Cùng với đó là nhiều loại hình du lịch mớixuất hiện, trong đó có du lịch cộng đồng.Các hoạt động du lịch đã và đang chứng minh được rằng cộng đồng dân cư đóng góp một phần vào phát triển
Trang 1HOÀNG XUÂN THÙY
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN, NĂM 2024
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG XUÂN THÙY
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Lương Xinh
THÁI NGUYÊN, NĂM 2024
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch và các loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng ở nhiềuquốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của mọitầng lớp trong xã hội Rất nhiều du khách đến những vùng đất khác khôngchỉ để thưởng thức cảnh đẹp mà còn muốn tìm hiểu kỹ hơn về đời sống,những phong tục tập quán của người dân tại vùng đất họ đến Họ muốnđược trực tiếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày của người dân địaphương để có cái nhìn khách quan hơn về những nền văn hóa khác, qua đógiúp bảo vệ những giá trị nhân văn to lớn này
Đối với Việt Nam, du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu rất lớn cho nềnkinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ramối quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộnghình ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới Trong quá trình này, Dulịch cộng đồng được quan tâm phát triển đã mang lại lợi ích nhiều mặt chonhững vùng quê xa xôi hẻo lánh, từ khía cạnh kinh tế đến xã hội, môi trường
và đặc biệt còn góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của các cộngđồng dân cư địa phương Với ưu thế về tự nhiên và nhân văn, Việt Nam đangđứng trước một cơ hội lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch dựa vào cộngđồng, vừa nhằm bổ sung thêm một loại hình du lịch mới, thu hút khách dulịch đến Việt Nam, vừa nhằm góp phần bảo tồn những nét giá trị tự nhiên,văn hóa và nâng cao đời sống cho người dân tại những vùng đất có du lịch.Theo Viện nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam, năm 2016 lượng kháchquốc tế đến Việt Nam lần đầu tiên cán mốc 10 triệu lượt, tăng 02 triệu lượtkhách so với năm 2015, tương đương với mức tăng trưởng 26%; khách dulịch nội địa đạt 62 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 417 nghìn tỷ đồng.Nắm bắt được nhu cầu muốn khám phá, giao tiếp, học hỏi thế giới xungquanh vốn phong phú đa dạng và chứa nhiều tiềm ẩn, du lịch trở thành một
Trang 4nhu cầu trong đời sống con người Cùng với đó là nhiều loại hình du lịch mớixuất hiện, trong đó có du lịch cộng đồng.
Các hoạt động du lịch đã và đang chứng minh được rằng cộng đồng dân
cư đóng góp một phần vào phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch,góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và là chủ thể để phát triển du lịch.Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà cộng đồng địa phương sinh sống tại cácđiểm, khu du lịch bị mất lợi thế trong các hoạt động phát triển du lịch Dovậy, nếu chúng ta không có chiến lược tăng cường sự tham gia của người dânvào các hoạt động du lịch, để họ thấy được vị trí, vai trò của mình trong sựphát triển du lịch, lợi ích của họ được hưởng lợi từ hoạt động du lịch tại địaphương thì họ có thể gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường du lịch vàsuy giảm tài nguyên Sự tham gia của cộng đồng địa phương như một bêntham gia, một đối tác của ngành du lịch là một yêu cầu phát triển mới nhằmđảm bảo những cân bằng về lợi ích giữa các bên tham gia
Huyện Hà Quảng có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển, khai thác cácloại hình dịch vụ - du lịch: Du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm; Du lịchmạo hiểm; du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng Huyện Hà Quảng đượcthiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh quan, danh thắng, có nhiều di tích lịch sửcách mạng như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích lịch sửKim Ðồng, điểm di tích Hang Phia Nọi, di tích Lũng Loỏng là một huyệnmiền núi nằm ở phía bắc tỉnh Cao Bằng, Việt Nam Huyện có diện tích810,96 km², phía đông giáp huyện Trùng Khánh, phía tây giáp huyện BảoLạc, phía nam giáp huyện Hòa An và huyện Nguyên Bình, phía bắc giápTrung Quốc Được bao bọc tại núi rừng Hà Quảng có khí hậu cận nhiệt đới
ôn hòa và khá dễ chịu Dân số toàn huyện khoảng hơn 58.312 người, gồmnăm dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao cùng sinh sống Mỗi dântộc mang nét đặc trưng văn hóa riêng cho nên ở Hà Quảng vẫn còn lưu giữ,khôi phục được các trò chơi dân gian như: tung còn, kéo co, đẩy gậy , các
Trang 5làn điệu dân ca như: hát Then, Tài Sli, Nàng ới, Dá Hai, Hà Lều đậm đà bảnsắc Hằng năm, địa phương tổ chức nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ quầnchúng, tăng cường công tác tuyên truyền, đưa thông tin văn hóa về cơ sở, tạođiều kiện cho các nghệ nhân, diễn viên quần chúng có sân chơi, phục vụ côngchúng và lan tỏa đam mê dành cho văn hóa truyền thống dân tộc trong thế hệtrẻ Những năm gần đây, bên cạnh việc phát huy truyền thống cách mạng, địaphương còn chú trọng, nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy các giá trị di tích lịch
sử, văn hóa truyền thống dân tộc trong cộng đồng
Hà Quảng là vùng đất có nhiều nét văn hóa đặc sắc, rực rỡ sắc màu củacác dân tộc vùng cao với nhiều lễ hội truyền thống, Hà Quảng cũng là nơi lưudấu nhiều chiến tích lịch sử và lịch sử cách mạng của người hùng đất nước, làmột địa điểm phát triển du lịch Cao Bằng tiềm năng là tiền đề cho việc pháttriển dịch vụ - du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa cácdân tộc của huyện
Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế việc phát triển dịch vụ - du lịch củahuyện còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế: Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầngvào các điểm du lịch còn hạn hẹp; nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vựccòn ít và chưa qua đào tạo; chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ nhucầu mua sắm của du khách; chất lượng các dịch vụ - du lịch chưa đáp ứngđược yêu cầu Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn nhiều khó khăn(tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm 35,62% toàn huyện; thu nhập bình quân đầungười đạt 24.000.000đ/người/năm) dẫn tới vai trò của cộng đồng dân cư, củangười dân trong phát triển dịch vụ - du lịch chưa được phát huy Doanh thu từ
du lịch của huyện thu được chủ yếu từ dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống.Công tác phát triển dịch vụ - du lịch của huyện đã có bước phát triển, tuynhiên để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn thì cần có thêm nhiều nguồnlực và nhiều cơ chế, chính sách để hình thành và phát triển du lịch theo hướngbền vững,thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Trang 6Để khai thác, phát huy tốt các nguồn lực, tài nguyên du lịch của địaphương đồng thời khắc phục được những tồn tại, định hướng cho phát triểndịch vụ - du lịch trong giai đoạn 2020 – 2025 việc xây dựng Đề án phát triểndịch vụ - du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dântộc huyện Hà Quảng giai đoạn 2021– 2025” là hết sức cần thiết.
Từ thực trạng và những yêu cầu thực tiễn hiện nay, vấn đề cấp thiết làphải đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của huyện, đồngthời chỉ ra những những tồn tại, nguyên nhân và từ đó có cơ sở để đưa ra cácnhóm giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác cóhiệu quả tiềm năng du lịch, góp phần phát triển du lịch cộng đồng trên địa bànhuyện
Đấy chính là lý do chính để lựa chọn đề tài” Giải pháp Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài
cho luận văn thạc sĩ - chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp của tôi
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện
3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hộ đã, đang và sẽ có khảnăng làm du lịch cộng đồng tại huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng
- Đối tượng điều tra khảo sát của đề tài là các chủ thể tham gia vào dulịch cộng đồng và các nhà quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện
- Đối tượng điều tra là các khách du lịch của các địa phương khác khiđến với huyện Hà Quảng
Trang 74 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng pháttriển du lịch cộng đồng; các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra một số định hướngnhằm phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh CaoBằng
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Hà Quảng
- Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu giai đoạn từ 2020 - 2022 và
đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2025 - 2030
5 Những đóng góp mới của luận văn
Thực hiện đề tài có ý nghĩa lớn trong việc định hướng phát triển Du lịchcộng đồng gắn với văn hóa truyền thống hiện nay đang được huyện Hà Quảngchú trọng Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho ngành nông nghiệp, ngành dulịch, ngành văn hóa của huyện Hà Quảng để định hướng phát triển Du lịchcộng đồng bền vững trong thời gian tới
Đề tài cung cấp các cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quá trìnhphát triển Du lịch cộng đồng tại một số địa phương có điều kiện về tự nhiên,kinh tế xã hội tương đồng với huyện Hà Quảng Kết quả của luận văn có thểlàm tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Địa
lý học và cho các đơn vị có mô hình hoạt động trong lĩnh vực tương tự trênphạm vi cả nước
Từ kết quả nghiên cứu, kết hợp với những đặc thù của bối cảnh nghiêncứu, luận văn đề xuất một số khuyến nghị mang tính gợi ý với các bên liênquan đến phát triển Du lịch cộng đồng làm luận cứ cho những giải pháp,chính sách phù hợp nhằm phát triển Du lịch cộng đồng đáp ứng các nhu cầukhác nhau của khách du lịch, đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế cộngđồng địa phương với việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, phong tụctập quán cũng như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái của huyện Hà Quảng
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1 Hệ thống hóa các khái niệm
1.1.1 Khái niệm cộng đồng và du lịch cộng đồng
1.1.1.1 Du lịch
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động du lịch đã hìnhthành từ khá sớm và phát triển khá nhanh, tuy nhiên cho đến nay vẫn tồn tạinhiều cách hiểu khác nhau và cũng có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.Khái niệm chính thức về du lịch được chính thức ghi nhận tại Anh từnăm 1811, đó là: Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thựchành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí, ở đây sự giải trí là động cơchính
Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch cho rằng: Du lịch là tập hợp cáchoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là mộtcông nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch…Du lịch
là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn
trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ.
Luật Du lịch Việt Nam (2017) sử dụng định nghĩa: Du lịch là các hoạtđộng có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyêntrong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp
với mục đích hợp pháp khác.
Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế- dịch vụ, có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợpvới các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầukhác Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc thù,mang nội dung văn hoá sâu sắc và tính xã hội cao
Trang 9Thực tế do có sự tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độkhác nhau mà các tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về du lịch Vìthế, để xem xét du lịch một cách toàn diện và đầy đủ, cần phải cân nhắc tất cảcác chủ thể (thành phần) tham gia vào hoạt động du lịch Theo phương diện
này, du lịch có thể hiểu là: “tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón phục vụ khách du lịch”.
Mối quan hệ giữa các nhân tố trên có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
Tóm lại, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thànhphần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Đó là một hệ thốngđộng, rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường bên trong và bên ngoàiđiểm đến cũng như nhu cầu của du khách Hơn nữa nó còn mang tính tổnghợp, tính đa ngành bởi có rất nhiều đơn vị, nhiều ngành, nhiều đối tác liênquan đến việc cung cấp các dịch vụ cho du khách Hoạt động du lịch vừa cóđặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa Để phát triểnhoạt động du lịch nói chung và Du lịch cộng đồng nói riêng rất cần phải duytrì sự phối hợp chặt chẽ cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành phầntham gia
1.1.1.2 Du lịch cộng đồng
Thuật ngữ du lịch cộng đồng xuất hiện lần đầu vào những năm 1970 đểchỉ loại hình du lịch đưa du khách đi thăm quan các cộng đồng dân cư bảnđịa, tìm hiểu phong tục tập quán, lễ hội, cuộc sống thường ngày, khám phá hệ
Trang 10sinh thái tại những vùng còn hoang sơ, khi đó họ cần sự hỗ trợ giúp đỡ củangười dân bản địa như dẫn đường, cung cấp đồ ăn thức uống…
Thời gian đầu khách du lịch thường gọi loại hình du lịch này là nhữngchuyến du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ Đây là tiền đề cho phát triển dulịch cộng đồng
Hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau về loại hình du lịch có yếu tố cộngđồng và có liên quan đến du lịch cộng đồng như:
- Du lịch dựa vào cộng đồng (Community-based tourism);
- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community-based ecotourism);
- Du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community-participation in tourism);
- Du lịch rừng núi dựa vào cộng đồng
Tuy tên gọi khác nhau nhưng có một số vấn đề cơ bản giống hoặc tươngđồng về phương pháp tổ chức, địa điểm, mục tiêu vị trí tổ chức phát triển dulịch và cộng đồng
Luật Du lịch Việt Nam (2017) chính thức sử dụng định nghĩa: Du lịchcộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóacủa cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.Hiện nay du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lạinhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa Du lịch cộng đồngkhông chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn làdịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương Các
xu hướng du lịch mới đang cải tiến theo hướng đáp ứng đủ nhu cầu của kháchhàng đồng thời giữ nguyên gốc, nguyên sơ chất phát chân thực văn hóa bảnđịa Đó là những giá trị cốt lõi, nguyên sơ, chất phát mà cả cộng đồng đangmuốn giữ gìn
1.1.1.3 Khái niệm phát triển du lịch cộng đồng
Trang 11Phát triển du lịch cộng đồng là phát triển hoạt động du lịch cộng đồng
và các yếu tố thành phần của nó, đó là loại hình du lịch dựa vào cộngđồng,trên cơ sở cộng đồng và vì cộng đồng dân cư bản địa, là du lịch mang xuhướng về thiên nhiên và truyền thống làm sao để phát triển hết mức đáp ứngnhu cầu thị trường nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai và cộng đồngđịa phương
Các xu hướng du lịch mới đang cải tiến theo hướng đáp ứng đủ nhu cầucủa khách hàng đồng thời giữ nguyên gốc, nguyên sơ chất phát chân thực vănhóa bản địa Đó là những giá trị cốt lõi, nguyên sơ, chất phát mà cả cộng đồngđang muốn giữ gìn, một nền du lịch mà người dân ở đó phải được hưởng lợi
từ sự phát triển du lịch của địa phương, vì vậy phát triển du lịch cộng đồngluôn gắn liền với tính chất của địa phương, thì sẽ dễ phát triển hơn
1.1.2 Nội dung phát triển du lịch cộng đồng
1.1.2.1 Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng Một là, phân tích thực trạng và xu hướng phát triển du lịch cộng đồng
hiện nay, để đưa ra những đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong quá trìnhtriển khai chương trình hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam
Hai là, cho ý kiến đề xuất, kiến nghị về những nội dung, yêu cầu, giải
pháp cơ bản khi xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng
Ba là, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng phù hợp trong bối
cảnh hiện nay để huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch đểvừa đảm bảo môi trường sinh thái, gìn giữ bảo vệ văn hóa, vừa đảm bảo anninh trật tự, phát triển kinh tế và nâng cao sinh kế cho người dân
1.1.2.2 Phát triển tài nguyên du lịch cộng đồng
Tài nguyên du lịch là tiềm năng, là một trong các điều kiện đủ để pháttriển du lịch Nhìn chung tiềm năng về về tài nguyên du lịch,đặc biệt là dulịch cộng đồng là có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên, những cái màthiên nhiên chỉ ban cho một số vùng nhất định
Trang 12Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra, có thể do con người tạo
ra Vì vậy, ta phân các tài nguyên du lịch ra thành hai nhóm là tài nguyênthiên nhiên và tài nguyên nhân văn
Đối với tài nguyên thiên nhiên như địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa,động thực vật phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên nước…về cơ bản
là do thiên nhiên ban tặng cho mỗi vùng, con người cần biết giữ gìn, sử dụng
và khai thác hợp lý để những tài nguyên đó có thể tạo ra các sản phẩm du lịchđem lại giá trị về kinh tế cao
Đối với các tài nguyên nhân văn như: Giá trị văn hóa, lịch sử, các thànhtựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ởmột địa điểm, một vùng hoặc một đất nước Chúng có sức hấp dẫn đặc biệtvới số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau như thamquan khám phá, nghiên cứu của mỗi chuyến du lịch
Để phát triển và phát huy những tài nguyên này, cần phải sưu tầm, lưutrữ, bảo quản một cách hệ thống, khoa học các thông tin, tài liệu, hiện vật liênquan nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
1.1.2.3 Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng
Một số sản phẩm du lịch cộng đồng phổ biến được sử dụng hiện naynhư: Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp, Du lịch nông thôn, Du lịch Làng,
Du lịch dân tộc bản địa, và du lịch văn hóa bản địa
Du lịch sinh thái: Hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên, kết
hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa – xã hội của địa phương và luôn có sự quan tâmđến vấn đề môi trường Du lịch sinh thái thúc đẩy sự phát triển du lịch bềnvững thông qua sự tham gia của các đại diện quản lý môi trường
Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa là một thành phần quan trọng của du
lịch dựa vào nét văn hóa, lịch sử, khảo cổ học của địa phương để khai thác dulịch Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa như các chương trình khảo cổ học, địađiểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi
Trang 13làng dân tộc thiểu số.
Du lịch nông nghiệp: Đây là một hình thức du lịch tại các khu vực
nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại thảo dược và các trang trại độngvật, trang trại nông lâm kết hợp, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch.Khách du lịch có thể xem hoặc tham gia vào thực tiễn công việc của dân bảnđịa, mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đìnhchủ nhà
Du lịch bản địa: Đây là loại hình du lịch, mà giúp đồng bào dân tộc
thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nềnvăn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch
Du lịch làng: Cũng giống như du lịch nông thôn nhưng du lịch làng
khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản, và các làngnông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch Dân làng cungcấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm Nhà trọ chính làcác điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong nhữngngôi nhà làng, cùng với một gia đình
1.1.2.4 Phát triển cơ cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho du lịch cộng đồng
Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vậtchất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên dulịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu dukhách
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: Mạng lưới và phươngtiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng khác Cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sởvật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịchnhư thương nghiệp, dịch vụ như: Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lướicửa hàng thương nghiệp; cơ sở thể thao; cơ sở Y tế; các công trình phục vụhoạt động thông tin văn hóa; các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác
Trang 14Để phát triển cơ sở hạ tầng, cần đảm bảo mạng lưới giao thông thuậntiện đến mọi địa bàn có tiềm năng du lịch Tạo môi trường giao thông côngcộng hiện đại, thuận tiện khi tham gia giao thông du lịch thông qua việc nângcấp, cải tạo bến xe, bến tàu, bến cảng… Hệ thống viễn thông, thông tin liênlạc đạt tiêu chuẩn quốc tế và tới các khu, điểm du lịch, đồng thời phát triển hệthống dịch vụ công cộng hiện đại.
Để phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cộng đồng cầnthực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống khu, điểm du lịch cộngđồng
Khuyến khích đầu tư phát triển mạnh các khách sạn nghỉ dưỡng với cácloại dịch vụ đa dạng ở các khu vực xung quanh và lân cận hồ thủy điện Pháttriển các cơ sở lưu trú gần gũi với thiên nhiên phục vụ loại hình Du lịch cộngđồng phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển
Đẩy mạnh việc quản lý chặt chẽ các nhà hàng về điều kiện kinh doanh
an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đảm bảo trình độ chuyên nghiệp trongphục vụ Hoàn thiện hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo, thể thao giảitrí tại một số địa bàn phù hợp, đảm bảo chất lượng phục vụ cao cấp
1.1.2.5 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cộng đồng
Xã hội ngày càng phát triển, sự chuyên môn hóa công việc ngày cànglớn và cũng từ đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng chuyên sâu trongtừng lĩnh vực Nhận thức đúng đắn về vấn đề này đem lại sự phát triển nhanhhơn và chất lượng hơn cho một ngành cụ thể Trong hoạt động kinh doanh dulịch, với đòi hỏi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu của con người, với sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giao thông vậntải sẽ xuất hiện thêm nhiều nghề mới trong tương lai đòi hỏi chúng ta phảiquan tâm xem xét
Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cộng đồng cần có sự quản lý củanhà nước và quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch Đối với
Trang 15quản lý nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cần phải hoạchđịnh chính sách quản lý như chính sách đào tạo, bồi dưỡng và công tác kiểmtra, giám sát
Đối với quản lý phát triển nguồn nhân lực cho Du lịch cộng đồng phảivận dụng tốt luật pháp, chính sách, chế độ về lao động của nhà nước và ápdụng một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện của cộng đồng bản địa, baogồm đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức cho lao động;nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người lao động
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng
1.1.3.1 Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, cótính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, do vậy cần có các quy định củaluật pháp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tuân thủcác quy luật của thị trường, hạn chế sự can thiệp mang tính hành chính củanhà nước thông qua việc tôn trọng quyền của các chủ thể trong quan hệ kinh
tế
DLCĐ là loại hình du lịch đặc thù có sự tham gia đặc biệt quan trọngcủa cộng đồng, do vậy việc luật ghi nhận quyền tham gia và hưởng lợi íchhợp pháp từ hoạt động du lịch của cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của người dân địa phương là hết sức quan trọng
Hệ thống pháp luật và chính sách tạo môi trường pháp lý để thúc đẩy dulịch cộng đồng phát triển, tạo ra những nguyên tắc, khuôn khổ cơ bản, đảmbảo phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội, hàihòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, đồng thời không làmtổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai
1.1.3.2 Tài nguyên về du lịch cộng đồng của địa phương
Về mặt nguyên tắc, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc thìsức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao Tính đa dạng của tài
Trang 16nguyên du lịch sẽ quyết định tính đa dạng của sản phẩm và các loại hình dulịch Phát triển hoạt động Du lịch cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào việc khaithác tài nguyên du lịch tại chỗ để thu hút được khách du lịch tới tham quan.Tài nguyên du lịch cộng đồng bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên vàtài nguyên du lịch văn hóa bản địa.
+ Tài nguyên tự nhiên là đối tượng và các hiện tượng trong môi trường
tự nhiên Sự có mặt của các nhân tố tự nhiên thuận lợi hay khó khăn sẽ tácđộng lẫn nhau theo thể thống nhất và hoàn chỉnh, từ đó sẽ ảnh hưởng pháttriển bền vững tài nguyên du lịch
Địa hình: là nơi xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục
vụ ngành du lịch và các dạng địa hình chính là nhân tố tạo nền cho cảnh quanlàm cho thiên nhiên thêm phần mới lạ
Khí hậu: yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, gió, thường được xem xét khi tiếnhành tổ chức du lịch Ngoài ra, những hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão,
áp thấp nhiệt đới, sương mù…ở khu vực nghiên cứu cũng được lưu ý nhằmhạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của khí hậu đến hoạt động du lịch Thủy văn: Bề mặt nước và các bãi nông ven bờ, các điểm nước khoáng
và suối nước, nước biển với các muối khoáng; các đặc trưng về sự phân bốmạng lưới thủy văn, lưu lượng dòng chảy, trữ lượng nước, nhiệt độ, chấtlượng nước…sẽ đánh giá được mức độ thuận lợi hay không thuận lợi cho việccấp nước của lãnh thổ, hình thành sản phẩm du lịch
Tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh và làm cho thiênnhiên thêm đẹp, sống động hơn; đa dạng sinh học còn có ý nghĩa đặc biệt đốivới một số loại hình du lịch
+ Tài nguyên du lịch văn hóa bản địa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa,
di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, vănnghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo củacon người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch Các tài nguyên du lịch
Trang 17văn hóa có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí đóng vai trò thứyếu; ưu thế to lớn của tài nguyên du lịch văn hóa không bị phụ thuộc nhiềuvào các điều kiện tự nhiên.
1.1.3.3 Nhận thức của xã hội về du lịch cộng đồng
Nhận thức của xã hội về du lịch cộng đồng cũng có ảnh hưởng hết sứcquan trọng đối với sự phát triển của DLCĐ,góp phần quan trọng vào việc pháttriển Du lịch cộng đồng bền vững trên các khía cạnh: Kinh tế, xã hội, môitrường sinh thái
Nhận thức của xã hội về Du lịch cộng đồng phụ thuộc vào nhận thứccủa 2 nhóm người: Khách du lịch và cộng đồng bản địa
Thứ nhất, nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng cần khẳng định vaitrò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, tạo điềukiện thuận lợi và đảm bảo môi trường du lịch phát triển bền vững
Thứ hai, cần ý thức được trách nhiệm trong các hoạt động khai thác dulịch; vận động nâng cao ý thức người dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn
an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,…
Thứ ba, cần xây dựng ý thức chung về bảo vệ, gìn giữ các giá trị vănhóa truyền thống, danh lam thắng cảnh và môi trường du lịch an toàn, phảixây dựng được hình ảnh một điểm đến hấp dẫn, thân thiện, văn minh và xanh
- sạch - đẹp
1.1.3.4 Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch cộng đồng
Nhân lực luôn đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động của conngười, trong đó có hoạt động phát triển DLCĐ Nguồn nhân lực thường đượcxem xét trên khía cạnh số lượng, cơ cấu, năng lực và thái độ của họ trongcông việc
Trang 18Để vận hành hoạt động Du lịch cộng đồng cần có các nhóm có chứcnăng khác nhau, đó là: Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nước về dulịch; nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch.
- Nhóm lao động quản lý nhà nước về du lịch: Bao gồm những ngườilàm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương xuốngđịa phương như Tổng Cục du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao & du lịch hay Sở Dulịch – Thương mại Bộ phận này rất quan trọng trong việc xây dựng chiếnlược phát triển du lịch quốc gia và của từng địa phương, tham mưu cho các cơquan Đảng và chính quyền trong việc đề ra đường lối và chính sách phát triển
du lịch bền vững và có hiệu quả Mặt khác, họ cũng đại diện cho Nhà nước đểhướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh cóhiệu quả cũng như kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh đó Bộ phậnlao động này chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ nhân lực du lịch, songđây là bộ phận nhân lực có trình độ cao, có hiểu biết tương đối toàn diện và
có trình độ chuyên môn về du lịch, có kiến thức ở tầm vĩ mô thuộc lĩnh vựcquản lý nhà nước
Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch cộng đồng: Nhóm laođộng này có thể phân chia thành 2 nhóm (bộ phận) nhỏ:
- Bộ phận quản lý kinh doanh du lịch cộng đồng: Là những người làmcông tác quản lý kinh doanh các cơ sở kinh doanh du lịch, bao gồm ngườiđứng đầu và các nhân viên quản lý, tham mưu, giúp việc …
- Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong cơ sởDLCĐ: Là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh dulịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách Gồm có: Lễ tân,Buồng, nấu ăn, bàn, pha chế đồ uống…Trong kinh doanh lữ hành có lao độnglàm công tác điều hành chương trình du lịch, marketing và hướng dẫn viên…
1.1.3.5 Hệ thống cơ sở vật chất cho phát triển du lịch cộng đồng
Trang 19Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố quan trọng tác độngđến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích củanó.
Cơ sở vật chất cho phát triển Du lịch cộng đồng bao gồm các khía cạnhsau đây:
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ các hoạt động trung gian: Là hệthống các đại lý, văn phòng và công ty lữ hành Chức năng chủ yếu là tổ chứcxây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch; làm cầu nối giữa khách
du lịch với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch khác hay với các điểm du lịchkhác
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ vận chuyển khách du lịch: Là hệthống các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ lưu trú: Là hệ thống các khách sạn,nhà nghỉ, nhà trọ, biệt thự, homestay,
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ ăn uống: Là hệ thống các nhà hàng,
có thể tồn tại độc lập hoặc đi kèm với bộ phận lưu trú
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ bổ sung: Là các công trình, thiết bịnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cho việc tiêu dùng các dịch vụ
và sử dụng triệt để các yếu tố tài nguyên
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ vui chơi, giải trí: Gồm các trung tâmthể thao, phòng tập, bể bơi, sân tennis, sân golf, các công viên, khu vui chơigiải trí Các công trình này nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong vuichơi, rèn luyện sức khỏe nhằm mang lại sự thích thú hơn về kỳ nghỉ
Trang 201.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam trong phát triển du lịch cộng đồng dựa trên việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
1.2.1.1 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mèo Vạc tỉnh
Hà Giang
Phát huy những lợi thế du lịch sẵn có, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế mới với hy vọng sẽ là bàn đạp để thúcđẩy kinh tế - xã hội địa phương Mô hình Làng văn hoá du lịch cộng đồng Pả
Vi gặt hái được nhiều thành công, giúp được bà con cải thiện đời sống Môhình này cũng mở ra một hướng phát triển mới, làm “công nghiệp khôngkhói” cho Mèo Vạc
Làng du lịch văn hoá cộng đồng Pả Vi là mô hình kinh tế thí điểm đầutiên của Mèo Vạc và cũng là mô hình kinh tế gặt hái được nhiều thành công.Làng Pả Vi nằm cách trung tâm huyện Mèo Vạc khoảng 04 km trên conđường Hạnh phúc nối hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn Năm 2019, Làngđược đưa vào hoạt động Làng có tổng diện tích hơn 46.000m2, hiện có 26 hộtham gia mô hình kinh tế này để khai thác du lịch Đây là một quần thể nghỉdưỡng gồm nhiều homestay khác nhau, được kiến trúc theo hình bông hoađào, một loại hoa nổi tiếng ở Mèo Vạc Làng giống như những bông hoa đàorực rỡ dưới chân đèo Mã Pì Lèng hùng vĩ và bên dòng sông Nho Quế xanhngắt, nên thơ ở địa đầu Tổ quốc
Những homestay được thiết kế theo kiến trúc nhà truyền thống củangười Mông Nhà làm bằng tường đất theo phương pháp trình tường củangười địa phương, kiểu nhà 3 gian hai chái, cột kèo bằng gỗ, mái lợp ngói âmdương hai tầng Mỗi homestay được bố trí xây dựng trên diện tích khoảng300m2, có hàng rào bằng đá xếp xung quanh
Trang 21Hạ tầng vào làng cũng được đầu tư bài bản Giao thông nội thôn có bềmặt lát bằng đá, hai bên đường trồng cây đào cảnh quan Trong làng, có nhàvăn hóa thôn, nhà trưng bày theo mẫu truyền thống của người Mông, có khusân chơi được dùng làm nơi biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống Hiệnnay, các hạng mục như bãi đỗ xe, đường giao thông, nhà văn hóa, nhà trưngbày, khu chăn nuôi tập trung và trồng cỏ, khu dịch vụ spa… đã hoàn chỉnh.Ngoài mặt bằng, đường giao thông thuận tiện, toàn bộ người dân trong làng làđồng bào người Mông Trong làng, hiện còn một số nghệ nhân nòng cốt Làngvăn hóa không chỉ giúp địa phương bảo tồn, quảng bá văn hoá dân tộc Mông,
mà còn là mô hình đại diện cho toàn bộ người Mông nói chung Ngoài phục
vụ khách du lịch, thì nơi này là điểm đến của bà con người Mông để sinhhoạt, thưởng thức và tìm hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống dân tộc mình.Làng văn hóa du lịch cộng đồng Pả Vi là mô hình kinh tế thí điểm ở huyệnvới kỳ vọng mang lại đột phá về mặt kinh tế và điểm nhấn về du lịch ở HàGiang Năm 2019 khi mới đi vào hoạt động, làng chỉ đón được 15.000 lượtkhách, nhưng tới năm 2020 lượng khách đã tăng lên 37.000 lượt Doanh thu
từ chỗ chỉ có 1,5 tỷ đồng, thì năm 2020 đã tăng lên 7,5 tỷ đồng Từ mô hìnhlàng văn hoá này, Mèo Vạc đã xây dựng được thêm 4 làng văn hoá nữa, hoạtđộng khá hiệu quả
1.2.1.2.Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.
Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi với nhiềuthắng cảnh đẹp, hệ động thực vật phong phú, khí hậu trong lành mát mẻ.Nguyên Bình còn nằm trong khu vực Công viên địa chất UNESCO Non nướcCao Bằng với đa dạng địa hình, cảnh quan, khoáng sản, nhiều loài động, thựcvật quý hiếm được du khách rất quan tâm và tìm đến để khám phá Đặc biệt là
16 điểm di sản trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nướcCao Bằng: san hô cổ Lang Môn, Đồn Phai Khắt, xưởng thêu của người Dao