Tương quangiữachiphívàlợiíchTươngquangiữachiphí – lợi ích, một nguyên tắc kinh tế rất đơn giản phải không? Nhưng nếu mục tiêu của bạn là biến những điều cơ bản đã học thành kiến thức “sống” thì bạn chỉ có một cách duy nhất là phải thường xuyên liên hệ và vận dụng chúng. Nguồn gốc của mọi lý thuyết kinh tế là nguyên tắc về tươngquangiữa chi phívàlợi ích. Theo nguyên tắc này, bạn chỉ thực hiện một hành động nào đó khi vàchỉ khi lợiích tăng thêm do hành động đó mang lại cao hơn chiphí tăng thêm phải bỏ ra. Một nguyên tắc quá đơn giản phải không? Nhưng không phải lúc nào cũng dễ áp dụng đâu. Ví dụ 1: Bạn định mua một chiếc đồng hồ báo thức trị giá 10 bảng tại cửa hàng gần sát trường bạn; cùng lúc đó, bạn của bạn cho biết rằng tại tiệm Tesco dưới phố có bán chiếc đồng hồ y hệt với giá chỉ 5 bảng. Vậy bạn sẽ xuống phố và mua cái đồng hồ giá 5 bảng hay mua ngay ở cửa hàng gần trường? Trong cả hai trường hợp nói trên, khi đồng hồ bị hỏng trong thời gian bảo hành, bạn đều phải gửi nó đến nhà sản xuất để sửa chữa. Tất nhiên là không có đáp án hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Mỗi người đều phải tự cân nhắc những chi phívàlợiích có liên quan từ góc độ của bản thân. Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt ra tình huống này với một số người, đa số đều chọn mua đồng hồ ở tiệm Tesco. Ví dụ 2: Bạn định mua một chiếc máy tính xách tay trị giá 1.205 bảng tại cửa hàng gần trường. Bạn có thể mua một chiếc tương tự với giá 1.200 bảng tại tiệm Tesco (hai máy này có chế độ bảo hành giống nhau: Dù là mua ở đâu thì khi hỏng, bạn đều phải gửi đến nhà sản xuất để sửa). Vậy bạn sẽ mua máy tính xách tay ở đâu? Trong trường hợp này, đa số người được hỏi chọn mua máy tính ở cửa hàng gần trường. Tự thân câu trả lời này không sai. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi rằng liệu một người tiêu dùng thông minh nên hành động như thế nào là hợp lý trong hai trường hợp trên thì dựa trên nguyên tắc chiphí - lợi ích, hai câu trả lời trên thật ra phải giống nhau. Dù trong trường hợp nào đi nữa, nếu xuống phố mua hàng thì lợi ích, hay nói cách khác là số tiền bạn tiết kiệm được, trị giá 5 bảng. Chiphí là tất cả những khoản bạn phải chi khi mất công đi xuống phố. Những khoản này là như nhau trong cả hai trường hợp. Vậy nếu lợiích đem lại vàchiphí bỏ ra đều như nhau thì câu trả lời cho cả hai trường hợp cũng phải giống nhau. Tuy nhiên, nhiều người có khuynh hướng nghĩ rằng tiết kiệm được 50% giá tiền khi xuống phố mua đồng hồ có vẻ là khoản lợi lớn hơn so với tiết kiệm 5 bảng khi mua máy tính xách tay trị giá tới 1.205 bảng. Đó không phải là cách lập luận đúng đắn. Lối suy nghĩ tập trung vào tỷ lệ rất hợp lý trong những tình huống khác, nhưng không phải trong tình huống này. Như vậy, việc cân nhắc giữa chi phívàlợiích rõ ràng là điều bạn nên làm. Khi xem xét nguyên tắc chiphí - lợiích trong một ví dụ đầy bất ngờ, bạn sẽ có một câu chuyện thú vị để kể. Hãy thử đặt ra những câu hỏi nêu trên với bạn bè để xem họ trả lời như thế nào. Trong quá trình trao đổi qua lại đó, bạn sẽ hiểu sâu hơn về nguyên tắc chiphí - lợi ích. Ngay sau khi giới thiệu với các sinh viên các ví dụ để minh họa cho nguyên tắc chung, tôi sẽ cho họ bài tập để tự áp dụng nguyên tắc đó. Đây là bài tập tôi đưa ra sau khi đã giới thiệu các ví dụ về đồng hồ và máy tính nói trên: Ví dụ 3: Bạn sắp có hai chuyến công tác và một phiếu giảm giá, phiếu này chỉ áp dụng được cho một chuyến đi. Bạn tiết kiệm được 40 bảng cho chuyến đi có chiphí 100 bảng đến Paris hoặc tiết kiệm được 50 bảng cho chuyến đi có chiphí 1000 bảng đến Tokyo. Vậy bạn sẽ dùng phiếu giảm giá cho chuyến đi nào? Hầu như tất cả mọi người đều trả lời đúng khi cho rằng nên dùng phiếu giảm giá cho chuyến đi Tokyo vì như vậy bạn sẽ tiết kiệm được 50 bảng, nhiều hơn 40 bảng. Nhưng dù cho mọi người đều đáp đúng thì điều đó cũng không có nghĩa rằng câu hỏi này là vớ vẩn. Một lần nữa, tôi muốn nhắc lại rằng nếu mục tiêu của bạn là biến những điều cơ bản đã học thành kiến thức “sống” thì bạn chỉ có một cách duy nhất là phải thường xuyên liên hệ và vận dụng chúng. Tôi chọn những câu hỏi trên đưa vào bài này không chỉ vì tôi thấy chúng thú vị, mà còn vì chúng liên quan trực tiếp đến những nguyên tắc quan trọng nhất của kinh tế học cơ bản. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ thấy những ví dụ này là một cách học kinh tế thật nhẹ nhàng, thậm chí vui thú. Tôi chọn những câu hỏi thú vị và những câu trả lời ngắn gọn để người đọc có thể kể lại và trao đổi về chúng trong những cuộc nói chuyện. Tôi yêu cầu các sinh viên hãy coi đáp án cho những câu hỏi là những giả thuyết tốt, dùng làm cơ sở cho những phân tích và thử nghiệm sâu hơn. Những đáp án đó không phải là đáp án cuối cùng. Trong những trường hợp khác, có thể sẽ có những câu trả lời khác hoàn thiện hơn và hợp lý hơn. Vì vậy, hãy nghiêm túc đọc kỹ phần trả lời các câu hỏi, đừng dễ dàng cảm thấy thỏa mãn. Có thể những kinh nghiệm cá nhân sẽ giúp bạn hoàn thiện nó. Ví dụ như một chủ tiệm váy cưới đã chia sẻ với tôi rằng, một lý do khác khiến các cô dâu thường mua váy chứ không thuê là vì váy cưới thường phải ôm sát phần thân trên và đòi hỏi phải sửa rất nhiều; nếu là hàng thuê thì không thể sửa đi sửa lại như vậy mỗi lần cho thuê. Đó là một lý lẽ rất hợp lý, nhưng nó cũng không hề trái với những lập luận từ góc độ kinh tế của nguyên tắc về sự tươngquangiữa chi phívàlợi ích. . Tương quan giữa chi phí và lợi ích Tương quan giữa chi phí – lợi ích, một nguyên tắc kinh tế rất đơn giản phải không? Nhưng nếu. hệ và vận dụng chúng. Nguồn gốc của mọi lý thuyết kinh tế là nguyên tắc về tương quan giữa chi phí và lợi ích. Theo nguyên tắc này, bạn chỉ thực hiện một hành động nào đó khi và chỉ khi lợi. phải trong tình huống này. Như vậy, việc cân nhắc giữa chi phí và lợi ích rõ ràng là điều bạn nên làm. Khi xem xét nguyên tắc chi phí - lợi ích trong một ví dụ đầy bất ngờ, bạn sẽ có một câu