1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cơ sở và ứng dụng ai Đề tài nhận dạng biển báo giao thông sử dụng mô hình yolov5

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Dạng Biển Báo Giao Thông Sử Dụng Mô Hình YOLOv5
Tác giả Trần Phương Nam, Nguyễn Tấn Nhật, Nguyễn Ngô Quang Trung
Người hướng dẫn GVHD: Trương Ngọc Sơn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 7,4 MB

Nội dung

Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển một hệ thống nhận diện biển báo giao thôngdựa trên mô hình YOLOv5, nhằm cải thiện khả năng nhận diện và hiểu biết về biểnbáo giao thông trong mô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Trang 2

ĐIỂM SỐ

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Giới thiệu YOLOv5 2

1.1.1 Backbone 3

1.1.2 Neck 4

1.1.3 Head 6

1.2 Các kỹ thuật Tăng cường dữ liệu trong YOLOv5 7

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHẬN DIỆN BIỂN BÁO GIAO THÔNG 8

2.1 Quá trình tạo tập dữ liệu 8

2.2 Đặc điểm của tập dữ liệu 10

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 11

3.1 Kết quả huấn luyện 11

3.2 Kết quả nhận diện biển báo 12

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong một hệ thống giao thông phức tạp, việc nhận diện và hiểu biết về biển báo giaothông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và tuân thủ quy tắc giaothông Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ mạnh mẽ để giúp tự động hóa quátrình nhận diện biển báo Đề tài này tập trung vào việc áp dụng mô hình YOLOv5 đểnhận diện biển báo giao thông một cách chính xác và hiệu quả

Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển một hệ thống nhận diện biển báo giao thôngdựa trên mô hình YOLOv5, nhằm cải thiện khả năng nhận diện và hiểu biết về biểnbáo giao thông trong môi trường thực tế Phạm vi của nghiên cứu bao gồm xây dựngmột tập dữ liệu đa dạng về biển báo giao thông, huấn luyện mô hình YOLOv5, vàđánh giá hiệu suất của hệ thống nhận diện

Nhận diện biển báo giao thông không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện

an toàn giao thông mà còn giúp tăng cường hiệu quả của hệ thống giao thông Bằngviệc áp dụng mô hình YOLOv5, chúng ta có thể xây dựng hệ thống nhận diện biển báogiao thông nhanh chóng và chính xác, giúp giảm nguy cơ tai nạn và tạo ra môi trườnggiao thông an toàn hơn cho cộng đồng

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Giới thiệu YOLOv5

YOLO (You Only Look Once) được giới thiệu lần đầu bởi Joseph Redmon vào năm

2015 với mục tiêu cung cấp một phương pháp nhanh chóng và hiệu quả để nhận diệnđối tượng trong hình ảnh YOLO đặc biệt nổi bật vì khả năng dự đoán tất cả các đốitượng trong một lần duy nhất, thay vì phải chạy qua nhiều bước như các mô hình khác(ví dụ như R-CNN) YOLOv5 (phát triển bởi Ultralytics) là một phiên bản khôngchính thức nhưng rất phổ biến vì tính hiệu quả và dễ sử dụng

Mô hình YOLOv5 bao gồm ba phần chính:

 Backbone: Phần này sử dụng một mạng học sâu (deep learning network) chịu

trách nhiệm trích xuất các đặc trưng từ hình ảnh đầu vào

 Neck: Là phần trung gian giữa backbone và head, có nhiệm vụ kết hợp các đặc

trưng từ các tầng khác nhau

 Head: Phần cuối của mô hình, nơi thực hiện dự đoán các bounding boxes và

phân loại các đối tượng trong hình ảnh

Trang 7

Hnh 2: Cấu trúc module C3 và BottleNeck

Ở cuối phần backbone là khối SPP (Spatial Pyramid Pooling) YOLOv5 phiên bản mớihơn thay thế khối SPP thành SPPF (SPP-Fast) SPPF gồm lớp ConvBNSiLU ở đầu, balớp max-pooling k5, s1, p2 liên tiếp được ghép nối với nhau rồi qua một lớpConvBNSiLU:

Hnh 3: Khối SPPF

1.1.2 Neck

Là phần trung gian giữa backbone và head, có nhiệm vụ kết hợp các đặc trưng từ cáctầng khác nhau YOLOv5 sử dụng cấu trúc CSP-PAN Cấu trúc này gồm các lớpUpsample và C3 Lớp Upsample ngược với lớp MaxPooling, làm tăng kích thướckhông gian của đặc trưng ảnh Kết hợp với các lớp backbone để ghép các đặc trưngảnh ở nhiều độ phân giải khác nhau, giúp nhận diện được các vật thể có kích thướckhác nhau

Trang 9

Phần này kết hợp các đặc trưng ảnh đã được xử lý ở nhiều mức độ phân giải ở khốiNeck để dự đoán bounding box, lớp, điểm tin cậy của đối tượng trên ảnh.

Hnh 5: Khối Head

Hàm Loss của mô hình được tính bởi công thức:

L = λ box L box + λ obj L obj + λ cls L cls

Trang 10

Trong đó, λ box, λ obj, λ cls lần lượt là trọng số ứng với các loss hộp, loss vật thể và lossphân loại.

1.2 Các kỹ thuật Tăng cường dữ liệu trong YOLOv5

Các kỹ thuật Tăng cường dữ liệu trong YOLOv5 được sử dụng để giảm overfitting.Một số kỹ thuật bao gồm:

 Mosaic Augmentation: Ghép bốn bức ảnh thành một.

 Copy-paste Augmentation: sao chép và dán (copy và paste) các vật thể từ một

hình ảnh sang một vị trí ngẫu nhiên trên hình ảnh khác

 Random Affine Transform: là kỹ thuật tăng cường dữ liệu bằng cách áp dụng

các biến đổi ngẫu nhiên như xoay, dịch chuyển, co giãn và xoay trục tọa độ chohình ảnh

 MixUp Augmentation: Lấy tổ hợp tuyến tính của hai bức ảnh để ghép chúng

thành một

 HSV Augmentation: Thay đổi ngẫu nhiên sắc độ, tương phản, độ sáng

Trang 11

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHẬN DIỆN BIỂN BÁO GIAO THÔNG 2.1 Quá trình tạo tập dữ liệu

Tập dữ liệu được xây dựng từ các video quay lại các biển báo giao thông trên một sốcon đường ở thành phố Hồ Chí Minh Các video này sau đó được xử lý thành từngkhung hình riêng lẻ bằng cách trích xuất ảnh từ video với tần suất phù hợp (5 ảnh/giây)

để đảm bảo tính đa dạng về ngữ cảnh và vị trí Mỗi khung hình chứa ít nhất một hoặcnhiều biển báo giao thông, giúp tạo ra một tập dữ liệu phong phú cho quá trình nhận

diện Tổng cộng thu được 800 bức ảnh khác nhau cho 10 loại biển báo Tập dữ liệu

được gán nhãn bằng công cụ Roboflow Đây là một công cụ dùng để quản lý, gánnhãn, tiền xử lý và tạo tập dữ liệu cho các mô hình học máy

Hnh 6: Mười loại biển báo trong tập dữ liệu B7ng 1: B7ng các loại biển báo trong tập dữ liệu

Có khúc cua phải

phía trước

đường không ưutiên (hẻm phải)

53

Có khúc cua trái

phía trước

đường không ưutiên (hẻm trái)

Trang 12

Để tăng số lượng ảnh trong tập dữ liệu, kỹ thuật Tăng cường dữ liệu được áp dụng.Đây là một kỹ thuật mở rộng tập dữ liệu bằng cách biến đổi hình ảnh gốc, giúp môhình học được nhiều đặc trưng hơn và hoạt động tốt hơn trên các tình huống thực tế.Các phép biến đổi sử dụng:

- Làm mờ: lên tới 1 pixel

Qua quá trình Tăng cường dữ liệu, thu được 1880 bức ảnh, trong đó 1620 bức ảnhdùng để huấn luyện, 180 dùng để kiểm tra và 80 dùng để test

Hnh 7: Tập 7nh sau Tăng cường dữ liệu

Trang 13

2.2 Đặc điểm của tập dữ liệu

Tập dữ liệu bao gồm các hình ảnh biển báo giao thông được quay chụp từ nhiềukhoảng cách và góc độ khác nhau nhằm đảm bảo tính đa dạng và tính ứng dụng của

Sự đa dạng của tập dữ liệu đảm bảo rằng mô hình học được khả năng nhận diện trong

cả trường hợp lý tưởng lẫn tình huống phức tạp, phản ánh thực tế ứng dụng

2.3 Lựa chọn thông số cho quá trình huấn luyện

Mô hình được lựa chọn để nhận diện là YOLOv5s – là phiên bản nhỏ gọn củaYOLOv5 với khoảng 7.2 triệu trọng số, phù hợp cho bài toán nhận diện thời gian thựcnhờ hiệu suất cao và tốc độ nhanh Các thông số dùng để huấn luyện mô hình gồm:

- Kích thước ảnh đầu vào: 640x640 Đây là kích thước yêu cầu của YOLOv5s

- Batch size: 50 ảnh Giúp tăng tốc độ huấn luyện trên GPU trong khi vẫnđảm bảo độ chính xác

- Số epoch: 100 lần Đủ để mô hình hội tụ và học đầy đủ các đặc trưng từ tập

dữ liệu

Trang 14

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả huấn luyện

Kết quả huấn luyện của mô hình nhận dạng biển báo giao thông được thể hiện qua các

đồ thị bên dưới:

Hnh 9: Đồ thị các thông số của mô hnh trong quá trnh huấn luyện

 train/val box_loss: Đo độ chính xác trong việc dự đoán các bounding box của

đối tượng (biển báo giao thông) so với các giá trị thực tế Đường cong giảmnhanh ở những epoch đầu tiên, sau đó giảm dần và ổn định khi mô hình hội tụvào vị trí chính xác của các đối tượng

 train/val obj_loss: Đo lường khả năng mô hình nhận diện sự hiện diện của đối

tượng trong mỗi bounding box Loss này giảm dần chứng tỏ mô hình học cáchphân biệt các vùng chứa biển báo với các vùng không chứa biển báo

 train/val cls_loss: Đo lường độ chính xác trong việc phân loại đối tượng vào

các lớp biển báo giao thông cụ thể Loss này giảm chứng tỏ mô hình ngày càngphân biệt rõ hơn các loại biển báo giao thông

 Precision: Là tỷ lệ giữa số lượng dự đoán đúng đối tượng và tổng số đối tượng

được dự đoán Precision của mô hình cao (0.85)

Trang 15

 Recall: Là tỷ lệ giữa số lượng dự đoán đúng đối tượng và tổng số đối tượng

thực tế Giá trị này cao (0.85) chứng tỏ mô hình ít khi bỏ sót các đối tượng

 mAP và mAP0.95: Là trung bình độ chính xác theo các ngượng IoU khác

nhau Các chỉ số này cao (mAP = 0.95, mAP:0.95 = 0.6) thể hiện mô hình cókhả năng nhận diện chính xác và đầy đủ các đối tượng

3.2 Kết quả nhận diện biển báo

Kết quả nhận diện biển báo trên tập kiểm tra cho thấy, mô hình nhận diện rất tốt cácbiển báo trong ảnh, với độ tin cậy cao Một số hình có các biển báo khó nhận biết bằngmắt thường, mô hình vẫn nhận diện được với độ tin cậy thấp hơn (0.2 – 0.3) Tuynhiên, vẫn có một số hình mà mô hình nhận diện biển báo chưa chính xác, ví dụ nhưbiển báo giao nhau với đường không ưu tiên (hẻm trái) vì số lượng ảnh trong tập dữliệu ít (27 ảnh) Đôi khi mô hình nhầm lẫn giữa các cặp biển: cấm dừng - cấm đậu xe

và cấm đi ngược chiều - hướng đi phải tránh Do các biển báo có nhiều đặc điểm giốngnhau; số lượng ảnh thu thập chưa đủ để trích xuất đặc trưng mà phân biệt giữa các biểnbáo ấy

Trang 18

KẾT LUẬN

Trong bài báo cáo này, chúng tôi đã tập trung vào việc nghiên cứu và áp dụng mô hìnhYOLOv5 trong việc nhận diện biển báo giao thông Qua quá trình nghiên cứu và thựchiện, chúng tôi đã đạt được những kết quả quan trọng và đáng chú ý

Chúng tôi đã xây dựng một hệ thống nhận diện biển báo giao thông dựa trên mô hìnhYOLOv5, với tập dữ liệu được lấy từ một số con đường ở TP.HCM Kết hợp với kỹthuật Tăng cường dữ liệu để tăng số lượng ảnh, cải thiện khả năng nhận diện và tổngquát hóa của mô hình

Kết quả đánh giá của mô hình trên tập dữ liệu kiểm tra đã cho thấy độ chính xác của

mô hình cao, đồng thời mô hình cũng thể hiện khả năng tổng quát hóa tốt trên các tìnhhuống thực tế, nhưng có một số trường hợp mô hình không thể nhận diện đúng chínhxác được loại biển báo Còn nhầm lẫn giữa các biển báo giống nhau, do tập dữ liệuchưa đủ đa dạng

Từ kết quả nghiên cứu và thực hiện, chúng tôi nhận thấy sự tiềm năng và ứng dụngrộng rãi của mô hình YOLOv5 trong việc nhận diện vật thể, đặc biệt là trong lĩnh vựcnhận diện biển báo giao thông Công trình này đánh dấu bước tiến quan trọng trongviệc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong giao thông và antoàn đường bộ

Trang 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ultralytics, “Architecture Summary,” Ultralytics.com, 2023

grid-sensitivity (accessed Nov 28, 2024)

https://docs.ultralytics.com/yolov5/tutorials/architecture_description/#43-eliminate-[2] “Overview of model structure about YOLOv5 · Issue #280 ·

ultralytics/yolov5,” GitHub https://github.com/ultralytics/yolov5/issues/280[3] Ultralytics, “YOLOv5,” docs.ultralytics.com, Dec 12, 2023

https://docs.ultralytics.com/models/yolov5/

[4] “Create a Project | Roboflow Docs,” Roboflow.com, Jul 10, 2024 https://docs.roboflow.com/datasets/create-a-project (accessed Nov 28, 2024)

Trang 20

PHỤ LỤC

# clone YOLOv5 repository

!git clone https://github.com/ultralytics/yolov5

# install dependencies as necessary

!pip install roboflow

from roboflow import Roboflow

rf = Roboflow(api_key="14oNkN7sUzR8pJLW3aN9")

project = workspace(rf "remo-ekoh3").project("bien-bao-copy")version = project.version( )4

dataset = version.download("yolov5")

# train yolov5s on custom data for 100 epochs

Trang 21

from utils.plots import plot_results # plot results.txt as

# print out an augmented training example

Image(filename='/kaggle/working/yolov5/runs/train/

yolov5s_results/train_batch0.jpg' width=900)

# run interfere and display the result

%cd /yolov5/

!python detect.py weights

runs/train/yolov5s_results/weights/best.pt img 640 conf 0.35source {dataset.location}/test/images/

LINK VIDEO BÁO CÁO

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị bên dưới: - Báo cáo cơ sở và ứng dụng ai Đề tài  nhận dạng biển báo giao thông sử dụng mô hình yolov5
th ị bên dưới: (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN