Cùng với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất, khái niệm thị trường của có nhiều thay đổi.Theo nhà nổi tiếng: Từ đó mỗi người chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng: Thị trường là khái niệ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
_o0o _
ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG
Trưởng nhóm: Danh Võ Thiên Phúc
Thành viên:
1 Châu văn Tuấn
2 Nguyễn Dương Gia Lâm
3 Nguyễn Thủy Linh
4 Phan Anh Thơ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023
Trang 3Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Thị trường do nhóm 3nghiên cứu và thực hiện
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành
Kết quả bài làm của đề tài Thị trường là trung thực và không saochép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4Với điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn non nớt, trong quá trình thực hiện em chưa thể nào tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm Em rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa của thầy để em có thể cải thiện bản thân và làm tốt hơn trong tương lai
Trang 5Lời mở đầu
“Là một lĩnh vựa quan trọng trong lý thuyết kinh tế, thị trường đã luôn thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà kinh tế học, nhà quản lý và nhà nghiên cứu của các nhà kinh tế học, nhà quản lý và nhà nghiên cứu trong suôt nhiều thập kỷ Thị trường không chỉ là nơi diễn ra giao dịch mua bán hàng hoá và dịch vụ, mà còn là một hệ thống phức tạp của các quy tắc, quyền lợi và thực thể tương tác Hiểu rõ cơ chế hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường là điều cần thiết để đưa ra những quyết định kinh doanh thông minh và hiệu quả
Trong tiểu luận này, chúng em tập trung tìm hiểu và phân tích các khía cạnh quantrọng của thị trường, nhằm hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của thị trường và tác độngcủa các yếu tố khác nhau đến sự phát triển và cạnh tranh trong thị trường Hơn thế nữa làtìm hiểu về mô hình thị trường và những ảnh hưởng của chúng đến quyết định kinh doanh
và tình hình kinh tế trong và ngoài nước.”
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU i
PHẦN NỘI DUNG 1
I THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG
1.1 Thị trường 1
1.1.1 Khái niệm thị trường 1
1.1.2 Vai trò thị trường 1
1.2 Phân loại thị trường 1
1.2.1 Phân loại theo hàng hóa 2
1.2.2 Phân loại theo dịch vụ 2
1.2.3 Phân loại theo phạm vi địa lý 2
1.2.4 Phân loại theo tính chất sản phẩm 2
1.3 Thị trường và mối quan hệ với cạnh tranh 3
1.3.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 3
1.3.2 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo 4
1.3.2.1 Thị trường đa chủng loại 4
1.3.2.2 Thị trường tập trung 5
II: CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG 7
2.1 Cơ chế thị trường 7
2.2 Một số quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường 8
2.2.1 Quy luật cung cầu 8
2.2.1.1 Khái niệm quy luật cung cầu 8
2.2.1.2 Vai trò quy luật cung cầu 8
Trang 72.2.2 Quy luật giá trị 9
2.2.3 Quy luật cạnh tranh 11
2.2.4 Quy luật lưu thông tiền tệ 14
III NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 15
3.1 Nền kinh tế thị trường là gì ? 15
3.2 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường 15
3.3 Chủ thể tham gia trong nền kinh tế thị trường 16
3.4 Phân loại các nền kinh tế thị trường 17
3.5 Ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường 17
3.5.1 Ưu điểm của nền kinh tế thị trường 17
3.5.2 Nhược điểm của kinh tế thị trường 18 PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8I THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG
1.1 Thị trường
1.1.1 Khái niệm thị trường
Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa Cùng với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất, khái niệm thị trường của có nhiều thay đổi.Theo nhà nổi tiếng:
Từ đó mỗi người chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng: Thị trường là khái niệm được
sử dụng để miêu tả một hệ thống hoạt động trong đó hàng hoá, dịch vụ hoặc tài sản được trao đổi giữa người mua và người bán Đây là nơi giao dịch trao đổi các sản phẩm và dịch
vụ giữa các bên có nhu cầu và khả năng cung cấp
thức phân bố nguồn nhân lực hiểu quả trong nền kinh tế
Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc
gia với nền kinh tế thế giới
1.2 Phân loại thị trường
Thị trường được điều chỉnh bởi các yếu tố như: Giá cả, cung và cầu, sự cạnh tranh,
sự ảnh hưởng của chính sách kinh tế và xã hội, các yếu tố khác Các tham gia trong thị trường tường tìm kiếm lợi ích cá nhân và cố gắng tìm ra cách tối ưu hoá giá trị từ giao dịch của mình
Trang 9Từ đó thị trường được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau Dưới đây là một số phân loại thông dụng về thị trường:
1.2.1 Phân loại theo hàng hoá
Thị trường hàng tiêu dùng: Liên quan đến việc mua bán các hàng hoá dùng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, ví dụ như thị trường thực phẩm, thị trường điện tử, thị trường thời trang
Thị trường sản xuất: Liên quan đến việc mua bán các hàng hoá được sử dụng trong quá trình sản xuất và kinh doanh, ví dụ như thị trường máy móc, thị trường nguyên vật liệu, thĩ trường công nghệ
1.2.2 Phân loại theo dịch vụ: Liên quan đến việc mua bán các dịch vụ, ví dụ như thị
trường du lịch
1.2.3 Phân loại theo phạm vi địa lý
Thị trường nội địa: Liên quan đến mua bán hàng hoá trong nội địa một quốc gia.Thị trường quốc tế: Liên quan đến mua bán hàng hoá qua biên giới quốc gia, bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu
1.2.4 Phân loại theo tính chất sản phẩm
Thị trường hoá thông thường: Mua bán các hàng hoá tiêu chuẩn hoặc thông thường,
ví dụ: thị trường xăng, thị trường dầu, thị trường lúa mì
Thị trường hàng hoá đặc biệt: Mua bán các hàng hoá độc đáo hoặc có tính chất đặcbiệt, ví dụ như: thị trường nghệ thuật, thị trường đồ cổ
Trang 101.3 Thị trường và mối liên hệ với cạnh tranh
1.3.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition)
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một mô hình thị trường lý tưởng trong lý thuyếtkinh tế, trong đó có một số điều kiện đặc biệt được đáp ứng Cụ thể, để có một thị trườngcạnh tranh hoàn hảo, các yếu tố sau đây cần được đáp ứng:
- Số lượng người bán và người mua lớn: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi có
một số lượng lớn ngưởi bán và người mua, mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp chỉ có thể tácđộng rất nhỏ đến giả cả và quyết định tổng thể trên thị trường
- Sản phẩm đồng nhất: các sản phẩm được bán trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo
phải đồng nhất hoặc tương đương nhau về chất lượng, tính chất và khả năng thay thế.Khách hàng không thể phân biệt sự khác biệt giữa các sản phẩm từ nhà cung cấp khácnhau
- Cạnh tranh hoàn toàn: Tất cả các doanh nghiệp trên thị trường phải hoạt động
dưới sự cạnh tranh hoàn toàn, không có sự cản trở hoặc hạn chế của chính phủ, tập đoànlớn hay các yếu tố khách Mọi doanh nghiệp có cùng cơ hội tiếp cận nguổn lực và thịtrường
- Khả năng di chuyển tự do: Cả ngưởi bán và người mua có khả năng di chuyển tự
do giữa các nhà cung các và người tiêu dùng khác nhau, không có rào cản về vị trí địa lýhoặc các yếu tố khác
- Thông tin hoàn hảo: các ngưởi bán và người mua trên thị trường cạnh tranh hoàn
hảo có thông tin hoàn hảo và không có sự thiếu thông tin hay thông tin sai lệch Tất cả cácbên đều có cùng mức độ hiểu biết về giá cả, chết lượng và các yếu tố khác liên quan đến việc giao dịch
Ví dụ: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo có thể là thị trường chứng khoán, trong
đó hàng nghìn công ty niêm yết cung cấp các cổ phiếu cho nhà đầu tư Trên thị trường này, không có bất kỳ công ty cá nhân nào có thể tác động đáng kể đến giá cả hay quyết
Trang 11định tổng thể trên thị trường Các người mua và người bán có khả năng tự do tiếp cận thị trường và có thông tin hoàn hảo về các công ty và giá trị của cổ phiếu Ngoài ra, cổ phiếu của các công ty cũng được coi là đồng nhất trong một ngành công nghiệp nhất định, cho phép người mua lựa chọn trên giá cả và thông tin công khai.
1.3.2 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
1.3.2.1 Thị trường đa chủng loại (diversified market)
Thị trường đa chủng loại là thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vựa kinh tế để chỉ một thị trường trong đó có sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ hoặc ngành nghề
Trong một thị trường đa chủng loại, có nhiều doanh nghiệp và ngành nghề hoạt độngsong song và cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau Từ điều này tạo ra sự đa dạng và lựa chọn cho người tiêu dùng và khách hàng
Ví dụ: Trên thị trường công nghệ thông tin, hầu hết mọi người có thể tìm thấy công
ty lớn như: Apple, Samsung, Nokia, Google, Intel và rất rất nhiều công ty khác Trong cáccông ty nói trên, mỗi công ty đều có sản phẩm và dịch vụ độc đáo của mình Chẳng hạn như: điện thoại di động, máy tính để bàn, laptop,đồng hồ đeo tay thông minh, dịch vụ đám mây, phần mềm và nhiều hơn thế nữa
Sự đa dạng trong thị trường công nghệ thông tin cung cấp nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng Người dùng có thể chọn mua các sản phẩm từ những công ty khác nhau dựa trên nhu cầu, kinh tế và sự ưu tiên cá nhân Ví dụ: một người có thể lựa chọn điện thoại Iphone của Apple khi họ quan tâm đến khả năng bảo mật, thiết kế sang trọng, hiệu năng mượt mà, trong khi người khác có thể thích sử dụng điện thoại android từ Samsung vì giao diện bắt mắt, dễ dàng sử dụng, không tốn quá nhiều chi phí như Iphone
Trang 12Sự cạnh tranh giữa cac công ty trong thị trường CNTT cũng thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển công nghệ Các công ty cố gắng cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình để thu hút khách hàng và giành thị phần Điều này dẫn đến việc ra mắt liên tục của các sản phẩmmới, tính năng tiên tiến và cộng nghệ tiên tiến hơn so với những mặt hàng đi trước để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, cụ thể hơn là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai
Tóm lại thị trường công nghệ thông tin là một ví dụ rất rất thiết thực và cụ thể về thị trường đa chủng loại trong đó có sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin
từ nhiều công ty khác nhau
1.3.2.2 Thị Trường tập trung (concentrated market)
Thị trường tập trung là một thuật ngữ kinh tế dủng để chỉ một thị trường trong đó một số ít doanh nghiệp hoặc ngành nghề chiếm tỉ lệ lớn thị phần và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với hoạt động của thị trường đó
Trong một thị trường tập trung, có một số ít công ty hoặc ngành nghề chiếm lĩnh thị phần chính, trong khi các công ty hoặc ngành nghề khác có thị phần nhỏ hơn Mức độ tập trung thị trường được đo bằng các chỉ số như chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) hoặc sốlượng công ty lớn chiếm tỷ lệ thị phần quan trọng
Thị trường tập trung có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau bao gồm ngành công nghiệp, dịch vụ, bán lẻ ngân hàng, viễn thông và nhiều ngành nghề khác Mộtvài ví dụ về thị trường tập trung:
- Thị trường công nghệ: Apple và Samsung chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực điện
thoại di động, trong khi Google và Facebook là hai công ty lớn trong lĩnh vựa quảng cáo trực tuyến
Trang 13- Thị trường dược phẩm: Các công ty lớn như Pfizer, Novartis và Johson và Johson
chiếm lĩnh thị phần trong ngành công nghiệp dược phẩm
- Thị trường bán hàng: Trong bán hàng, Lazada và Shopee là hai ví dụ về các công
ty lớn chiếm lĩnh thị phần và có sức ảnh hưởn mạnh mẽ đối với thị trường ở Việt Nam.Trong một thị trường tập trung, các công ty hoặc ngành nghề chiếm lĩnh thị phần có thể có lợi thế cạnh tranh, như quy mô lớn, tài nguyên mạnh mẽ và khả năng kiểm soát giá
cả Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra một số vấn đề như: làm giảm cạnh tranh, hạn chế lựa chọn cho người tiêu dùng và tạo ra mức độ quyền lực không cân bằng trong thị trường Vì thế, thị trường tập trung thường đòi hỏi sự quản lý và giám sát từ phía chính chủ để đảm bảo sự công bằng và tránh việc lạm dụng quyền lực từ phía các công ty tập trung
Trang 14Chương II: CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG
có khả năng tự điều chỉnh các quan hệ kinh tế
Cơ chế thị trường được sử dụng để đạt được mục tiêu như hiệu quả kinh tế:
Vai trò cơ chế thị trường:
- Khuyến khích sự cạnh tranh
- Khuyến khích sự đổi mới
- Phân phối tài nguyên hiệu quả
- Tạo động lực cho đầu tư nhân tăng cường và thịnh vương
Trang 152.2 Một số quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường
2.2.1 Quy luật cung cầu
2.2.1.1 Khái niệm quy luật cung cầu
Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường Quy luật này đòi hỏi cung – cầu phải có sự thống nhất, nếu không có sự thống nhất giữa chúng thì sẽ có các nhân tố xuất hiện điều chỉnh chúng
Cung (supply) phản ánh khối lượng sản phẩm hàng hóa được sản xuất và đưa ra thị
trường để bán Cung do sản xuất quyết định song không đồng nhất với sản xuất Chỉ những sản phẩm hàng hóa được đưa ra thị trường mới tạo thành cung
Cầu (Demand) phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của xả hội Cầu
không đồng nhất với tiêu dùng, vì nó không phải nhu cầu tự nhiên, nhu cầu bất kì theo nguyện vọng tiêu dùng chủ quan của con người, mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán Chỉ những nhu cầu có khả năng thanh toán mới tạo thành cầu trong kinh tế
2.2.1.2 Vai trò quy luật cung cầu
Trên thị trường, cung - cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị; ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị; nếu cung bằng cầu thì giá
cả bằng với giá trị Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau
Trang 16Quy luật cung - cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hoá; làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa Căn cứvào quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả Ở đâu có thị trường thì ở đó quy luật cung - cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan Nếu nhận thức được chúng thì có thể vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi cho quá trình sản xuất Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh
tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng để tác động vào các hoạt động kinh tế, duy trì những
tỷ lệ cân đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý
2.2.2 Quy luật giá trị
Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa Ở đâu có sản xuất
và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên
cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết Vì vậy, họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanhgiá trị, dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị Thông qua sự
Trang 17vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường Trongnền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất Nếu giá cả hàng hóa bằng hoặc lớn hơn giá trị thì việc sản xuất nên được tiếp tục, mở rộng Tư liệu sản xuất, sức lao động sẽ được tự phát dịch chuyển vào ngành đang có giá cả cao
Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hoá ở nơi có giá cả thấp được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung - cầu hàng hoá giữa các vùng được cân bằng, phân phối lại thu nhập giữa các vùng, miền, điều chỉnh sức mua của thị trường (nếu giá cao thì mua ít, giá thấp thì mua nhiều)
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội Người sản xuất có giá trị
cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua
lỗ Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý,