60 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.... Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công tr
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ 4
MỞ ĐẦU 6
1 Xuất xứ của dự án 6
1.1 Thông tin chung về dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án 6
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 6
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 7
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 7
2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 7
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 10
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 10
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 10
3.1 Tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM 10
3.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia và lập báo cáo ĐTM 11
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 13
4.1 Các phương pháp ĐTM 13
4.2 Các phương pháp khác 14
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 15
5.1 Thông tin về dự án: 15
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 15
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 16
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án: 17
CHƯƠNG 1 21
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 21
1.1 Thông tin về dự án 21
1.1.1 Tên dự án 21
1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án 21
1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm dự án 21
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 24
1.1.4.1 Hiện trạng sử dụng đất và khối lượng giải phóng mặt bằng 24
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 24
1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 27
Trang 31.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 27
1.2.1 Các hạng mục công trình chính 27
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 30
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 31
1.2.4 Khối lượng thi công các hạng mục công trình 32
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 36
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu trong giai đoạn thi công xây dựng 36
1.3.2 Nguyên nhiên vật liệu giai đoạn dự án đi vào vận hành 42
1.4 Biện pháp tổ chức thi công 42
2 Biện pháp thi công chủ đạo công trình Cầu 44
1.5 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 45
1.5.1 Tiến độ thực hiện dự án 45
1.5.2 Vốn đầu tư 45
Chương 2 46
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ 46
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 46
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 46
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 46
2.1.1.1 Điều kiện về địa lý 46
2.1.1.2 Điều kiện về địa chất công trình 46
2.1.1.3 Về địa chất thuỷ văn 46
2.1.1.4 Điều kiện về khí tượng 46
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án 49
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đông Sơn 49
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 56 2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 56
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 58
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 58
2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 59
Chương 3 60
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 60
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 60
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 60
3.1.1.1 Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải 61
3.1.1.2 Đánh giá, dự báo tác động không liên quan đến chất thải 80
3.1.1.3 Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án 89
3.1.1.4 Đánh giá, dự báo tác động đối với quá trình tháo dỡ công trình sau khi kết thúc xây dựng 92
3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 93
Trang 43.1.2.1 Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải 93
3.1.2.2 Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải 105
3.1.2.3 Giảm thiểu các tác động do các rủi ro, sự cố môi trường 112
3.1.2.4 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đối với quá trình tháo dỡ công trình sau khi kết thúc xây dựng 115
3.2 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành của dự án 117
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 117
3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 121
3.3.2.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải 121
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 124
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 126
Chương 4 128
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, 128
PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 128
Chương 5 129
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 129
5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 129
5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 133
CHƯƠNG 6 134
KẾT QUẢ THAM VẤN 134
I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 134
6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 134
6.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 134
6.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 134
6.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định 134
6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 134
II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) 134
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 135
1 Kết luận 135
2 Kiến nghị 135
3 Cam kết của chủ dự án đầu tư 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
PHỤ LỤC 138
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Trang
Bảng 0.1 Danh sách các thành viên tham gia và lập báo cáo ĐTM 12
Bảng 1.1 Bảng thống kê khối lượng GPMB của dự án 24
Bảng 1.2 Nhận diện các yếu tố nhạy cảm của khu vực thực hiện dự án 25
Bảng 1.3 Tổng hợp khối lượng và vật liệu thi công khu lán trại 31
Bảng 1.4 Bảng tổng hợp khối lượng thi công 32
Bảng 1.5 Bảng tổng hợp khối lượng thi đào đắp dự án 35
Bảng 1.6 Nhu cầu về nguyên, vật liệu xây dựng chính trong giai đoạn TCXD 36
Bảng 1.6.1 Tổng hợp vật liệu thi công 36
Bảng 1.6.2 Tổng hợp chi tiết vật liệu thi công 36
Bảng 1.7 Bảng xác định số ca máy sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng 37
Bảng 1.9 Dự kiến nhu cầu sử dụng điện năng trong giai đoạn thi công 40
Bảng 1.10 Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến sử dụng trong giai đoạn thi công (tại khu lán trại/công trường) 41
Bảng 1.11 Bảng tiến độ chi tiết thực hiện dự án 45
Bảng 2.1 Thống kê nhiệt độ không khí trung bình từ năm 2017 - 2022 đo tại Trạm khí tượng thủy văn Thành phố thanh Hóa (oC) 47
Bảng 2.2 Thống kê độ ẩm không khí trung bình từ năm 2017 - 2022 đo tại Trạm khí tượng thủy văn Thành phố thanh Hóa (%) 47
Bảng 2.3 Thống kê lượng mưa trung bình từ năm 2017 - 2022 đo tại Trạm khí tượng thủy văn Thành phố thanh Hóa (mm) 48
Bảng 2.4 Thống kê số giờ nắng từ năm 2017 - 2022 đo tại Trạm khí tượng thủy văn Thành phố thanh Hóa (giờ) 49
Bảng 3.1 Nguồn gốc và các yếu tố gây ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng 60
Bảng 3.2: Hệ số phát thải bụi từ quá trình đào, đắp 61
Bảng 3.3: Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động đào, đắp 62
Bảng 3.4 Kết quả tính toán nồng độ bụi từ hoạt động đào, đắp 62
Bảng 3.5: Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các máy móc thi công 63 Bảng 3.6: Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của máy móc thi công 64
Bảng 3.7: Tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động vận chuyển vật liệu thi công 65
Bảng 3.8 Tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động vận chuyển vật liệu thi công 66
Bảng 3.9: Tải lượng ô nhiễm tổng hợp từ quá trình vận chuyển vật liệu thi công 66
Bảng 3.10: Nồng độ các chất ô nhiễm từ hoạt động vận chuyển vật liệu thi công 67
Bảng 3.11: Hệ số phát thải bụi từ quá trình trút đổ vật liệu 69
Bảng 3.12: Thải lượng bụi từ quá trình trút đổ vật liệu 69
Bảng 3.13: Nồng độ bụi từ trút đổ, tập kết nguyên vật liệu 69
Trang 6Bảng 3.14: Tổng hợp nồng độ cho các hoạt động thi công dự án 70
Bảng 3.15: Lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất tại các công trình thuộc dự án 74
Bảng 3.16 Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng 75
Bảng 3.16 Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn thi công xây dựng 75
Bảng 3.17 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng 76
Bảng 3.18: Khối lượng chất thải rắn phát sinh 78
Bảng 3.19 Lượng dầu thải cần thay trong quá trình thi công dự án 79
Bảng 3.20 Tiếng ồn của các loại máy xây dựng 80
Bảng 3.21 Độ ồn ước tính tại các vị trí khác nhau 81
Bảng 3.22 Mức rung của một số phương tiện, máy móc thi công điển hình ở khoảng cách 10 m 82
Bảng 3.23 Tính toán mức rung suy giảm theo khoảng cách từ các thiết bị thi công 83
Bảng 3.24 Khối lượng tháo dỡ các công trình tại khu lán trại và bãi tập kết nguyên vật liệu 93
Bảng 3.25 Giới hạn tối đa cho phép của khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 96
Bảng 3.26 Tổng hợp chi phí phục hồi môi trường lán trại 115
Bảng 3.27 Tổng hợp chi phí phục hồi môi trường tại bãi thải 117
Bảng 3.28 Các yếu tố gây tác động trong giai đoạn vận hành 117
Bảng 3.29 Tải lượng ô nhiễm khí thải do hoạt động của xe cơ giới 118
Bảng 3.30 Bảng dự báo lưu lượng phương tịên tham gia giao thông trong tương lai118 Bảng 3.31 Dự báo chất thải do phương tiện tham gia giao thông 118
Bảng 3.32 Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp BVMT 124
Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 130
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của dự án
1.1 Thông tin chung về dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án
Hiện nay, kết nối giao thông từ nút giao Đông Xuân của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam về thành phố Thanh Hóa chủ yếu thông qua Quốc lộ 45 và Quốc lộ 47, đây là các tuyến giao thông có quy mô nhỏ, chỉ đạt cấp III đồng bằng (Bn=12m, Bm=11m), năng lực thông hành thấp; đặc biệt kể từ khi dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam, phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, đoạn Mai Sơn - Quốc
lộ 45 khánh thành, đưa vào khai thác sử dụng từ ngày 29/4/2023 đến nay, đã bộc lộ hạn chế về năng lực khai thác, không đáp ứng được yêu cầu giao thông vận chuyển hành khách, hàng hóa Đồng thời, Quốc lộ 45 và Quốc lộ 47 đi qua khu vực đông dân
cư, một số đoạn có bán kính cong thấp, nên việc đầu tư nâng cấp, mở rộng khó khăn
do chi phí giải phóng mặt bằng lớn Do đó, để tăng cường kết nối mạng lưới giao thông khu vực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, hiệu quả đầu tư của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, hình thành trục giao thông thông suốt kết nối từ nút giao Đông Xuân đi trung tâm thành phố Thanh Hóa, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng, thì việc đầu tư xây dựng tuyến đường mới, kết hợp mở rộng các tuyến đường hiện có, trong đó có tuyến đường Đông Xuân - Thành phố Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh – Đông Tiến là rất cần thiết
Trên cơ sở đó Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có Nghị quyết số 404/NQ–HĐND ngày 12/07/2023 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đường từ nút giao Đông Xuân đi thành phố Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh - Đông Tiến;
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, Dự án thuộc dự án nhóm B theo luật đầu tư công số 39/2019/QH14, căn cứ số thứ tự 6, phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường (Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa); Chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án để trình Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt
- Loại hình dự án: Đầu tư xây dựng mới
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của
dự án
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư là Hội đổng nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Trang 8- Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án do Sở giao thông vận tải Thanh Hóa Sơn phê duyệt
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
Dư án đi vào hoạt động phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Thanh Hóa và huyện Triệu Sơn, thể hiện trong các văn bản pháp lý sau:
- Phù hợp Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm
2045
- Phù hợp với Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm
2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 17/3/2023
- Phù hợp với điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hoá;
- Phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 564/QĐ-UBND ngày 11/02/2019;
- Phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 3234/QĐ-UBND ngày 23/8/2021;
- Phù hợp với Nghị quyết số 404/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc chủ trương đầu tư dự án Đường từ nút giao Đông Xuân đi thành phố thành phố Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh - Đông Tiến
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
a Các văn bản pháp luật và kỹ thuật
✓ Luật:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 31/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
Trang 9- Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật sửa đổi bổ sung, một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020
✓ Nghị định:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017, Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì xây dựng;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
✓ Thông tư:
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
- Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công An Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin,
Trang 10dữ liệu quan trắc môi trường
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng;
- Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh
b Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường
- QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung động;
- QCVN 08-MT:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 01:2022/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diezel
và nhiên liệu sinh học
- QCVN 24/2016/BYT - Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn nơi làm việc;
- QCVN 26/2016/BYT - Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu
và giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
- QCVN 27/2016/BYT - Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc;
- QCVN 01-1:2018/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc của bụi tại nơi làm việc;
- QCVN 03:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;
- QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà
và công trình;
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam về Báo hiệu đường bộ;
- QCVN 13-2011/BGTVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng,
Trang 11- QCVN 09-2015/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- TCXDVN 33:2006 - Cấp nước- Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 51:2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 3890:2009 - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;
- Quyết định 1592/QĐ-UBND ngày 08/05/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Phương án xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 727/QĐ-SXD ngày 26/01/2022 của Giám đốc Sở xây dựng Thanh Hóa về việc công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án
- Nghị Quyết số 404/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về chủ trương đầu tư dự án Đường từ nút giao Đông Xuân đi thành phố Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh - Đông Tiến
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM gồm:
- Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án;
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình của dự án;
- Hồ sơ thiết kế của dự án
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1 Tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM
Báo cáo ĐTM Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa làm chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Hợp tác quốc tế Thiên Phú thực hiện
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa
+ Địa chỉ: Số 46, đường Bùi Khắc Nhất, Phường Đông Hương, TP.Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa
+ Đại diện: Ông Lê Bá Hùng Chức vụ: Giám đốc ban + Điện thoại:
Trang 12- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Hợp tác quốc tế Thiên Phú
- Đại diện là: Ông Đoàn Mạnh Cường
+ Địa chỉ liên hệ: xã Quảng Định, huyện Quảng Xương
- Chức vụ: Giám đốc
Các bước tiến hành lập báo cáo ĐTM được thực hiện như sau:
+ Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến dự án;
+ Bước 2: Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin liên quan đến dự án, gồm:
▪ Thu thập thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường nền khu vực dự án
▪ Thu thập thông tin liên quan đến các khu vực xung quanh chịu tác động từ dự án
▪ Thu thập thông tin về khu vực xả nước thải của dự án
▪ Lấy mẫu và phân tích hiện trạng môi trường nền khu vực dự án
+ Bước 3: Tổng hợp các số liệu thu thập
+ Bước 4: Lập các báo cáo chuyên đề cho dự án
+ Bước 5: Lập báo cáo tổng hợp
+ Bước 6: Tiến hành tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng và ý kiến của các tổ chức
+ Bước 7: Hoàn thiện nội dung báo cáo và trình thẩm định, phê duyệt
3.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia và lập báo cáo ĐTM
Danh sách chuyên gia, cán bộ tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án được trình bày trong bảng sau:
Trang 1312
Bảng 0.1 Danh sách các thành viên tham gia và lập báo cáo ĐTM
I Chủ đầu tư
1 Lê Bá Hùng - Giám đốc Phụ trách tổng thể quá trình thực hiện báo cáo ĐTM
II Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Hợp tác quốc tế Thiên Phú
1 Nguyễn Viết Hưng CN Môi trường Nhân viên Phụ trách và phối hợp với đơn vị liên doanh trong công tác lấy
mẫu môi trường nền và xử lý số liệu môi trường
2 Nguyễn Thị Huệ Quỳnh CN Môi trường Nhân viên Phụ trách Tổng hợp, biên tập nội dung các chương 1, 2, 3, 4 và
thực hiện xây dựng hệ thống sơ đồ môi trường của báo cáo
3 Nguyễn Mạnh Tuấn CN Môi trường Nhân viên Phối hợp thực hiện nội dung chương 1 của báo cáo
4 Lê Thanh Tùng CN Môi trường Nhân viên Phối hợp thực hiện nội dung chương 1 của báo cáo
5 Nguyễn Hồng Việt CN Môi trường Nhân viên
Thực hiện việc điều tra, tổng hợp số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và khí tượng thủy văn; viết nội dung chương 2
6 Lê Văn Đức CN Môi trường Nhân viên Tham gia Tổng hợp, biên tập nội dung các chương 1, 2, 3, 4 và
thực hiện xây dựng hệ thống sơ đồ môi trường của báo cáo
7 Nguyễn Xuân Hòa CN Môi trường Nhân viên Tham gia Tổng hợp, biên tập nội dung các chương 1, 2, 3, 4 và
thực hiện xây dựng hệ thống sơ đồ môi trường của báo cáo
8 Nguyễn Tiến Chấn KS Môi trường Nhân viên Phối hợp thực hiện nội dung chương 1 của báo cáo
Trang 144 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.1 Các phương pháp ĐTM
a Phương pháp thống kê
- Nội dung phương pháp: Thu thập các số liệu khí tượng, thủy văn, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án và các tài liệu kỹ thuật công nghệ đã được nghiên cứu trước đó
- Ứng dụng: Xử lý các số liệu để đưa ra một cách nhìn tổng quan về điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án Phân tích, đánh giá nội dung dự án để tổng hợp khối lượng, các yếu tố đầu vào phục vụ dự án Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong Chương 1 và Chương 2 của báo cáo
b Phương pháp đánh giá nhanh
- Nội dung phương pháp: Dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993 thiết lập
- Ứng dụng: Nhằm xác định tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do các hoạt động của dự án gây ra, từ đó dự báo khả năng tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm Phương pháp này áp dụng trong Chương 3 của báo cáo
c Phương pháp bản đồ
- Nội dung phương pháp: Đây là phương pháp địa lý kinh điển phổ biến nhất nhằm tổng hợp thông tin cần thiết về địa hình, cấu trúc của môi trường thực hiện dự án
từ sự phân tích và trắc lược bản đồ quy hoạch, hiện trạng khu vực
- Ứng dụng: Xác định các điểm nhạy cảm môi trường; tổng hợp hiện trạng và
dự báo các điểm phát sinh ô nhiễm trong tương lai, từ đó xây dựng chương trình quan trắc môi trường tổng thể cho dự án Phương pháp này được áp dụng trong phần lấy mẫu hiện trạng môi trường và trong chương trình xác định điểm lấy mẫu giám sát môi
trường cho dự án
d Phương pháp so sánh
- Nội dung phương pháp: Từ các số liệu đo đạc thực tế, các kết quả tính toán về tải lượng ô nhiễm và hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm áp dụng cho báo cáo ĐTM, so sánh với các TCVN, QCVN về môi trường để đưa ra các kết luận về mức độ
ô nhiễm môi trường dự án
- Ứng dụng: Được áp dụng trong Chương 3 của báo cáo để đánh giá mức độ ô nhiễm và hiệu quả của các giải pháp xử lý chất thải
e Phương pháp mô hình hóa
- Nội dung phương pháp: Đây là phương pháp tiếp cận toán học mô phỏng nhằm đánh giá và dự báo khả năng khuyếch tán các chất ô nhiễm vào môi trường
- Ứng dụng: Được áp dụng trong Chương 3 của báo cáo nhằm dự báo khả năng lan truyền các chất ô nhiễm vào môi trường và phạm vi ảnh hưởng của chất ô nhiễm
Từ đó đưa ra các biện pháp, giải pháp giảm thiểu hữu hiệu nhất
f Phương pháp phân tích nhận biết
Trang 1514
- Nội dung phương pháp: Dựa trên cơ sở thông tin liên quan đến dự án, các số liệu
đã thu thập, cập nhật được, các kết quả phân tích thu được từ quá trình đo đạc tại thực địa
và phân tích trong phòng thí nghiệm… để đưa ra đặc điểm của tác động đến môi trường
và tài nguyên thiên nhiên trong từng giai đoạn triển khai khác nhau của dự án
- Ứng dụng: Áp dụng trong Chương 3 của báo cáo để nhận định các tác động đến môi trường Từ đó, đưa ra các biện pháp giảm thiểu phù hợp với từng giai đoạn triển khai của dự án
g Phương pháp kế thừa
- Nội dung phương pháp: Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung Dựa trên các kết quả đã đạt được từ các công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học để đưa ra những đánh giá cho các tác động môi trường; Các tài liệu (như bản vẽ thiết kế, thuyết minh dự án đầu tư ) của chủ đầu tư
- Ứng dụng: Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1 và Chương 3 của báo cáo Sử dụng các tài liệu, số liệu chuyên ngành liên quan đến dự án và các tài liệu của dự án có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng đầy đủ các tác động và phân tích các tác động tương tự liên quan đến dự án
4.2 Các phương pháp khác
a Phương pháp khảo sát, lấy mẫu tại hiện trường
- Nội dung phương pháp: Lập kế hoạch, tổ chức khảo sát tại hiện trường khu vực dự án; đo đạc, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường (nền) khu vực dự án để đánh giá hiện trạng môi trường Trình tự lấy mẫu và phân tích mẫu theo các TCVN, QCVN hiện hành của nhà nước
- Ứng dụng: Phương pháp này được áp dụng trong Chương 2 của báo cáo nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước và tiếng ồn tại khu vực dự án, đồng thời là cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường có thể xảy ra khi dự án đi vào hoạt động ổn định
b Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
- Nội dung phương pháp: Trên cơ sở các mẫu phân tích môi trường (nền) được thu thập tiến hành phân tích, xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước và tiếng ồn tại khu vực dự án
- Ứng dụng: Áp dụng trong Chương 2 của báo cáo nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện dự án
c Phương pháp điều tra xã hội học (tham vấn cộng đồng)
- Nội dung phương pháp: Chủ dự án cùng đơn vị tư vấn phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng bởi dự án để lấy ý kiến đóng góp của người dân
- Ứng dụng: Dựa trên kết quả tổng hợp ý kiến của đại diện UBND xã và cộng đồng dân cư để đánh giá mức độ tác động của dự án tới tình hình kinh tế, văn hóa - xã
Trang 16hội và đời sống dân cư xung quanh khu vực thực hiện dự án Phương pháp này chủ yếu
áp dụng tại Chương 6 của báo cáo
Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử:
Trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án gửi nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường đến đơn
vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để tham vấn các đối tượng tham vấn, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị đăng tải của chủ dự án, đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định có trách nhiệm đăng tải nội dung tham vấn Việc tham vấn được thực hiện trong thời hạn 15 ngày; hết thời hạn tham vấn, đơn vị quản lý trang thông tin điện tử có trách nhiệm gửi kết quả tham vấn cho chủ
a) Thông tin chung
- Tên dự án: Đường từ nút giao Đông Xuân đi thành phố Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh - Đông Tiến
- Địa điểm thực hiện dự án: Thuộc địa phận xã Đông Thanh, Đông Tiến và thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn
- Chủ dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa
b) Phạm vi, quy mô, công suất
Đầu tư xây dựng tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 1,5km; điểm đầu Km0+00 thuộc địa phận xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn; điểm cuối khoảng Km1+500 giao với đường trục chính đô thị, huyện Đông Sơn và Quốc lộ 45 thuộc địa phận xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn; trong đó:
- Phần đường: Đầu tư xây dựng đường giao thông đạt tiêu chuẩn đường đô thị theo TCXDVN 13592:2022 với quy mô nền đường Bn=25m, mặt đường Bm= 2x10,5m = 21m, dải phân cách Bpc = 3m; lề đất Bl = 2x0,5m = 1m
- Phần cầu: Đầu tư xây dựng mới 02 cầu BTCT, gồm: cầu vượt kênh Bắc, kênh Nhà Lê và cầu vượt đường bộ cao tốc; chiều rộng cầu phù hợp với chiều rộng nền
Trang 1716
- Trong giai đoạn xây dựng: giải phóng mặt bằng, phát quang thực vật, thi công cống qua đường, thi công nền đường, thi công mặt đường, thi công cầu bản , hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, hoạt động của máy móc, thiết bị trên công trường, hoạt động của công nhân tham gia thi công xây dựng
- Trong giai đoạn vận hành: Hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
5.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng:
5.3.1.1 Quy mô, tính chất của nước thải:
- Lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực công trường thi công 0,19 m3/s Thành phần chủ yếu: Bùn đất, rác thải, chất rắn lơ lửng,
- Nước thải sinh hoạt công nhân phát sinh khoảng 5,0 m3/ngày/khu lán trại, trong đó: Nước thải từ quá trình tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh tay chân 2,5 m3/ngày; Nước thải từ quá trình ăn uống: chiếm 30% tổng lưu lượng nước thải, tương đương 1,5 m3/ngày; Nước thải từ quá trình vệ sinh cá nhân (đại tiện, tiểu tiện) 1,0 m3/ngày Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa thành phần như chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, Coliform,…
- Nước thải xây dựng: chủ yếu là nước thải rửa máy móc, thiết bị khoảng 6,0
m3/ngày; Thành phần chủ yếu gồm: Cặn lơ lửng, dầu mỡ,…
5.3.1.2 Quy mô, tính chất của bụi, khí thải:
Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình đào đắp đất; phương tiện thi công; phương tiện vận chuyển; trút đổ nguyên vật liệu Thành phần chủ yếu gồm: bụi, CO, SO2, NO2, hơi xăng,…
5.3.1.3 Quy mô tính chất của chất thải rắn:
- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh khoảng 50 kg/ngày Thành phần chủ yếu là
thức ăn thừa của công nhân, nhựa, giấy, bìa catton, nilong, vỏ chai nhựa, vỏ hộp
- Chất thải rắn xây dựng: Quá trình thi công phát sinh lượng lớn CTR với thành
phần bao gồm: đất bóc phong hóa, vật liệu phá dỡ đường điện, thảm thực vật, bao bì xi măng, bê tông gạch vỡ, đất đào thừa, mẫu sắt thép thừa
5.3.1.4 Quy mô tính chất của chất thải nguy hại:
- Chất thải rắn nguy hại phát sinh khối lượng khoảng 5,0 kg/tháng Thành phần bao gồm: Giẻ lau chùi máy móc, vỏ chai đựng dầu nhớt, pin, ắc quy, nhựa
- Chất thải lỏng nguy hại phát sinh khoảng 14,3 lít/tháng thành phần chủ yếu là dầu thải
5.3.2 Giai đoạn vận hành:
5.3.2.1 Quy mô, tính chất của nước thải:
- Lưu lượng nước mưa chảy tràn khoảng 14,3 m3/s Thành phần chủ yếu: Bùn đất, rác thải, chất rắn lơ lửng,
5.3.2.2 Quy mô, tính chất của bụi, khí thải:
Trang 18Bụi và khí thải trong giai đoạn vận hành của dự án chủ yếu là phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận tải, phương tiện giao thông đi lại Thành phần khí thải chủ yếu: Bụi, NO2, SO2, CO,…
5.3.2.3 Quy mô tính chất của chất thải rắn:
Ô nhiễm chất thải rắn trên đường chủ yếu gồm: vỏ hộp, chai lọ, bao bì, thức ăn thừa, chất thải vệ sinh, đất, cát, sỏi, đá
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
5.4.1 Giai đoạn thi công xây dựng:
5.4.1.1 Về thu gom và xử lý nước thải
a) Các biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt:
- Đối với nước thải từ quá trình tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh tay chân:
Để giảm thiểu tác động do nước thải từ quá trình vệ sinh tay, chân, đơn vị thi công sẽ đào 01 hố lắng tại khu lán trại có thể tích 1,5 m3, dùng vải địa kỹ thuật (HDPE) lót đáy và thành để chống thấm để thu gom lắng và loại bỏ chất rắn lơ lửng, rác thải phát sinh… trước khi thải ra mương thoát nước chung khu vực
Kích thước hố lắng: dài x rộng x sâu = 1,5m x 1,0m x 1,0m
Vị trí đặt hố lắng: cạnh lán trại công nhân
- Đối với nước thải từ quá trình ăn uống:
Đặc trưng của dòng nước thải từ quá trình ăn uống là chứa hàm lượng dầu mỡ cao Do đó, chủ đầu tư và đơn vị thi công xây dựng 01 bể tách dầu mỡ có thể tích V=1,0 m3 (kích thước bể: dài x rộng x cao = 1,0m x 1,0m x 1,0m) để loại bỏ dầu mỡ và chất rắn lơ lửng Nước thải sau khi qua hố lắng nước thải được được dẫn vào hệ thống mương thoát nước mặt chung của khu vực
- Đối với nước thải từ quá trình đại tiện, tiểu tiện:
Để giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn nước này chủ dự án và đơn vị thi công sử dụng 03 nhà vệ sinh di động để thu gom nước thải Toàn bộ nước thải sẽ được đơn vị thi công hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển đi xử lý theo quy định
b) Các biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải xây dựng
Do dòng nước thải này chứa nhiều chất rắn lơ lửng và dầu mỡ nên biện pháp đơn
vị thi công áp dụng đó là: thu gom về bể lắng có thể tích V = 2,0 m3 Kích thước bể: (dài
x rộng x cao) = 2m x 1,0m x 1,0m
Nước thải sau khi qua hố lắng nước thải được được dẫn vào hệ thống mương thoát nước chung của khu vực
c) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn gồm:
Các biện pháp Chủ đầu tư và đơn vị thi công thực hiện để giảm thiểu tác động
do nước mưa chảy tràn như sau:
- Khu vực tập kết nguyên vật liệu được che chắn bằng bạt nhằm hạn chế nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, cát, vật liệu xây dựng
- Thực hiện công tác vệ sinh công trường sau mỗi ngày làm việc nhằm hạn chế
Trang 1918
các chất ô nhiễm rơi vãi trên mặt bằng thi công
- Trong điều kiện trời mưa cần tạo các rãnh thoát nước tạm thời (rãnh có kích thước: rộng x sâu = 0,2m x 0,2m) tại những vị trí trũng thấp giúp nước mưa chảy tràn được thoát tốt hơn, tránh tình trạng ngập úng Cuối mương, rãnh thoát nước bố trí các
hố lắng (có thể tích khoảng 01 m3) để lắng và loại bỏ đất, cát, rác thải vương vãi… khoảng cách giữa các hố dự kiến từ 30 - 40m/hố
- Tại bãi đổ thải, đổ thải đến đâu thực hiện đầm nén, san gạt, lu lèn đến đó để phòng tránh nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, cát ra môi trường
- Tiến hành phun nước tạo độ ẩm, giảm nồng bụi phát tán trong khu vực thi công và dọc tuyến đường vận chuyển với chiều dài 50m tính từ khu vực dự án Dùng
xe 5m3, phun theo ống đục lỗ nằm ngang phía dưới téc Tần suất phun nước dự kiến 03 lần/ngày
- Tại các kho bãi chứa vật liệu xây dựng, đặc biệt là nơi để xi măng che chắn cẩn thận nhằm hạn chế sự phát tán bụi vào không khí khi có gió
- Phương tiện vận chuyển sử dụng trong quá trình thi công đảm bảo các quy định về đặc tính kỹ thuật, môi trường giảm thiểu bụi và khí thải do máy móc thi công gây ra:
+ QCVN 13:2011/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
+ QCVN 09:2011/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô
+ Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của Chính phủ về Quy định
lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện cơ giới đường bộ
- Các xe vận chuyển không được chở quá tải trọng quy định và phải có bạt che thùng tránh làm rơi vãi đất trên đường
- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá tới mức tối đa, các máy móc thi công hiện đại và hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao nhằm hạn chế phát sinh bụi
từ khí thải
- Xử lý bụi cát bay: Khu vực chứa cát, đá xây dựng, xi măng sử dụng bạt phủ kín và sau khi lấy xong vật liệu sẽ được tấp bạt lại để chống phát tán bụi
- Trong quá trình thi công nguyên vật liệu cần tập kết đúng, trong phạm vi dự
án theo bản vẽ thiết kế thi công
Trang 20- Thường xuyên quét dọn tại vị trí thi công tuyến qua khu dân cư vùng dự án,
đường QL47, QL45, các nút giao khu dân cư…
5.4.1.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý CTR thông thường
a) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt
- Lắp đặt các thùng đựng rác bằng nhựa có nắp đậy để thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nơi phát sinh, cụ thể:
+ Lắp đặt 02 thùng (dung tích 60 lit/thùng) tại khu vực lán trại công nhân
+ Lắp đặt 02 thùng (dung tích 60 lít/thùng) đặt tại khu vực thi công
- Lắp đặt 01 xe đẩy rác bằng tay (dung tích chứa 05 m3) đặt gần lán trại công nhân để thu gom rác thải tập trung
- Toàn bộ rác thải sinh hoạt được đơn vị thi công ký hợp đồng với đơn vị thu gom rác thải tại địa phương để vận chuyển đi xử lý theo quy định với tần suất thu gom
01 lần/ngày
b) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn xây dựng
- Giảm thiểu CTR từ quá trình GPMB:
+ CTR từ quá trình phá dỡ công trình nhà tạm, nhà cấp 4: Lượng CTR này được vận chuyển đến vị trí đổ chất thải dọc tuyến đường dự án
+ Đối với thực vật phát quang: Loại cây này được các chủ hộ tận dụng làm nguyên liệu gỗ và tái sử dụng; phần còn lại được hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường tại địa phương thu gom, vận chuyển về bãi xử lý rác thải tập trung của huyện
để xử lý
- Giảm thiểu CTR từ quá trình thi công xây dựng:
+ Đất phong hóa, bóc hữu cơ và vật liệu xây dựng đổ thải được vận chuyển đổ thải theo quy định
- Đối với CTR xây dựng:
+ Xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng vật liệu xây dựng hợp lý; tránh để xảy
ra rơi vãi vật liệu khi vận chuyển, tập kết không đúng vị trí quy định làm ảnh hưởng đến hoạt động thi công và môi trường xung quanh
+ Đất dư thừa, đất không thích hợp, chất thải rắn xây dựng từ quá trình thi công được thu gom và vận chuyển đến các bãi thải
+ Đối với sắt thép thừa, bao bì xi măng… được thu gom tập trung về khu vực lán trại công nhân để tái sử dụng hoặc bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn
5.4.1.4 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
- Đối với chất thải nguy hại lỏng: Trang bị 01 thùng chứa có dung tích 240 lít/thùng, nắp đậy theo đúng quy định để chứa chất thải lỏng nguy hại phục vụ quá trình sửa chữa nhỏ hoặc đề phòng sự cố phát sinh trên công trường
- Đối với chất thải nguy hại rắn: Trang bị 01 thùng chuyên dụng có thể tích 120 lít/thùng để thu gom chất thải nguy hại rắn Các thùng chứa chất thải nguy hại đều có dán nhãn mác, có nắp đậy theo đúng quy định;
Trang 215.4.2.1 Về thu gom và xử lý nước thải
- Để ngăn ngừa nguy cơ tích luỹ dầu, biện pháp hiệu quả nhất là làm sạch mặt đường thường xuyên và định kỳ và trước khi xuất hiện cơn mưa Như vậy mức ô nhiễm trong dòng nước chảy tràn từ trận mưa đầu còn lại rất nhỏ Sau cơn mưa đầu, nước chảy tràn của những trận mưa trong vòng 10 ngày sau không còn, hoặc còn rất ít chất bẩn
- Các bộ phận quản lý đường sẽ là tổ chức chịu trách nhiệm làm vệ sinh định
kỳ tuyến đường Kinh phí lấy từ kinh phí duy tu bảo dưỡng đường có thể trích từ phí
cầu đường
5.4.2.2 Về bụi, khí thải
- Khi tuyến đường đưa vào khai thác, dòng xe chạy trên đường sẽ trở thành nguồn tác động lâu dài tới chất lưọng không khí, tiếng ồn và độ rung, sẽ tác động trực tiếp tới sức khoẻ của cộng đồng dân cư sống lân cận hai bên tuyến đường
- Việc bắt buộc phải kiểm soát quá trình phát thải bụi và khí thải của các loại phương tiện cùng quá trình kiểm định phương tiện là biện pháp hữu hiệu để giảm phát thải không khí theo tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí (QCVN 05, 06: 2013/BTNMT)
- Bảo dưỡng tốt xe cộ, xây dựng pa nô áp phích phổ biến cho người tham gia giao thông về các quy định và ý thức trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường là cần thiết trên mỗi đoạn đường
- Định kỳ làm vệ sinh mặt đường, không để đất đá vương vãi trên đường
5.4.2.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý CTR thông thường
Các bộ phận quản lý đường sẽ là tổ chức chịu trách nhiệm làm vệ sinh định kỳ tuyến đường Kinh phí lấy từ kinh phí duy tu bão dưỡng đường có thể trích từ phí cầu đường
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án đầu tư:
* Giám sát chất thải rắn
- Chỉ tiêu giám sát: Thành phần, khối lượng chất thải rắn
- Vị trí giám sát: vị trí tập kết chất thải rắn
Trang 22CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về dự án
- Chủ dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa
- Đại diện: Lê Bá Hùng
- Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ liên hệ: Số 46, đường Bùi Khắc Nhất, Phường Đông Hương, TP.Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa
1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm dự án
Đường từ nút giao Đông Xuân đi thành phố Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh - Đông Tiến có tổng chiều dài khoảng 1,5km, trong đó:
+ Điểm đầu: Tại nút giao với Dự án đường Đông Xuân, đoạn Đông Xuân – Đông Thanh
+ Điểm cuối: Tại nút giao với đường trục chính đô thị huyện Đông Sơn với Quốc lộ
45
Trang 2322
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí tuyến đường được xác định theo bản đồ định hướng phát triển giao thông Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2040
Trang 24Hình 1.2 Sơ đồ vị trí tuyến đường được xác định từ google Eath
Trang 251.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
1.1.4.1 Hiện trạng sử dụng đất và khối lượng giải phóng mặt bằng
Đường từ nút giao Đông Xuân đi thành phố Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh - Đông Tiến có đa hình tương đối bằng phẳng, thông thoáng
Thống kê các công trình GPMB để phục vụ thi công dự án như sau:
Bảng 1.1 Bảng thống kê khối lượng GPMB của dự án
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án)
Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ (LUC) với tổng diện tích bị chiếm dụng vĩnh viễn để thực hiện dự án là 10.000 m2 Các cây trồng trên đất chủ yếu là lúa nước
Trong phạm vi thực hiện dự án có tuyến mương chạy dọc với tuyến đường có chiều rộng khoảng 1,5m, bao gồm mương đất và mương xây Tuyến đường quy hoạch chạy dọc tuyến mương, không gây ảnh hưởng đến tuyến mương
1.1.4.2 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Khu đất thực hiện dự án chủ yếu hiện là đất ruộng lúa Địa hình tương đối bằng phẳng, thông thoáng Cắt ngang tuyến đường có các tuyến kênh mương nội đồng có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho khu vực vùng dự án
Hiện trạng sử dụng mặt nước của dự án: Phía Bắc dự án còn tuyến mương hở và tuyến mương nằm giữa khu đất dự án Tuyến mương có nhiệm vụ tiêu thoát nước nội đồng khu vực Khi dự án thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành chủ đầu tư sẽ tiếp tục sử dụng tuyến mương này để thu gom nước mưa, nước thải dự án
Hiện trạng cấp điện: Dọc tuyến đường dự án đã có hệ thống đường điện 22KV Khi dự án thi công xây dựng chủ đầu tư sẽ xin đấu nối vào hệ thống cấp điện để phục
vụ quá trình thi công
1.1.4.3 Tình hình giao thông khu vực dự án
Tuyến đường giao thông dẫn vào dự án bao gồm đường QL47, QL45, tuyến đường liên xã Tuyến đường QL47 cách vị trí dự án khoảng 260m về phía Tây, có kết cấu bê tông láng nhựa Đây là tuyến đường chính vận chuyển của dự án Còn lại là một
số đoạn ngõ bê tông xi măng, cấp phối khu vực dân cư hiện trạng
Nhìn chung hệ thống giao thông khu vực tương đối thuận lợi cho quá trình thi công cũng như sau này khi dự án đi vào hoạt động
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Trang 26Căn cứ theo Khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì xung quanh khu vực Dự án không có các đối tượng nhạy cảm về môi trường Cụ thể như sau:
Bảng 1.2 Nhận diện các yếu tố nhạy cảm của khu vực thực hiện dự án
thực tế
Khoảng cách
1 Khu dân cư
- Chủ yếu theo hướng tuyến hiện trạng và
đi qua ruộng lúa canh tác, đất trồng cây hàng năm, ao hồ của người dân
- Khu vực tuyến thi công đi qua khu dân cư
xã Đông Thanh, Đông Tiến và thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn
Gây ảnh hưởng đến đời sống, thói quen sinh hoạt, môi trường sống của các hộ phải
di dời và người dân
Gây ảnh hưởng đến đời sống, thói quen sinh hoạt, môi trường sống của các hộ phải
vụ (LUC)
-
Việc chiếm dụng sản xuất nông nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
dụng Không gây tác động tiêu cực
6 Sử dụng đất rừng đặc dụng, Dự án không chiếm dụng - Không chiếm Không gây tác động tiêu cực
Trang 27Stt Yếu tố nhạy cảm Hiện trạng Khoảng cách
7 Khu bảo tồn biển, khu bảo
vệ nguồn lợi thuỷ/hải sản Dự án không chiếm dụng - Chưa quy định Không gây tác động tiêu cực
nước của di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh đã
được xếp hạng theo quy định
của pháp luật về di sản văn
hóa
dụng Không gây tác động tiêu cực
10 Vùng đất ngập nước quan
Không chiếm dụng Không gây tác động tiêu cực
11
Hành lang bảo vệ nguồn
nước mặt dùng cho mục đích
cấp nước sinh hoạt
12 Khu vui chơi, giải trí dưới
nước
Hiện trạng không có khu vui chơi, giải trí dưới nước tại khu vực thực hiện dự án - 1000m Không gây tác động tiêu cực
Trang 281.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
a Mục tiêu của dự án
Tuyến đường Đông Xuân - Thành phố Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh - Đông Tiến sau khi được đầu tư hoàn thành, cùng với đường Đông Thanh - Đông Minh, đường trục chính đô thị, huyện Đông Sơn và Đại lộ Đông Tây sẽ tạo thành trục giao thông mới kết nối từ nút giao Đông Xuân của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, phía Đông với trung tâm thành phố Thanh Hóa, giảm tải cho Quốc lộ 45 và Quốc lộ 47, phát huy tối đa lợi thế về kết nối giao thông với tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, phía Đông; mở rộng không gian phát triển đô thị của huyện Đông Sơn và thành phố Thanh Hóa, góp phần quan trọng trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng của tỉnh;
b Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
- Loại hình dự án: Dự án thuộc loại hình công trình giao thông, nhóm B
- Quy mô dự án:
Đầu tư xây dựng tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 1,5km; điểm đầu Km0+00 thuộc địa phận xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn; điểm cuối khoảng Km1+500 giao với đường trục chính đô thị, huyện Đông Sơn và Quốc lộ 45 thuộc địa phận xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn; trong đó:
- Phần đường: Đầu tư xây dựng đường giao thông đạt tiêu chuẩn đường đô thị theo TCXDVN 13592:2022 với quy mô nền đường Bn = 25m, mặt đường Bm = 2x10,5m = 21m, dải phân cách Bpc = 3m; lề đất Bl = 2x0,5m = 1m
- Phần cầu: Đầu tư xây dựng mới 02 cầu BTCT, gồm: cầu vượt kênh Bắc, kênh Nhà Lê và cầu vượt đường bộ cao tốc; chiều rộng cầu phù hợp với chiều rộng nền đường
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
+ Chiều dài tuyến: Khoảng 1,5km làm mới
+ Vị trí cầu vượt qua cao tốc Bắc Nam khoảng Km325+930, nằm giữa 2 cột điện 35kV đã được hạ ngầm qua cao tốc
+ Trên tuyến có 02 cầu: Cầu vượt qua cao tốc có tim cầu cắt chéo góc khoảng
7305 với tim cao tốc Tim cầu vượt kênh Bắc & sông Nhà Lê cắt chéo góc khoảng
240
+ Mô tả phương án tuyến: Tuyến xuất phát từ đường Đông Xuân - Đông Thanh, huyện Đông Sơn Tuyến cắt qua ruộng lúa, vượt qua cao tốc và 2 tuyến đường gom song song cao tốc, ngoặt phải đi qua ruộng lúa Tuyến tiếp tục đi thẳng cắt qua kênh
Trang 29Bắc và sông Nhà Lê, cắt qua một số nhà dân dọc QL45 và cắt qua Trạm Y tế xã Đông Tiến, Trường Tiểu học Đông Tiến, sau đó nhập vào ngã ba giao giữa đường trục chính
đô thị huyện Đông Sơn với Quốc lộ 45 tại Km67+750 tạo thành nút giao ngã tư cùng mức
+ Tại điểm đầu và điểm cuối dự án thiết kế nút giao cùng mức có kênh hóa
+ Cao độ thiết kế đoạn qua ruộng đảm bảo tần suất tính toán mực nước H4% và thỏa mãn yêu cầu mực nước thường xuyên theo quy định; thỏa mãn yêu cầu khẩu độ công trình thoát nước ngang trên tuyến
c Cắt ngang nền đường:
Thiết kế mặt cắt ngang nền đường đảm bảo quy mô đường chính đô thị với tốc
độ thiết kế 50km/h Chiều rộng nền đường 25,0m, mặt đường 2x10,5m = 21,0m (mỗi chiều xe chạy có 2 làn cơ giới + 1 làn xe hỗn hợp), dải phân cách giữa 3,0m, lề đất
2x0,5m = 1,0m
- Mặt cắt ngang cầu trên tuyến: Thiết kế 02 đơn nguyên cầu đồng bộ với nền đường, khoảng cách giữa 2 đơn nguyên 2,0m tính đến mép gờ lan can Chiều rộng mỗi đơn nguyên cầu 12,0m bao gồm: Gờ lan can 2x0,5m + mặt đường 11,0m (0,5m dải an toàn + 2 làn cơ giới x 3,5m + 1 làn xe hỗn hợp 3,0m)
d Thiết kế mặt đường:
Kết cấu áo đường (KC1) áp dụng trên toàn tuyến:
- Bê tông nhựa C19 dày 7cm
- Tưới nhũ tương CRS-1 TCN 0,5kg/m2
- Láng nhựa 01 lớp TCN 1,8kg/m2
- Móng đá dăm nước lớp trên dày 15cm
- Móng đá dăm nước lớp dưới dày 30cm
e Thiết kế phần lề đường:
Lề đường thiết kế bằng đất chọn lọc, đắp đạt K≥ 0,95
Trang 30f Thiết kế nền đường:
* Nền đường đắp:
- Đắp bằng đất với độ chặt K0,95; độ dốc mái ta luy nền đắp 1/1,5
- Vật liệu sử dụng đắp nền chủ yếu dùng loại đất đồi, thành phần chủ yếu gồm á
cát hoặc á sét có lẫn dăm sạn được khai thác tại mỏ đất
- Khi nền tự nhiên có độ dốc ngang dưới 20% cần đào bỏ lớp đất hữu cơ trước
khi đắp nền đường Tại những đoạn đường đắp qua ao, ruộng sâu có lớp bùn cần phải
được vét hết lớp bùn này và được đắp bù trả lại với độ chặt K=0,95 trước khi đắp đất
nền đường
- Khi nền tự nhiên có độ dốc ngang từ >20% phải đào thành bậc cấp trước khi
đắp nền đường
- Gia cố mái taluy nền đường đắp bằng trồng cỏ
* Nền đường đào: Nền đào đất taluy đào thiết kế độ dốc taluy 1/1
g Thiết kế nút giao, đường ngang:
- Nút giao: Nút giao cuối tuyến (giao Km67+750 Quốc lộ 45 và đường trục
chính đô thị huyện Đông Sơn) Để đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho việc kết
nối giao thông giữa các tuyến đường, phương án nút giao dự kiến là nút giao cùng mức
có kênh hóa bằng các đảo giao thông, kết hợp đèn tín hiệu
- Đường ngang dân sinh:
Toàn tuyến có tổng 08 đường ngang dân sinh Đường ngang dân sinh được thiết
kế trên nguyên tắc vuốt nối từ đường thiết kế vào đường dân sinh Các đường này
được thiết kế ưu tiên hướng chính là hướng thiết kế, bán kính vuốt nối sử dụng thông
thường ≥ 3,0m Các vị trí giao cắt với đường ngang dân sinh được thiết kế vuốt nối
đảm bảo êm thuận, chiều dài vuốt nối đảm bảo độ dốc dọc nhỏ hơn 6%, bán kính góc
Trang 31giao phù hợp với chiều rộng và góc giao; tùy vào mặt đường hiện trạng kết cấu áo đường vuốt nối như sau:
+ Đối với các đường ngang có mặt đường hiện trạng là đất: Mặt đường bằng bê tông xi măng M300 dày 18cm trên 01 lớp ni lông chống mất nước, móng đường bằng
đá dăm nước dày 15cm, nền đường đắp bằng đất đạt độ chặt K>0,95
+ Đối với các đường ngang có mặt đường hiện trạng là bê tông: Mặt đường bằng
bê tông xi măng M300 dày 18cm trên 01 lớp ni lông chống mất nước (đối với vị trí có
bố trí lớp móng dưới), tùy theo chênh cao để bố trí lớp móng hoặc bù vênh bằng BTXM M300, nền đường đắp bằng đất đạt độ chặt K>0,95
h Công trình thoát nước:
* Hệ thống thoát nước dọc:
Thoát nước dọc bằng chảy tỏa và rãnh đất tiết diện hình thang kích thước kỹ thuật (0,8+0,4)x0,4m
* Hệ thống thoát nước ngang:
- Tuyến được đầu tư xây dựng mới nên chưa được đầu tư xây dựng công trình thoát nước ngang
- Tần suất thiết kế P=4% Tải trọng thiết kế H30 – Xb80
- Chiều dài cống bằng bề rộng nền đường
- Kết quả thiết kế công trình thoát nước ngang: Trên tuyến có 05 công trình thoát nước ngang Trong đó thiết kế mới 01 cống bản thủy lợi KĐ=1,0m; 04 cống cấu tạo KĐ=1,5m
- Kết cấu cống bản=(1,0-1,5)m: móng cống, tường cánh, tường đầu, sân thượng
hạ lưu bằng bê tông M200; mũ mố bằng BTCT M250, tấm bản bằng BTCT M300, lớp phủ bản bằng bê tông M300, đá dăm đệm móng dày 10cm Móng cống, chân khay đặt trực tiếp trên nền thiên nhiên
e Phần cầu:
- Xây dựng 01 cầu (gồm 2 đơn nguyên) vượt qua sông Kênh Bắc (kênh tưới) và kênh Nhà Lê (kênh tiêu) có chiều dài toàn cầu khoảng 172,70m (tính hết đuôi mố) Cụ thể như sau:
+ Sơ đồ nhịp cầu: 4 nhịp giản đơn 40,35+42,5+42,5+40,35m
+ Mỗi đơn nguyên rộng 12m
+ Dầm chủ bằng dầm Super T
+ Mặt cắt ngang cầu gồm 5 dầm, đặt cách nhau 2,35m
- Xây dựng 01 hầm chui dân sinh khẩu độ 5x3m phía sau mố M1
- Cầu vượt cao tốc dự kiến quy mô: Cầu dài khoảng 481,4m, rộng 12mx2 = 24m
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án
a Bố trí lán trại công nhân
Bố trí mặt bằng lán trại thuận lợi cho công việc quản lý, thi công, vận chuyển nguyên vật liệu Dự án chọn vị trí đặt 01 khu lán trại tại vị trí trung tâm tuyến đường
Trang 32thi công để thuận tiện cho công tác vận chuyển và thi công dự án
- Diện tích khu lán trại là 1.000 m2 Trong đó:
+ Hạng mục xây dựng: Gồm khu nhà điều hành diện tích 50 m2; khu nhà ở công nhân, nhà ăn ca diện tích 200 m2;
+ Hạng mục phụ trợ: Khu vực sinh hoạt, bể nước dự phòng chữa cháy diện tích
20 m2; Khu vực vệ sinh diện tích 20 m2; Khu tập kết chất thải 10m2
b Hạng mục khác
Bãi vật liệu, bãi cấu kiện diện tích 200 m2; Bãi tập kết máy móc, thiết bị 350 m2;Khu vực rửa xe diện tích 50 m2; Đường giao thông nội bộ 100 m2
Bảng 1.3 Tổng hợp khối lượng và vật liệu thi công khu lán trại
1
Lợp mái tôn chống nóng (lợp tôn chống nóng tại
khu vực nhà điều hành, nhà ăn ca, khu vực sinh
hoạt và một số công trình phụ trợ khác)
3 Xây móng công trình không cốt thép (không kiên
4 Đào đắp, san gạt mặt bằng khu lán trại tập trung
(1.000 m2), với chiều cao san gạt tạm tính 0,6 m) m
(Nguồn: Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án)
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
a Hệ thống thu gom và thoát nước mưa
Trên tuyến có 05 công trình thoát nước ngang Trong đó thiết kế mới 01 cống bản thủy lợi KĐ=1,0m và 04 cống cấu tạo KĐ=1,5m Kết cấu cống bản: móng cống, tường cánh, tường đầu, sân thượng hạ lưu bằng bê tông M200; mũ mố bằng BTCT M250, tấm bản bằng BTCT M300, lớp phủ bản bằng bê tông M300, đá dăm đệm móng dày 10cm Móng cống, chân khay đặt trực tiếp trên nền thiên nhiên
b Hệ thống thu gom và thoát nước thải
Hệ thống thoát nước thải tại khu vực dự án gồm hệ thống thoạt nước dọc cho đoạn tuyến đi qua khu dân cư, hệ thống này hoạt động chủ yếu khi công trình hoàn thiện và đi vào vận hành, thoát nước thải sinh hoạt cho công nhân; thoát nước thải tại bãi tập kết vật liệu tạm và thoát nước thải từ quá trình rửa bánh xe trước khi ra vào công trường…
- Nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom bằng nhà vệ sinh di động tại khu lán trại (dung tích bể chứa chất thải 0,5 m3/nhà), sau đó thuê đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý theo quy định
- Nước thải từ quá trình tắm rửa, giặt giũ được thu gom về hố lắng 1,5 m3 để
Trang 33lắng cặn, sau đó thoát ra mương thoát nước khu vực
- Nước thải từ quá trình ăn uống: được thu gom bằng đường ống bằng nhựa PVC có chiều dài khoảng 10m về bể tách dầu mỡ có dung tích 1,0 m3 để loại bỏ chất rắn lơ lửng và dầu mỡ Nước thải sau bể tách dầu được dẫn qua bể lắng cát sau đó thải
ra mương thoát nước khu vực
- Thu gom và thoát nước thải từ quá trình rửa bánh xe, máy móc thiết bị thi công: Tại khu vực cổng ra vào bãi tập kết vật liệu tạm đơn vị thi công bố trí cầu rửa xe
để rửa lốp xe của các phương tiện vận chuyển trước khi ra khỏi công trường nhằm giảm thiểu bùn đất ra khu vực tuyến đường vận chuyển Nước thải được thu gom về hố lắng có thể tích 2,0 m3 để lắng loại bỏ bùn đất
c Công trình xử lý nước thải
- Bể tách dầu mỡ tại khu lán trại thi công: Bể có dung tích 1,0 m3 Kích thước: Dài x rộng x sâu = 1,0m x 1,0m x 1,0m Bể có cấu tạo 02 ngăn, thành xây gạch, đáy đổ
bê tông, nắp đậy bằng BTCT
- Hố lắng nước thải từ quá trình tắm rửa, giặt giũ: có thể tích 1,5 m3 Kích thước: Dài x rộng x sâu = 1,5m x 1,0m x 1,0m
- Hố lắng nước thải rửa lốp bánh xe: có thể tích 2,0 m3 Kích thước: Dài x rộng
x sâu = 1,5m x 1,2m x 1,1m
d Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn
- Để thu gom lưu giữ CTR sinh hoạt, chất thải nguy hại tại khu vực dự án, đơn
vị thi công xây dựng 01 kho chứa có diện tích khoảng 20 m2
- Trong kho bố trí 01 thùng đựng rác có dung tích 120 lit để thu gom rác thải sinh hoạt; 02 thùng đựng chất thải nguy hại có nắp đậy (trong đó: 01 thùng dung tích
120 lít/thùng đựng CTNH dạng rắn và 01 thùng dung tích 240 lít/thùng đựng chất thải nguy hại dạng lỏng), bên ngoài thùng được dán nhãn theo quy định
1.2.4 Khối lượng thi công các hạng mục công trình
Khối lượng thi công các hạng mục công trình chính của dự án được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.4 Bảng tổng hợp khối lượng thi công
Trang 34STT Hạng mục Đơn vị
tính
Công trình thi công
Rải thảm mặt đường BTN C19 - Chiều
Bộ trang phục cho công tác đảm bảo an
toàn giao thông (bao gồm: cờ, băng đô,
còi, áo phản quang)
Trang 35STT Hạng mục Đơn vị
tính
Công trình thi công
Lắp đặt cột và biển báo phản quang -
Loại biển báo phản quang: Biển chữ
Trang 36Đất đào thi công m3 550,0
Cấp phối đá dăm loại 1 + 2 m3 96,2
Đất đào thi công m3 561,0
Cấp phối đá dăm loại 1 + 2 m3 98,1
(Nguồn: Dự toán khối lượng thi công của dự án)
Từ các bảng khối lượng như trên, tổng hợp khối lượng thi công của toàn dự án được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.5 Bảng tổng hợp khối lượng thi đào đắp dự án
Tổng khối lượng đào đắp công trình (trong đó
Trang 371.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu trong giai đoạn thi công xây dựng
a Nhu cầu về nhân lực
Nhu cầu về sử dụng lao động trong giai đoạn thi công xây dựng là 50 người/công trường, bao gồm:
- Chủ nhiệm công trình: Phụ trách chung: 01 người
- Chỉ huy trưởng: Quản lý công trình: 01 người
- Phó chỉ huy trưởng: Quản lý công trình: 01 người
- Công nhân, kỹ thuật: 44 người
- Tổ phục vụ, bảo vệ: 3 người
b Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu xây dựng
Căn cứ dữ liệu tại các bảng khối lượng thi công dự án Bảng tổng hợp khối lượng thi công toàn dự án, xác định được nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu xây dựng chính trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.6 Nhu cầu về nguyên, vật liệu xây dựng chính trong giai đoạn TCXD
Bảng 1.6.1 Tổng hợp vật liệu thi công
8 Ni lông tái sinh m2 338,5
Trang 38c Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
- Nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là dầu diezel phục vụ hoạt động của máy móc, thiết bị thi công như: Ô tô vận tải, máy xúc, máy lu,…
Bảng 1.7 Bảng xác định số ca máy sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng
TT Loại máy móc Định mức (*) thi công (m Khối lượng 3 ,
tấn)
Số ca máy (ca)
4 Máy lu rung 10T (quả đầm 16
6 Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa 0,02ca/100 tấn 1.174,4 0,2
II Phương tiện vận chuyển
Vận chuyển đất đắp 0,236ca/100m3/1Km 11.296,2 554,0
Trang 39TT Loại máy móc Định mức (*) thi công (m Khối lượng 3 ,
tấn)
Số ca máy (ca)
Vận chuyển đất đổ thải 0,022ca/10m3/1Km 5.926,4 50,5 Vận chuyển bê tông nhựa 0,236ca/100m3/1Km 1.174,4 19,9 Vận chuyển vật liệu khác 0,014ca/10 tấn/1Km 1.265,9 33,1
Trường hợp vận chuyển trên các loại đường khác được điều chỉnh bằng các hệ
số như sau:
Hệ số điều chỉnh (ki) k1 = 0,57 k2 = 0,68 k3 =1,00 k4 =1,35 k5 =1,50
Ghi chú: Bảng phân loại đường theo quy định hiện hành
Công tác vận chuyển vật liệu và cấu kiện xây dựng vận chuyển bằng ô tô được định mức cho các phạm vi vận chuyển (L) ≤ 1km; ≤ 5km; ≤ 10km và ≤ 20km, được xác định như sau:
Trang 40Đm4: Định mức vận chuyển trong phạm vi ≤ 15km
Đm5: Định mức vận chuyển trong phạm vi ≤ 20km
ki: Hệ số điều chỉnh loại đường i (i = 1 ÷ 5)
Li: Cự ly vận chuyển tương ứng với loại đường i
- Căn cứ định mức dự toán xây dựng công trình thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ xây dựng về hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tính toán được định mức ca máy trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu
Bảng 1.8 Bảng xác định lượng dầu DO sử dụng trong giai đoạn thi công
Tổng
số ca máy (ca)
Định mức tiêu hao nhiên liệu (**) (lit/ca)
Lượng nhiên liệu tiêu thụ (lit)
Tỷ trọng của dầu diezen (kg/lit)
Tổng (tấn)
5 Máy rải cấp phối đá dăm 33,4 30,0 1.000,8 0,89 0,89
6 Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa 0,2 33,6 7,9 0,89 0,01
8 Ô tô tưới nước dung tích 5 m3 312,0 22,5 7.020,0 0,89 6,25
II Phương tiện vận chuyển
Ghi chú: Định mức (**): Quyết định số 727/QĐ-SXD ngày 26/01/2022 của Giám đốc Sở xây dựng Thanh Hóa về việc công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Khối lượng riêng của dầu DO là 0,89 kg/lit