VIỆT BẮC (Tố Hữu) Phần một: Tácgiả I. Vài nét về tiểu sử: - Tố Hữu (1920 - 2002) quê Thừa Thiên Huế, sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo, cha mẹ đều yêu thích thơ ca. - 1938 Tố Hữu trở thành đảng viên Đảng CS Đông Dương. - 1939 bị thực dân Pháp bắt giam và đày ải trong nhiều nhà tù. - 3/1942 Tố Hữu vượt ngục, về với phong trào. - 1945 Tố Hữu là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế. - Trong kháng chiến chống Pháp, Tố Hữu công tác văn hóa, văn nghệ ở Việt Bắc. - Trong suốt hai cuộc kháng chiến -> 1986, ông liên tục giữ nhiều cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước. - 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. II. Đường cách mạng, đường thơ: - Thơ Tố Hữu phản ánh chân thực những chặng đường CM của dân tộc và của chính bản thân. 1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) - Phản ánh chặng đầu tiên, đánh dấu bước trưởng thành của nhà thơ. - Tập thơ chia làm 3 phần: + Máu lửa: sáng tác trong thời kỳ mặt trận Dân chủ + Xiềng xích: sáng tác ở các nhà lao + Giải phóng: viết sau khi vượt ngục -> những ngày đầu giải phóng (CMT8) 2. Tập thơ Việt Bắc (1946 - 1954) - Tập thơ là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến. - Tập thơ còn ngợi ca chiến thắng hào hùng, niềm tự hào, nỗi xúc động của cả dân tộc. 3. Tập thơ Gió Lộng (1955 - 1961) - Hướng về quá khứ để nhớ đến cha ông, ghi sâu ân tình của CM. - Phản ánh cuộc sống mới ở miền Bắc tràn đầy sức sống và niềm vui. - Thể hiện nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ miền Nam. 4. Tập thơ Ra Trận (1962 - 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977). - Tập thơ Ra Trận: ca ngợi miền Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ. - Tập thơ Máu và Hoa: ghi lại chặng đường CM, khẳng định niềm tin, niềm tự hào khi toàn thắng về ta. 5. Tập thơ Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999) - Thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời và con người. - Niềm tin về lý tưởng cách mạng, về chữ "nhân". III. Phong cách thơ Tố Hữu: 1. Về nội dung: Tính chất trữ tình chính trị sâu sắc - Hồn thơ Tố Hữu lúc hướng tới cái Ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người CM, của cả dân tộc. - Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử, dân tộc. - Giọng thơ mang tính chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. 2. Về nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc: - Thể thơ: sử dụng thể thơ cổ điển và hiện đại, nhưng đặc biệt thành công ở những thể thơ truyền thống của dân tộc như thể thơ lục bát: Khi con tu hú, Việt Bắc. - Ngôn ngữ thơ: sử dụng từ ngữ và cách nói quen thuộc giàu tính nhạc của tiếng Việt. IV. Kết luận: Thơ Tố Hữu là một thành tựu xuất sắc của thơ ca CM Việt Nam, tiêu biểu cho mảng thơ luôn coi vận mệnh dân tộc là lẽ sống lớn nhất. . phần: + Máu lửa: sáng tác trong thời kỳ mặt trận Dân chủ + Xiềng xích: sáng tác ở các nhà lao + Giải phóng: viết sau khi vượt ngục -> những ngày đầu giải phóng (CMT8) 2. Tập thơ Việt Bắc (1946 -. Hữu công tác văn hóa, văn nghệ ở Việt Bắc. - Trong suốt hai cuộc kháng chiến -> 1986, ông liên tục giữ nhiều cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước. - 1996 được tặng giải thưởng. VIỆT BẮC (Tố Hữu) Phần một: Tác giả I. Vài nét về tiểu sử: - Tố Hữu (1920 - 2002) quê Thừa Thiên Huế, sinh ra trong