1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm Hiểu Một Số Kiểu Diễn Ngôn.pdf

3 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Một Số Kiểu Diễn Ngôn
Tác giả ThS. Nguyễn Thanh Tuấn, ThS. Trương Thị Thủy
Trường học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung
Chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 334,46 KB

Nội dung

Trương Thị Thủy Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung Tóm tắt Thuật ngữ diễn ngôn xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu thuộc ngành khoa học xã

Trang 1

26

TÌM HIỂU MỘT SỐ KIỂU DIỄN NGÔN CỦA NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ThS Nguyễn Thanh Tuấn & ThS Trương Thị Thủy

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung

Tóm tắt

Thuật ngữ diễn ngôn xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Châu Âu từ giữa thế kỷ XX Ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ này vẫn còn tương đối xa lạ Nó mới chỉ được giới thiệu trong các tác phẩm dịch thuật và một số công trình nghiên cứu ngôn ngữ nhưng chưa có sự thống nhất trong cách chuyển ngữ và cách hiểu nội hàm Đặc biệt, các kiểu diễn ngôn phê bình khoa học xã hội và nhân văn lại càng

là một vấn đề mới mẻ, phức tạp và chưa được chú ý nghiên cứu Nội dung bài viết dưới đây tập trung làm rõ thuật ngữ diễn ngôn là gì Các kiểu diễn ngôn cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn một cách ngắn gọn

Abtract Some types of discourse in social sciences and humanities

The term discourse appeared and has been widely used in the study of social sciences and humanities in Europe since the mid- twentieth century In Vietnam , so far this term is still relatively unfamiliar It has only been introduced in the translation works and some studies of languages but not in the unity of translation and interpreting connotation In particular, the types of critical discourse of social sciences and the humanities are considered as a new and complex problem which has not been paying attention to research The content of the article below focuses on clarifying what the term discourse is and what the basic styles of discourse in social science studies and humanities

1 Giới thuyết thuật ngữ

Diễn ngôn có nguồn gốc từ Châu Âu, được dịch

từ thuật ngữ Discourse Người đầu tiên sử dụng thuật

ngữ này như một khái niệm chuyên môn là nhà ngôn

ngữ học người Bỉ - E Buysen trong tác phẩm Hoạt

động nói năng và văn bản Vào những năm sáu mươi

của thế kỷ XX, việc nghiên cứu diễn ngôn trở thành

một trào lưu nghiên cứu khoa học phổ biến và thống

nhất trong tất cả các khoa học thuộc ngành xã hội và

nhân văn Thuật ngữ này được các nhà nghiên cứu tên

tuổi như: Sara Mills, Marie Christine, M Foucault, J

Derrida, R Barthes… sử dụng trong các công trình

nghiên cứu danh tiếng của mình Discourse là thuật

ngữ có nội hàm rộng và không ngừng phái sinh nghĩa

Điều này được Sara Mills khẳng định trong công trình

nghiên cứu mang tên Discourse rằng: “Diễn ngôn có

phạm vi nghĩa khả hữu rộng nhất so với bất cứ thuật

ngữ nào trong lí luận văn học và văn hóa” Điều này

khiến cho việc chuyển ngữ và sử dụng thuật ngữ này

của các dịch giả, các nhà khoa học ở Việt Nam gặp

nhiều khó khăn và thiếu tính nhất quán Hoàng Văn

Vân dịch Discourse của Mak Halliday thành ngôn bản

(Trong cuốn Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb Đại

học quốc gia Hà Nội), ngược lại Diệp Quang Ban dịch

thành diễn ngôn (Trong cuốn Giao tiếp, diễn ngôn và

cấu tạo văn bản, Nxb Giáo dục, 2009) Tôn Quang dịch

Discourse của Roland Barthes thành ngôn bản (Trong

cuốn Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể - Sự đỏng

đảnh của phương pháp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà

Nội, 2004)

Sự bất đồng trong việc chuyển ngữ có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan Nguyên nhân chủ quan

là do bản chất phức tạp, đa nghĩa và tính phát sinh của thuật ngữ Sara Mills phải thẳng thắn công nhận rằng

có vô số cách quan niệm và định nghĩa khác nhau về diễn ngôn trong nghiên cứu khoa học Trong các công trình nghiên cứu của mình M.Foucault, cũng đưa ra tới ba nhóm định nghĩa khác nhau về diễn ngôn Nhóm thứ nhất cho rằng: diễn ngôn là một tập hợp các nhận định, các đánh giá nói chung Nhóm thứ hai cho rằng: diễn ngôn là các đánh giá, các nhận định đã được

cá thể hóa Nhóm thứ ba cho rằng: diễn ngôn là thực tiễn của các đánh giá, các nhận định Nguyên nhân chủ quan là do trình độ, tư duy lý luận của các học giả Việt Nam còn nhiều hạn chế dẫn đến hệ quả là họ không thể tránh khỏi những lúng túng khi tiếp cận với thuật ngữ này

Diễn ngôn xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thế kỷ

XIX, trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ: Hệ

thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm

(1985), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp

diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban

(1998), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001), Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp (2000), Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận

và phương pháp của Nguyễn Hoà (2003), Tuy vậy, lúc

đó nó chỉ là một đứa con lai vô cùng xa lạ, ít được quan tâm Bước sang thế kỷ XXI, nhờ các công trình dịch thuật nó mới được quan tâm và dần trở nên quen thuộc với giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Trang 2

27

ở Việt Nam Tuy vậy, nó đang được hiểu, được sử

dụng tương đối tùy tiện và thiếu thống nhất về tính

khoa học

Nếu phải đưa ra một định nghĩa thì chúng ta có

thể tạm thống nhất với nhau rằng: Diễn ngôn là những

quy tắc đặc trưng trong việc tổ chức, thực hiện hoạt

động ngôn ngữ dựa trên một nền tảng quan điểm lý

luận vững chắc nào đó nhằm tạo dựng và củng cố

quyền lực của chính nó

2 Các kiểu diễn ngôn

2.1 Diễn ngôn ấn tượng

Khi bàn luận về kiểu diễn ngôn này, các nhà nghiên

cứu khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu Việt Nam

như: Thanh Lãng, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Văn Trung…

cho rằng nó bắt nguồn từ trường phái phê bình ấn

tượng chủ nghĩa Châu Âu, tiêu biểu nhất là tư tưởng

của triết gia người Đức – W Dilthay (1833 – 1911) Thực

tế không hoàn toàn như vậy vì các nhà phê bình ấn

tượng ít chịu ảnh hưởng bởi học giả phương Tây mà

chủ yếu là chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng, nghệ thuật

của các học giả phương Đông

Đây là kiểu diễn ngôn chủ quan vì người viết chỉ đi

tìm các ấn tượng mạnh, sâu sắc từ các vấn đề nghiên

cứu sau đó tập trung khai thác các ấn tượng đó bằng

chính cảm nhận, chính quan điểm và những đánh giá

của mình Các yếu tố hoàn cảnh hình thành và tồn tại,

hoàn cảnh lịch sử, xã hội, hoặc thân thế, sự nghiệp của

người viết (Nhà văn, nhà sử học, nhà văn hóa)… bị triệt

tiêu hết chỉ còn lại ấn tượng mà các vấn đề nghiên cứu

hay tác phẩm tạo ra Vì thế diễn ngôn ấn tượng không

thể vượt ra khỏi ranh giới của lĩnh vực văn học để đến

với các lĩnh vực khoa học khác Các nhà nghiên cứu

gọi đây là kiểu diễn ngôn dành riêng cho khoa học

nghiên cứu văn học

Mục đích cuối cùng của kiểu diễn ngôn này là

hướng đến đọc giả Tức là tạo ra cảm xúc cho họ Kiểu

diễn ngôn này nhằm xây dựng và củng cố quyền lực

cho các ấn tượng văn học và một phần cho chính

người viết.Muốn vậy, người viết phải khai thác hết khả

năng cảm thụ và diễn đạt của mình để làm nổi bật ấn

tượng mà họ cảm nhận từ vấn đề nghiên cứu và

truyền đạt nó đến đọc giả một cách tốt nhất Trên cơ

sở đó mà kiểu diễn ngôn ấn tượng không phải là một

khoa học nghiên cứu mà là một kiểu nghệ thuật có bản

chất như sáng tác

Các nhà nghiên cứu còn gọi nó là phê bình đồng

cảm Tức là lấy lòng mình để đo lòng người Các nhà

phê bình ấn tượng tập trung ngòi bút và sự sáng tạo

của mình vào tính biểu cảm, tính hình tượng của văn

bản sau đó họ tự tìm ra cho mình một lối viết thật hay,

thật khéo, thật bất ngờ về ấn tượng mà họ cảm nhận

được nhằm tạo ra cho độc giả một ấn tượng khác Tiêu

biểu nhất là diễn ngôn phê bình của Hoài Thanh và Hoài Chân Khi bàn luận về cái tôi trong Thơ mới, các

ông viết: “Bởi vậy cho nên khi chữ tôi, với cái nghĩa

tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng Huống chi, bây giờ nó đến một mình Nhưng ngày một ngày hai nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ Nó được

vô số người quen Người ta lại còn thấy nó đáng thương Mà thật nó tội nghiệp quá” [2, tr 46] “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi Mất bề rộng ta đi tìm

bề sâu Nhưng càng đi sâu càng lạnh Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” [2, tr 46 – 47]

Từ những đặc trưng của kiểu diễn ngôn này, chúng ta nhận thấy ưu điểm của nó là có khả năng phát hiện một cách tinh tế và tương đối chính xác phong cách cá nhân của nhà văn trong sáng tạo văn chương Tuy vậy, nhược điểm của nó là thiếu tính khách quan, toàn diện nên rất dễ rơi vào chủ quan, tư biện và đôi khi còn áp đặt, quy chụp… Điều này, khiến cho nó không được sử dụng trong các công trình nghiên cứu khoa học lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, tâm lý, giáo dục… mà chỉ giới hạn trong các công trình nghiên cứu văn chương

2.2 Diễn ngôn luận ngữ

Xét về mặt bản chất thì kiểu diễn ngôn này không

có sự khác biệt nhiều so với kiểu diễn ngôn phê bình

ấn tượng vì nó không đi vào khám phá đối tượng của mình Mục đích cuối cùng là tập trung bảo vệ quan điểm của luận gia và xây dựng hệ thống quyền lực cho chính những luận gia này nói riêng và kiểu diễn ngôn luận ngữ nói chung

Để đạt được mục đích của mình các nhà nghiên cứu sử dụng diễn ngôn luận ngữ để khai thác một cách triệt để các yếu tố chủ quan của cá nhân mình như: ý kiến, suy nghĩ, cách đánh giá, lập luận, lập trường, tình cảm, cảm xúc tức thời, lợi thế ngôn ngữ, cách diễn đạt

và khả năng biện luận để thuyết phục người đọc, người nghe đồng ý với quan điểm đúng - sai, hay - dở của mình về một vấn đề khoa học nào đó

Khi sử dụng kiểu diễn này, các nhà khoa học trở thành nhà hùng biện với một hệ thống phương pháp tương đối hoàn chỉnh để diễn thuyết, thuyết trình một cách hùng hồn quan điểm của mình Đây là kiểu phê bình của của các học giả trưởng thành từ nền văn hóa trung đại như: Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Quỳnh, Hải Triều, Phan Khôi… Đôi khi, họ dùng mọi cách để biện luận cho quan điểm của mình nhưng nếu nghiên cứu kỹ

Trang 3

28

về đặc điểm của các nhà nghiên cứu sử dụng kiểu diễn

ngôn này sẽ thấy rằng quan điểm của họ luôn gắn liền với

các chuẩn mực đạo đức xã hội và nhân cách con người

Diễn ngôn luận ngữ với những lớp ngôn từ diễm lệ,

hùng hồn có khả năng biện giải và bảo vệ một quan điểm,

một vấn đề nào đó nhưng rõ ràng nó có nhược điểm là tư

biện, thậm chí là cá nhân cực đoan dẫn đến quy chụp

nặng nề Diễn ngôn luận ngữ thực sự không có vai trò gì

quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học

xã hội và nhân văn

2.3 Diễn ngôn khoa học

Được thiết lập trên cơ sở của tư duy duy lý và tư duy

logic của các nhà phê bình khoa học nên kiểu diễn ngôn

này có bản chất khách quan, khoa học và toàn diện Các

nhà khoa học tán thành và thống nhất cao độ rằng: Các

hiện tượng khoa học xã hội và nhân văn mà họ nghiên

cứu là một thực tế khách quan, hoàn toàn không phụ

thuộc vào tư duy của con người Mục đích của cả người

nghiên cứu và người tiếp nhận các công trình nghiên cứu

là muốn hiểu biết một cách sâu sắc, đầy đủ, khoa học về

thực tế khách quan Trên cơ sở đó, họ sử dụng các

phương pháp giả định, phán đoán, cắt nghĩa, đặc biệt là

phương pháp thực nghiệm để xác định tính chính xác

của những phát hiện về bản chất của đối tượng nghiên cứu

Diễn ngôn khoa học trong nghiên cứu khoa học xã

hội và nhân văn ở Việt Nam được sử dụng trong các công

trình của các tác giả: Đào Duy Anh, Trần Thanh Mại,

Nguyễn Bách Khoa…đầu thế kỷ XX Tuy vậy, nó chưa

được định hình một cách rõ ràng mà còn có sự hòa nhập,

xâm lấn và thẩm thấu với các kiểu diễn ngôn khác Mãi

cho đến cuối thế kỷ XX, kiểu diễn ngôn này mới trở

thành một dòng chảy độc lập với các công trình nghiên

cứu của: Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, Đỗ Lai

Thúy, Dương Trung Quốc, Vũ Ngọc Phan, Đinh Xuân

Lâm, Võ Xuân Đàn, Trương Đăng Dung…

Luôn tự ý thức về tính khoa học, toàn diện của mình,

diễn ngôn khoa học ngay từ khi mới ra đời đã có ý tách

mình ra khỏi các kiểu diễn ngôn trước đó, thậm chí là cố

tình chỉ rõ những nét khác biệt, đối lập của mình “Với

những phương pháp mới xưa nay chưa từng có trong

lịch sử văn học Việt Nam, tôi đã phân tích ra từng cử chỉ,

từng tính tình của nhà thi sĩ từng giai đoạn trong đời

người Những cái ấy mà bề ngoài tưởng như bổ ích và

chỉ để kéo cho dài dòng tựu chung đều ăn nhịp với nhau

như những vòng của một sợi dây chuyền để mà ảnh

hưởng đến cái đích của người viết cuốn sách muốn đi

tới: cắt nghĩa thi phẩm của nhà thơ” [3, tr126]

Điều khác biệt lớn nhất của diễn ngôn khoa học ở

chỗ xem các vấn đề nghiên cứu là hiện thực xã hội, văn

hóa, lịch sử… khách quan Muốn đạt được một kết quả

nghiên cứu thỏa đáng, nhà nghiên cứu khoa học xã hội

và nhân văn phải có cách nhìn nhận, đánh giá, tiếp cận

một cách toàn diện và khoa học Mỗi yếu tố, dù là nhỏ nhất đều nắm giữ một vai trò nhất định trong quá trình nghiên cứu Nhà khoa học nhất thiết phải tìm ra phương pháp nghiên cứu phù hợp, khoa học và hiệu quả để thiết lập một mạng lưới suy luận trên cơ sở của các căn cứ thực tế và kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan Các dẫn chứng, cứ liệu mà nhà khoa học sử dụng đa phần được lấy từ hiện thực xã hội, đời sống, lịch sử khách quan và truyền thống văn hóa dân tộc Trái ngược với kiểu diễn ngôn ấn tượng, bút pháp, phương pháp biểu đạt, kết cấu nghệ thuật, nhất là cảm xúc bị triệt tiêu mà thay vào đó là kiểu diễn đạt và cách trình bày theo chương mục như tất cả các công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên

Với những đặc trưng của diễn ngôn khoa học, nó có khả năng quan trọng là khám phá tận cùng bản chất, quy luật của các vấn đề nghiên cứu thông qua việc giải phẩu

vi tế các hiện tượng khoa học bằng tư duy duy lý, tư duy phân tích, tổng hợp Tuy vậy, cần phải có một hệ thống phương pháp nghiên cứu và biết phối hợp phù hợp các phương pháp ấy để không rơi vào khô cứng, xã hội học dung tục, thực chứng…

3 Kết luận

Diễn ngôn là một vấn đề quan trọng, thú vị trong công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xã hội và nhân văn chưa được làm rõ, chưa thống nhất Vì thế, tiếp tục tập trung nghiên cứu vấn đề này là công việc cần thiết của các nhà khoa học Tất cả các kiểu diễn ngôn trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam đều

có ưu điểm và khuyết điểm cụ thể Để đạt kết quả cao trong công việc nghiên cứu, không thể độc tôn một kiểu diễn ngôn nào mà phải có sự kết hợp khéo léo, khoa học trên cơ sở ưu điểm của tất cả các kiểu diễn ngôn, trong

đó diễn ngôn khoa học đóng vai trò nòng cốt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu

tạo văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội

2 Hoài Thanh & Hoài Chân (1998), Thi nhân Việt

nam, NXB Văn học, Hà Nội

3 Trần Thanh Mại (1941), Hàn Mặc Tử - Thân thế và

thi văn, Tân Việt (xuất bản)

4 Tôn Quang (2004), Nhập môn phân tích cấu trúc

truyện kể - Sự đỏng đảnh của phương pháp, NXB Văn hóa

thông tin, Hà Nội

5 Hoàng Văn Vân, Dẫn luận ngữ pháp chức năng,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội

Ngày đăng: 10/01/2025, 11:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w