1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Người Kể Chuyện Trong Tự Sự Học.pdf

10 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Người Kể Chuyện Trong Tự Sự Học
Tác giả Nguyễn Thị Hải Phương
Người hướng dẫn TS. Trần Đình Str
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Nghiên Cứu Văn Học
Thể loại bài nghiên cứu
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 859,79 KB

Nội dung

Người kể chuyện được khách quan hóa và được tách biệt rõ rệt với tác giả cả về mặt không gian, lẫn bình diện tu từ mà cụ thể nó được gắn với một hoàn cảnh văn hóa — xã hội và ngôn ngữ c

Trang 1

NGUYEN TH] HAI PHUONG”

rước đây, khi tìm hiểu tác phẩm tự sự, ta thường chi quan tâm nghiên cứu

thế giới được kể thì giờ đây lại chú ý nhiều đến cách kể của nhà văn

Trước đây, nêu có đề cập đến van dé người kế chuyện thì ta cũng thường đồng nhất

nó với van dé ngôi kể, thường chỉ quan tâm xem truyện đó được kể theo “ngôi thứ

nhất” hay “ngôi thứ ba” Sự thực thì ngôi kế chăng qua chỉ là một biểu hiện ngữ pháp mang tính ước lệ, sự khác biệt giữa hai loại ngôi kế này về thực chất chỉ là ở mức độ bộc lộ và hàm ẩn của người kế chuyện mà thôi Nếu chỉ dừng lại ở việc

xem xét ngôi kế thì ta chưa thể nào khám phá hết được nét riêng biệt, độc đáo làm nên sức hấp dẫn của nhân vật người kế chuyện bởi vì người kê chuyện không chỉ

đơn thuần là người “kế”, người dẫn dắt câu chuyện mà còn là người định giá tư tưởng thâm mĩ của tác phẩm

1 Khái niệm người kế chuyện

Cũng như nhiều khái niệm lý luận văn học khác, khái niệm người kế chuyện

cho đến nay vẫn chưa được các nhà lý luận văn học thống nhất hoàn toàn Nhìn

chung, có thể xem người kế chuyện là một công cụ, một vai nghệ thuật do nhà văn

sáng tạo nên đề kể chuyện, nó là sản phẩm của quá trình hư cầu của nhà văn: “Đó là

một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thê tác phẩm văn học Ở nghệ thuật kể, không bao giờ người kế chuyện là vị tác giả đã hay chưa nỗi danh, nhưng

là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận”?” Với N.D, Tamarchenko, ông cũng quan

niệm: “Người ké chuyện là chủ thê lời nói và là người đại diện cho điểm nhìn trong tác phẩm văn học Người kể chuyện được khách quan hóa và được tách biệt rõ rệt với tác giả cả về mặt không gian, lẫn bình diện tu từ mà cụ thể nó được gắn với một

hoàn cảnh văn hóa — xã hội và ngôn ngữ cụ thể dé từ vị thế ấy nó mô tả các nhân vật khác”?, Trong tác phâm tự sự, người kế chuyện là một hình tượng tồn tại với

® TS — Truong Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 2

84 NGHIÊN CỨU VĂN HỌC SÓ 7 - 2017

nhiều vai trò, nhiều chức năng khác nhau Việc tác giả lựa chọn kiểu người kể

chuyện nào đề kế hoàn toàn không phải là một sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quan niệm, nhăm mục đích cấu trúc truyện kê và chuyền tải tư tưởng của mình một

cách hiệu quả nhất Tz Todorov khang dinh: “Nguoi ké chuyện là một yếu tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu ( ) Chính người kể chuyện là hiện thân của

những khuynh hướng mang tính xét đoán và đánh giá ( ) Chính nó lựa chọn lối nói

gián tiếp hay lối nói trực tiếp, sự kế tiếp tuần tự của việc trình bày hay sự hoán vị thời gian Không có người kể chuyện thì không có truyện kể”” Tác gia Tran Dinh Str

trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cũng đề cập khá chi tiết về chức năng của

người kế chuyện, từ kế chuyện, trần thuật, truyền đạt, đóng vai một yếu tố của tổ chức

tự sự, bình luận, nhân vật hoá Người kể chuyện chính là người mạng thông điệp

của nhà văn đến với người đọc, là điểm tựa để nhà văn bộc lộ những quan điểm của

mình về đời sống Người kể chuyện có vai trò và quyền năng rất lớn trong việc 16 chức kết cấu tác phẩm, chì phối rất lớn đối với các yếu tố khác trong cầu trúc nội tại của tác phẩm: “Hình tượng này có tầm quan trọng hết sức to lớn trong việc xây dựng tác phẩm bởi các quan niệm, các biến cố xây ra, cách đánh giá các nhân vật và các

biến có đều xuất phát từ cá nhân người ké chuyện”'? Bên cạnh đó, người kể chuyện

còn có chức năng môi giới, dan dat người đọc tiếp can thé giới nghệ thuật Trong

nhiêu trường hợp, người kế chuyện cũng tiến hành đối thoại, tranh luận với người đọc để cùng nhau kiếm tìm, khám phá chân lí cuộc sống

Để có thê đưa ra một khái niệm khá toàn diện, hợp lí về người kể chuyện, thiết

nghĩ nên xác lập khái niệm này thông qua sự phân biệt nó với tác giả và với các

nhân vật khác trong tác phẩm Tác giả Lê Phong Tuyết trong bài Người kể chuyện

trong văn xuôi cho răng: “Nói đến người kể chuyện phạm vị của nó chỉ là định nghĩa người kế chuyện, nghiên cứu mối quan hệ của nó với những phạm trù khác

nhau như tác giả, nhân vật và điều quan trọng nhất là điểm nhìn mà từ đó người ta

có thể xác định kiểu người kể chuyện”),

Trước hết, người kế chuyện và tác giả là hai phạm trù khác nhau song lại có sự

thông nhất với nhau Người kể chuyện là một công cụ do tác giả sáng tạo ra do đó nó

phan nao mang tiếng nói, quan điểm của tác giả Trong bài viết Ván đề người kề chuyện

trong thi pháp tự sự hiện đại, Đỗ Hải Phong cho răng: “Van dé người kể chuyện và

điểm nhìn của anh ta cần phải được xem xét trong mỗi quan hệ với tác giả, người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm tác giả trong tác phim’

Đọc truyện ngăn Trần Thùy Mai, ta cảm nhận khá rõ bức chân dung tỉnh thần của nhà

văn - hình ảnh một người phụ nữ tôn thờ tình yêu, coi tình yêu là lẽ sống: dù gặp nhiều

Trang 3

đắng cay, bất hạnh nhưng vẫn không bao giờ thôi khao khát, vẫn không bao giờ hết niềm tin vào tình yêu Rất nhiều lần, Trần Thùy Mai đã để cho nhân vật người ké

chuyện xưng Tôi bộc lộ một cách trực tiếp quan điểm đó: “Tôi sẽ chịu bỏng, chịu cháy,

đề được đau đớn, được yêu thương Tôi muốn chịu đựng mọi thứ trên đời, ngoại trừ sự

ghẻ lạnh” (Cánh cửa thứ chín); “Cuộc đời như một dòng sông Lẽ nào sợ thác ghénh

mà sông không dám chảy” (Gió thiên đường) Đặc biệt, trong những tác phâm tự

truyện, sự thống nhất giữa người kê chuyện và tác giả lại càng bộc lộ rõ bởi ở đó, tác giả

tự viết về mình, lay chính cuộc đời mình làm cơ sở cho sáng tạo nghệ thuật Đọc tác phẩm Nguyễn Khải, ta luôn bắt gặp ““có một người kê chuyện đóng vai tác giả là nhà _ văn, nhà báo, là chú Khải, ông Khải cùng với rất nhiều chỉ tiết tiêu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình, muốn coi mình là đối tượng của văn chương, Trong Ba người khác, nhân vật người kể chuyện xưng tôi tên Bối cũng có nhiều nét

trùng khít với tác giả Tô Hoài, giai đoạn ông tham gia làm đội phó đội cải cách Người

kế chuyện trong Một mình một ngựa cũng là một phương tiện để Ma Văn Kháng bộc

lộ cái tôi của mình, những cánh ngộ và nỗi niềm nhà văn trải qua Chính nhà văn đã bộc bạch: “Một mình một ngựa là đoạn đời mà bây giờ tôi mới viết ra để mọi người có thé hình dung đầy đủ về bản thân tôi”

Như vậy, giữa người ké chuyện và tác giả có nét thống nhất nhưng ta tuyệt đối

không được đồng nhất với nhau Người kế chuyện do nhà văn sáng tạo ra nhưng anh ta có một cuộc sống tương đối độc lập trong cấu trúc tác phẩm Sự không đồng nhất giữa người kế chuyện và tác giả được thê hiện trước hết ở chỗ tư tưởng của tác giả rộng hơn, khái quát hơn tư tưởng của người kể chuyện; tư tưởng của tác giả được thể hiện trong toàn bộ tác phẩm - qua cả nhân vật và qua cả người kế chuyện Ngay cá trong những tác phẩm có tính tự truyện thì giữa người kê chuyện với tác

giả vẫn có những nét khác nhau Mặc dù tác phẩm tự truyện thường lấy chính cuộc

đời tác giả làm chất liệu sáng tác nhưng đó là những hành động, tâm trạng đã xảy ra với nhà văn trong quá khứ chứ không phải là thời khắc hiện tại bây giờ Khi đọc Chân dung một hoạ sĩ thời trẻ của ] Joyce, W Tìndall khăng định: “Stephen không

phải là Joyce mà là qúa khứ của Joyce” Khi tác giả kể lại câu chuyện có thật đã

từng xảy ra trong cuộc đời mình thì bản thân tác giả trong hiện tại tức là người kê chuyện trở thành người quan sát, phán xét, bình luận còn bản thân tác giả trong quá khứ lại trở thành đối tượng của sự quan sát, phán xét đó Và rõ ràng giữa người kể chuyện với tác giả bây giờ có một khoảng cách rõ rệt :

Bên cạnh sự phân biệt với tác giả, để xác định rõ hơn nội hàm khái niệm người

ké chuyện, ta nên đặt nó trong mỗi quan hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm

Trang 4

86 NGHIÊN CỨU VĂN HỌC SÓ 7 - 2017

Người kê chuyện không chỉ là một nhân vật tham gia trong tác phẩm như các nhân vật khác mà còn có chức năng tô chức các nhân vật khác, đánh giá về các nhân vật khác: “Người kế chuyện bắt tất cả các đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật mà họ nhắc

tới phải lệ thuộc vào mình ngay cả khi người kể chuyện cho nhân vật một sự độc

lập đầy đủ về mặt ngôn ngữ 3, Trong bất cứ truyện kế nào cũng khắc in cách nhìn, cách cảm thụ, phương thức tư duy, năng lực trí tuệ và tư chất tình cảm của nhân vật đặc biệt này Trong tập Giømilia - Truyện múi đôi và thảo nguyên, người kể chuyện

đã bày tỏ một cách trực tiếp tình cảm của mình đối với người chị dâu, đã đồng cảm với việc chị dám bước qua những tập tục “quái gở” đề đi tìm hạnh phúc đích thực của mình: “Có một mình tôi không chê trách Giamilia Tôi không phản bội chân lý, chân lý của cuộc sống, chân lý của hai người đó” VỊ trí của nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm thay đổi rất linh hoạt, tuỳ thuộc vào động cơ và thái độ của tác giả Trong một số trường hợp, người kế chuyện xưng tôi, xuất hiện một cách tường minh trong tác phâm với tư cách là một nhân vật, có tên tuổi, hình dáng, nội tâm, tính cách, đứng cùng bình diện với các nhân vật khác Trong một số trường

hợp khác, người kế chuyện hàm ẩn, không có mặt trực tiếp trong tác phẩm, không

được miêu tả đây đặn; ta chỉ nhận ra nhân vật người kế chuyện qua cái nhìn, giọng điệu của anh ta mà thôi

Từ sự phân tích trến, ta có thể khăng định, nguời kế chuyện là một công cụ,

một phương tiện do nhà văn hư cầu nên để kê chuyện; đó là một nhân vật đặc biệt

trong tác phẩm tự sự, thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả Người kế chuyện có một vị trí vô cùng quan trong trong tác phẩm, nó đảm nhận cùng một lúc rất nhiều chức năng Đó là chức năng tổ chức tác phẩm; chức năng định hướng, dẫn

đắt người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật đồng thời người kể chuyện còn

thay mặt tác giả trình bày những quan niệm vẻ cuộc sống, con người, về nghệ thuật

2 Loại hình người kế chuyện

Dựa theo những tiêu chí khác nhau sẽ có những cách phân loại người kể

chuyện khác nhau Nếu dựa vào mức độ bộc lộ của người kế chuyện, ta chia thành người kế chuyện tường minh và người kể chuyénsham 4n; dựa vào tầng bậc

tự sự, ta chia thành người kế chuyện bậc 1, bậc 2, bậc 3 ; dựa vào mức độ cá tính của người kề chuyện, ta chia thành người kẻ chuyện có cá tính và người kể chuyện phi cá tính; dựa vào mức độ hiểu biết của người kế chuyện, ta chia thành

người kế chuyện toàn tri và người kê chuyện hạn chế Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đi vào trình bày hai cách phân loại người kế chuyện khá phô biến hiện nay

Trang 5

Thứ nhất, dựa theo tiêu chí điểm nhìn, các nhà nghiên cứu thường chia người

kê chuyện thành ba dạng: người kẻ chuyện theo điểm nhìn biết hết, điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài Đây là cách phân chia của các nhà nghiên cứu như

G Genette, Tz Todorov, P Lubbock G Genette trong Các phương thức tu từ

sử dụng thuật ngữ tiêu cự hóa (focalization) đã phân loại người kế chuyện thành 3 loại như sau: “Cái nhìn từ đẳng sau: tiêu cự hóa độ zero; cái nhìn từ bên trong: tiêu

cự hóa nội tại; cái nhìn từ bên ngoài: tiêu cự hóa ngoại tai”, Cũng gần VỚI quan

điểm của G Genetee, Tz Todorov, xuất phát từ tương quan về dung lượng hiểu biết của người kế chuyện và nhân vật, đã chia thành ba hình thức người kế chuyện:

“Cái nhìn từ đằng sau: người kể chuyện biết nhiều hơn nhân vật; cái nhìn từ bên

trong: người kể chuyện biết ngang như mức nhân vật biết; cái nhìn từ bên ngoài: người kể chuyện biết ít hơn nhân vật”? M Bai, kế thừa quan điểm của G

Genette, trong cuốn Tự sự học - Giới thiệu về lí thuyết fự sự, cũng đã chia người kể chuyện thành ba loại: tự sự với tiêu cự bang không: tự sự với tiêu cự bên trong, tự

sự với tiêu cự bên ngoài Cũng cùng quan điểm chia người kế chuyện trong tác

phẩm tự sự thành ba dạng chính như trên nhưng một số nhà nghiên cứu lại có sự phan chia ti mi hon bằng cách cụ thể hóa các dạng người kể chuyện này thành

những tiểu loại Chăng hạn, P Lubbock - nhà nghiên cứu người Anh, trong tác

phẩm Nghệ thuật văn xuôi, đã đưa ra bốn hình thức trần thuật cơ bản: “Thứ nhất là

“todt yếu toàn cảnh” - người trần thuật biết tất cả, có toàn quyền toàn năng trước các nhân vật của mình Thứ hai là hình thức “người trần thuật kịch hođ”- người

tran thuật đứng ở ngôi thứ nhất, kế lại câu chuyện từ góc độ sự cảm thụ riêng tư Thứ ba là “ý /ức kịch hoá”, cho phép miêu tả trực tiếp đời sống tâm lý, những trải nghiệm bên trong của nhân vật Hình thức tràn thuật thứ 4 là “kịch thực thụ” - độc

giả chỉ thấy được hình đáng bề ngoài và các cuộc đối thoại của nhân vật mà không

biết gì về đời sống của nội tâm của chúng”? Từ việc điểm qua ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng hầu hết các

ý kiến đều thống nhất một số đặc điểm cơ bản của ba kiểu người kế chuyện này

Người kể chuyện kế theo điểm nhìn biết hết hay còn gọi là người kế chuyện

toàn trị, mà như G Genette gọi là “tiêu cự hóa độ ero” con Tz Todorov gọi là

“người kể chuyện biết nhiều hơn nhân vật” là người kể chuyện rất rhông fuệ, có khả năng am hiểu hoàn toàn về thế giới mình kể, am hiểu cả hành động bên ngoài lẫn nội tâm bên trong của nhân vật Người kể chuyện luôn biết nhiều hơn và nói nhiều hon, bất cứ nhân vật nào trong tác phẩm Không chỉ kẻ, vai trò hiểu biết thông thái của

người kế chuyện kế theo điểm nhìn biết hết edn thê hiện rất rõ ở việc anh ta còn bình

luận, giải thích rất rõ ràng về những điểu mình kể Lép Tônxtôi khi mới đặt bút viết

Trang 6

88 NGHIÊN CỨU VĂN HỌC SÓ 7 - 2017

Cái chết của lan llích, nhà văn có ý định sử dụng cách kẻ theo điểm nhìn của một

viên chức trong tay anh ta có cuốn nhật ký cua Ivan Tlich Nhung sau đó ông đã quyết định kế lại câu chuyện theo điểm nhìn biết hết của người kê chuyện từ ngôi thứ ba Trong thư gửi con gái, ông đã nhân mạnh: “Cần phải viết từ điểm nhìn biết hết của

ngôi thứ ba, nếu không sẽ bị lúng túng”, Việc nhà văn lựa chọn hình thức người ké

chuyện theo điểm nhìn biết hết trong một số tác phẩm có một ý nghĩa nhất định Thứ nhất, nó cho phép tầm nhìn của người kế chuyện được mở rộng tối đa, có thể bao quát được cuộc sống từ nhiều chiều, nhiều phía khác nhau, qua đó mà tái hiện được

cuộc sống một cách phong phú, toàn điện Thứ hai, truyện kế theo điểm nhìn biết hết

với sự xuất hiện khá nhiều những lời bình luận, giải thích của người kể chuyện đã tạo cho người đọc niềm tin vào sự thông thái, hiểu biết của người kể chuyện Tuy nhiên,

có một vài trường hợp vai trò chỉ bảo, mách nước cho người đọc của người kể chuyện lại quá lộ rõ khiến cho câu chuyện phân nào thiếu đi sự hấp dẫn tự nhiên Thứ hai là kiểu người kể chuyện với điểm nhìn bên trong mà G Geneffe gọi là

“tiêu cự hóa nội tại” còn Tz Todorov gọi là “người kế chuyện hiểu biết bằng nhân

vật” Đây là trường hợp người kể chuyện hạn chế điểm nhìn tự sự của mình vào điểm

nhìn của nhân vật, anh ta thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng của nhân vật, nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật Trong trường hợp này, khoảng cách giữa nhân vật và người kế chuyện đường như không còn, nhân vật không có điều gì bí ân đối với người kế chuyện Dạng biểu hiện thứ nhất của người kế chuyện theo điểm nhìn bên trong là người kể chuyện xưng Tôi, tự thú nhận, bộc bạch chuyện của mình,

kế về những tâm trạng, cảm giác mà mình đã nếm trải Toàn bộ tác phâm Người tình của M Duras là những hồi ức của nhân vật Tôi về người tình của mình - một chàng trai Trung Hoa Dạng biểu hiện thứ hai là người kế chuyện đứng ở ngôi thứ ba từ bên

ngoài nhưng lại tựa vào điểm nhìn nhân vật đề kể Trong tác phẩm Chân dưng một

nghệ sĩ thời trẻ, người kê chuyện đã nhập vai vào nhân vật Stephen, nhập vào cảm

xúc, suy nghĩ, hồi tưởng của nhân vật, nhìn nhận thế giới theo những cảm nhận của

nhân vật và thuật lại băng chính giọng điệu của nó Với việc sử dụng loại hình người

kế chuyện với điểm nhìn bên trong, nhà văn sẽ tao cho người đọc ảo tưởng về tính chân thực của câu chuyện kể vì họ có cảm giác đang được nghe chính người trong cuộc tự kế chuyện mình chứ không phải nghe qua một người thứ ba nào đó Mặt khác, khi kế theo điểm nhìn của nhân vật đặc biệt là nhân vật xưng tôi, người kể chuyện sẽ dé đàng bộc lộ những quan điểm cá nhân của mình Í Thứ ba là hình thức người kê chuyện với viển nhìn bên ngoai ma G Gennete

gọi là “tiêu cự hóa ngoại tại” còn Tz Todorov gọi là “người kế chuyện biết ít hơn

Trang 7

nhân vật” Trong trường hợp này, người kể chuyện tỏ ra xa lạ với thế giới mà anh ta

kể lại; anh ta chỉ là người ngoài cuộc và chỉ có thể kể về những hành động, lời nói

thê hiện ra bên ngoài chứ không có khả năng am hiểu đời sống nội tâm bên trong của nhân vật Truyện Rặng đôi twa dan voi trang (Hemingway) dugc ké theo diém nhìn này Sự tham gia của người kể chuyện vào truyện là cực nhỏ Anh ta chỉ thuần

tuý là một người quan sát và ghi lại cuộc đối thoại của hai nhân vật - một người đàn

ông Mỹ và một cô gái chứ không có một lời giải thích, bình luận nào Nhân vật hoạt

động trước mắt mà người kê chuyện không bao giờ biết được tư tưởng và tình cảm

của chúng Trong truyện ÄMười một người con trai của Kafka, người kể chuyện cũng chỉ quan sát và kể lại những điều mà mình thấy chứ hầu như không bày tỏ thái

độ chủ quan gì Có lẽ chính vì sự tồn tại của điểm nhìn bên ngoài này mà đọc truyện Kafka người đọc thường có cảm giác người kể chuyện rất mờ nhạt nếu không muốn nói là dường như vắng bóng

Bên cạnh sự phân loại người kê chuyện dựa theo tiêu chí điểm nhìn, các nhà

nghiên cứu còn căn cứ vào độ tin cậy của người kề chuyện đối với thế giới được kể

dé chia thành người kể chuyện đáng tin cậy và người kê chuyện không đáng tin cậy Theo nhà phê bình Wayne Booth, người ké dang tin cậy là khi anh ta nói hoặc hành động hợp với những quy chuẩn của tác phẩm còn không đáng tin cậy trong trường hợp ngược lại Cũng cùng quan điểm như thế, Trần Đình Sử trong Dân luận

thi pháp học khăng định: “Lời của người trần thuật nhiều khi không nhất trí với

khuynh hướng yêu ghét của tác phẩm, tạo thành người trần thuật không đáng tin

cậy Nếu lời của người trần thuật nhất trí với nhân vật, với tác giả hàm ấn trong tác phâm thì người trần thuật là đáng tin cay” Trong 7ừ điển thuật ngữ văn học,

tác giả tiếp tục khăng định quan điểm đó: ““Trong tác phâm, người trần thuật đáng

tin cậy là người thống nhất được hệ giá trị trong tác phẩm, dù có được cải biên như thế nào, sự đánh giá không hè thay đổi Người trần thuật không đáng tin cậy là người trần thuật hoặc không bày tỏ thái độ đánh giá sự kiện, hoặc cô im lặng không nói rõ các mỗi quan hệ nhân quá khiến cho việc lí giải bị mơ hồ, hoặc có tình bỏ sót một số chỉ tiết, hoặc kế những điều không liên quan tới sự việc chính, hoặc sử dụng

một giọng điệu không phù hợp, hoặc tỏ ra hoàn toàn không hiểu

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất trong việc khăng định, người kế chuyện đáng tin cậy là người thông nhất được hệ giá trị trong tác phẩm Kiểu người kế chuyện đáng tin cậy rất phô biến trong văn học truyền thống Đọc các tác phâm văn học dân gian và văn học trung đại, ta thấy người kể chuyện

thường xem lập trường của mình là điểm tựa duy nhất có giá trị đối với mọi sự

Trang 8

90 NGHIÊN CỨU VĂN HỌC SÓ 7 - 2017

đánh giá, lí giải đời sống Trong quan hệ với người đọc, người kê chuyện có một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng người đọc, mách nước cho họ thông qua những lời bình luận, nhận xét Anh ta luôn nhân danh kinh nghiệm

cộng đồng, nhân danh chân lý để hướng đạo cho bạn đọc Với khả năng toàn tri

đó, người kế chuyện trong văn học truyền thống lãnh một trách nhiệm khá lớn

trong việc tổ chức tác phẩm, nói hộ tư tưởng quan điểm tác giả, là người định hướng cho độc giả trong quá trình tiếp nhận tác phẩm Mối quan hệ giữa người kể

chuyện với bạn đọc là mối quan hệ một chiều, hoàn toàn mang tính độc thoại

Chắng hạn trong truyện Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự), người kế chuyện giành hắn

10 câu thơ đầu tiên để bình luận về tình yêu đôi lứa, về sự hòa hợp giữa tình yêu

và lễ giáo phong kiến Qua những lời bình luận đó, người kể chuyện muốn khuyên răn mọi người rằng dẫu là cuộc tình ở tiên cảnh hay trần gian thì cũng phải xây dựng trên tình sâu nghĩa cả Đọc các tác phẩm văn học giai đoạn 1945 —

1975 như Vỡ bở (Nguyễn Đình Thi), Xung kích (Nguyễn Khải), Dấu chân người

lính (Nguyễn Minh Châu) , ta nhận thấy do ưu tiên phục vụ nhiệm vụ chính trị nên người kế chuyện thường tự ý thức về mình, xem mình như một cán bộ tuyên

huấn, nhân danh cộng đồng, đứng trên quan điểm cộng đồng để chỉ bảo cho người đọc Sau khi đọc xong tác phẩm, người đọc ít băn khoăn liệu những điều người kê chuyện nói có đúng hay không: họ không tranh cãi gì về những điều người kê chuyện đã kẻ

Khác với người kê chuyện đáng tin cậy, người kê chuyện không đáng tin cậy thường là người đối lập với những quy chuẩn của tác phẩm Trong tác phẩm, người

kê chuyện không đáng tin cậy có một số biểu hiện như đưa ra nhiều nguồn thông tin về một sự kiện nhưng không bày tỏ thái độ đánh giá, không đưa ra lời phán xét cuối cùng hoặc cung cấp những thông tin không đúng, thông tin không đây đủ

Có thể nói, người kể chuyện không đáng tin cậy là sản phẩm của giai đoạn phát triển cao của văn học, khi văn học muốn tiến tới ý thức đối thoại Kiểu người kể

chuyện không đáng tin cậy này, ta có thể bắt gặp khá phô biến trong sáng tác của

các nhà văn phương Tây thế kỷ XX: “Đặc điểm khá rõ của hình tượng tác giả ở văn xuôi tiêu thuyết phương Tây thế ký XX là ý thức về sự hạn hẹp, thiếu thông tin của

bản thân tác giả - người trần thuật, là sự hoài nghỉ ngay chính tính xác thực của

những gì được trần thuật Từ đây xuất hiện xu hướng chủ quan hóa, trữ tình hóa sự

trần thuật, làm xuất hiện người kê chuyện thiên vị với những nhận biết luôn luôn

khiếm khuyết, bị che khuất chỗ này chỗ khác, đo đó phải cô tình đưa nhiều phương

án cốt truyện và tình tiết để độc gia lua chon ’”>?,

Trang 9

Khảo sát văn học Việt Nam thời kì đổi mới, ta nhận thấy, càng ngày các nhà

văn càng có ý thức trong việc hạn chế vai trò, tính can dự của người kế chuyện đi

với thé giới được kề Người kê chuyện thường luôn tự dấu mình, họ kể với cái nhìn hạn tri, luôn cố tình đứng thấp hơn người đọc, để cho người đọc chủ nhận tiếp nhận

tác phẩm theo cách của mình Người kể chuyện thường vừa kể vừa tự hoài nghi,vừa kế vừa fự thú về những nhâm lân, ngộ nhận của mình Anh ta tỏ ra không chắc chăn về vấn đề được kể, không biết câu chuyện xây ra thế nào, kết thúc ra sao

Mở đầu tác phẩm Người sông Mê (Châu Diên), người kế chuyện đã thú nhận: “Đó

là buổi tối định mệnh chưa hay phải đợi đến sáng ngày hôm sau mới xảy ra cái ngày định mệnh? Chịu thôi, phiền phức quá, chính người kề chuyện này cũng bắt đâu nhớ nhớ quên quên mát rồi đây này Đành xin lỗi bạn đọc và chỉ biết cầu mong

bạn đọc kiên tâm chứ còn biết làm sao bây giờ” Trong Mỗi buôn chiến tranh (Bảo Ninh), người kế chuyện cũng bộc bạch rất chân thành: “Tôi đã chép lại hầu như

toàn bộ theo đúng cái trình tự tình cờ tôi có được ấy Không hè có một chữ nào là của tôi trong bản thảo mới, /ôi chỉ xoay xoay vặn vặn nhự một người chơi rubich vậy thôi” Trong mối quan hệ với người đọc, người kể chuyện hoàn toàn dân chủ Anh ta không mách nước hay định hướng gì cho người đọc, không bắt người đọc phải tuân theo một quy định về mặt ngữ nghĩa nào Người đọc hoàn toàn có quyền tham gia đồng sáng tạo Nếu như trong những truyện truyền thống, người kể chuyện khi đưa ra một vấn đề thường đảm bảo vẻ tính xác định, rõ ràng của những nguồn thông tin ấy thì trong văn học hiện nay, người kế chuyện lại thường đưa ra nhiều nguôn thông tin khác nhau làm cho người đọc phải tự suy nghĩ, lựa chọn Chắng hạn, trong truyện ngăn Vàng lửa, người kế chuyện thú nhận rằng vì “không

có tài liệu gì và cũng không ai biết gì về thung lũng hoặc chuyện của những người châu Âu thời Gia Long” nên đã đưa ra ba đoạn kết cho câu chuyên Có thê nói, sự xuất hiện khá phô biến của kiểu người kê chuyện không đáng tin cậy trong văn học hiện nay bắt nguồn từ chính sự thay đổi trong quan niệm của nhà văn về mối quan

hệ với người đọc Nếu như trước đây, các nhà văn thường xem mình là người có

vai trò định hướng, dẫn dắt cho người đọc thì hiện nay, họ lại ý thức mình chỉ là người bạn tâm tình, đối thoại với người đọc để cùng khám phá ra những vấn dé của

Cuộc sống Nguyễn Minh Châu đã hiểu sự khó chịu của bạn đọc nếu nhà văn luôn

biến họ “thành những em bé ngây thơ”, luôn đặt trước họ “mảnh đất bằng phẳng trồng toàn hoa” để khi đọc xong “họ chăng có gì phải bận tâm, suy nghĩ”“®, Nguyễn Thị Thu Huệ phát biểu: “Người viết chỉ nên là một người bạn tâm tình với người đọc, chứ đừng là người dạy người đọc vì chưa chắc cứ là nhà văn đã giỏi, đã

có văn hoá Tôi rất ghét lối văn gồng mình hơn cái mình có ”“?, Chính sự xuất hiện

Trang 10

92 NGHIÊN CỨU VĂN HỌC SÓ 7 - 2017

phô biến của kiểu người kể chuyện không đáng tin cậy trong văn học hiện nay là một biêu hiện sâu sắc của ý thức dân chủ hoá nên văn học

Tóm lại, nói đến người kể chuyện là nói đến sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, nói đến một vai nghệ thuật do nhà văn hư cầu nên Nó có mối quan hệ khá

phức tạp với nhân vật và với tác giả Không ai phủ nhận người kế chuyện là một

nhân vật đặc biệt, là một hình tượng thái độ, mang cách nhìn, cách tư duy của tác

giả nhưng rõ ràng giữa người kế chuyện và tác giả không trùng khít với nhau Có

thể mượn lời của tác giá Từ điển thuật ngữ văn học để khẳng định về tính độc đáo của nhân vật người kể chuyện: “Đó có thê là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thê là người biết một câu chuyện nào đó Hình tượng

người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bô sung về

mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn của tác giả”,

(1) Dẫn theo LP Hin và E.A Tzurganova (Chủ biên): Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở phương Tây

(2) N.D Tamarchenko: Người kể chuyện (Lã Nguyên dịch), Nguồn: Phebinhvanhoc.com.vn/

(lên mạng ngày 30/1/2015)

(3) Tz Todorov: Thi pháp văn xuôi, (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch), Nxb Đại học Sư

phạm, H., 2004, tr.489

(4) LI Timofeev: Nguyên lý lý luận văn học (tập 2), Nxb Văn hoá, Viện Văn học, H., 1962, tr.44

(5) Lê Phong Tuyết: Người kế chuyện trong văn xuôi, Văn học nước ngoài, số 5, 2008, tr.120

(6) Tran Dinh Sử (Chủ biên): 7 sự bọc, một số vấn đề lý luận và lịch sử (Phần 2), Nxb Đại học

Sư phạm, Hà Nội, 2004, tr.119

(7) Nguyễn Thị Bình: Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết, Tạp chí văn học, số 7, 1998, tr.69

(8) L.I Timofeev: Nguyên lý lý luận văn học, sđd, tr.32

(9), (10) (11) Dan theo LP Tlin va E.A.Tzurpanova: Các khái niệm và thuật ngữ , sảd, tr.259,

258, 223

(12) Khrapchenko: Những ván đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học (Trần Đình

Sử giới thiệu), Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002, tr.168

(13) Trần Đình Sử: Diễn luận thị pháp học, Nxb Giáo dục, HÀ 1998, tr.190

(14), (18) Tran Dinh Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên): Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 1999, tr.224, 191

(15) Lại Nguyên Ân: 150 thudt ngi văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.149 _

(16) Nguyễn Minh Châu: Nguyễn Minh Châu toàn tp, (tập 5), Nxb Văn học, H., 2001, tr.128

(17) Dẫn theo Nguyễn Thị Bình: Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995, Những đổi mới cơ bản, Nxb

Giáo dục, H., 2007, tr.39.

Ngày đăng: 08/01/2025, 19:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w