1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

CHƯƠNG 3: ĐẢM BẢO VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (Phần 1) pptx

6 579 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 164,44 KB

Nội dung

CHƯƠNG 3: ĐẢM BẢO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (Phần 1) I ĐẢM BẢO CHẤT LƯ ỢNG 1.1. Khái niệm TOP Theo ISO 9000 thì “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng” Đảm bảo chất lượng nhằm cả hai mục đích : trong nội bộ tổ chức nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo đối với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng những người khác có liên quan. Nếu những yêu cầu về chất lượng không phản ánh đầy đủ những nhu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm sẽ không tạo dựng được lòng tin thỏa đáng nơi người tiêu dùng. Khi xem xét vấn đề đảm bảo chất lượng cần chú ý : (1) Đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng không có nghĩa là chỉ đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn (quốc gia hay quốc tế) bởi vì trong sản xuất kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp không có quyền không thể đưa ra thị trường các sản phẩm không đạt yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cụ thể . Nhưng như thế cũng chỉ mới đáp ứng được các yêu cầu mang tính pháp lý chứ chưa thể nói đến việc kinh doanh có hiệu quả được. (2) Đối với việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cũng tương tự, toàn bộ sản phẩm xuất sang nước khác phải đáp ứng được yêu cầu của người đặt hàng nước ngoài. (3) Những nhà lãnh đạo cấp cao phải ý thức được tầm quan trọng của đảm bảo chất lượng phải đảm bảo cho tất cả mọi người trong tổ chức tham gia tích cực vào hoạt động đó cần thiết phải gắn quyền lợi của mọi người vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. 1.2. Các nguyên tắc cần phải tuân thủ để đảm bảo chất lượng: 1.2.1 Chấp nhận việc tiếp cận từ đầu với khách hàng nắm chắc yêu cầu của họ. Phải nhận dạng một cách rõ ràng điều gì khách hàng yêu cầu loại đảm bảo mà họ đòi hỏi. Khách hàng nhiều khi chỉ nêu yêu cầu một cách mơ hồ, hoặc chỉ thể hiện một ước muốn được thỏa mãn nhu cầu từ sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Các nhà sản xuất cùng với bộ phận Marketing của họ phải làm sao nắm bắt được một cách rõ ràng, cụ thể những đòi hỏi của khách hàng từ đó cụ thể hóa chúng thành những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp dự định cung cấp cho khách hàng. Ngày nay, người ta không thể nào làm theo kiểu cũ là cứ sản xuất rồi sau đó sẽ tìm cách làm cho khách hàng vừa lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình sau. 1.2.2 Khách hàng là trên hết. Triết lý nầy phải được mọi người trong doanh nghiệp chấp nhận cùng nhau nổ lực hết sức mình để thực hiện nó. Điều nầy có nghĩa là mọi nhân viên, bao gồm cả bộ phận bán hàng hậu mãi, cũng như các nhà cung cấp của doanh nghiệp các hệ thống phân phối đều có trách nhiệm đối với chất lượng. Việc đảm bảo chất lượng chỉ có thể thành công nếu mọi người cùng nhau tích cực thực hiện nó. Toàn bộ công ty, thông qua các tổ nhóm chất lượng, phải cùng nhau phối hợp công tác thật ăn ý tất cả vì mục tiêu đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp. 1.2.3 Cải tiến liên tục chất lượng bằng cách thực hiện vòng tròn Deming (PDCA). Yêu cầu mong đợi của khách hàng thay đổi không ngừng có xu thế tăng lên dần, do đó, cho dù doanh nghiệp thực hành triết lý khách hàng trên hết, có các biện pháp nghiên cứu thị trường phù hợp, tổ chức thiết kế sản phẩm có chất lượng thực hiện đảm bảo chất lượng cũng không hoàn thiện một cách hoàn toàn. Chính vì thế, doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng liên tục để có thể lúc nào cũng thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách đầy đủ nhất. Việc áp dụng liên tục, không ngừng vòng tròn Deming sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm liên tục theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm . 1.2.4 Nhà sản xuất nhà phân phối có trách nhiệm đảm bảo chất lượng. Khi một doanh nghiệp đưa sản phẩm hoặc dịch vụ vào tiêu thụ trong thị trường, họ phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm của họ làm ra. 1.2.5 Quá trình kế tiếp chính là khách hàng của quá trình trước. Trong phạm vi nhà máy, doanh nghiệp, chúng ta phải triệt để thực hiện triết lý trên, vì khi ta quan niệm chấp nhận công đoạn kế tiếp chính là khách hàng của mình thì trách nhiệm đảm bảo chất lượng phải được thực thi một cách nghiêm túc. Đến lượt công đoạn sau từ địa vị khách hàng trở thành nhà cung ứng cho công đoạn kế tiếp họ cũng sẽ thực hiện nguyên lý giao cho khách hàng sản phẩm có chất lượng tốt nhất cứ thế, mọi chi tiết, mọi cơ phận của sản phẩm hoàn chỉnh sẽ không có khuyết tật sản phẩm cuối cùng cũng sẽ là sản phẩm không có khuyết tật. Đảm bảo chất lượng bao gồm mọi việc từ lập kế hoạch sản xuất cho đến khi làm ra sản phẩm , bảo dưỡng, sữa chữa tiêu hủy. Vì thế cần xác định rõ ràng các công việc cần làm ở mỗi giai đoạn để đảm bảo chất lượng trong suốt đời sống sản phẩm, bao gồm cả việc đảm bảo các chức năng sản phẩm được sử dụng có hiệu năng cao cần thường xuyên kiểm tra lại những gì đã thực hiện được. 1.3. Phạm vi đảm bảo chất lượng: Phạm vi đảm bảo chất lượng có thể bao gồm các công việc như sau : 1 Thiết kế chất lượng : quyết định chất lượng cần thiết cho sản phẩm bao gồm cả việc xét duyệt thiết kế sản phẩm loại trừ các chi tiết không cần thiết. 2 Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất kiểm soát tồn kho. 3 Tiêu chuẩn hóa 4 Phân tích kiểm soát các quá trình sản xuất 5 Kiểm tra xử lý các sản phẩm có khuyết tật 6 Giám sát các khiếu nại kiểm tra chất lượng. 7 Quản lý thiết bị lắp đặt nhằm đảm bảo các biện pháp an toàn lao động thủ tục, phương pháp đo lường. 8 Quản lý nguồn nhân lực : phân công, giáo dục, huấn luyện đào tạo. 9 Quản lý các tài nguyên bên ngoài 10 Phát triển công nghệ : phát triển sản phẩm mới, quản lý nghiên cứu phát triển quản lý công nghệ. 11 Chẩn đoán giám sát : thanh tra các hoạt động kiểm soát chất lượng giám sát các nguyên công kiểm soát chất lượng . Ngày nay, quan điểm về đảm bảo chất lượng đã thay đổi, người ta coi một sản phẩm được làm ra phải phù hợp với các đặc tính phải kiểm tra cách thức chế tạo ra sản phẩm, theo dỏi chúng được dùng như thế nào đồng thời phải có dịch vụ hậu mãi thích hợp. Đảm bảo chất lượng còn được mở rộng ra đến độ tin cậy của sản phẩm vì trừ một số sản phẩm khi thiết kế đã chú ý đến việc đề ra các biện pháp tiêu hủy, nói chung sản phẩm nào cũng đòi hỏi sử dụng lâu bền. . CHƯƠNG 3: ĐẢM BẢO VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (Phần 1) I ĐẢM BẢO CHẤT LƯ ỢNG 1.1. Khái niệm TOP Theo ISO 9000 thì Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến. nơi người tiêu dùng. Khi xem xét vấn đề đảm bảo chất lượng cần chú ý : (1) Đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng không có nghĩa là chỉ đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu. tổ chức thiết kế sản phẩm có chất lượng và thực hiện đảm bảo chất lượng cũng không hoàn thiện một cách hoàn toàn. Chính vì thế, doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng liên tục để có thể lúc

Ngày đăng: 01/07/2014, 08:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w