1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một Mùa Xuân Nho Nhỏ (tài liệu hay)

35 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 318 KB

Nội dung

NHÀ THƠ THANH HẢI - MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930. Quê ở Hương Điền, Thừa Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1878 ). Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông công tác tại đoàn Văn công tỉnh, rồi ở lại hoạt động, làm tuyên huấn ở cơ quan khu ủy Trị Thiên thời chống Mỹ cứu nước. Từ 1975 , ông là Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị thiên. Ông từng là ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ông mất năm 1980 tại Huế. Ông từng nhận giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu 1965 . Các tác phẩm: Những đồng chí trung kiên (1962) Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975) Dấu võng Trường Sơn (1977) Mưa xuân đất này (1982) Thanh Hải thơ tuyển (1982 ) 1 Một Mùa Xuân Nho Nhỏ” Về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, SGK Ngữ Văn9, tập hai Nếu biết được rằng Mùa xuân nho nhỏ ra đời lúc nhà thơ Thanh Hải đang giành giật với tử thần từng phút sống : ….Em nâng cho anh nằm Giữa những cơn khóc thầm Em quạt cho anh ngủ)(1), ta sẽ càng xúc động, cảm phục trước tình yêu cuộc sống, khát vọng hoà nhập và dâng hiến hồn nhiên, trong sáng đến lạ lùng của tác giả. Được viết vào thàng 11- 1980, một tháng trước lúc nhà thơ trút hơi thở cuối cùng, bài thơ được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc và từ đó đã đồng hành cùng bao nhiêu mùa xuân. Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên mùa xuân mang sắc màu và âm thanh quen thộc của đồng quê. Bình dị, tươi trong, chứa đựng sự sống và niềm vui. Cảnh và tình hoà quyện. Đó là màu tím biếc của bông hoa dân dã soi bóng, hài hoà trên mặt nước song xanh thấm đẫm bóng trời xanh, là tiếng hót cao vang của con chim chiền chiện vút lên từ bãi sông, ruộng lúa làm sao động khoảng trời. Còn thi nhân yêu đời thì lắng nghe, phát hiện và thụ cảm cùng với bao trìu mến, nâng niu : Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa biêng biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời. Trong khát vọng nắm bắt trọn vẹn hương vị cuộc đời của một người ý thức được kiếp người hữu hạn, cảm nhận thính giác đã chuyển hoá thành thị giác, cái vô hình trở thành cái hữu hình: 2 Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh. Câu thơ gợi nhớ đến lời thơ Tồ Hữu : Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu. Cùng một niềm tha thiết yêu đời, chỉ khác nhau cảnh ngộ.Sáu dòng thơ đầu không có một chữ xuân nào mà ta vẫn thấy chàn ngập không khí mùa xuân qua những hình ảnh và âm thanh đặc trưng, tiêu biểu. Giữa các dòng thơ hầu như không có hiệp vần ( trừ hai tiếng rơi và trời) mà nhạc tình vẫn trần đầy do hiệu quả hài thanh trong các tiếng- một trong những đặc điểm của thơ ca đưng đại. Để ý thêm, ta sẽ thấy sự đăng đối ngầm giữa từng đôi câu thơ một trong sáu dòng thơ: hài hoà giữa diện và điểm, phông nền và nét nhấn của từng bức tranh xuân. Tất cả tạo cho bài thơ lực hấp dẫn ngay từ những khúc dạo đầu.Cảm hứng trữ tình công dân thấm sâu trong tâm hồn lớp nhà thơ xuất hiện sau cách mạng tháng tám, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến đã dẫn dắt thi tứ mở hướng về phía mùa xuân cho đất nước. Hình ảnh đất nước vào xuân với nhịp điệu rộn ràng, xôn xao, hối hả không tìm ở đâu xa mà tìm ngay trong hình ảnh người lính hành quân bảo vệ bờ cõi và người nông dân lao động trên đồng, tiêu biểu cho một dân tộc ngàn năm tay cày, tay súng. Sự đối xứng của hai hính ảnh đi liền với hai chữ mùa xuân trùng điệp tự nó tạo nên giai điệu rộn ràng, một không khí khẩn trương sôi nổi, chẳng cần tác giả phải chua thêm: Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao. Nhạc sĩ Trần Hoàn rất tinh khi cắt bỏ hai dòng thơ này không đưa vào bản nhạc. Đất nước như vì sao Cứ vượt lên phía trước là một so sánh độc đáo, mới lạ, nảy sinh trong hoàn cảnh cụ thể nhưng mang giá trị khái quát cao. 3 Toả sáng vĩnh hằng, đất nước trong quá khứ và hiện tại cứ bền bỉ và vượt lên qua bao giânnn vất vả, bất chấp mọi kẻ thù, như một thiên thể giữa bầu trời nhân loại. Đặt vào bối cảnh đất nước những năm 1975 – 1980 với những ngặt nghèo của hai cuộc kháng chiến chống đói nghèo lạc hậu và bảo vệ chủ quyền dân tộc, hình ảnh so sánh trên thật có ý nghĩa. Có nét gần gũi với Nguyễn Đình Thi trong cảm hứng về đất nước: Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần nhưng một bên thì da diết xót xa, một bên lại vững vàng rắn rỏi. Rung cảm thiết tha trước mùa xuân đất nước, nhà thơ bộc bạch một ước nguyện chân thành: Ta là con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoa cà Một nốt trầm xao xuyến Cái tôi đã chuyển hoá thành cái ta, điệp lại nhiều lần như liệt kê, nhấn mạnh thể hiện sự hoà điệu với mọi người trong ước vọng chung là góp sức xuân của từng cá nhân cho mùa xuân đất nước. Nhà thơ muốn hoá thân vào tiếng chim hót báo hiệu và thức tỉnh, một cành hoa tô điểm cho núi sông, một nốt trầm xao xuyến trong khúc ca phấn chấn tự hào động viên khích lệ. Bài thơ có sự ứng chiếu trong kết cấu: Bông hoa tím soi bóng dòng sông, con chim chiền chiện với tiếng hót long lanh ở đầu bài thơ, những hình ảnh dung dị của mùa xuân, đến đây được láy lại trở thành ẩn dụ cho mùa xuân nho nhỏ. Ta bống thấm thía nhan đề của bài thơ. Vì mỗi cuộc đời như một mùa xuân thể hiện niềm tự tin, tự hào của con người trong tư thế tự do và làm chủ. Trước Thanh Hải đã có Mùa xuân xanh, mùa xuân chín, một nhà xuân(2)…còn mùa xuân nho nhỏ thân thương đến lúc này ta mới gặp lần đầu.Từ cảm hứng trữ tình công dân dạt dào sôi nổi, nhà thơ trở về với chức phận nghệ sĩ của mình qua đoạn thơ kết: Mùa xuân – ta xin hát 4 Câu nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế Cái chung lại trở về với cái riêng trong tiếng hát ca của người nghệ sĩ nhiệt thành ca ngợi vẻ đẹp của nước non ngàn dặm nối liền một dải bằng dọng ca lặng thầm da diết của điệu hò, điệu lí đất chôn rau. Bài thơ khép lại bằng một triện đỏ in dấu hồn thơ của người con xứ Huế.Bài thơ lay động tâm hồn chúng ta bởi chất nhạc xao xuyến và ước nguyện chân thành cảm động. Cái ước nguyện lặng lẽ dâng cho đời một mùa xuân nho nhỏ đã tìm được những tiếng lòng đồng vọng. Bài thơ chính là mộtMùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa. ( Sưu tầm ) Từ cảm xúc của mùa xuân tác giả đã chuyển mạch thơ 1 cách tự nhiên > bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống về giá trị cuộc đời mỗi con người Nhà thơ muốn làm: Một con chim > góp tiếng hót trong muôn ngàn tiếng hót Một cành hoa > tô điểm cho vườn hoa xuân đầy hương sắc Một nốt trầm trong bản hòa tấu muôn điệu. Chỉ một nốt trầm thôi nhưng xao xuyến lắn sâu trong lòng người Một mùa xuân nho nhỏ > để góp thêm hương sắc cho mùa xuân đất nước =>Đó là khát vọng dc hòa nhập dc cống hiến sức mình tươi trẻ cho đất nứoc. Ước nguyện đó đã dâng lên thành một lẽ sống cao đẹp : mỗi người hãy cống hiến cho cuộc đời chung 1 nét riêng, cống hiến phần tinh túy nhất dù là nhỏ bé, khiêm nhường Ước nguyện ấy bất chấp thời gian, tuổi tác "Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc" lúc nào cũng tha thiết mãnh liệt.Điệp từ "dù" > lời tự nhắc trong hoàn cảnh nào cũng cống hiến hét mình. Ước muốn ấy còn được nhà thơ thể hiện = hình ảnh thơ sáng đẹp, 1 giọng văn thủ thỉ tâm tình, tha thiết Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của nhà thơ Sự chuyển đổi đại từ "tôi" > "ta" ko phải là ngẫu nhiên mà nằm trong dụng ý của tác giả, đồng thời nó hoàn toàn phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ "ta" >>tạo sắc thái trang trọng thiêng liêng như lời nguyện ước >> ước nguyện ấy ko chỉ là của TH mà nhà thơ như nói lên ước nguyện của hàng triệu trái tim Việt >> nhưng trong cái "ta" ấy vẫn có 1 giọng điệu nhỏ bé, khiêm nường của cái "tôi" Thanh Hải > Ta bắt gặp ở đây 1 nhân sinh quan đầy ý nghĩa mà nhà thơ Tố Hữu đã từng nói "Nếu là con chim,chiếc lá Con chim phải hót,chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" ST Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải 5 PHÂN TÍCH BÀI THƠ "MÙA XUÂN NHO NHỎ" CỦA THANH HẢI Mùa xuân là đề tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về muà xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền Sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính chất triết lý sâu sắc: "Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai" (Mãn Giác Thiền Sư) Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm: "Tôi có chờ đâu, có đợi đâu, Mang chi xuân đến gợi thêm sầu" (Chế Lan Viên) Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu, tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều tình cảm rạo rực, tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của Thanh Hải là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đa được thể hiện rõ nét trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời. Người xưa có câu :"Thi trung hữu họa". Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã phác họã nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp. "Mọc giữa dòng sông xanh, Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời" "Dòng sông xanh" gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ. Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh một bông hoa tím biếc. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, muà xuân của Thanh Hải mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây làmột hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhắc hình ảnh những nư' sinh xứ Huế trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng, thướt tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa động từ mọc lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh xuân của Thanh Hải không chỉ có hình ảnh, mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nga của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán "ơi", "hót chi" đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kỳ của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối 6 cùng được ngắm nhìn muà xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn? Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của muà xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động: " Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng" "Giọt long lanh" là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm? Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một cách sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồnï nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim chiền chiện ngân vang khắp đất trời; nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế . Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng: "Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ" Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến đấu bảo vệ tổ quốc va sản xuấtø làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai người chiến sĩ : "người cầm súng" và người nông dân: "người ra đồng". Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh "lộc". "Lộc" là chồi non, cành biếc; "lộc" còn tượng trưng cho sự may mắn, niềm an lành trong năm mới. Đối với người chiến sĩ, "lộc" là cành lá ngụy trang che mắt quân thù. Đối với người nông dân, "lộc" là những mầm mạ non trải dài trên đồng ruộng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. Người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ tổ quốc sẽ đem về "lộc" là sự an lành và niềm vui, niềm tự hào chiến thắng cho dân tộc. Người nông dân gieo trồng lúa trên ruộng đồng, sẽ đem về lộc là những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt cho đồng bào cả nước. Cả dân tộc bước vào xuân mới với khí thế khẩn trương và náo nhiệt: "Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao " Bằng cách sử dụng những từ láy "hối hả", "xôn xao" cùng với điệp từ, nhà thơ đã đem đến cho câu thơ một nét rộn ràng, nhộn nhịp. "Hối hả" nghĩa là vội vã, khẩn trương. "Xôn xao" là có nhiều âm thanh trộn lẫn vào nhau, làm cho náo động. Từ những âm thanh xôn xao và sự hối hả của con người, nhà thơ lại suy tư về sự phát triển của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử: "Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước" Chặng đường lịch sử của đất nước qua bốn ngàn năm trường tồn đã trải qua biết bao 7 thăng trầm, với biết bao nhiêu là "vất vả và gian lao". So sánh đất nước với vì sao sáng, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào đối với đất nước và dân tộc. Sao là nguồn sáng bất diệt, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Ngôi sao sáng đã trở thành vẻ đẹp lộng lẫy trên lá cờ Việt Nam, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp ngời sáng của con người và đất nước Việt Nam. Đất nước vẫn không ngừng phát triển, vẫn cứ "đi lên phía trước" để sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Đoạn thơ thể hiện ý chí vươn lên không ngừng của con người và đất nước Việt Nam. Trong khí thế tưng bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trỗi dậy trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của sự cống hiến và hòa nhập. "Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến" Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim hót, muốn làm một nhành hoa thắm trong vườn hoa xuân để dâng tiếng hót tha thiết, đê'â tỏa hương tỏa sắc tô điểm cho mùa xuân đất nước. "Nốt trầm" là nốt nhạc tạo nên sự lắng đọng sâu sa trong một bản nhạc . Trong cái không khí tưng bừng của ngày hội mùa xuân, nhà thơ muốn làm một nốt nhạc trầm để góp vào khúc ca xuân của dân tộc một chút vấn vương, xao xuyến. Từ khát vọng hoà nhập, nhà thơ thể hiện rõ hơn khát vọng cống hiến của mình trong những câu thơ kế tiếp: "Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc" "Mùa xuân nho nhỏ" là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người đều có thể góp một phần công sức của mình như một "mùa xuân nho nhỏ để tô hương, thắm sắc cho quê hương, đất nước. "Dâng" là hành động cống hiến, cho đi mà không đòi hỏi sự đền đáp. Phép đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng chỉ với một thái độ hết sức khiêm tốn, không khoa trương mà chỉ là "lặng lẽ", âm thầm nhưng lại là toàn tâm toàn ý, như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định: "Lẽ nào vay mà không phải trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình" Điệp từ "dù là" được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi tác của nhà thơ. Qua khổ thơ, nhà thơ đã nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc: nhiệm vụ cống hiến xây dựng đất nước là của mọi người, và là mãi mãi. Không ai là không có nghĩa vụ xây dựng đất nước, và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi hai mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc theo năm tháng. Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà tiếp tục "đi lên phía trước". Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương, đất nước: 8 "Mùa xuân-ta xin hát Khúc Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế" Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ, trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, và bản sắc của quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội. Đoạn thơ cho thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương xứ Huế thơ mộng cuả mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu mến quê hương, xóm làng thì mới có thể mở rộng lòng mình ra để yêu mến đất nước, dân tộc. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy khổ thơ, mỗi khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa , điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ. Qua đó, ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn thơ Thanh Hải. Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và khát vọng cống hiến cho đất nước đã được Thanh Hải gợi lên qua bài thơ "Muà xuân nho nhỏ". Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng, khó phai mờ. Và, bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta mãi mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn, nhưng những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trị vĩnh hằng. (Sưu tầm) Hướng dẫn phân tích tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải) Phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) Hướng dẫn Yêu cầu về kỹ năng, phương pháp - Học sinh cần nắm vững phương pháp, kỹ năng phân tích tác phẩm trữ tình. - Bài viết có bố cục cân đối, hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc Biết sử dụng hiệu quả các thao tác bình, so sánh đối chiếu trong quá trình phân tích. - Phải có phần phát biểu cảm nghĩ: Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về một lối sống đẹp, sống có ích ? Tuy nhiên thí sinh có hai cách giải quyết: Các em có thể lồng suy nghĩ của mình khi phân tích ý thơ: Mùa xuân và tâm niệm của nhà thơ; hay các em có thể chuyển thành một phần riêng sau khi đã phân tích toàn bộ bài thơ. 9 * Yêu cầu về nội dung: Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nhà thơ qua đời. Bài thơ là khúc ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với đất nước, cách mạng. Các em có thể dựa vào 3 ý sau để phân tích: 1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời: - Miêu tả theo lối phác hoạ nhưng nhà thơ vẽ ra được cả không gian gợi cảm vô cùng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui. - Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung nhiều ở chi tiết tạo hình “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” 2/ Mùa xuân của đất nước và cách mạng: Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước, cách mạng với hình ảnh “lộc non” gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân đều trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin với tương lai xán lạn rộng mở (Đất nước như vì sao ) 3/ Tâm niệm của nhà thơ: - Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ước nguyện nung nấu của chính mình. Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé (con chim hót, một nhành hoa, nốt trầm ) nhưng giàu sức gợi, thể hiện vẻ đẹp cao quý của tâm hồn, lối sống của con người cách mạng. Và nghệ thuật điệp ngữ, sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa bài thơ. -“Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời cũng là ý nguyện được sống có ích được cống hiến một phần công sức nhiệt huyết của mình trong việc làm nên mùa xuân rộng lớn của đất nước xã hội. - Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứ Huế, tỏ rõ niềm tin yêu lạc quan của Thanh Hải - người con xứ Huế. 4. Phát biểu nhận thức, suy nghĩ của bản thân: * Gợi ý: - Lối sống đẹp là biết phục vụ, cống hiến, hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì quê hương đất nước thân yêu. - Sống có mục đích, ước mơ, lý tưởng cao đẹp. - Luôn trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để trở thành công dân tốt, có 10 [...]... vững vàng phía trước Ta làm con chim hót ta làm một nhành hoa Một nốt trầm xao xuyến ta biến trong hoà ca Mùa xuân mùa xuân một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời Mùa xuân, mùa xuân mùa xuân tôi xin hát Nam Ai, Nam Bằng Nước non ngàn dặm tình Nước non ngàn dặm mình đất Huế nhịp phách tiền mùa xuân Thật là xúc động khi được biết bài thơ Một mùa xuân nho nhỏ được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trên giường... là một nốt cao vượt trội lên lên để khẳng định mình) Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình “Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc ” Đem sức sống của một con người cống hiến cho đời, hòa nhập vào mùa xuân lớn của đất nước Nhưng chỉ là một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân. .. Hải thể hiện một cách chân thành, thiết tha, bằng giọng văn nhỏ nhẹ như một lời tâm sự, gửi gắm của mình với cuộc đời Nhà thơ ước nguyện làm một mùa xuân nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường; là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn” của đất nước của cuộc đời chung và bài thơ cũng có ý nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về mùa xuân nho nhỏ nhưng nói... mùa xuân lớn của đất nước Nhưng chỉ là một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân rộng lớn của đất nước, của chế độ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thật bất ngờ, lí thú Người ta đã dùng nhiều định ngữ gắn với mùa xuân như: mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý, xuân lòng…nhưng có lẽ mùa xuân nho nhỏ là sáng tạo riêng, mới mẻ của 13 Thanh Hải, mà rất hợp lí để nói được quan hệ của cuộc đời mỗi con người và cuộc đời... chân thành bộc lộ ước nguyện của bản thân: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc 24 Tuy đó là ước nguyện khiêm nhường (muốn hóa thân làm những thứ bé nhỏ : Một con chim, một cành hoa, một nốt trầm, một mùa xuân nho nhỏ để “lặng lẽ dâng cho đời”) Nhưng đó là ước nguyện rất tự nhiên,... nghĩ về một bài thơ xuân Cập nhật lúc 12:17, Thứ Năm, 26/01/2006 (GMT+7) , Giây phút đầu tiên khi năm mới gõ cửa, hãy hòa mình vào những vẻ đẹp của mùa xuân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải - cũng là một trong những trọng tâm ôn thi tốt nghiệp của các bạn học sinh lớp 9 23 Mùa xuân đã về trên đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta Đâu đây dặt dìu lời ca êm dịu về Mùa xuân nho nhỏ ... những cách sống đẹp của mỗi con người Mùa xuân nay đi trong dìu dặt lời ca : Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm tình Ta thấy nhớ Thanh Hải - nhớ một Mùa xuân nho nhỏ của dân tộc thiết tha! (Thiếu niên Tiền phong Xuân 2006) , CÒN MÃI NHỮNG MÙA XUÂN Thánh Tâm Thế là bất ngờ xuân tới, nồng nàn, ngất ngây mà dịu dàng, thướt tha quá đổi Mùa xuân khoác cho mọi vật chiếc áo xanh... Thật không may là TH đã qua đời quá sớm Nhưng với một nhà thơ, có thể nói TH đã "trường thọ" với những tác phẩm sống mãi với thời gian như "Mồ anh hoa nở", "Mùa xuân nho nhỏ" Đó là niềm hạnh phúc không phải tác giả nào cũng được hưởng Nguyễn Khắc Phê 17 Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGỮ VĂN Phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) * Yêu cầu về kỹ năng, phương pháp... nho nhỏ của ông là một ví dụ Thật ra, Xuân đối với Thanh Hải không hề nho nhỏXuân đang mang trong mình hơi bướm của sự sống Xuân lung linh, đầy sắc màu của tình yêu, yêu đời, yêu người tha thiết 25 Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả đặc trưng của Mùa Xuân, chỉ có mùa Xuân mới có cảnh vật ngạt ngào như thế : “ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc” Dòng sông xanh là một dòng sông thanh... triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân) - Cấu tứ của bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân rộng lớn của cuộc đời chung - Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả Giọng điệu . của một con người cống hiến cho đời, hòa nhập vào mùa xuân lớn của đất nước. Nhưng chỉ là một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân rộng lớn của đất nước, của chế độ. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thật. cho đời một mùa xuân nho nhỏ đã tìm được những tiếng lòng đồng vọng. Bài thơ chính là một “ Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa. ( Sưu tầm ) Từ cảm xúc của mùa xuân tác. kiên (1962) Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975) Dấu võng Trường Sơn (1977) Mưa xuân đất này (1982) Thanh Hải thơ tuyển (1982 ) 1 Một Mùa Xuân Nho Nhỏ Về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh

Ngày đăng: 01/07/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w