Xâydựngvàápdụngtiêuchuẩn(Phần1) Các vấn đề chung về tiêuchuẩn hoá 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Tiêuchuẩn Có nhiều định nghĩa khác nhau, thay đổi theo thời gian, phản ánh quan điểm khác nhau về tiêu chuẩnHiện tại, tổ chức Tiêuchuẩn hoá quốc tế (ISO) đưa ra một định nghĩa tiêu chuẩn, được nhiều quốc gia, tổ chức công nhận rộng rãi, định nghĩa này như sau:Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách thoả thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. 1.2. Tiêuchuẩn hoá Khác với tiêu chuẩn, định nghĩa về Tiêuchuẩn hoá không thay đổi nhiều, về bản chất Tiêuchuẩn hoá là hoạt động bao gồm: đưa ra tiêuchuẩnvàápdụngtiêu chuẩn.Định nghĩa đầy đủ của ISO vê Tiêuchuẩn hoá như sau:Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. 2. Mục đích của tiêuchuẩn hoá Mục đích của tiêuchuẩn hoá đã được thể hiện trong định nghĩa của tiêuchuẩn hoá đó là “nhằm đạt tới một trật tự tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định”. Cụ thể, các mục đích đó là: a. Tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin (thông hiểu): Phục vụ cho mục đích này là những tiêuchuẩn định nghĩa, các thuật ngữ, quy định các ký hiệu, dấu hiệu để dùng chung. Ví dụ ký hiệu toán học, nguyên tố hoá học, ký hiệu tượng trưng các bộ phận, chi tiết trên bản vẽ, ký hiệu vật liệu… b. Đơn giản hoá, thống nhất hoá tạo thuận lợi phân công, hợp tác sản xuất, tăng năng suất lao động, thuận tiện khi sử dụng, sửa chũa (kinh tê):Phục vụ cho mục đích này là các tiêuchuẩn về các chi tiết nguyên vật liệu điển hình như bu lông, đai ốc, vít, đinh tán, thép định hình (I, U, L, T), động cơ, hộp đổi tốc, bánh răng, đai truyền (curoa) các kích thước lắp ráp: bóng đèn – đui đèn, máy ảnh -ống kính, độ bắt sáng của phim ảnh… c. Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng, người tiêudùng Phục vụ cho mục đích này là các tiêuchuẩn về môi truờng nước, không khí, tiếng ồn, các tiêuchuẩn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho sản phẩm, thiết bị (bàn là, bếp điện, máy giặt, thang máy, dụng cụ bảo hộ lao động: kính, găng, ủng, mặt nạ phòng độc). Các tiêuchuẩn loại này thường là bắt buộc theo các văn bản pháp luật tương ứng d- Thúc đẩy thương mại toàn cầu Việc hoà nhập tiêuchuẩn giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu: trao đổi hàng hoá sản phẩm, trao đổi thông tin. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, người ta cho rằng, tiêuchuẩn hoá có những mục đích chính như sau: - Thúc đẩy ápdụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất lao động xã hội- ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, công trình - Góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân - Sử dụng hợp lý tài nguyên tiết kiệm nguyên vật liệu- Đảm bảo an toàn lao động, sức khoẻ con người - Phục vụ tốt nhu cầu quốc phòng - Phát triển hợp tác quốc tế khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu, hướng dẫn nhập khẩu. Để tránh khuynh hướng sai lầm trong tiêuchuẩn hoá, cần nêu rõ một số nét không phải là mục đích của tiêuchuẩn hoá: - Không làm cho mọi thứ giống hệt nhau một cách không cần thiết - Không đưa ra khuôn mẫu để mọi người ápdụng máy móc mà không cần suy xét - Không hạ thấp chất luợng tới mức tầm thường chỉ vì mục đích để tiêuchuẩn được ápdụng rộng rãi - Không ra lệnh hay cưỡng bức. Tiêuchuẩn chỉ là một tài liệu có thể sử dụng trong hợp đồng hay trong văn bản pháp luật. 3. Đối tượng của tiêuchuẩn hoá Đối tượng của tiêuchuẩn hoá là các chủ đề của tiêu chuẩn. Chủ đề tiêuchuẩn hoá có thể là sản phẩm (viên gạch, bu lông, bánh răng, đường ống), nguyên vật liệu (than, sắt thép, xi măng, cát, sỏi…), máy móc thiết bị (động cơ ô tô, động cơ điện, máy bơm, máy nén khí…). Đối tượng của tiêuchuẩn có thể là một quá trình (ví dụ: phương pháp xác định nhiệt lượng của than đá…), cũng có thể là nhưng đối tượng không phải sản phẩm như (đơn vị đo lường, ký hiệu các nguyên tố hoá học, ký hiệu toán học, dấu hiệu chỉ đường…) Nội dung một tiêuchuẩn có thể quy định về một đối tượng, cũng có thể quy định một vài khía cạnh của một đối tượng. Tên của tiêuchuẩn phản ảnh đối tượng của tiêu chuẩn. . định. 1.2. Tiêu chuẩn hoá Khác với tiêu chuẩn, định nghĩa về Tiêu chuẩn hoá không thay đổi nhiều, về bản chất Tiêu chuẩn hoá là hoạt động bao gồm: đưa ra tiêu chuẩn và áp dụng tiêu chuẩn. Định. Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn (Phần 1) Các vấn đề chung về tiêu chuẩn hoá 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Tiêu chuẩn Có nhiều định nghĩa khác nhau, thay. đích để tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi - Không ra lệnh hay cưỡng bức. Tiêu chuẩn chỉ là một tài liệu có thể sử dụng trong hợp đồng hay trong văn bản pháp luật. 3. Đối tượng của tiêu chuẩn