có chu kì ngắn nhất: được biết là saochổi Encke, chu kì 3,3 năm, cách Mặt trời gần nhất 51 triệu km, xa nhất 615 triệu km. - Saochổi nổi tiếng nhất, được quan sát nhiều lần nhất và vào loại sáng nhất: saochổi Halley. được ghi nhận đã xuất hiện vào năm 467 trước công nguyên ở Trung Quốc. Lần đầu tiên (1682) được Halley tính chu kì và tiên đoán sự xuất hiện trở lại của nó vào năm 1758. Chu kì quỹ đạo 75-76 năm. - Saochổi Donati 1858: saochổi đẹp nhất trong mấy thể kỉ gần đây, có chu kỳ kkhoảng 2000 năm. - saochổi Hale-bopp 1997: saochổi sáng nhất thể kỉ 20 - saochổi shoemaker-levy 9: Năm 1992 saochổi này đi ngang qua cách lớp mây bao phủ sao Mộc 15000km và bị vỡ thành 20 mảnh, rải dài trong khoảng 200.000 km. Nó đã bay quanh sao Mộc với chu kì 2 năm và đâm vào sao Mộc vào tháng 7/1994. - Saochổi Swift-Tuttle xuất hiện năm 1862 là nguyên nhân gây ra mưa sao băng Perseid, chu kì 120-130 năm. Có khả năng va vào Trái đất trong lần gặp vào năm 2126. - Saochổi Temple-Tuttle gây ra mưa sao băng Leonid, chu kì 33 năm . Các sao chổi loại này chiếm đến 50% số sao chổi và đều xuất phát từ đám mây Oort. Cấu tạo của sao chổi Sao chổi gồm hai phần chính: đầu sao chổi và đuôi. - Đầu sao chổi bao gồm: nhân sao chổi. năm. - Sao chổi Donati 1858: sao chổi đẹp nhất trong mấy thể kỉ gần đây, có chu kỳ kkhoảng 2000 năm. - sao chổi Hale-bopp 1997: sao chổi sáng nhất thể kỉ 20 - sao chổi shoemaker-levy 9: Năm 1992 sao. chổi: - Sao chổi có chu kì ngắn: là sao chổi có chu kì chuyển động quanh Mặt trời với chu kì dưới 30 năm như sao chổi Biela có chu kì 6,6 năm. Có khoảng 100 sao chổi loại này. - Sao chổi có