Chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1946 - Về tính chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường XHCN - Về quyền tự do kinh doanh - Về vị trí vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường - V
Trang 2Mục Lục
A LỜI MỞ ĐẦU:
B NỘI DUNG:
I Khái quát về chế độ kinh tế
1 Khái niệm về chế độ kinh tế
2 Chế độ kinh tế trong hiến pháp các quốc gia trên thế giới:
II Chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1946
- Về tính chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường XHCN
- Về quyền tự do kinh doanh
- Về vị trí vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
- Về tài sản thuộc sở hữu toàn dân
- Về quản lý, sử dụng đất đai
- Về tài chính công, đơn vị tiền tệ quốc gia
- Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống tham nhũng III Chế định kinh tế trong Hiến pháp 1959:
- Về tính chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường XHCN
- Về Tài sản thuộc sở hữu toàn dân
- Về vai trò của Nhà nước:
- Về Quyền tự do kinh doanh:
- Về Quản lý, sử dụng đất đai
- Về Tài chính công, đơn vị tiền tệ:
- Về thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng
Trang 3
B. NỘI DUNG
I Khái quát về chế định của chế độ kinh tế :
1 Khái niệm về chế độ kinh tế :
- Một hệ thống các quan hệ xã hội được pháp luật quy định thể hiện định hướng phát triển kinh tế, tính chất và hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất, và tổ chức quản lý nền kinh tế
- Bao gồm: Chế độ sở hữu, chính sách kinh tế và chế độ quản lý kinh tế
2 Chế độ kinh tế trong hiến pháp các quốc gia trên thế giới:
Trang 4- Chỉ phổ biến ở các nước XHCN, rất ít được quy định trong Hiến pháp của các nước khác
- Lý do quy định:
+ Mối quan hệ gắn kết giữa kinh tế-chính trị
+ Thể hiện sự quản lý toàn diện, “bao cấp” của nhà nước với mọi vấn đề xã hội Nhà nước quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế
- Lý do không quy định:
+ Lý thuyết thị trường tự do (“bàn tay vô hình”) Nhà nước hạn chế đến mức tối thiểu
sự can thiệp vào hoạt động kinh tế
+ Tính chất năng động của chế độ kinh tế >< yêu cầu về tính ổn định của Hiến pháp
II Chế độ kinh tế trong Hiến Pháp 1946:
1 Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập’’ lịch sử ngày 02/09.1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ ngày 03/09/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ; một trong những nhiệm vụ cấp bách
đó là xây dựng Hiến pháp, về vấn đề Hiến pháp Người viết: “ Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước
ta không có Hiến pháp Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta cần
có một Hiến pháp dân chủ’’
- Ngày 20/09/1945, Chính phủ lâm thời ban hành sắc lệnh thành lập ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Tháng 11/1945 ban dự thảo đã được hoàn thành và được công bố cho toàn dân thảo luận
- Ngày 02/03/1946, trên cơ sở Bản dự thảo Hiến pháp của Chính phủ, Quốc hội đã thành lập Ban dự thảo gồm 11 người đại biểu của nhiều tổ chức đảng phái khác nhau do Hồ Chí Minh đứng đầu
- Ngày 09/11/1946, sau hơn 10 ngày làm việc khẩn trương, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống
2.Vị Trí: Không có chương riêng
3.Bố Cục: 7 chương 70 điều
4 Tại Hiến pháp 1946, chế độ kinh tế nước ta còn là tự nhiên, tự do với nền kinh tế nhiều thành phần, đúng với mục tiêu cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (sau gọi là cách mạng dân chủ nhân dân).
Trang 5+ Chế độ kinh tế tự nhiên, tự do với nền kinh tế nhiều thành phần, biến nền kinh tế nhiềuthành phần đúng với mục tiêu cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Về quyền tự do kinh doanh:không có
- Về vị trí vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường:
+ Chế độ kinh tế còn là tự do, tự nhiên,đúng với mục tiêu cách mạng dân chủ tư sản kiểumới
- Về tài sản thuộc sở hữu toàn dân:
+ Hiến pháp quy định quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được đảm bảo
- Về quản lý, sử dụng đất đai:không có
- Về tài chính công, đơn vị tiền tệ quốc gia: không có
- Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống tham nhũng: không có III Chế độ kinh tế trong Hiến Pháp 1959:
1.Hoàn cảnh ra đời :
- Sau khi Quốc hội nước ta thông qua bản hiến pháp năm 1946, nhân dân ta lại bước vào
cuộc chiến tranh tái xâm lược của thực dân Pháp Với chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954, cùng hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương được ký kết, miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng Trong ba năm (1955-1957), miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, hàn gắn vết thương chiến tranh, nhưng chiến sự ở miền Nam vẫn chưa kết thúc Năm 1958, chúng ta bắt đầu thực hiện kế hoạch kinh tế 3 năm nhằm phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội về kinh tế và văn hoá, chúng ta đã có những tiến bộ lớn Đi đôi với những thắng lợi đó, quan hệ giai cấp trong xã hội miền Bắc đã thay đổi Giai cấp địa chủ phong kiến đã bị đánh đổ Liên minh giai cấp công nhân và nông dân ngày càng được củng cố và vững mạnh
- Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ mệnh của nó nhưng so với tình hình và nhiệm
vụ cách mạng mới nó cần được bổ sung và thay đổi Vì vậy, trong kỳ họp lần thứ 6, Quốchội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946
và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi Ngày 31/12/1959, Quốc hội đã nhất tríthông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnhcông bố Hiến pháp
2 Vị Trí :Có thêm 1 chương quy định về chế độ nhưng không tách riêng (Chương II:Chế độ kinh tế và xã hội)
3 Bố Cục: 10 chương 112 điều
4.Chế định kinh tế:
- Về mục tiêu:
Trang 6+ Không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa củanhân dân.
- Về tính chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường XHCN:
+Tập trung vào công nghiệp hóa và tăng cường sản xuất nông nghiệp, có sự tập trungvốn và nguồn lực quốc gia, các tài sản và nguồn lực chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhànước
- Về Tài sản thuộc sở hữu toàn dân:
Điều 11:
Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu
về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc Điều 12:
Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên.
Các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu của toàn dân.
Quản lý quốc doanh: Nhà nước kiểm soát và quản lý các ngành công nghiệp lớn, tiềm lực chiến lược và các lĩnh vực quan trọng.
Điều 10
Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.
Nhà nước dựa vào các cơ quan Nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế.
- Về vai trò của Nhà nước:
Điều 15
Trang 7Nhà Nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của những người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác.
Nhà nước ra sức hướng dẫn, giúp đỡ những người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác cải tiến cách làm ăn và khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất và hợp tác xã mua bán theo nguyên tắc tự nguyện.
xã hội chủ nghĩa bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác Điều 18
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác.
Điều 19
Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân.
- Về Quyền tự do kinh doanh: Không có
- Về Quản lý, sử dụng đất đai: Không có
- Về Tài chính công, đơn vị tiền tệ: Không có
- Về thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng: Không có
IV Chế độ kinh tế trong Hiến Pháp 1980:
1 Hoàn cảnh ra đời:
- Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra một giaiđoạn phát triển mới trong lịch sử cách mạng nước ta nói chung, lịch sử lập hiến Việt Namnói riêng Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước đã được thống nhất, cả nước cùngthực hiện hai nhiệm vụ chiến lược chung là: xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả
Trang 8nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Hiến pháp năm 1959 đã hoàn thành
sứ mệnh lịch sử của mình Nước Việt Nam cần một bản Hiến pháp mới để thể chế hóađường lối của Đảng về sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước
- Cuộc tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 cử tri cả nước đã bầu ra Quốc hội thống nhất Tại
kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất (25/6/1976 đến 3/7/1976), Quốc hội đã thôngqua những nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp năm
1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 vị do Chủ tịch Uỷ ban thường vụQuốc hội Trường Chinh làm Chủ tịch Sau hơn một năm chuẩn bị khẩn trương, Dự thảoHiến pháp đã được lấy ý kiến, thảo luận trong cán bộ và nhân dân Ngày 18/12/1980 tại
kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã chính thức thông qua Hiến pháp mới Hiến pháp năm
1980 được xây dựng và thông qua trong không khí hào hùng và tràn đầy niềm tự hào dântộc sau Đại thắng mùa xuân 1975, với tinh thần “lạc quan cách mạng” và mong muốnnhanh chóng xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội tiến tới chủ nghĩa cộng sản ở nước ta,nên không tránh khỏi các quy định mang tính chủ quan, duy ý chí và quan niệm giản đơn
về chủ nghĩa xã hội của bản Hiến pháp này
4.Chế định kinh tế:
+Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của cả xã hội bằngcách không ngừng phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, trên cơ sở chế độ làmchủ tập thể xã hội chủ nghĩa và nền khoa học, kỹ thuật hiện đại.(Xem Điều 15)
- Về tính chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
thức sở hữu tương ứng là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể
+Thực hiện chế độ quản lý tập trung thống nhất kết hợp quản lí theo ngành, theo địaphương và vùng lãnh thổ
+ Mô hình kinh tế “Hợp tác xã”, “Nhà nước “bao cấp”
Điều 22
Các cơ sở kinh tế quốc doanh hoạt động theo phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước; thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thủ trưởng và chế độ trách nhiệm
Trang 9cá nhân; bảo đảm việc công nhân, viên chức tham gia quản lý; nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế; thực hành tiết kiệm; bảo đảm tích luỹ cho Nhà nước và xí nghiệp; bảo vệ nghiêm ngặt tài sản Nhà nước; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của công nhân, viên chức.
Điều 23
Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã phát triển.
Tài sản của hợp tác xã và các tổ chức tập thể khác của nhân dân lao động được Nhà nước bảo vệ theo pháp luật.
Hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của cả nước và của địa phương, bảo đảm không ngừng phát triển sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của xã viên, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời tăng tích luỹ cho hợp tác xã.
Quyền làm chủ tập thể của xã viên trong việc quản lý hợp tác xã phải được tôn trọng
và phát huy.
Kinh tế phụ gia đình xã viên được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ theo pháp luật.
-Về quyền tự do kinh doanh
Hiến pháp 1980 không quy định sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà chỉ thừa nhận
sở hữu cá nhân những tư liệu sinh hoạt -> Xoá bỏ nền kinh tế tư nhân
Điều 18
Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển
ưu tiên.
Điều 24
Trang 10Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân cá thể, người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác tiến lên con đường làm ăn tập thể, tổ chức hợp tác xã sản xuất và các hình thức hợp tác, tương trợ khác theo nguyên tắc tự nguyện Những người buôn bán nhỏ được hướng dẫn và giúp đỡ chuyển dần sang sản xuất hoặc làm những nghề thích hợp khác.
Pháp luật quy định phạm vi được phép lao động riêng lẻ trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, mỹ nghệ, dịch vụ.
- Về vị trí, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Hiến pháp 1980 xác định nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thốngnhất, nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác đối với nướcngoài
Trang 11cơ sở và cá nhân, để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước; huy động mọi lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển toàn diện, cân đối, vững chắc, với nhịp độ nhanh và hiệu quả cao.
Nhà nước tổ chức nền sản xuất xã hội theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quản lý kinh tế; vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội; áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ; kết hợp lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao động; xây dựng và bảo đảm tôn trọng pháp luật kinh tế.
-Về tài sản thuộc sở hữu toàn dân
+ Thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động
+ Tài sản được quy định là của Nhà nước- đều thuộc sở hữu toàn dân, ví dụ: tài nguyênthiên nhiên, các xí nghiệp, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng- kĩ thuật,cơ sở văn hoá và
Trang 12Điều 19
Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng;
hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân.
- Về quản lí, sử dụng đất đai
Được quy định rõ trong Điều 20:
“ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằmbảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật.Tập thể hoặc cá nhân sử dụng đất đai đều có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ và khai thác theo chính sách và kế hoạch của Nhà nước.Đất dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp không được dùng vào việc khác, nếu không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.”
-> Việc quản lí và sử dụng đất đai được quy định nghiêm ngặt
- Về tài chính công, đơn vị tiền tệ quốc gia: không có
- Về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí; phòng, chống tham nhũng
- Hiến pháp 1980 quy định cụ thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng:
Điều 30
Nhà nước giáo dục và vận động toàn dân cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội; quy định và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng lực lượng lao động, vật tư và tiền vốn trong mọi hoạt động kinh tế và quản lý Nhà nước.