1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm Đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học thương mại

19 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Thương Mại
Tác giả Nguyễn Ngọc Trí, Đinh Thanh Tú, Lê Cẩm Tú, Nguyễn Anh Tú, Vũ Lâm Tùng
Trường học Trường đại học thương mại
Thể loại bài thảo luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 872,12 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIBÀI THẢO LUẬN Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Thương Mại Nhóm 19... 1.3 Câu hỏi nghiên cứu-

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Thương Mại

Nhóm 19

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

1.2 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

1.4 Đối tượng nghiên cứu

1.5 Khách thể nghiên cứu

1.6 Phạm vi nghiên cứu

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Các khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm về kết quả học tập

2.1.1.2 Khái niệm về việc làm thêm

2.1.2 Tổng quan về các loại hình làm thêm chủ yếu

Trang 3

2.1.2.1 Việc làm thêm tại nhà

2.1.2.2 Việc làm thêm tại các cửa hàng

2.1.3 Các nhân tố của việc đi làm thêm

2.2 Tổng quan lý thuyết

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.3 Kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận và kiến nghị

4.1.1 Kết luận

4.1.2 KIẾN NGHỊ

4.2 Tài liệu tham khảo

NHÓM 19 CN19MPP.DB

1 Nguyễn Ngọc Trí

2 Đinh Thanh Tú

3 Lê Cẩm Tú

4 Nguyễn Anh Tú

Trang 4

5 Vũ Lâm Tùng

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

-Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài sự phát triển ấy với những yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng đội ngũ nhân viên được trang bị kỹ càng cả về kiến thức và kỹ năng Sinh viên cần

nỗ lực rất nhiều để không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm nhằm có được một công việc thích hợp sau khi ra trường để có thể cạnh tranh trong thị trường lao động ngày càng rộng mở Chính vì thế, để trở thành một thế hệ đầy hứa hẹn cho nước nhà, đội ngũ sinh viên phải được bồi dưỡng song song giữa kiến thức trên giảng đường và kỹ năng, kinh nghiệm từ thực tiễn Một trong những cách

mà hầu hết sinh viên cho rằng có thể tích lũy được kinh nghiệm nhiều nhất đó

là từ việc làm thêm ngoài giờ học Có thể nói rằng, việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế Nó gắn chặt với đời

Trang 5

sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay cả khi đang còn trên ghế nhà trường

-Để tìm một việc làm thêm phù hợp với năng lực của sinh viên, thực sự đem lại hiệu quả mà không ảnh hưởng đến nhiệm vụ học tập không phải là điều dễ dàng Trong thực tế, đã có rất nhiều những trường hợp sinh viên ưu tiên việc làm thêm hơn việc học, không thể cân bằng giữa đi học và đi làm dẫn đến kết quả học tập giảm sút, sức khỏe không ổn định do làm và học quá sức Vì thế, xác định rõ những tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó xây dựng giải pháp nâng cao nhằm đảm bảo kết quả học tập tốt trong quá trình làm thêm là vô cùng quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

1.2 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

-Để sinh viên hiểu được rằng đi làm thêm giúp phát triển bản thân là rất tốt tuy nhiên việc chính của mình hiện tại là học tập.

-Xây dựng giờ sinh hoạt hợp lý cũng như lịch làm và lịch học cân đối.

1.2.2 Mục đích nghiên cứu

-Không để ảnh hưởng bởi việc làm thêm tới kết quả của sinh viên.

-Xây dựng giải pháp nâng cao nhằm đảm bảo kết quả học tập tốt trong quá trình làm thêm cho các sinh viên trong bối cảnh hiện nay.

Trang 6

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố gì của việc làm thêm ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên

ở trường đại học Thương Mại?

- Tại sao những yếu tố đó (của việc làm thêm) ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên ở trường đại học Thương Mại?

1.4 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố của việc làm thêm làm ảnh hưởng đến học tập của sinh viên

1.5 Khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: các sinh viên của trường đại học Thương Mại

1.6 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Trường đại học Thương Mại Nghiên cứu được thực hiện

từ ngày 21/8/2023 đến ngày 24/9/2023

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Các khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm về kết quả học tập

Theo Wikipedia, kết quả học tập hay thành tích giáo dục là việc đánh giá các

em học sinh, sinh viên cũng như các thầy cô giáo cán bộ nhà trường đã đạt được các mục tiêu giáo dục ngắn hạn hay dài hạn hay chưa Việc hoàn thành các bậc đào tạo như bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT hay bằng cử nhân đại học đại diện cho kết quả học tập của bản thân.

Trang 7

- Kết quả học tập của học sinh sinh viên cũng như thành tích thi đua khen thưởng của thầy cô và nhà trường thường được đánh giá qua các bài kiểm tra cuối kì, bài thi hoặc các đợt đánh giá liên tục(VD như bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra giữa kỳ ) nhưng không hề có một quy ước chung về việc đánh giá như thế nào là tốt nhất, hoặc mặt nào là quan trọng nhất- kiến thức thực hành như các

kỹ năng hay kiến thức điểm số như các sự thật Thêm vào đó, có những kết quả không thể xác định mà các yếu tố cá nhân dự báo thành công về kết quả học tập, các nhân tố ví dụ như lo lắng về bài kiểm tra, yếu tố môi trường, động lực học tập và yếu tố cảm xúc thì cần đến sự cân nhắc khi phát triển các mô hình thành tích giáo dục Ngày nay, nhà trường đang thu lợi về tài chính dựa trên thành tích học tập của học sinh Một ngôi trường có càng nhiều thành tích giáo dục sẽ bội thu về tài chính hơn là trường nào có ít thành tích hơn.

2.1.1.2 Khái niệm về việc làm thêm

-Thực chất việc làm thêm là một định nghĩa nhằm mô tả hay diễn đạt một công việc mang tính chất chất không chính thức, không thường

xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh một công việc chính thức -Việc làm thêm còn có một khái niệm khác nữa là việc làm part time hay còn gọi

Trang 8

là bán thời gian Các công việc làm thêm, bán thời gian, part time thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ mỗi ngày hoặc ít hơn tùy vào tính chất của mỗi công việc.

-Khác với hình thức việc làm toàn thời gian hay còn gọi là Full time thì các công việc làm thêm thường không cố định, đôi khi cũng không bắt buộc bạn phải đến công ty để làm, bạn có thể làm tại nhà, gia đình của bạn, bạn được lựa chọn môi trường và cách thức việc làm cũng như thời gian để bạn có thể làm việc.

2.1.2 Tổng quan về các loại hình làm thêm chủ yếu

2.1.2.1 Việc làm thêm tại nhà

- Gia công tại nhà

- Nhận làm sổ sách kế toán tại nhà

- Việc làm thêm dịch thuật

- Việc làm thêm viết bài Content, PR cho website truyền thông

-Bán hàng Online tại nhà: Nếu bạn là người đam mê kinh doanh nhưng chưa có điều kiện để mở cửa hàng thì việc kinh doanh online chính là một bài test hiệu quả dành cho bạn để bạn có thể đánh giá năng lực cũng như khả năng kinh doanh của bản thân Hiện nay, có rất nhiều mặt hàng để bạn có thể lựa chọn là mặt hàng để bán, ngoài ra cũng có rất nhiều các khóa học và chương trình đào tạo để bạn có thể thành thục các kỹ năng bán hàng Online trực tuyến qua mạng Vì thế, việc bán hàng cũng trở lên đơn giản hơn bao giờ hết.

2.1.2.2 Việc làm thêm tại các cửa hàng

Trang 9

Hiện nay, tại các cửa hàng nhu cầu tuyển dụng người làm thêm hoặc làm part time bán thời gian rất lớn, các công việc làm thêm cũng nhiều, có thể kể đến một số công việc làm thêm tại các cửa hàng bạn có thể lựa chọn như sau:

- Việc làm thêm bán hàng: Đây là công việc làm thêm được nhiều bạn lựa chọn, đây là công việc có những yêu cầu không quá cao và khắt ke chỉ yêu cầu bạn nhanh nhẹn và có sự năng động trong quá trình làm việc Đây cũng là công việc

đang được nhiều các cửa hàng đăng tuyển nhiều nhất hiện nay.

- Việc làm thêm thu ngân: Sau việc làm thêm bán hàng thì các công việc làm thêm thu ngân là vị trí thứ 2 được các nhà tuyển dụng đăng tuyển Các công việc này liên quan đến việc thu chi tại cửa hàng, làm các thủ tục thanh toán… Với công việc này thường sẽ phù hợp với các bạn có chuyên ngành kế toán vì sẽ phải liên quan đến tính toán sổ sách Tất nhiên, nếu bạn không có chuyên môn bạn vẫn sẽ có thể làm được nhưng thời gian đầu ít nhiều bạn cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định.

- Việc làm thêm phục vụ: Cũng giống như việc làm thêm bán thời gian bán hàng

thì việc làm thêm phục vụ cũng yêu cầu sự năng động của người làm và thường phù hợp hơn với các bạn trẻ vì đòi hỏi công việc cần phải có sự di chuyển nhiều.

-Bên cạnh đó, một yếu tố ngoại hình cũng sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc tìm các công việc phục vụ.

Trang 10

- Việc làm thêm phụ bếp: Công việc này thường phù hợp với các bạn có đam mê

nấu nướng hoặc học hỏi những món ăn mới Tại đây, bạn không chỉ có được công việc làm thêm kiếm thêm thu nhập mà bạn còn có cơ hội để học hỏi các công thức nấu nướng mới hoặc nếu có đủ khả năng thì bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm vai trò của một người sáng tạo trong không gian bếp tại các cửa hàng.

2.1.3 Các nhân tố của việc đi làm thêm

- Các nhân tố của việc đi làm thêm: Đã có rất nhiều các bài nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng kết quả học tập của học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố liên quan với việc làm thêm tác động đến kết quả học tập Cụ thể như sau:

+ Về loại công việc làm thêm: nghiên cứu của (Muluk, 2017) đã xác định

“tính chất công việc làm thêm” có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập của người học Antonio Di Paolo và Alessia Matano (2016) đã kết luận, kết quả học tập sẽ bị tác động tiêu cực bởi một công việc làm thêm không liên quan đến ngành học, ngược lại, sẽ mang lại tác động tích nếu

đó là một công việc làm thêm có liên quan đến ngành học

+ Về thời gian làm việc: theo nghiên cứu của Furr & Elling, 2000 chỉ ra rằng các sinh viên có khoảng thời gian làm việc từ 1 - 15 giờ mỗi tuần sẽ

có điểm trung bình cao hơn đáng kể so với các sinh viên làm việc 16 giờ trở lên và sinh viên không đi làm Nghĩa là làm việc với số thời gian hợp

Trang 11

lý sẽ tỷ lệ thuận với thành tích học tập tốt

+ Về mức lương nhận được: với xu hướng ngày càng độc lập về kinh tế

và tăng tính tự chủ cá nhân nên sinh viên ngày càng muốn kiếm tiền nhiều hơn (Robinson, 1999) Học phí và chi phí sinh hoạt khiến sinh viên ngày càng áp lực về tài chính, đây là động lực thúc đẩy sinh viên đi làm

để tự trang trải cho việc học tập và cuộc sống, đặc biệt là các sinh viên xuất thân từ gia cảnh khó khăn (Sarah Jewell, 2014)

+ Về sự linh hoạt trong công việc: theo nghiên cứu của Watanabe (2005), sự linh hoạt trong công việc thấp sẽ làm sinh viên gặp nhiều khó khăn, không đủ thời gian khi học tập hoặc công việc căng thẳng sẽ dẫn đến giảm sút về kết quả học tập

+ Về khoảng cách đến nơi làm việc: nghiên cứu của Steven L & Clayton

R (2005) chỉ ra rằng kết quả học tập của sinh viên sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những công việc xa nơi ở hoặc nơi học.

+ Về hỗ trợ từ gia đình: hỗ trợ tài chính từ gia đình là mức kinh phí nhằm hỗ trợ sinh viên trang trải chi phí học tập Theo Ermisch & Francesconi, (2001); Agus & Makhbul, (2002), sinh viên nhận được sự quan tâm săn sóc và định hướng hỗ trợ của gia đình sẽ có ít khó khăn hơn trong quá trình học, dẫn đến kết quả tốt hơn so với những sinh viên không nhận được những sự hỗ trợ tương tự

+ Về cơ sở vật chất của trường học: Theo S.Singh, S.Malik & Priya Singh (2016), nhân tố vô cùng quan trọng tác động đến kết quả học tập

Trang 12

của sinh viên là cơ sở vật chất; cơ sở vật chất và kết quả học tập của sinh viên có mối quan hệ tương đồng.

2.2 Tổng quan lý thuyết

- Các công việc làm thêm luôn là vấn đề được quan tâm của học sinh, sinh viên trường đại học Thương Mại Các nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập không chỉ phụ thuộc vào nhận thức, kiến thức của mỗi cá nhân mà là tập hợp các hành vi được thể hiện như loại công việc, thời gian làm việc, mức lương, khoảng cách đến nơi làm việc, sự linh hoạt, cơ sở vật chất, hỗ trợ từ gia đình và các yếu tố khách quan khác Tuy nhiên để chứng minh và đo lường cụ thể các nghiên cứu cần dựa vào một số tư liệu và kiến thức cần thiết để hình thành hiểu biết chung, giúp tiếp cận và đi sâu nghiên cứu về vấn đề

“NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ”

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

-Thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu trong nước và ngoài nước cùng với các lý thuyết nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố, đó là: loại công việc làm thêm, thời gian làm việc, mức lương, khoảng cách đến nơi làm việc, sự linh hoạt, cơ sở vật chất và cuối cùng

Trang 13

là hỗ trợ từ gia đình.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

-Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định các nhân tố của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó xác định các nhân tố của việc đi làm thêm bằng mô hình hồi quy tuyến tính Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc Dữ liệu được thu thập từ việc khảo sát ngẫu nhiên 250 sinh viên của trường đại học Thương Mại trong tháng 9/2023 và được xử lí bằng phần mềm SPSS.

3.3 Kết quả nghiên cứu

Trang 14

-Kết quả kiểm định thang đo nháp Cronbach's Alpha, cho thấy cả 7 thành phần trong khung phân tích đều đạt độ tin cậy cao với 24 biến được chấp nhận Kết quả kiểm định Barllets với chỉ số KMO = 0,750, Sig=0,000 cho thấy phân tích EFA là phù hợp với bộ dữ liệu Kết quả quan sát đều

có hệ số tải lớn hơn 0,5 và được gom thành 6 nhân tố; trong đó nhân tố loại công việc làm thêm và thời gian làm thêm được kết hợp, tạo thành nhân tố mới Phân tích tương quan cho thấy, mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ở mức trung bình, mô hình có khả năng không bị vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến hay tự tương quan.

Bảng 1 Phân tích hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số chưa

chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa

T Mức ý nghĩa (Sig).

Đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn

chấp nhận VIF

0

1

Hằng số 0,74

4

0,297 2,50

9 0,013

Trang 15

Loại công

việc làm

thêm

(LCV)

0,34

1

0,063 0,380 5,43

4

0,000 0,565 1,76

9

Cở sở vật

chất (VC)

0,03

2

0,047 0,040 0,67

9

0,498 0,806 1,24

0

SG linh

hoạt trong

công viêIc

(LH)

0,00

7

0,039 0,010 0,18

8

0,851 0,968 1,03

3

Hỗ trợ từ

gia đình

(HT)

-0,04

7

0,038 -0,073

-1,25 6

0,211 0,809 1,23

6

Mức

lương

(ML)

0,23

3

0,057 0,247 4,10

9 0,000 0,764 1,30

8

Trang 16

cách đến

nơi làm

việc (KC)

0,25

3

0,054 0,317 4,67

3

0,000 0,602 1,66

2

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính bội (Bảng 1) cho thấy, mô hình đưa ra là phù hợp thông qua các giá trị: Hệ số hồi quy có R2 phương hiệu chỉnh là 58,9% > 50%, Hệ số Durbin-watson có giá trị = 1,911< 3; VIF<5 Các biến như loại công việc làm thêm, khoảng cách đến nơi làm việc, mức lương, có giá trị Sig <0,05 nên đều có ý nghĩa trong mô hình và có tác động cùng chiều với kết quả học tập của sinh viên Biến còn lại là cơ sở vật chất, sự linh hoạt trong công việc, hỗ trợ

từ gia đình không ý nghĩa về mặt thống kê nên không phù hợp cho phân tích Mô hình hồi quy có dạng như sau: KQHT = 0,744 + 0,341*LCV + 0,233*ML + 0,253*KC Khi sinh viên lựa chọn công việc làm thêm càng liên quan đến ngành học thì kết quả học tập sẽ ngày càng tốt lên Lý do cho việc này là kinh nghiệm, kỹ năng sinh viên tích lũy được qua công việc làm thêm sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn bài giảng ở trường Đối với

Trang 17

các sinh viên mức lương nhận được là yếu tố quan trọng, giúp sinh viên giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống Ngoài ra, việc kiếm được thu nhập bằng chính công sức của bản thân sẽ giúp sinh viên biết quý trọng đồng tiền hơn, biết vạch ra kế hoạch để chi tiêu hợp lý, từ đó có thể phụ giúp gia đình Khi vấn đề về kinh tế đã được giải quyết, sinh viên sẽ tập trung hơn vào việc học dẫn đến kết quả học tập sẽ tốt hơn Về khoảng cách đến nơi làm việc càng gần không chỉ giúp sinh viên tiết kiệm chi phí

di chuyển còn giúp sinh viên có thêm thời gian dành cho việc học, dẫn đến kết quả học tập càng ngày càng được cải thiện hơn.

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận và kiến nghị

4.1.1 Kết luận

-Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 nhân tố của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên bao gồm: tính chất và thời gian công việc làm thêm, khoảng cách đến nơi làm việc, mức lương Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đây và phù hợp với các nhân tố được đề cập trong khung lý thuyết.

4.1.2 KIẾN NGHỊ

-Sinh viên nên lựa chọn những công việc mang tính chất bán thời gian hoặc tạm thời, liên quan trực tiếp đến những gì đang học tại trường đại học, coi công việc đó chính là những bước thực tập đầu tiên để chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này

Ngày đăng: 24/01/2025, 11:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6.Nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới ra trường. Careerbuilder. Available at: .https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/nha-tuyen-dung-can-gi-o-sv-moi-ra-truong.35a5016c.html Link
2. Ermisch, J., &amp; Francesconi, M. (2001). Family Matters: Impacts of Family Background on Educational Attainments. Economica, 68(270), 137-156 Khác
4. Lauren E. Watanabe (2005). The Effects of College Student Employment on Academic Achievement. The University of central Florida undergraduate research journal Khác
5.Muluk, S. (2017). Part-Time Job and Students’ Academic Achievement. Jurnal Ilmiah Khác
7. S. P. Singh &amp; Savita Malik (2016). Study of Factors Affecting Academic Achievement in Medical Students. Journal of Medical Science and Clinical Research 1968- 1972 Khác
8.Robinson, L. (1999). The Effects of Part-Time Work on School Students. LSAY Research Report Khác
9.Sarah Jewell (2014). The impact of working while studying on educational and labour Market outcomes. Business and economics journal Khác
10.Steven C. Riggert, Mike Boyle, Joseph M. Petrosko, Daniel Ash and Carolyn Rude-Parkins (2005). Review of Educational Research, 76(1), 63-92 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w