1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BỨC THƯ CÀ MAU - ANH ĐỨC

8 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 56,5 KB

Nội dung

Tới nay, hơn một nửa thế kí sáng tạo, Anh Đức đã có một khối lượng tác phẩm khiêm tốn về số trang, nhưng đó là những trang văn chắt ra từ mồ hôi, nước nắt và máu của một nhà văn đích thự

Trang 1

NHÀ VĂN ANH ĐỨC

QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC VÀ CÁC GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

TÁC PHẨM "BỨC THƯ CÀ MAU"

Anh Đức tên khai sinh là Bùi Đức Ái Ông sinh ngày 5-5-1935, quê ờ Bình Hoà Châu Thành, An Giang

-Năm 1952: Bắt đầu sự nghiệp văn chương – viết truyện ngắn đầu tay:

Chuyến lưới máu Cũng trong năm 1952, viết tất cả được 8 truyện ngắn, tập

hợp thành truyện Biển Động – hầu hết về đề tài chiến tranh du kích Cuối năm 1952, tập truyện Biển Động được tặng Giải Ba, Giải thuởng Văn nghệ

Cửu Long (một cuộc thi do Uỷ ban Kháng chiến Hành chính và Chi hội Văn nghệ Nam bộ tổ chức.)

- Năm 1952-1954: Chủ yếu viết phóng sự, ký sự theo nhiệm vụ của toà soạn

báo Cứu Quốc Nam bộ

- Cuối năm 1954: Tập kết ra Miền Bắc

- Năm 1955: Tham gia đoàn công tác nông thôn

- Năm 1956: Công tác tại Phòng Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam Xuất

bản tập truyện ngắn Lão anh hùng dưới hầm bí mật - lấy đề tài từ cuộc

kháng chiến chống Pháp

- Năm 1957: Viết tiểu thuyết Một truyện chép ở bệnh viện

- Năm 1958: Đi thực tế sáng tác cùng Nguyên Hồng, in một số truyện ngắn.

- Năm 1959: Xuất bản tiểu thuyết Một truyện chép ở bệnh viện

- Năm 1959-1969: tiếp tục đi thực tế sáng tác.

- Năm 1960: Tập hợp một số truyện ngắn in thành tập Biển xa.

- Năm 1961: Viết kịch bản Chị Tư Hậu dựa theo tiểu thuyết Một truyện

chép ở bệnh viện.

- Năm 1962: Trở lại chiến trường miền Nam.

Trang 2

- Năm 1963: Xuống Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau để thâm nhập thực tế sáng

tác

- Năm 1964: Xuất bản tập truyện kí Bức thư Cà Mau

- Năm 1965: Xuất bản tiểu thuyết Hòn Đất

- Năm 1966-1970: Tiếp tục sáng tác truyện và kí

Năm 1969: xuất bản tập tuyện kí Giấc mơ ông lão vườn chim

- Sau năm 1975: Xuất bản: tiểu thuyết Đứa con của đất (1976), tập truyện

ngắn Miền Sóng vỗ( 1985), Anh Đức – Hai mươi tryện ngắn (1990), Anh

Đức, tuyển tập tác phẩm (hai tập, 1997), Anh Đức – Truyện ngắn và bút kí

(2002)

Các giải thưởng văn học:

- Giải thưởng Văn nghệ Cửu Long, Nam Bộ, 1952 ( tập truyện Biển Động)

- Giải thưởng truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ 1958-1959 (truyện Con cá

song)

- Gỉai thưởng Huy chương Bạc Liên hoan phim Quốc tế Mátxcơva năm

1963 ( kịch bản phim Chị Tư Hậu).

- Giải thưởng Hồ chí Minh về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Một

truyện chép ở bệnh viện, Bức thư Cà mau, Hòn Đất (2002).

ANH ĐỨC- NHÀ VĂN ĐỒNG HÀNH CÙNG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG

Truyện ngắn của Anh Đức là tiếp tục những bút kí với sự tập trung miêu tả những tình huống, những tính cách nhân vật Những truyện ngắn này đều xây dựng trên những cơ sở những câu chuyện có thực mà bút kí hay phóng

sự đã từng nói đến Sau năm 1975, truyện ngắn Anh Đức được gia tăng tính triết luận về đời sống – triết luận nhưng không rơi vào vấn đề thụần tuý, mà thông qua hình tượng, qua chất trữ tình thấm đậm trong hình ảnh, câu chữ Cái chất trữ tình – lãng mạn trong phong cách nghệ thuật của Anh Đức trước hết có thể nói xuất phát từ cách nhìn, cách cảm cuộc sống của nhà văn, là

Trang 3

“cái màu sắc lãng mạn của cuộc chiến đấu” Có thể nói cảnh, người và tình người trong truyện của Anh Đức lúc nào cũng “nhuốm màu sắc lãng mạn” Văn Anh Đức đọng lại trong lòng người đọc vì sự đằm thắm, trong trẻo và dung dị, giàu chất Nam bộ Văn Anh Đức lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn con người Nam Bộ Đặc biệt Anh Đức có lối văn lột tả chân dung tính cách nhân vật rất sắc nét

Tới nay, hơn một nửa thế kí sáng tạo, Anh Đức đã có một khối lượng tác phẩm khiêm tốn về số trang, nhưng đó là những trang văn chắt ra từ mồ hôi, nước nắt và máu của một nhà văn đích thực Sáng tác của Anh Đức hợp với nghệ thuật “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “BỨC THƯ CÀ MAU”

Hầu hết những cây bút văn xuôi Cách mạng miền Nam tuy phải sáng tác trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nhưng màu sắc trữ tình lại nổi lên đậm nét Ở Anh Đức, màu sắc trữ tình ấy có phần đậm nét hơn cả và đã trở thành phong cách Phong cách ấy chúng ta có thể thấy trước tiên qua các bài kí, mà

đa số ông đề gửi cho Nguyễn Tuân Ông gửi cho Nguyễn Tuân, cho anh em văn nghệ miền Bắc nhưng thực ra, đó là lòng anh, lòng của cả miền Nam thân thương hướng về miền Bắc thân yêu, hướng về trái tim và niềm hi vọng Vì thế, đọc các bút kí của ông, chúng ta luôn có cảm giác như tác giả đang trực tiếp nói chuyện với ta Ông kể cho ta nghe về vùng quê của ông

-Cà Mau - nơi “cuối đất” của Tổ quốc, về những gian nan vất vả mà đồng bào trong ấy đã trải qua trên hai mươi năm trời chiến đấu Nhưng điều chính nhất mà ông kể trong thư có lẽ là những thắng lợi ngày càng lớn mà đồng bào miền Nam đã giành được kể từ sau ngày Đồng khởi

Bức thư Cà Mau là thể kí của nhà văn Anh Đức, viết từ Cà Mau năm 1963

dưới hình thức bức thư gửi cho nhà văn Nguễn Tuân để trao đổi tình cảm Nhưng ở đây có một lượng thông tin rất lớn về con người và cuộc chiến đấu của vùng đất mũi, mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc

1 – Vùng đất Cà Mau :

Vùng đất Cà Mau trong thơ Xuân Diệu là cái “mũi thuyền” chịu đựng sóng gió:

Tổ quốc ta như một con tàu

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau

Trang 4

Còn đối với Anh Đứcthì đó là mảnh đất xa xôi, nhưng đã có bao nỗi háo hức muốn tìm hiểu về nó

“Anh Tuân ạ! Sau lúc đọc xong bài của anh, tôi đặt tờ báo Văn nghệ, số 12

năm 1963 đó lên ngực mà suy tưởng mà ngẫm nghĩ, mà cảm động vô hồi Bởi vì anh nói với nhân vật Lý, Trần, Lê của anh rằng: anh chưa hề đặt chân tới Cà Mau bao giờ Nhờ địa lí và lịch sử, nhờ tiếp xúc với những anh như

Lý, nhất là nhờ vào tình yêu của anh dành cho mũi Cà Mau mà anh viết lên những chữ nói về đất, về nước, về lò than, về cây đước, về những con người cầm súng đứng dậy ở đây Anh nói cũng khá sát, khá đúng Lâu nay tôi tưởng chẳng có anh nào ở miền Bắc hiểi nổi giá trị của một ca nước ngọt ngày nắng hạn nơi đây…”

Tác giả cảm thấy vui, cảm động vì Nguyễn Tuân cũng như các nhà văn miền Bắc đã biết, thấu hiểu được nhưng đặc điểm cũng như nỗi vất vả nơi vùng đất cùng trời Tổ Quốc

“… Tôi cảm động chính là vì anh đã nói đến mọi thứ đó, những cái mà ở đây hầu như chúng tôi nghĩ tới nó hằng ngày, là mùi bùn bốc lên từ các bãi bồi, là vị muối trong hơi thở của các con kinh ăn ra biển cả, là vị ngọt của ca nước từ sông Hậu chở đến trong tháng nắng… Tôi cảm động hơn nữa vì nhận ra sức mạnh của văn học với tình yêu không nén nổi, nó đã cất lên cái tiếng nói “ ứng nghiệm lạ thường”

Và ở Cà Mau, cỏ cây cũng sinh sôi nảy nở trong một tư thế rất đặc biệt có cái sức mạnh của hoang dã, lại cũng có hàng lối của một loại cây trồng:

“…Ở Cà Mau đã lâu, tôi chưa hề gặp một cây đước nào bị dông gió thôi bật, cho dù là một trận dông lớn nhất sức gió cũng không thể nhổ bật được hàng trăm rễ đước cắm sâu xuống lòng đất Vả chăng có cây nào đứng riêng lẻ đâu? Nó đứng cạnh nhau, che chở cho nhau Chỗ đứng đầu sóng ngọn gió lại sản sinh ra loại cây khả dĩ có thể chống chọi được sóng gió”

2 – Con người ở Cà Mau và cuộc sống của họ :

Hầu hết các tác phẩm của Anh Đức in trong hai tập Bức thư Cà Mau (1966)

và Giấc mơ ông lão vườn chim (1969), ông đều dành viết về vùng đất Cà

Mau – mảnh đất xa xôi mà gần gũi với mọi miền đất nướcvà là vùng quê quen thuộc của nhà văn Và bởi, trong quá trình sáng tác của mình, Anh Đức

đã xây dựng được một số tính cách điển hình cho những con người Nam bộ

nhất của miền Nam Khi nói về cây đước, Anh Đức đã viết: “… Chỗ đứng

Trang 5

đầu sóng ngọn gió sản sinh ra loại cây khả dĩ có thể chống chọi được sóng gió Con người sinh ra ở đây cũng vậy, theo tôi, họ là những người Việt Nam thống khổ nhứt, bị giai cấp áp bức mà vẫn bám riết cái chỗ hết đất hết

trời” Phải chăng ở đây Anh Đức đã nắm bắt được cái nét bản chất nhất trong những con người của đất Cà Mau – đó là sức chịu đựng phi thường và

sự kiên trì ghê gớm?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết : “Con người Việt Nam ta, dân tộc ta rất anh dũng trước kẻ thù, là thể hiện sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhắm thẳng quân thù mà đánh Vĩ đại lắm Đó là đỉnh cao của chủ

nghĩa anh hùng Cách mạng Nhưng đồng thời đó là những con người rất

hiền, rất là hiền Những con người có những đức tính đẹp đẽ lắm Đó là biểu

hiện của chủ nghĩa nhân đạo của giai cấp vô sản Có thể nói rằng những nhân vật của Anh Đức là sự cụ thể hoá bằng nghệ thật rất nổi bật nhận xét của thủ tướng Phạm Văn Đồng về một đặc điểm tính cách của con người Việt Nam ta

3 – Cuộc chiến đấu của con người trên đất mũi :

Trong bức thư Cà Mau, Anh Đức kể nhiều đến những cuộc đấu tranh, những

tội ác man rợ của địch ở đất mũi Cà Mau: “ Ở Mũi Cà Mau, ngày nào cũng

có máu chan hoà vào các lòng kinh nước mặn, ngày nào cũng có đạn rốc-két

nổ phụp xuống rừng đước, ngày nào cũng có từng đống dây thép gai vây quanh các ấp chiến lược bị cuốn tung lên… Các bà mẹ ngồi trên xuồng đi đấu tranh vẫn điềm nhiên ngoáy trầu ăn, và các cô gái vừa bơi vừa sửa lại khăn đội đầu cho ngay ngắn… Các chị vừa thoăn thoắt tay đan lưới, vừa kể vừa cười rúc rích Câu chuyện đi đấu tranh nghe như chẳng có gì là nguy hiểm chết người cả Những có những chị vừa cười vừa nói hồn nhiên với ta

đócó khi vài hôm sau ta không gặp lại họ nữa…” Với thái độ lạc quan yêu

đời, với giọng văn hồn nhiên, giản dị, chọn lọc mà không cầu kỳ như vậy đó, Anh Đức kể cho chúng ta nghe về miền Nam Nhiều câu chuyện thật ra không lạ với chúng ta, vì chúng ta đã được nghe, được đọc những câu chuyện tương tự, hay những câu chuyện mà đúng Anh Đức đang kể, ở những bức thư, trên màn ảnh, ở ngay những người tham gia những hành động anh hùng ấy Nhưng, chúng ta vẫn muốn nghe Anh Đức kể

Tấm lòng của người dân đất Cà Mau đối với Cách mạng thật sâu sắc và họ

đã đi vào cuộc chiến đấu thật bình thản, vững vàng Không những họ bình thản, ung dung trước giờ nổ súng mà cái chết đến với họ cũng thật nhẹ nhàng Đó là cái chết của anh thợ đốt lò, để lại vợ và đứa con thơ:

Trang 6

“ Có lần tôi đã trông thấy anh thợ đốt lò với khẩu súng tự tạo, lấy lò than của mình làm công sự Sau khi cùng toàn đội đẩy lùi cuộc càn, anh bị thương nặng tự trong lò bò ra, người anh bám đầy than đen, ngực anh đầm đài những máu Trước lúc chết, anh ta bảo vợ bồng đứa con gái nhỏ lại gần, anh

kề miệng hôn đứa con mình lần cuối Một vệt than in lên má con anh, sau đó anh chết Kỷ niệm cuối cùng anh để lại trên đời là vệt than trên má đứa bé!”…

Những hình ảnh thật đau thương đang từng ngày xảy ra trên vùng đất hiền hoà mà anh dũng, bao nhiêu người đã ngã xuống, nhuộm máu của mình cho sắc son Tổ quốc hôm nay Đó còn là cái chết của người chiến sĩ vừa bước qua tuổi hai mươi Khi chết anh vẫn không nhắm mắt, như vẫn còn luyến tiếc cuộc sống, vẫn khao khát được cầm súng cùng đồng đội tiêu diệt kẻ thù…

“ Có một anh chừng hai muơi tuổi chết rồi mà mắt cứ mở Bà má vuốt mắt anh nhưng mi mắt anh vẫn không khép lại Má đưa tay vuốt mặt lần nữa Vừa vuốt má vừa thì thầm câu gì Tôi nghe hình như má nói:

- Ngủ đi, ngủ đi con!

Cặp mắt ngườii chiến sĩ cuối cùng cũng khép lại…”

Cái tạo ra sự bình thản, ung dung này bắt nguồn từ một suy nghĩ hết sức giản

dị nhưng đó là chân lí: “ … Biết làm sao bây giờ, hả con? Má sợ con má nó

chết lắm, nhưng má không thể giữ nó ở nhà với má được…”

Cái ung dung bình tĩnh ấy gắn liền với niềm lạc quan không bao giờ tắt trong tâm hồn họ

“ Họ có thể ngã xuống ở hàng đầu cuộc đấu tranh Họ có thể bị bắt giam, bị đánh bằng gậy gộc sắt, bị quay điện, bị ghim kim vào đầu ngón tay, …Ấy vậy ngày ngày họ vẫn vui, vẫn cười Tiếng hát tiếng hò của họ vẫn thường vút lên trên các dòng kinh hoặc những cánh đồng đã cấy Cuộc chiến đấu ở mũi đất xa xôi này đước cái nó trẻ trung, nó tươi đầy…”

“…Tính tới naăm 1963 này, người dân Cà Mau này đã trải qua ngót hai mươi năm đánh giặc rồi anh Tuân ạ Nếu không có thằng Mĩ, thì cuộc đời đã vui tươi sung túc bằng mấy Nhưng từ nay bước vào cuộc kháng chiến gian khổ lâu dài, dân Cà Mau vẫn lạc quan theo đuổi tới cùng…”

Trang 7

Đã hai mươi năm rồi, miền Nam trong vòng khói lửa Một thế hệ hoàn toàn mới sinh ra dưới ngọn cờ Cách mạng tháng Tám thành công, nay đã cầm súng đứng cạnh những cha chú của mình Thế hệ mà khi ngã xuống “… có anh chưa biết tình yêu là gì, chưa biết cái hơi thở ấm áp của một cô gai phả vào mặt mình, chưa hề cầm nắm một bàn tay khác lạ ” Ngó trở vè trước lịch sử dân tộc thì quả thật những năm “thái bình an vui” của ông cha chúng

ta rất ít ỏi Nhưng chưa bao giờ chiến đấu liên tục kéo dài và ác liệt như ngày nay trên một nửa đất nước Chỉ riêng tinh thần dẻo dai chịu đựng một cuộc chiến đấu như vậy đã là một sự anh dũng tuyệt vời của đồng bào miền Nam, của cả dân tộc ta Nhưng đâu chỉ có thế Từ không đến có Từ nhỏ đến

to Từ thấp đến cao, miền Nam càng chiến đấu càng trưởng thành Miền Nam đang trên đà chiến thắng Và đâu phải chỉ có thế Một điều lạ lùng là đã hai mươi năm trong cuộc kháng chiến gay go, quyết liệt nhất mà con người miền Nam của chúng ta vẫn tươi tắn Tươi tắn như những này còn cầm đầu gậy tầm vông vót nhọn đánh thẳng vào đầu thực dân Pháp Tinh thần lạc quan Cách mạng ấy hàng ngày, hàng giờ và khắp nơi ở miền Nam đã và đang biểu thị ở vô vàn những hành động anh hùng của triệu người nam và

nữ, đủ các lứa tuổi Tinh thần ấy như tác giả đã từng viết : “ … Lạc quan, lạc quan ngay trước cái chết, đó là một đặc điểm lớn của con người miền Nam”

Rõ ràng cuộc chiến đấu gian khổ ở miền Nam không làm cho tâm hồn ta sắt lại, cằn đi, mà ngược hẳn, nó chỉ làm tâm hồn ta càng rộng mở và đầy thêm sức sống Càng căm thù kẻ địch bao nhiêu, chúng ta lại càng thương yêu nhau và càng thấy yêu đời hơn bấy nhiêu Yêu đời nhưng lại vẫn sẵn sàng vì một cuộc đời tươi đẹp hơn cho tất cả mọi người mà dám hy sinh sự sống bản thân khi cần thiết Sự lạc quan tin tưởng và tinh thần hy sinh chiến đấu không hề có gì mâu thuẫn mà luôn đi song song và hỗ trợ cho nhau Có lạc quan, tin tưởng thì mới có tinh thần tự tin để chiến đấu, có hy sinh chiến đấu thì mới có thắng lợi để củng cố tinh thần lạc quan Đọc bút kí của Anh Đức,

ta có thể thấy rõ ràng điều đó

4- Tình cảm Bắc Nam ruột thịt :

Và một điều nữa chúng ta cũng thấy rõ trong các bút ký của ông – đó là mối tình Bắc - Nam ruột thịt Đất nước bị chia cắt làm cho bao nhiêu gia đình phải người Bắc kẻ Nam, gây ra cảnh “ Kẻ đang trong nhớ ra đàng ngoài –

Kẻ đàng ngoài nhớ vọng vô trong”.Cảm động biết bao khi nghe lời tâm tình của ông lão quê Kẻ Sặt ( Hải Dương), ngày nào cũng nhìn những đám mây trên trời cao: “… Phải Những đám mây ấy, tôi gửi về xứ quê tôi đấy, cậu ạ.” Nhưng thực ra có kẻ thù nào chia cắt nổi chúng ta, miền Bắc và miền

Trang 8

Nam trong lòng ta bao giờ cũng chỉ là một, là Tổ quốc Việt Nam Những chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta ở miền Nam là nguồn động viên cổ vũ rất lớn đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa Và ngược lại, những thắng lợi và thành công của đồng bào miền Bắc lại củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam trong cuộc đọ sức với kẻ thù

Có thể nói, không trong một lá thư nào, Anh Đức không nhắc tới miền Bắc, nhắc tới với tất cả tấm lòng yêu mến, nhớ thương và ngưỡng mộ: “… Mặt nước Hồ Gươm mùa đông có đẹp không anh? Lát nữa trời rạng sáng Dù chưa biết Hồ Gươm, tôi vẫn nhớ Hồ Gươm và đoán rằng lúc ấy Hồ Gươm sẽ đẹp hơn cả mọi lúc, vì khi ấy Tháp Rùa sẽ hiện ra trong sương sớm như xuất hiện từ câu chuyện thần thoại của bản thân nó… Chừng nào thì rễ đước bắt đầu bén đất bệ tháp Hồ Gươm? ”

 Kết luận:

Tác phẩm của Anh Đức là một trong những cuốn sử biên niên sớm nhất, sinh động nhất về những giai đoạn ác liệt nhất, hào hùng nhất về cuộc chiến tranh giải phóng, về con người Nam bộ đặc biệt nhân hậu, tình nghĩa thuỷ chung, bất khuất kiên cường Tính nhân văn sâu sắc trong tác phẩm của Anh Đức trước hết và chủ yếu là ông đã phản ánh, tô đậm, khắc họa hình ảnh những con người tiêu biểu của thời đại cách mạng, tạo được sự rung động mạnh mẽ, truyền đến hàng triệu trái tim người đọc niềm tin và sức mạnh

Ngày đăng: 30/06/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w