1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lý: Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào tổ chức dạy học nội dung “Công, năng lượng, công suất” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

100 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Theo Góc Vào Tổ Chức Dạy Học Nội Dung “Công, Năng Lượng, Công Suất” Vật Lí 10 Nhằm Phát Triển Năng Lực Giải Quyết Vấn Đề Của Học Sinh
Tác giả Bùi Hoàng Nhã Uyên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Loan
Trường học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Chuyên ngành Sư phạm Vật lí
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 77,25 MB

Nội dung

Việc cải tiền chương trình học và nội dung kiến thứcsách giáo khoa SGK đã định hướng đôi mới PPGD ở bậc phô thông, tập trung vào việc áp dụng các PPDH tích cực dé thúc đây học sinh HS ph

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM TP.HCM

KHOA VẬT LÝ -O0O0 -

DAI HOCBSP

TP HO CHi MINH

BUI HOANG NHA UYEN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí

Mã ngành: 7.140.211

TP Hồ Chí Minh - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA LUAN TOT NGHIEP

VAN DUNG PHUONG PHAP DAY HOC THEO

GOC VAO TO CHUC DAY HOC NOI DUNG

“CONG, NANG LƯỢNG, CONG SUAT” VAT LÍ

10 NHAM PHAT TRIEN NANG LUC GIAI

Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí

Mã ngành: 7.140.211

Sinh viên thực hiện: Bùi Hoàng Nhã Uyên

Mã số sinh viên: 46.01.102.093

Chủ tịch hội đồng Người hướng dẫn khoa học

(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi để phục

vụ cho việc tốt nghiệp Các số liệu nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực kháchquan và chưa từng được công bố trong bat kì nghiên cứu nào của tác giả khác

Thanh phố Hồ Chi Minh, thang 04, năm 2024

Tác giả khóa luận

Bùi Hoàng Nhã Uyên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn

giảng viên của các bộ môn trong Khoa Vật lí — Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ

Chí Minh đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường đề tôi có thểtrang bị day đủ kiến thức, tu duy dé có thé thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thanh Loan — Giảng viên khoa

Vật lí, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dan và giúp

đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn thay Nguyễn Đắc Cường — giáo viên day môn Vật lí

cùng với các em học sinh lớp 10A3 trường Trung học phô thông Bùi Thị Xuân đã dành

thời gian giúp đở và tạo điều kiện tốt nhất dé tôi tiễn hành khảo sát thực tiễn và thựcnghiệm sư phạm.

Cuỗi cùng tôi xin chân thành cam ơn gia đình, người thân và bạn bè đã độngviên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

này.

Xin chân thành cảm on!

Thành phó Hồ Chí Minh, ngày 19 thang 04, năm 2024

Tác giả khóa luận

Bùi Hoàng Nhã Uyên

Trang 5

Z Mụe Gch gin CG a2 :ccisccissscssassscssscasssasisaarssasicasscassessssaassacsssasssasscasscasscasteastssasiessie 3

3 Đối tượng nghiên cứu ¿2:22 22122312 221522112211 211 2t 222 2 eo 3Ấ)/6I8(HHiDVBĐILHGRIHWEL.22ses:426:6625652566<43151:1541442012360044096168244020222203230922126213104431318/30124600446 3

Nhiệm? vụ SHEN GỮNcocsocoaioosiociioioioiiooitoittoiictiiiiiitiini0000041003100300146166230626283888 3

6;.FBWGiiS BHÊBiBgfiGiiGnggpoannasiniisiiiiiiiniiiiitiiiiinittiaitisitiiiitiiit8i411111411640115ã18820525118ã134 4

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - 2 22 2 Ss£22Z£EEzEEE2EEz2Execxzcsrczrer 4

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiến ¿222 22+ 2222222222222 22x cxrrrrrrcree +

6:3 The nig ite SWiBDHficissosioeaoosoiiioooitsatioiiicoiiiiiiiitiioid00001003100480131136250820ã65858 4

6.4 Phương pháp thống kê toán học 5-6 1 5221911 11 2101211221171 023 01111 se 5T010) ea ean AS Blase ccapzstzecczssczaseansescceanssnensannseaiatastesaseapnentsasnesanssessienmerseassaanes 5

8 Nhitng déng gop m6i ctha de I ẽ 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE DAY HQC THEO GÓC

NHÂM PHÁT TRIEN NANG LỰC GIẢI QUYẾT VAN DE CUA HỌC SINH 10

| 1 Dạy học theo góc ở trường trung học phô thông - 2 see52z2+ ¡0

1.1.1 Một số quan niệm về ty Bọc CRED EE¿eesesaaaaiaaiaaiiiiiaiisanisaaisaasrasssasa ¡0

I,1-2 Mục tiêu: day Bọc the BỐC :ccccccoccoipoioiooitoioiigioaiipitiidiiisitisstiadtissigsss 10

1.1.3 Đặc điểm day học theo 8ÓC c0 2022112121121 1021102102210 111 11 e6 121.1.4, Các nguyên tắc cốt lỗi của phương pháp day học theo góc l3

Trang 6

1.1.5.1 Chu trình của Kolb về phòng cách học tẬP c.cc.cceoe.o 141.1.5.2 Lý thuyết của PiagetL - 2-22 ©222E22E22E2X222322732272227222222222.E2.crrcee 15

1.1.6 Vai trò và ý nghĩa của dạy học theo góc e ce eeeeeeeeseeseeeeeeeeeeeeeeeeeeaeeees 15

1.1.9 Điều kiện dé thực hiện có hiệu QU ;¿cixssizz22z2t22ip11222222152122331233223515352595655580533 19

1.1.10 Thực trạng về việc áp dụng phương pháp dạy học theo góc ở trường trung

1.2 Năng lực giải quyết vấn đề 2-2222 x2 2E322211 2231221122112 2112211E 211221122212 22

1.2.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề -222c 22 22v S222 rrrrcrrree 22

1.2.3 Công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đè cv cscce 23

1.2.4 Các mức độ năng lực giái quyết van đề của học sinh trung học phé thông 23

1.2.6 Ý nghĩa của việc phát triển năng lực giải quyết van đề của học sinh trong

đạy Boc VD ¿::-¿o:-:::¿i:::c2:zit:22itstipssoi22402212215222250228822032232535328932250885g86258505883552856052385385 27

(0h (02.4409:11/0(zidầđdầddđdẳẰẳẰẮẰẮẰẮẰẮỒẮ 20

CHƯƠNG 2 THIẾT KÉ TIỀN TRÌNH DẠY HỌC THEO GÓC TRONG DẠY

HỌC NỘI DUNG “CONG, NANG LƯỢNG, CÔNG SUAT” VAT LÍ 10 NHAM

PHAT TRIEN NANG LỰC GIẢI QUYET VAN DE CUA HỌC SINH 30

2.1 Xây dung nội dung kiến thức “Céng, năng lượng công suất” — Vật lí 10 30

2.2.1, on ẻố aAAIAa 332.2.1.1 Kiến thức cần xây dựng -scc c2 1H HH H210 21001 11 g1 rau 332.2.1.2 Câu hỏi cho van để cần giải quyt ucccuocceiisiircee 33

Trang 7

2.2.1.4 Thiết bị dạy hỌC 5-5 < + HY HA SH 4 E11 11111 11 11141036 1xee 342.2.1.5 Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc -2- 22222 xzSExSvx2ExeSExecrxecrvrce 35

2.2.1.6 Tiến trình dạy học cụ thỂ S3 H T11 E111 21 1121171111 111111121 1211 e2 39

2:00: Dũ: CO BỘT P bigps:i:s:20501215003102510516045193360561805910319829503380580033960838E59022386585839959:8ESể 40 2.2.2.1 Kiến thức cần xây dựng 5 2c St 2112112210221 1 122011112 xe 402.2.2.2 Câu hỏi đề xuất vấn đề -.:6 202 2222222212211172110211121112211221122 2121 cxeg 40

8.0000: IMIS CCUM OG sicát:igttsgt:230i03013521024102411061103316511585168161818533586958591831024308491858 41

B22 A Thiet Wie NOG sccsssssecsseresenesnsennansiensnmnnenananannened 422:2:2:5 THiGt KG nhiệm vụ ở mỗi GÚ6 icccccceciccc c2, 02202220032101410221264426240222.6448 43

2.2.2.6 Tiến trình dạy học cụ thẻ 2¿- +2 ©++2EEE++EEEEtECEtrvrerzxxecrxecrrrcee 45

TONG KET CHƯƠNG 2 22-222 22222112211211221122122212111 2112111211217 211 1y 47

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 222222 222222122511215212222121 e2 48

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm SH Ha ưa 48

3:2; INO i umm HE HEHÌỆN H::eeiiieieisiiieiissitriiiisittsii:11535105585252625g055350358655053558 536 48

3:2 De at ee 48

3.4 Déi tượng:Hinf€ nghiệm SE PUG si iscssissecssessassscisssisssieveasssasasaasnsisoasiverisersccaseaaeacad 48

3.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ccecseeceeeseeeeeeeeeeeceeeceaeeaeeeeeeeeaeeaeeees 48

3.5.1 Chon mẫu thực nghiệm - ¿c2 222120 12211 2112111211011111 111 re 48

3;3;2.(0WñR: S80 610 HỘ tannanniinniinnntiiiiii1i4610181112230191035139100531388033218433188503355881048538847 49

3.6 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm - 2 Z2 49

3:6.1 Phương pháp Quan SSE ssscississssssasssssisossissssossisaveoasioassvaaseosivoaseosevoaseoatvoasiveaviesi 49

3.6.2 Phương pháp thống kê toán học -¿-2s2S2222222222222222222222221 22-6 49

3:7 Tiên hằnh:tiựe nghiệm sư ph ainisesiscisscsiscssssssvessssssiassoacsisosssosavosisoasvecioacsssosssoanseai 49

3.7.1 Chuan bị thực BEBIONTE¿::i22i222:221232221202211221072522212202003312253383838335828822512333222253547 49 3.7.2 T chức thực nghiệm -2- 2 2© £SS2EESSE2SEEZEEE 3737221322117 5022 117 2 kg 50

3.8 Đánh giá kết qua thực nghiệm ¿222 22222222122112211221172117222222 xe 50

3.8.1 Kết ti] HE HOTRÍiisii2iiziitsstiaitisiiii12110011112110251131014112121144133251557156516887285) 50

3.8.1.1 Kết quả thu được thực nghiệm sư phạm bài: “Cong S| cu cseccee 50

Trang 8

50, VLC CHD CMI PT 35i913185135531154813313930355153318946083185213343895848559839ã8348123385405383983385354 54

3.8.3 Đánh giá năng lực giải quyết van đề của học sinh 2-5-5 5S

3.8.3.1 Đánh giá theo từng năng lực thành phan của năng lực giải quyết van dé 55

3.8.3.2 Đánh giá tông thé năng lực giải quyết vấn đè -5-25scccsccsecssccee 63

3.8.3.3 Thống kê số lượng mức độ năng lực giải quyết vấn đề của học sinh đạt

GATS U2 AN sie cisvatsnaszesssvacanscicvensvsisrassvasavccsseusiseisnavssassvonssscsreuieraninavavesssconeatsaunieal 65

8\9LIKÔbllỆN:annannnndinsiidttiititiiiititiil0103300500183001380833338008314850188888300333038104910.3008831 67

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIEN NGHỊ 222222222222 2222222222222222222 222 c0 69

1 Những kết quả đạt được của khóa luận 2-22 222 2222 2222252252152112-11 c6 69

2 Những tồn tại của đề tài ¿22-2224 S4 3 S3 231 2112110714211211 111.212 crce 69

3 Kết luận CHUNG ccccccccecceesesseessesseesesseesssssesereseeseaseeseresrtssvsesetesenseaneeetsssseeneeeenen 70(L)E-IÊN SAN c52:21521 62055: 1025 5002200110952)121132315212151003190E20212111201937322783212511324091200921312143373156375% 70

900/200) 09 009 0 Ă

PHU LỤC 22222222122111222122 T22 001121222 2E 2 22 sec

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Trang 11

DANH MỤC BANG BIEUBảng 1.1 Kết quả điều tra về phong cách học của học sinh -5-555555-5cscs 20

Bang 1.2 Kết quả điêu tra về việc áp dụng phương pháp dạy học của giáo viên 21

Bang 1.3 Các mức độ biểu hiện hành vi giải quyết van dé của học sinh 24

Bang 2.1 Cấu trúc mach nội dung “Công, năng lượng, công mẽ 30

Bảng 2.2 Phân tích nội dung kiến thức từ yêu câu cân đặt -cz-css-5 30

Bảng 2.3 Mục tiêu bài Công suất 5c tt 1 11 1112211111021 11 1111 11111021121121012 1 se 33

Bang 2.4 Thiết bị day học và tài liệu học tập bài Công suất 5 52 34Bảng 2.5 Thiết kế góc trải nghiệm bài Công suất s55 5c Scccsecccrrctersrrsrrree 36Bang 2.6 Kết quả thực hành thí nghiệm bài Công suất ¿-©-¿c©5sc5secssccss2 36Bảng 2.7 Thiết kế góc quan sát bài Công SUA c.-.cccccccesseeseeceeeeessecseeseeveesseseceseesen 36Bang 2.8 Thiét ké góc ap dung bai Công 8 ‹‹csvda 37

Bảng 2.9 Bảng số liệu cho góc áp dung bài Công suất, -5ce-5cscScscScssccxec 38

Bảng 2.10 Thiết kề góc phân tích bài Công nh ` 38

Bang 207 Me tiEHBAIIEBHĂNG-::::::::::::::::rnrioiiiiiiiitiiiitiiiiiasaisgasgg2s8529325536352 5557 41

Bảng 2.12 Thiết bị day học và tài liệu học tập bài Cơ NANG - -c55s: 42

Bang 2.13 Thiết kế góc trải nghiệm bài Cơ HE c41012113215127122313557159815218130149133132391331293/ 43Bảng 2.14 Kết qué thực hành thí nghiệm bài Cơ năng ©ccs-css=css=csss 43Bảng 2.15 Thiết kế góc áp dụng bài Cơ năNg c5 221 St St S1 111211221 c6 44

Bang 2.16 Thiét ké ROC PRAN'HGRIBGÍGHĂNE:iisscsiisiiseiiiaeieiisaiisiiirsiisanisaassasgnsagrssi i4Bảng 3.1 Kết qua thu được về năng lực giải quyết van dé của hoc sinh trong bài Công

Trang 12

Bang 3.3 Định lượng hóa các mức độ đạt được của nang lực giải quyết vấn đề 54Bang 3.4 Tiêu chi đánh giá các mức độ đạt được của năng lực giải quyết van dé 55

Bảng 3.5 Bảng kết qua đo lường thành tổ 1 qua 2 bài - sec 56c 55s55cccssecssccse2 55

Biểu do 3.1 Kết qua học sinh đạt được ở thành tổ Ì QUA 2 ĐÀÏ:¡:cccccoiosooaoasaaaaoaanaa 5?

Bang 3.6 Bang kết qua do lường thành tổ 2 HE DỒ Ï tataitiaittaitiiiiigiitiaig05i85618:ã1ãã2g15551 57

Biểu dé 3.2 Kết qua học sinh đạt được ở thành tổ 2 QUA 2 BAU :essssscesarsaaaasaassssasres: 59

Bang 3.7 Bang két qua đo lường thành 163 D91 11: 00 2) 1Ú T111 0111111111111 7717771107717 1117 1171117 7 59

Biểu đồ 3.3 Kết quả học sinh đạt được ở thành 16 3 qua 2 bài 52 61Bảng 3.8 Bảng kết quả do lường thành tổ 4 qua 2 ba: o.cccccecccccescessecseeseevessesseeseesvessen 61Biểu dé 3.4 Kết quả học sinh đạt được ở thành tổ 4 qua 2 Bai ccccccccceccssccssscsseceesseenes 63Bang 3.9 Bảng đánh giá tổng thé năng lực giải quyết van dé của học sinh qua 2 bài.63Biểu đồ 3.5 Kết qua do lường danh giá năng lực giải quyết van dé của học sinh qua 2

Trang 13

DANH MỤC SƠ DO, HÌNH ANH

Hinh [.E Chu trình học lập của KGÌỀ: ic csiossssaisssssssssisasissssoasvoasseasssssavoassesisoasvoaseasveasvioaive 6 Hình 1.2 Phong cách ROC của ROC SIM ccrsscrssvesseassnassncssscssncsssacssnacsnessncsanassnaassaasonassnes 1]

Hình 1.3 Phong cách day học của giáo VIÊH «chen ni 12

Hình ï.4 Các gốc AOC ÍẬN:ccccooociooeaiisiiiastiaSE10511265496686685568156555668366556685688996836688635564486838645 12

Hình 1.5 Sơ đồ áp dụng phương pháp day học theo góc với phong cách học tập khác

NHHỮÏHkitistiiisiinai5101345512681551905115815123508681858166508ã1598858581868886808378887558585858ï538958748818889588g5755818387880 17Hình 1.6 Kết quả khảo sát tam quan trọng của phương pháp day học tích cực 22

Hình 2.2 Dụng cụ thí nghiệm gia tốc rơi tự đẲO -: e©cse5xeeScxezEkverrrerrrred 42

Trang 14

MỞ DAU

1 Lý đo chọn đề tài

Sự phát triển bùng nô của khoa học công nghệ trong ky nguyên 4.0 đã tác độngsầu rộng đến mọi khía cạnh đời sống Trong bồi cảnh đó, giáo dục (GD) đóng vai trò

quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước

Đề thích ứng thời đại mới, phải có sự đôi mới phương pháp day hoc (PPDH), chuyên từ

lỗi đạy học (DH) truyền thống sang các phương pháp (PP) hiện đại hơn

Trong những năm gan day, GD Việt Nam đã trải qua quá trình chuyên đổi déthích ứng với xu hướng biện đại Việc cải tiền chương trình học và nội dung kiến thứcsách giáo khoa (SGK) đã định hướng đôi mới PPGD ở bậc phô thông, tập trung vào việc

áp dụng các PPDH tích cực dé thúc đây học sinh (HS) phát trién các phẩm chat (PC) và

năng lực (NL) cần thiết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương (TW) DangCộng sản Việt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết (NQ) số 29 - NQ/TW ngày04/11/2013 về đổi mới căn ban, toàn điện GD Việt Nam Về PPDH, NQ đề cập đến việc:

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP day và học theo hướng hiện đại; phát huy tích cực, chủ

động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ nắng của người học; khác phục loi truyền thụ

áp đặt mot chiều, ghỉ nhớ máy móc Tap trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tựhọc, tạo cơ sở dé người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển NL.

C huyền từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức hoc tập da dang, chú ¥ các hoạt

động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tìn

(CNTT) và truyén théng trong day va hoc” (Nghi quyết 29, 2013)

Trong bồi cảnh GD Việt Nam NQ Hội nghị TW 8 Khóa XI về đôi mới căn ban,toàn điện GD và đào tạo đã vạch rõ nhiệm vụ của quá trình đôi mới: “Cuộc cách mạng

về PPGD phải hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả năng giải quyết van dé

(GQVD) một cách năng động, độc lập sáng tạo ngay trong quá trình học tap ở nhà

trong phổ thông Ap dung những PPGD hiện dai để bồi dưỡng cho HS NL tư duy sángtạo, NL GOVD” (Nghị quyết 29, 2013).

Trong giai đoạn đầu thanh thiếu niên, việc hình thành và phát triển NL GQVD

Trang 15

Bởi đây là giai đoạn HS dần hoàn thiện về nhân cách, lối sống và tư duy độc lập Do đó.

việc nghiên cứu và áp dụng các PPDH theo hướng tích cực nói chung và áp dụng vào

môn Vật lí nói riêng, đóng vai trỏ quan trọng trong việc bồi dưỡng NL này cho HS

Trong chương trình Vật lí THPT, mạch nội dung “Céng, năng lượng, công suất"

đóng vai trò nền tang, cung cấp kiến thức thiết yếu và ứng dụng rộng rãi trong đời sóng

Tính gan gũi của chủ dé này giúp HS dễ dàng hình dung và nắm vững các khái nệm, vìchúng gắn liền trực tiếp với các hiện tượng thường gặp trong cuộc sông hàng ngày

Tuy nhiên, các PPDH tích cực hướng đến phát triển NL GQVD của HS trong mạch nội dung “Céng, năng lượng, công suất" vẫn chưa được áp dụng rộng rãi và khaithác tối ưu trong quá trình DH Bên cạnh đó, dạy học theo góc (DHTG) là một trongnhững nội dung mà tôi rất quan tâm, bởi PPDH này kích thích HS tìm hiểu vẫn đẻ, biếtcách liên hệ với thực tiễn thông qua nội dung bài học, từ đó phát triên được NL GQVD

của HS Với hình thức phân chia đa dạng các góc học tập việc tương tác với các góc

khác nhau giúp HS có cái nhìn đa chiều về nội dung bài học thông qua việc thực hiện

ở chương trình khoa học tự nhiên (KHTN) Do đó, việc tổ chức PP DHTG kết hợp với

các kỹ thuật đạy học hiện đại như: khăn trải bàn, DH theo trạm, phòng tranh, vào DH

chủ dé “Céng, năng lượng công suất" trong chương trình Vật lí 10 là một van dé mangtính mở, quan tâm đến sở thích cá nhân và đáp ứng được sự khác biệt, nhu cầu đa dạng

của từng HS.

Xuất phát từ những van dé trên cho thấy việc hình thành và phát trién NL GQVD

thông qua PPDH tích cực đối với các môn học nói chung và PP DHTG đối với môn Vật

lí nói riêng là van dé mang tính thiết thực và vô cùng quan trọng trong GD hiện nay Vớinhững lý do trên, tôi quyết định chọn đẻ tài: “Van dung phương pháp day học theo góc

Trang 16

vào tổ chức day học nội dung “Công, năng lượng, công suất” Vật lí 10 nhằm pháttriển năng lực giải quyết vẫn đề của học sinh”.

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mạch nội dung “Công, năng lượng,công suất” Vật lí 10, về NL GQVD, về PP DHTG và thực hiện tô chức tiến trình PPDHTG nhằm phát triên NL GQVD của HS.

3 Đối tượng nghiên cứu

DH nội dung “Céng, năng lượng công suat” Vật lí 10 nhằm phát triên NL GQVD

của HS.

4 Giả thuyết khoa học

Nếu thực hiện PP DHTG vào tô chức tiền trình DH mạch nội dung “Céng, nănglượng, công suất” Vật lí 10 THPT thì sẽ xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luậncho nội dung theo hướng phát triên NL GQVD và sử dụng được PP đó vao trong DH thi

sẽ phát triển được NL GQVD của HS.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

— Nhiệm vụ 1: Tổng quan nghiên cứu cơ sở lý luận của đẻ tài

Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển NL GQVĐÐ của HS thông qua tô chức

DHTG trong DH Vật li phỏ thông

— Nhiệm vụ 2: Khao sát thực trạng hiện nay về PP DHTG dựa trên cơ sở lý luận của dé

tài

Tìm hiểu thực trạng phát trién NL GQVĐ của HS thông qua tô chức PP DHTG

trong DH Vật lí ở trường THPT Bùi Thị Xuân.

— Nhiệm vụ 3: Xây dựng các nội dung, bao gôm

+ Phân tích cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức nội dung “Công, năng

lượng, công suất” trong chương trình Vật lí 10 THPT, làm cơ sở cho việc thiết kế và xây

dựng các hoạt động trong PP DHTG.

Trang 17

+ Thiết kẻ tiến trình DH của nội dung “Công năng lượng công suất" theo địnhhướng phát triên NL GQVD với PP DHTG.

+ Xây dựng hệ thống phiếu học tập, phiếu theo dõi, thông tin bỗ sung và các công

cụ hỗ trợ cho HS thực hiện chủ đẻ

+ Xây dựng công cụ kiêm tra đánh giá (DG) nhằm phát triển NL GQVD của HS

lớp 10 THPT.

+ Nghiên cứu dé xuất các biện pháp phát triên NL GQVD thông qua DH nội

dung “Công, năng lượng, công suất” Vật lí 10 THPT

— Nhiệm vụ 4: Tiến hành TNSP

Tổ chức TNSP ở trường THPT Bùi Thị Xuân ở Thành phố Hồ Chí Minh(TP.HCM) đề DG kết quả, kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài và rút ra kết luận.

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

— Cac văn kiện của Dang và Nhà nước, các van bản chi đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

liên quan đến DH Vật lí theo định hướng phát triển NL của HS

— Tài liệu lí luận DH môn Vật lí, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên định kì môn Vật lí

THPT.

— Chương trình GD phô thông môn Vật If (2018), SGK, sách bài tap, sách GV vẻ mach

nội dung “Công, năng lượng, công suất" Vật lí 10 và các tài liệu khác liên quan.

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Tìm hiểu việc vận dụng PP DHTG hiện nay ở trường THPT Bùi Thị XuânTP.HCM thông qua phỏng vấn, trao đôi với giáo viên (GV) và việc học thông qua trao

đôi với HS nhằm DG sơ bộ tình hình DH nội dung kiến thức “Céng, năng lượng công

suất" Vật lí 10, từ đó dé xuất giải pháp.

6.3 Thực nghiệm sư phạm

— Tiến hành TNSP ở một số lớp 10 thuộc trường THPT Bùi Thị Xuân TP.HCM.

Trang 18

— Phân tích kết quả thu được trong quá trình TNSP, đối chiều với mục đích nghiên cứu

và rút ra kết luận về tính khả thi của dé tài

6.4 Phương pháp thong kê toán học

Dùng thong kê mô ta

7 Tổng quan của đề tài

Theo NQ số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X,

kỳ họp thứ 10 đã đưa ra quy định về GD: “PP GD phé thông phải phát huy tính tích cực,

tự giác, chứ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;

bồi dưỡng PP tự hoc, kha năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dung kiến

thức vào thực tiên; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”

(Nghị quyết số 51, 2001) Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, bản chất của quá trình

DH thụ động vẫn dang tôn tại ở các trường phô thông, việc áp dụng các PPDH tích cựcvẫn còn hạn chế đến từ nhiều yếu tố, từ khách quan đến chủ quan

Carol Ann Tomlinson với quan điểm “Lép học phân hóa" đã dé cập đến các PPDHđáp ứng được nhu cầu của người học thông qua phong cách học tập khác nhau, từ đó tạođiều kiện dé mỗi cá nhân có thê học tập một cách sâu rộng nhất (Carol A T 1999), trong

đó không thé không nhắc đến PP DHTG Bên cạnh việc đáp ứng được phong cách học

tập của người học, PP DHTG còn tao sự hứng thú, tìm tòi, khám pha, Qua đó, HS có

thê hiệu sâu và vận dụng tot các kiên thức đã học.

Trên thể gidi, David Kolb đã có cho mình công trình

“Learning styles and disciplinary differences” Ong cho rang HS có 4 phong cách họcchủ yếu như sau: Học qua kinh nghiệm (concrete experience); Học qua quan sát, phản

ánh (reflective observation); Học qua tóm tắt, phân tích lí thuyết (abstract hypothesis);

Học qua thực nghiệm, trải nghiệm hoạt động (active experimentation) (David Kolb,

2009) Chu trình học tập của Kolb phù hợp với quá trình học của HS THPT và là một trong những PP phô biến nhất hiện nay có thé sử dụng được trong PP DHTG khi thiết kế các góc học tập theo phong cách học của người học.

Trang 19

Hình 1.1 Chu trình học tập cua Kolb (Đỗ Hương Trà, 2012).

Tại Việt Nam, nhóm tác gia Nguyễn Lăng Bình, Nguyễn Phương Hồng, Cao ThịThang, Đỗ Huong Tra đã biên soạn công trình “Day và học tích cực Một so phươngpháp và kĩ thuật day học ” Đôi với day và học tích cực, các tác giả trình bày: khái niệm,

quy trình thực hiện, phiéu DG kế hoạch bài dạy (KHBD) và giờ dạy theo góc các ưu

điểm và hạn chế, Theo nhóm tác giả, PP DHTG là PP giảng dạy mà GV tô chức cho

HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong lớp học, nhằm mục đíchchung là nắm vững một nội dung học tập cụ thé (Nguyễn Lãng Binh và nnk., 2010)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Nga trong công trình “Module phương pháphọc theo gác ”, PP DHTG là PP ma GV tô chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ khácnhau tại các vị trí cụ thé trong không gian lớp học, tạo điều kiện cho HS học tập sâu sắc

và hiệu quả (Nguyễn Tuyết Nga 2010)

Như vậy, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào PPDH tích cực nói chung và PPDHTG nói riêng Mỗi công trình nghiên cứu đều có những đóng góp đáng kẻ vào sự pháttriển của PP này PP DHTG thúc đây sự phát triên các NL vật lí của HS, đặc biệt là NLGQVD, một NL thiết yêu trong thời đại hiện nay

Tiến sĩ Raja Roy Singh ở Ấn Độ khăng định: “Để đáp ứng được những đòi hỏi

moi được đặt ra do sự bùng nỗ kiến thức và sáng tạo ra kiến thức mới, can thiết phải

Trang 20

phát triển NL te duy, NL phát hiện và GOVD một cách sáng tạo Các NL này có théquy gọn là “NL phát hiện và GOVĐ”” (Nguyễn Anh Tuan, 2004).

Năm 2012, PISA cho ra kết quả DG, NL GQVĐ là khả năng hiểu và giải quyết

các tình huống có van đẻ khi chưa có giải pháp rõ ràng Nó đòi hỏi sự chủ động tham

gia, suy nghĩ va xây dựng giải pháp dé GQVD (OECD, 2014) Trong quá trình thực hiện

hoạt động học tập thông qua PP DHTG, HS chủ động đặt ra và giải đáp các câu hỏi liên

quan đến hoạt động Việc nay giúp HS xác định và GQVD, đồng thời hình thành và phát

triển khả năng nhận biết thê hiện được NL GQVD của HS.

Hệ thống GD phổ thông đang chuyển đổi từ tập trung vào nội dung sang tập

trung vào NL của người học Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức, GV sẽ chú trọng vào việc

trang bị cho HS các kĩ năng, PC và NL cần thiết dé vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Điều này đôi hỏi phải hướng dẫn HS cách tiếp cận và áp dụng kiến thức, cũng như rèn

luyện các ki nang và PC cụ thé Đặc biệt, cần tập trung vào việc kiêm tra, DG NL GQVD

và khả năng vận dụng kiến thức, thay vì chỉ kiểm tra trí nhớ và học thuộc lòng một cách

máy móc từ SGK, Như Thái Duy Tuyên đã nêu, mục tiêu của GD không chỉ đào tạo

những cá nhân có NL tuân thủ, mà còn là những cá nhân sáng tạo, có khả năng đặt van

đề, nghiên cứu van dé và GQVD (Thái Duy Tuyên, 1998)

Như vậy, trong quá trình đôi mới GD, việc bồi dưỡng NL GQVD cho HS trong

DH ở trường phô thông đang nhận được sự quan tâm của các nhà GD trong nước và trênthế giới Điều này được thê hiện rõ qua các quan điểm và nghiên cứu của họ Chươngtrình GD định hướng phát triển NL, còn gọi là DH định hướng kết qua đầu ra, đã trởthành xu hướng GD quốc tế với mục tiêu phát triển NL người học

Trong chương trình Vật lí 10, mach nội dung “Céng, năng lượng, công suất" là

một trong những phan có nhiêu tng dụng trong thực tiễn va đời sống Chương trình GD

phô thông 2018 theo hướng mở cho phép nhà trường và GV có nhiều sự lựa chọn hơn

trong việc xây dựng các kế hoạch DH Dé DH mach nội dung này hiệu qua, ngoài việcnghiên cứu kiến thức thì cần phải áp dụng PPDH tích cực Đối với PP DHTG việc tiếpcận nội dung DH qua nhiều mức độ khác nhau theo các phong cách học tập khác nhau

sẽ góp phan phát trién tư duy cũng như là NL GQVD của HS

Trang 21

Trong những nam gan đây, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

đã có nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu về PP DGTG cũng như về mạch nội dung

“Công năng lượng, công suất” và bồi dưỡng phát triển NL GQVD của HS Cụ thé như:

Trần Văn Hải (2015) Tổ chức day học theo góc vào mot số kiến thức chương

“cam ứng điện từ” — Vat lí 11 trung học phổ thông.

Lé Duy Phương (2015) Vận dụng phương pháp dạy hoc theo góc vào day một số

kiến thức chương “các định luật bảo toàn” — Vật lí 10

Bùi Nguyễn Vân Anh (2021) Tổ chức dạy học nội dung kiến thức “Công, nănglượng, công suất ” theo hướng trai nghiệm — Vật lí 10

Nguyễn Thị Linh (2019) Xây dung và sử dụng hệ thông bài tap trong day học

chương "Tinh học vật rắn”, vật lí lớp mười nhằm bài dưỡng năng lực giải quyết

ván dé của học sinh.

Các công trình trên đều nhằm mục đích nghiên cứu việc áp dụng PP DHTG vào

DH Vật lí, nghiên cứu về sự phát triển NL GQVD của HS và nghiên cứu về mạch nội

dung “Công, nang lượng công suất” Các bài nghiên cứu trên đều có chung một kết quả

nghiên cứu HS có thé phát triển được nhiều NL tiềm an của ban thân thông qua các góc học tập khác nhau; nghiên cứu được sự phát trién NL GQVD của HS ngày càng hoànthiện qua mỗi tiết học; và cũng nghiên cứu được tính gần gũi ở nội dung kiến thức “Cong,năng lượng, công suất”, mang lại rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

Như vậy, tôi có thê thây được răng, các vân đề nghiên cứu này thực sự khả quan.

cho ra kết quả tương tự so với các bài nghiên cứu đã đi trước và sẽ khám phá được những

yếu tô tiềm ân chưa được khai thác hết Từ van dé thực tiễn và các công trình nghiên cứu

đã đạt được thành quả đáng kẻ như trên, qua tìm hiểu, tôi nhận thấy van đề “Vận dung phương pháp dạy học theo góc vào tổ chức dạy học nội dung “Công, năng lượng,

công suất” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết van đề của học sinh” là một

van dé mới, chưa có nhiều đẻ tài nghiên cứu và mang tính mở Dé áp dụng vào thực tế

giảng dạy một cách hiệu qua, đáp ứng đầy đủ các mục tiêu GD, cần tiến hành nhiều

Trang 22

nghiên cứu thực nghiệm kỹ lưỡng dé rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng Do

đó tôi thực hiện de tài này với mong muốn mang đến ý nghĩa thực tiễn và cần thiết nhất,

§ Những đóng góp mới của đề tài

— Về mặt lí luận

+ Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận của việc sử dụng PP DHTG trong

DH Vat lí theo hướng phát triên NL GQVD

— Về mặt thực tiền

+ Khai thác, xây dựng PP DHTG vào nội dung “Công, năng lượng, công suất"

Vật lí 10 nhằm phát trién NL GQVD

+ Thiết kế tiễn trình DH một số kiến thức cụ thé trong nội dung “Công, năng

lượng, công suất" nhằm phát triên NL GQVĐ với PPDH đã xây dựng.

+ DG được thực trạng về NL GQVD của HS hiện nay trong PP DHTG nội dung

“Công, năng lượng, công suất”

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của

dé tài được trình bảy trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đạy học theo góc nhằm phát triển năng lực giảiquyết vấn đề của học sinh

Chương 2: Thiết kế tiền trình day học theo góc trong day học nội dung “Công, nănglượng, công suất” Vật lí 10 nhằm phát trién năng lực giải quyết van dé của học sinh

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Trang 23

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE DAY HOC THEO

GÓC NHAM PHÁT TRIEN NANG LỰC GIẢI QUYẾT VAN DE CUA

HOC SINH

1.1 Day học theo góc ở trường trung học phổ thông

1.1.1 Một số quan niệm về đạy học theo góc

PP DHTG, hay còn gọi là “teaching/learning in corners”, “working in corners”,

hoặc “working with areas” theo thuật ngữ tiếng Anh, được dịch là làm việc theo góchoặc làm việc theo khu vực và có thé hiểu là học theo góc Đây là PP mà GV tô chức

cho HS được học tập theo các góc khác nhau, nhẫn mạnh vai trò của HS trong DH

Theo Nguyễn Lang Binh va cộng sự (2009) PP DHTG là một kiêu tô chức giảngđạy trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gianlớp học nhưng đều hướng tới việc nam vững một nội dung học tập (Nguyễn Lang Bình

et al., 2009)

Theo Nguyễn Tuyết Nga (2010) học theo góc là PP mà GV tô chức cho HS thực

hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thê trong không gian lớp học, đảm bảo sự

học sâu và hiệu quá (Nguyễn Tuyết Nga, 2010)

Theo Đỗ Hương Tra (2012), học theo góc là một hình thức giảng dạy trong đó

HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học,nhưng tat cả đều hướng tới việc nắm vững một nội dung học tập thông qua các phongcách học khác nhau (Đỗ Hương Trà, 2012)

Sau khi đã tham khảo nhiều nguồn thì chúng tôi đi đến kết luận về PP DHTG của

riêng chúng tôi: “PP DHTG là một PP tiếp cận GD tập trung vào việc tạo ra một môitrương học tap hap dan và có mục dich, các hoạt động được thiết kế và tô chức khác

nhau nhưng cùng di đến một mục tiêu nội dung và ban chất kiến thức bài học, nơi HS cóthể khám phá các so thích và điểm mạnh của mình thông qua các hoạt động thực hành

vả trái nghiệm ”.

1.1.2 Mục tiêu dạy học theo góc

Trang 24

Mỗi HS sở hữu một phong cách học tập riêng biệt, được định hình bởi các đặc

điểm tính cách, NL, sở thích và tâm lý của mỗi cá nhân:

Học qua tóm tắt, phân tích lý thuyết: HS có khả năng phân tích mạnh mẽ, thích

học bằng cách đọc, phân tích và tông hợp thông tin thông qua tài liệu và sách báo.

Học qua quan sát, phản ánh: HS có khả năng quan sat tốt, thích học bằng cách

quan sát người khác thực hiện hoặc xem hình ảnh dé rút ra kiến thức

Hoc qua thực nghiệm, trải nghiệm hoạt động: HS đam mé khám phá, thích học

bang cách tim tòi, thực hành và thử nghiệm các ý tưởng dé thu thập kiến thức

Học qua kinh nghiệm: HS có khả năng áp dụng cao, thích học thông qua các

hoạt động thực tế, cho phép HS áp dụng kiến thức vào các tình huéng thực tế

(David Kolb, 2009)

a —

HOẠTĐỌNG <<” “\ QUAN SÁT Trai nghiệm Suy ngắm về các hoạt

Hình 1.2 Phong cách học của học sinh (Đỗ Thi Hoan, 2013)

PP DHTG tạo cho HS cơ hội được học theo sở trường trước, phù hợp thế mạnhbản thân, sau đó mới học những kỹ năng khác không thuộc thế mạnh PP này giúp HShiệu sâu kiến thức, đạt hiệu quả bền vững và phát trién đồng đều ở hai bán cau não

Như vậy, mục tiêu PP DHTG là khai thác, tận dụng và phát huy hiệu quả chức

năng của hai bán câu, nhăm thúc đây phát triên toàn diện và cân băng của não bộ Đê đạt

được mục tiêu này, GV phải áp dụng các PP giảng dạy thúc day sự tự chủ và sáng tạo đểthiết ké các hoạt động học tập đa dạng, khuyến khích HS học theo phong cách riêng

Trang 25

Đề thúc day HS tinh chủ động, tự lực và sáng tạo, GV cần thiết kế tiến trình DH

phù hợp với sự đa dạng vẻ đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu nhận thức và NL của HS GVtận dụng tối đa các phong cách học khác nhau dé HS học sâu và toàn điện Ngoài ra,cung cấp các lựa chọn học tập linh hoạt dé đáp ứng nhu cầu học độc lập của một số HS.

“Thúc day kha

năng quan sat phan anh

Phát huy tính tích cực

Tương ứng bốn phong cách học chủ yếu, có bốn loại góc học tập: góc phân tích,

góc quan sát, góc trải nghiệm, góc áp dụng (Nguyễn Vi Tuan, 2015)

6óc trải nghiệm -= -~- Góc quan sát

Góc phân tích _—— Góc áp dụng

Hình 1.4 Các góc học tapKhi trién khai PP DHTG trong lớp học, các đặc điểm co bản sau được đáp ứng:

— Đầu tiên, GV chia lớp thành các góc tạo môi trường học có cầu trúc rõ ràng, đa dạng:

« Góc trải nghiệm: Cung cấp dụng cụ thí nghiệm, phiéu giao nhiệm vu HS lam

thí nghiệm, dy đoán kết qua, quan sát hiện tượng, thu thập dữ liệu,

‹ _ Góc quan sát: HS sử dụng các nguồn tài liệu như video clip thí nghiệm giả lập

máy tính xách tay và phiêu hướng dan quan sát HS quan sát mẫu vật hoặc hình

ảnh vật thật, video thí nghiệm hoặc các hiện tượng do GV thực hiện

Trang 26

‹ - Góc áp dụng: Cung cấp phiếu hỗ trợ gợi ý về các kiến thức đã học và phiéu giao

nhiệm vụ HS áp dụng kiến thức đã học vào tình hudng thực tế hoặc giải bài tập.

‹ _ Góc phân tích: HS tiếp cận tài liệu học (SGK, phiéu giao nhiệm vụ ), chủ động

đọc, phân tích tài liệu Sau đó, thảo luận nhóm đề trả lời câu hỏi.

— Thứ hai, PP DHTG thúc đây sự tham gia tích cực của HS thông qua các hoạt độngkhuyến khích, hỗ trợ, động viên và kích thích

HS được chọn góc phù hợp thúc đây khám phá và sáng tạo HS được tự chủtrong việc hoàn thành nhiệm vụ, giúp HS tự tin và hiểu biết sâu sắc hơn vé các khái niệm

— Thứ ba, đa dạng hóa nội dung học tập phân hóa được trình độ HS, dam bảo mọi HS

đều được tiếp cận với các hoạt động học phù hợp với nhu cầu và NL của mình

Thiết kế các góc có phương thức và mức độ nhiệm vụ khác nhau đáp ứng nhucầu đa đạng của HS, cho phép HS ở mọi trình độ tham gia và đạt mục tiêu học tập Sau

khi hoàn tất nhiệm vụ ở góc sở trường, HS mở rộng sang các góc còn lại dé tiếp cận tìm

hiểu HS sẽ khắc phục điểm yếu, nâng cao NL và đa đạng hóa kiến thức

— Thứ tu, tăng cường sự tương tác cá nhân giữa GV với HS, giữa HS với nhau.

GV bao quát lớp, theo đõi và hỗ trợ kịp thời khi HS cần dé tăng cường tương tác

giữa GV với HS: đặc biệt là HS rut rẻ khi trình bảy trước lớp PP này giúp các em mạnh

đạn trong việc chia sẻ ý kiến thúc day sự tương tác giữa các HS trong nhóm

1.1.4 Các nguyên tắc cốt lõi của phương pháp dạy học theo góc

+ Tap trung vào HS: Quá trình học tập xoay quanh HS với các hoạt động được

thiết kế dựa trên sở thích, nhu cầu và mục tiêu của từng em

« _ Môi trường học phong phú: Lớp học được chia thành các góc riêng, mỗi góc có

các nhiệm vụ và hoạt động đa dang dé đáp ứng các phong cách học khác nhau

« Hoc tập theo nhóm: HS được khuyến khích làm việc theo nhóm dé phát triển

các kĩ năng hợp tác, giao tiếp và GQVD

« DG dựa trên NL: HS được theo doi thường xuyên va DG liên tục dựa trên kha

năng thé hiện kiến thức, kỹ năng thông qua nhiệm vụ thực tế.

Trang 27

1.1.5 Cơ sở của day học theo góc

1.1.5.1 Chu trình của Kolb về phòng cách học tập

Mỗi HS có NL nhận thức nhưng thiên về một hoặc hai phong cách tư duy cụ

thé; phan ánh bản chat tự nhiên, phong phú và cá tính cá nhân Do bam sinh hoặc hình

thành thông qua GD, kinh nghiệm mà có bốn phong cách tư duy chính thông qua cácchức năng ưu thế của não Chu trình học tập của Kolb gồm: (David Kolb, 1984)

Kinh nghiệm cụ thé (Concrete Experience — CE): Học viên áp dung kiến thức

hiện có vao các nhiệm vụ học tập va hình thành kiên thức mới.

Quan sát phản ánh (Reflective Observation — RO): Học viên xem xét lại các trải

nghiệm học tập xác định các van dé và hiéu biết

Tư duy trừu tượng (Abstract Conceptualization — AC): Học viên phân tích và tong

hợp thông tin dé hình thành các khái niệm và lý thuyết mới

Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation — AE): Học viên áp dụng khái

niệm, lý thuyết mới vào tình huéng thật, củng cô và mở rộng kiến thức của mình

Đựa trên chu trình học tập này, Kolb chia thành bốn kiêu học hoặc bốn phong

cách học tương ứng với 4 kiêu tri thức, đó là:

Phong cách “Phan ki” (Diverging): Trí tưởng tượng sáng tao, thích giao tiếp xãhội, DG các tình hudng từ nhiều góc độ Họ học thông qua quan sát và phan ánhtrực quan của kinh nghiệm cụ thê, ứng với học qua quan sát

Phong cách “Déng hóa" (Assimilating): Tập trung vào việc nắm bắt và áp dụngcác khái niệm, ý tưởng có tính logic, kết hợp các quan sát cụ thé với các khái quáttrừu tượng Họ ưu tiên học thông qua việc phân tích và áp dụng lý thuyết

Phong cách "Hội tu” (Converging): Đặt mục tiêu, áp dụng các khái niệm chung

vao các tình huéng thực tế Họ học thông qua việc thực hành va áp dụng

Phong cách “Diéu chỉnh” (Accommodating): Các học viên thuộc nhóm nay thích

học thông qua hành động và chấp nhận rúi ro Họ ưu tiên việc thực hiện các kế

Trang 28

hoạch va thử nghiệm Tri thức được hình thành thông qua kinh nghiệm cụ thê Họ

wu tiên trong việc học thông qua trải nghiệm và hành động.

1.1.5.2 Lý thuyết của Piaget

Lý thuyết Piaget trong việc thiết kế các PPDH tích cực như PP DHTG:

* Qué trình học tập diễn ra theo hai giai đoạn chính: đồng hóa va điều chỉnh Ở giai

đoạn đồng hóa, người học tích hợp thông tin mới vào các cấu trúc tư duy hiện có,củng cô và mở rộng chúng Ngược lại, ở giai đoạn điều chính, người học tạo racác cầu trúc tư duy mới bang cách thử nghiệm va điều chỉnh kiến thức của mình

« Hoc tập được coi la quá trình tích cực, người học không chi thụ động tiếp nhận

kiến thức ma con chủ động tham gia xây dựng va tái cau trúc kiến thức của mình

(Piaget, 1975)

1.1.6 Vai trò và ý nghĩa của đạy học theo góc

1.1.6.1 Vai trò của giáo viên

So với PPDH truyền thông, vai trò của GV trong PP DHTG đã có sự thay đôi:

« GV không còn đóng vai trò hướng dẫn từng bước nhỏ hoặc đọc SGK cho HS; tự

chủ chọn nội dung từ chương trình dé tô chức DH, tạo sự đa dang trong học tập;

tạo không gian học tập năng động nơi HS có thé tương tác với nhau và với GV

¢ GV đóng vai trò là người tô chức, điều phối và hướng dẫn các hoạt động của HS,

tạo điều kiện cho HS khám phá các PP học tập mới va trải nghiệm thực tế,

« GV tong hợp và thê hiện các kết quả thảo luận, cau trúc hóa kiến thức cho HS

1.1.6.2 Vai trò của học sinh

Trong PP DHTG, HS là trung tam, tự quyết định cách tiếp cận kiến thức:

« HS chọn và tham gia các góc học tập mà GV thiết kế theo phong cách học riêng,

giúp HS phát triển NL GQVD HS tư duy phản biện, quan điểm độc lập vẻ kiến

thức ở mỗi góc, trình bay trước lớp, trau doi kỹ năng giao tiếp trước đám đông

Trang 29

« Trong các nhóm, HS tự chủ trong việc phân công nhiệm vụ và hợp tác hiệu qua

để hoàn thành các mục tiêu chung Các em vận dụng kiến thức đã học vào cáchoạt động ở mỗi góc, thúc day quá trình học tập va ứng dụng thực tế

1.1.7 Quy trình dạy học theo góc

Bước 1: Lựa chọn nội dung, phòng học và đối tượng HS.

Chọn nội dung và tô chức DH phù hợp đặc điểm môn học và PP DHTG Khônggian lớp phù hợp với số lượng HS để sắp xếp các góc hiệu quả Xét đến mức độ tự quản

lý chủ động và tích cực của HS dé hỗ trợ việc trién khai PP DHTG hiệu quả hon.

Bước 2: Xác định mục tiêu bài học và PPDH

Ngoài việc thiết lập các mục tiêu chung theo chuân kiến thức và kỹ năng, GVcan dé xuất các mục tiêu cụ thẻ phù hợp từng nhóm HS Khi sử dụng PP DHTG nên kếthợp với một số PP khác: PP thí nghiệm, PP hợp tác nhóm, PP GQVD, PP trực quan,

Bước 3: Xây dựng bài học và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc

Dựa vào nội dung và PP hoạt động, GV thiết kế bài học và nhiệm tại mỗi góc:

« - Nội dung phù hợp với tên góc, tránh tập trung quá nhiêu vào hình thức Thiết kế

nhiệm vụ học theo dang phiêu học tập dé HS tự đọc hiểu và hoàn thành nhiệm vụ.

« _ Thiết kế hoạt động dé HS chọn góc xuất phát và chuyên đôi giữa các góc, HS tự

DG và củng cô nội dung bài học

« HS báo cáo kết qua tại mỗi góc dé GV DG và củng có kiến thức, kỹ năng HS tự

DG và DG lẫn nhau GV cho HS trình bày kết quả của mình trực quan và rõ rang

dé thúc day hiểu biết sâu sắc, toàn điện Phan hồi của HS cung cấp thông tin cho

GV dé GV điều chỉnh nội dung bài học và hướng dẫn HS hiéu sâu sắc hơn.

Bước 4: Tô chức thực hiện PP DHTG

Trang 30

Tiếp nhận tình huỗng có van de

Xác định từng van dé nhỏ theo phong cách học tập

Góc quan sát _ Góc áp dụng

Thực hiện Thực hiện Thue hiện Thue hiện

theo phong theo phong theo phong theo phong

cách học tập cách học tập cách học tập cách học tập

Trao đôi, thảo luận từng nhiệm vụ

Thong nhất và tong hợp ý kiến

Đánh giá, nhận xét chốt kiến thức tông thé

Hình 1.5 Sơ đồ áp dụng phương pháp dạy học theo góc với phong cách học tập khác

nhau

GV ôn tập kiến thức, giới thiệu tình huống có vấn đẻ, giới thiệu PP DHTG và

hướng dẫn HS chọn góc xuất phát GV hướng dẫn HS theo phong cách học tập, xác định

mục tiêu và nhiệm vụ từng góc GV hướng dẫn HS sử dụng tài liệu.

Ở góc ban đầu, HS xác định nhiệm vụ và nhóm dựa trên phong cách học, dự

đoán, kiểm tra dự đoán, thực hiện nhiệm vụ Sau đó, HS chuyên sang các góc còn lại và

tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của từng góc cho đến khi hoàn thành nội dung học tập

Trang 31

GV tạo cơ hội cho HS trao đôi thống nhất kiến thức từ nhiều góc độ khi thảo

luận GV sử dụng kỹ thuật DH tích cực như phòng tranh, lắng nghe và phản hoi tích cực,

cho phép HS bày tỏ quan điểm và hợp tác dé khám phá kiến thức từ các góc khác nhau

GV phản hôi mang tính xây dựng, dé xuất giải pháp, thúc day HS tư duy phảnbiện, tạo không gian học tập tích cực Các nhóm HS lắng nghe, tháo luận kết quả nhómkhác: tự DG tiền trình của mình, thúc đây trách nhiệm cá nhân và tính tự chủ trong học

tập GV giao nhiệm vụ dé HS tiếp tục khám phá và mở rộng kiến thức của mình tại nhà

1.1.8 Ưu - nhược điểm của day học theo góc

1.1.8.1 Ưu điểm

Tăng cường sự tham gia và hứng thú cia HS: HS chọn góc học phù hợp va

hoàn thành nhiệm vụ độc lập, tang hứng thú và thoải mái PP đa dạng như nghiên

cứu lý thuyết, thực hành, quan sát, giúp HS hiéu sâu và ghi nhớ lâu hơn

Tương tác cá nhân cao giữa GV và HS: GV sẵn sàng hỗ trợ HS, hướng dẫn

từng HS theo nhu câu cá nhân, thúc đầy sự hợp tác trong quá trình học

Cá nhân hóa học tập dé đáp ứng nhu cầu từng HS: Có nhiều lựa chon, thúcđây sự phát triển toàn điện khi HS trải nghiệm học tập theo sở thích và tốc độ học.1.1.8.2 Hạn chế

Thời gian, nguyên vật liệu, thiết bị hạ tang: GV can nhiều thời gian chuẩn bị

nội dung, tai liệu góc, triển khai đơn vị kiến thức Một số trường thiểu cơ sở vậtchất và thiết bị nên việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa được rộng rãi.

Không phù hợp với lớp học đông HS, nguy cơ mắt cân bằng và hiệu quả học

tập phụ thuộc vào sự hợp tác: GV quản lý lớp, duy trì trật tự khó khăn HS có

NL Ian at những HS khác, khiến HS đó ít tham gia hoặc phụ thuộc vào những HS

giỏi hơn Nếu có HS không hợp tac, hiệu quả có thê giảm đi đáng kê

HS chưa xác định thế mạnh bản thân: Có thẻ ý thức học chưa cao, bị phân tâm

nên các em chưa có định hướng, chưa nhận ra và khai thác tiêm năng của mình.

Trang 32

1.1.9 Điều kiện dé thực hiện có hiệu quả

‹ồ Nội dung và thiết bị DH phù hợp: Chuan bị thiết bị và tài liệu đáp ứng các

phong cách học khác nhau giúp HS tiếp cận van đề hiệu quả Nếu nội dung qua

phức tạp hoặc hạn chế khám phá theo nhiều cách sẽ không phù hợp với PP DHTG.

+ Khong gian lớp học và số lượng góc: Diện tích lớp học đủ rộng dé HS tham gia

học theo góc Thiết lập ít nhất 3 góc với 3 phong cách học khác nhau Khuyếnkhích HS tham gia tất cá các góc, đảm bảo học sâu và thoái mái

« NL: Vẻ GV, cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng tô chức và quản lý

lớp học, kỹ năng thiết kế và triển khai hoạt động theo mô hinh góc Vẻ HS, cần

có tính chủ động và tự chủ, tính sáng tạo và kỹ năng hợp tác.

1.1.10 Thực trạng về việc áp dụng phương pháp dạy học theo góc ở trường trunghọc phổ thông hiện nay

1.1.10.1 Sự khác biệt giữa dạy học truyền thống và day học theo góc

Trong DH truyền thông, các KHBD thiết kế theo trình tự tuyến tính, ưu tiên tínhlogic tập trung vào vai trò của GV khiến GV trở thành trung tâm trong khi HS chỉ làđối tượng thụ động Vì thé, tiết học thiếu sinh động, khô khan, kiến thức thiên về lýthuyết, HS thiểu kỹ năng thực hành Trong PP DHTG các KHBD thiết kế dé tăng tương

tác GV và HS Chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành, áp dụng vào GQVD thực tiễn.

PP này khuyến khích tự học, khám phá, tạo động lực và hứng thú trong học tập của HS.1.1.10.2 Đặc điểm nội dung kiến thức Vật lí ở trung học phổ thông

DH Vật lí là nền tảng ở nhiều lĩnh vực và hoạt động liên quan Vật lí: học tập vànghiên cứu Vật lí (thu thập kiến thức khoa học, PP tư duy và thực hành, PP nghiên cứu

Vật If); các lĩnh vực liên quan Vật lí (kỹ thuật, y học); cuộc sống hàng ngày (các hiện

tượng và ứng dụng Vật lí trong các tình hudng thiết thực) Kiến thức Vật lí THPT phongphú: các định luật Vật lí được khám phá thông qua thực nghiệm và suy luận lý thuyết,

các ứng dụng kỹ thuật của Vật li, kiến thức Vật lí được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin

Đo đó, hoàn toàn khả thi và hiệu quả khi áp dụng PP DHTG vào DH Vật lí ở

Trang 33

1.1.10.3 Thực trạng về việc sử dụng phương pháp dạy học theo góc của giáo viên

Chúng tôi đã khảo sát 15 GV Vật lí vẻ thực trạng áp dụng PP DHTG trong các

tiết học tại trường và 150 HS lớp 10 về phong cách học tập ở trường THPT Bùi Thị Xuân

nghiệm rút và tại liệu

ra kiến thức tham khảo

Nhận xét:

Theo khảo sát về phong cách học trên lớp của HS, 2 phong cách tiếp thu kiến

thức phô biến nhất là: nghe GV giảng và rút ra kiến thức (36.6%) làm thí nghiệm rút ra

kiến thức (40%) Hai phong cách còn lại ít phô biến hơn, cho thấy HS THPT hiện nay

có xu hướng tiếp thu kiến thức thông qua hướng dẫn của GV và trải nghiệm thực thành

Trang 34

Khảo sát về phong cách học ở nhà của HS cho thấy HS có xu hướng ôn lại kiếnthức bằng 2 hình thức chính: theo SGK và vở ghi chép (46.6%), theo SGK và tại liệu

tham khảo (30%) Điều này phan ánh sự coi trọng của HS với kiến thức học trên lop, thê

hiện qua việc ghi chép và chủ động tìm kiếm tài liệu bô sung đề củng cô kiến thức.

Kết quả khảo sat về khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cho thay, 60% HS

thỉnh thoảng áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, trong khi tỷ lệ HS thường xuyên vận

dụng kiến thức vào thực tế là thấp hơn

Bảng L2 Kết quả điều tra về việc áp dung phương pháp day học của giáo viên

DG tam quan trọng của Kết quả Tần suất thầy (cô) đã áp Kết qua

việc ap dụng PPDH dụng PP DHTG trong quả

tích cực % trinh giảng dạy

Không quan trọng Trên 5 lần/ năm học

Nhận xét:

Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của việc áp dụng PPDH tích cực cho thấytat cả GV đều nhận thức được tầm quan trọng Đa số GV (79.99%) cho rằng PPDH tíchcực rat quan trọng hoặc quan trong, chỉ một số ít GV (20%) DG ở mức bình thường Tuy

nhiên, 100% GV tại trường THPT Bùi Thị Xuân chưa bao giờ áp dụng PP DHTG Như

vậy, PP DHTG vẫn còn nhiều tiềm năng đề phát triển trong thực tiễn giảng dạy

Trang 35

1.2.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề

Theo DG của PISA năm 2012, GQVD được định nghĩa là kha năng của một cá

nhân tham gia vào quá trình nhận thức dé hiểu và giải quyết các tình huồng có van đề,đồng thời bao gồm sự sẵn lòng tham gia vào quá trình này với tư cách một công dân tích

cực va xây dựng (OECD, 2014)

OECD (2010) mô tả GQVD là khả năng của cá nhân tham gia vào qua trình nhận

thức dé hiéu và giải quyết các tình huông phức tap, bao gồm việc sẵn long tham gia vào

các tình huống tương tự để phát hiện và phát triển NL của ban thân (OECD, 2002)

Nguyễn Anh Tuan (2018) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng GQVD làmột trong những NL cần thiết cho việc học tập và làm việc hiệu quả, yêu cầu khả năngnhận điện và GQVD một cách chính xác và sáng tạo (Nguyễn Anh Tuan, 2018)

Trang 36

Mục tiêu đôi mới GD hiện nay là tiếp cận NL Mặc di có nhiều quan điểm khácnhau về NL GQVĐ, nhưng việc xác định một định nghĩa chính xác và toàn diện vẫn còn

là thách thức Tuy nhiên các quan điềm hiện có cho thấy sự thong nhất trong cách hiệu

và tiếp cận vẻ khái niệm này Dựa trên những phân tích, chúng tôi dé xuất một cách tiếpcận tông quát: “NL GOVD là kha năng tích hợp các NL và kỹ năng dé phan tích, DG và

ose 4 4 : , { 2 , ^ L2 ^ ”

giải quyet liệu qua các van dé phức tap trong mot loạt các ngữ cảnh khác nhau”.

1.2.3 Công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

Bảng kiểm danh sách hành vi là một công cụ theo đõi các hành vi cụ thê trongtừng thành tố của NL Người DG sử dụng bảng nay để quan sát HS trong quátrình làm việc và học tap, đánh dấu và ghi nhận lại các hành vi quan sat được

DG đồng đăng: HS tham gia DG sản phẩm, công việc của các bạn cùng lớp dựa

trên các tiêu chí xác định trước và được thiết kế rõ ràng, phù hợp với trình độ

nhận thức của HS, cho phép HS DG lấn nhau một cách hiệu qua.

Tự DG là quá trình HS chủ động DG hiệu qua học tập của mình, bao gồm: DG

nỗ lực và tiền bộ cá nhân, phản ánh quá trình học tập xác định các lĩnh vực cancải thiện dé phát triển ban thân.

Bài kiêm tra: Một hình thức DG thông qua hé sơ học tập thúc day HS phát triển

các kỹ năng tô chức, thé hiện và trình bày Khi được khuyến khích tao ra những

sản phẩm có chất lượng cao nhất, HS sẽ nâng cao lòng tự trọng, tính tự chú vàkhả năng thé hiện bản thân, tạo tiền dé cho sự phát trién toàn diện về NL

DG dựa trên sản phẩm HS: DG HS thông qua các sản phẩm do HS tao ra trong quá trình học tập bao gồm trước, trong và sau khi học Các sản phẩm này thê hiện

khả năng của HS trong việc: tự tìm kiểm và thu thập thông tin tông hợp và phântích thông tin, đạt được mục tiêu học tập của chủ đề

(Tran Ngọc Thắng & Nguyễn Thị Nhị, 2019)

1.2.4 Các mức độ năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học phổ thông

Đề DG hiệu quả NL GQVD của HS, cần tập trung vào các NL thành phan, đây

Trang 37

lường khác nhau, sau khi nghiên cứu chúng tôi đã phân chia các NL thành phần thành

ba mức độ NL khác nhau Chỉ tiết cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây Các mực

độ DG NL GQVD của HS được DG dựa trên thang đo Likert Đề tông quan được NLGQVĐÐ của HS, thay vì DG theo 5 mức độ chúng tôi quyết định chia làm 3 mức cụ thévới DG đi từ không có khả năng giải quyết, có thé hiểu và giải quyết van 1 cách bìnhthường và cuối cùng là HS có the GQVD một cách hiệu quả và có thé nhìn xa được cácvan đề tiềm an.

Bảng 1.3 Các mức độ biểu hiện hành vi giải quyết van dé của học sinh (Đã Hương

à nguôn tham khảo

từ các nguồn tham

huông được một vài yêu ; uy tín, chủ động

a + P oo khao uy tin va SGK

van de tô khái niệm va ; hỏi thêm thông tin

; nhung chua sang không rõ định từ GV và tham

1 Xác ina

, sk =< ` Z1„:Ã `

de D2 Từ các thông tin đã | Từ các thông tin đã | Từ các thong tin đã

~ ; tim được, phát hiện | tìm được, phát hiện | tìm được, phat hiện

Trang 38

phương tiện văn

bản hoặc lời nói.

Quan sát, lựa chọn các thông tin liên

quan đến van dé từ

một số nguồn

nhưng không chính

xác, có sự hỗ trợ nhiều từ GV.

Thu thập thông tin

Kết hợp trình bày qua lời nói, văn bản

và các thiết bị DH

trực quan như trình

chiếu hình ảnh,

video,

Quan sat, lua chon

các thông tin liên

quan đến van dé từmột số nguồn

nhưng vẫn còn vàithiểu sót,

Thu thâp thông tinkiến thức và

Trang 39

mơ hồ và khôngthê trình bày bằngbất cứ phương tiện

nao như lời nói,

công việc được

cập lại nội dung công việc.

Đề xuất | — 2 giải

pháp có khả năng

GQVD trọng tâm đang được nghiên

bay đưới dang hình

công việc được

giao Hỗ trợ cácbạn khác hiểu rõ

công việc và giúp

đây nhanh tiễn độ

của nhóm.

Trang 40

DG được quy trình

Có thê DG được va chất lượng từng

Khả năng DG khá sẽ mm TH3: DG), mức độ hiêu qua giải pháp của công

thap, không có cái

các bước : làm việc bản thân - việc được giao DG

nhìn tông quan ; GQVD thông qua công các bước GQVD

rma Không thé phat] Phat’ hiện được

Phát hiện | - &: 2 lôi phát sinh mới " ;

| hiện những loi phát _ | những 161 phát sinh những lôi | _ nhưng không thê ;

sinh mới trong ca , mới, đưa ra được phát sinh đưa ra hướng khắc :

Trong hệ thông GD phô thông hiện đại, mỗi môn học có phạm vi nghiên cứu và

PP luận riêng biệt Các môn KHTN, bao gồm Vật lí, tập trung khám phá bản chất và

hành vi của vật chất Các nhà vật lí học đã khám phá thế giới vật chất và các hiện tượng

Ngày đăng: 05/02/2025, 22:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[12] Dao Thị Hoàn. (2013). Nghiên cứu phương pháp tổ chức day học theo góc doi với nội dung bài 27 “Cơ năng” sách giáo khoa vật lí 10 chương trình chuẩn. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ năng
Tác giả: Dao Thị Hoàn
Năm: 2013
[13] Nguyễn Vi Tuấn. (2015). Van dụng phương pháp day học theo góc vào day học một số kiến thức chương “Cân bằng và chuyển động của vật ran” — Vật lí 10 trung học phổthông. Luận văn Thạc si Khoa học giáo dục. Đại học Sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cân bằng và chuyển động của vật ran
Tác giả: Nguyễn Vi Tuấn
Năm: 2015
[1] Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ươngDang Cộng sản Việt Nam khóa XI, Hội nghị 8 về đôi mới căn bản, toàn điện giáo dụcva dao tạo Khác
[2] Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 quy định vẻ giáo dục Khác
[3] Carol A. T. (1999), The differentiated Classroom. Responding to the Needs of all learners, Association for Supervision and Curriculum Development Alexandria, VA US.22 Khác
[5] Đỗ Hương Trà. (2012). Các kiểu tổ chức day học hiện đại trong day học vật lí ởtrong phổ thông. NXB Đại học Sư phạm Khác
[6] Nguyễn Lang Bình, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thang, Đỗ Hương Trà. (2010).Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật day học. NXB Dai học Su phạm Khác
[8] Nguyễn Anh Tuan. (2004). Boi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết van đề cho HS THPT trong dạy học khái niệm Toán học. Luan án Tiến sĩ Giáo dục học, viện khoahọc giáo dục, Hà Nội Khác
[9] Thái Duy Tuyền. (1998). Những vấn dé cơ bản giáo dục hiện đại. NXBGD Hà Nội Khác
[10] Organization for Economic Co-operation and Development (OECD). (2014). PISA 2012 results; Creative problem solving: Students’ skills in tackling real-life problems(Volume V). Pisa: OECD Publishing Khác
[11] Nguyễn Mạnh Hùng. (2001). Phương pháp dạy học Vật lí ở trường trung học phổthông. NXB Đại học Sư phạm TP.HCM Khác
[14] Piaget, J. (1975). The Origin of the Idea of Chance in Children. London: Routledge and Kegan Paul Ltd Khác
[16] OECD. (2002). Definition and Selection of Competencies: Theoretical andConceptual Foundation Khác
[17] Đỗ Hương Tra (chủ biên), Nguyễn Van Biên, Tưởng Duy Hai, Pham Xuân Qué, Dương Xuân Quý. (2019). Day học phát triển năng lực món Vat lí Trung học pho thông.Hà Nội. NXB Đại học Sư phạm Khác
[19] Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà. (2014). Day học theo Gác kiểu khác nội dung kién thức, khác phong cách học — một hướng mở trong thực tiên áp dụng. Tạp chi Giáo dục, số 327 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w