1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài nghiên cứu thiết kế nhà hàng

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Nghiên Cứu Thiết Kế Nhà Hàng
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Tú
Người hướng dẫn GVHD: Đinh Văn Tưởng, Hoàng Thái Ly
Trường học Trường Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp
Thể loại bài nghiên cứu
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 34,38 MB

Nội dung

Nhà hàng hải sản/đặc sản: chuyên các món ăn hải sản hoặc các món ăn đặc sản của* Phân loại nhà hàng theo mức độ liên kết có thể chia ra các loại: Nhà hàng ăn uống trong khách sạn, siêu t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Trang 2

1.1.Khái niệm Nhà hàng

1.2 Đặc điểm Nhà hàng

2 Phân loại Nhà hàng

2.1 Phân loại căn cứ theo kiểu đồ ăn

2.2 Phân loại căn cứ theo quy mô

2.3 Phân loại căn cứ theo hình thức phục vụ

2.4 Phân loại căn cứ theo đồ ăn chuyên

2.5 Phân loại căn cứ theo các phân loại khác

2.6 Phân loại căn cứ vị trí Nhà hàng

3 Đặc điểm kinh doanh Nhà hàng

3.1 Đặc điểm kinh doanh ăn uống

3.2 Đặc điểm về lao động

3.3 Đặc điểm về đối tượng phục vụ

3.4 Đặc điểm về kiến trúc và trang trí nội thất

3.5 Đặc điểm về phong cách phục vụ

3.6 Đặc điểm về môi trường phục vụ

NÓI CHUNG

1 Tiêu chuẩn thiết kế Nhà hàng về công năng

2 Tiêu chuẩn thiết kế Nhà hàng về vật liệu, nội thất, trang thiết bị

3 Tiêu chuẩn thiết kế Nhà hàng về kỹ thuật vị trí và công năng sử dụng

3.1 Thiết kế khu vực ăn uống

3.2 Thiết kế quầy bar Nhà hàng

3.3 Thiết kế bếp Nhà hàng

3.4 Thiết kế quầy thanh toán

3.5 Thiết kế lối vào không gian

3.6 Thiết kế phòng WC

3.7 Thiết kế theo Phong Thủy

4 Kinh nghiệm thiết kế Nhà hàng

4.1 Lựa chọn phong cách phù hợp

4.2 Lựa chọn màu sắc bắt mắt

4.3 Phối hợp ánh sáng hợp lí

4.4 Tạo không gian bằng âm thanh

4.5 Tạo mùi hương cho Nhà hàng

4.6 Nội thất chất lượng (nghiên cứu nội thất theo từng phong cách) 4.7 Tạo không gian riêng biệt cho khách hàng

Trang 3

4.8 Không gian ấm cúng

4.9 Trang trí nhất quán

5 Một số phong cách đặc trưng và thiết kế Nhà hàng đẹp

III TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỐ TRÍ NỘI THẤT NHÀ HÀNG

1.Vì sao bố trí nội thất Nhà hàng quan trọng ?

2 Các tiêu chí khi bố trí nội thất Nhà hàng

2.1 Phong cách

Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng 1 sao (nhà hàng bình dân)

Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng 2 sao trở lên (nhà hàn ăn uống, khách sạn, tiệc cưới…)

2.2 Màu sắc

Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nhà hàng đẹp

Một số màu đặc trưng và hình ảnh minh họa

2.3 Ánh sáng

Các loại ánh sáng chính thường dùng trong nhà hàng

Giải pháp chiếu sáng nhà hàng

2.4 Công năng

Cách phân chia khu vực trong nhà hàng

Sơ đồ công năng

3.Thiết kế nội thất Nhà hàng cần thiết kế những hạng mục nào ?

Tiêu chuẩn thiết kế về diện tích sử dụng

Dây chuyền hoạt động

Giao thông và chỗ ngồi

Trang thiết bị nội thất

Ánh sáng và màu sắc

4 Một số ý tưởng độc đáo

5 Phong thủy khi thiết kế nội thất Nhà hàng

IV MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ECONOMY THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG.

Một số hình ảnh minh họa về kích thước bàn ghế và quầy bar

Một số hình ảnh minh họa về nhân trắc học

Trang 4

V NGHIÊN CỨU NHÀ HÀNG LEMON STEAK

1 Giới thiệu chung về nhà hàng Lemon Steak

1.1 Vị trí

1.2 Lịch sử hình thành

1.3 Quy mô và phân khúc thị trường

1.4 Đặc trưng của sản phẩm kinh doanh

2 Ý tưởng thiết kế không gian nhà hàng Lemon Steak

2.1 Thiết kế nhà hàng Le Monde Steak - "Lạc" vào không

gian đậm chất Pháp

2.2 Thiết kế phảng phất "dư vị" Đông Dương

3 Những tiêu trí thiết kế nhà hàng Lemon Steak

4 Cách bày trí bố cục không gian nhà hàng

5 Những sản phẩm nội thất sử dụng trong thiết kế nhà hàng

Trang 5

I TỔNG QUAN VỀ NHÀ HÀNG.

1 Khái niệm và Đặc điểm

1.1 Khái niệm nhà hàng

Nhà hàng hay tiệm ăn là một cơ sở chuyên kinh doanh về việc nấu nướng

và phục dịch các món ăn và đồ uống cho khách hàng đến mua và chủ yếu dùng

ngay ở đó Ngoài ra nhiều nhà hàng cũng có thêm dịch vụ gói món ăn lại để

khách tiện "mang đi" thay vì dùng bữa ngay tại quán Nhà hàng có ngoại hình

đa dạng và đặc thù ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi cộng đồng khác nhau cũng

như những dịch vụ ăn uống, hình thức phục vụ, thực đơn, các món ăn, đồ

uống bao gồm một loạt các món ăn của đầu bếp chính (bếp trưởng)

1.2 Đặc điểm nhà hàng

Nhà hàng thường có một người chủ nhà hàng (hay gọi là ông chủ hoặc bà chủ,

các nhân viên nấu bếp và người bếp trưởng được gọi là đầu bếp (tiếng

Anh: chef, nguyên nghĩa theo tiếng Pháp là "chính") và các nhân viên phục vụ

(bồi bàn) Nhà hàng phải có các thực đơn cụ thể dành cho khách, bố trí bàn ghế

để phục vụ, các món ăn, thực phẩm, thức uống đồng thời phải có các thiết bị

và nơi chế biến thức ăn (bếp) Nhà hàng khác với quán ăn, hay tiệm ăn ở chỗ

quy mô hơn và số lượng món ăn phong phú hơn Nhà hàng có thể được đặt tên

theo người chủ, theo địa phương hoặc theo đặc sản hay các món ăn đặc trưng

2.1 Phân loại căn cứ theo kiểu đồ ăn (theo menu, món ăn phục vụ)

Phân loại nhà hàng theo kiểu đồ ăn là cách phân loại nhà hàng phổ biến nhất Các nhà hàng này được phân loại dựa trên các món ăn hay kiểu đồ ăn mà nhà

hàng phục vụ Bao gồm:

Nhà hàng Pháp - phục vụ các món ăn Pháp, phục vụ theo kiểu đồ ăn Âu

Nhà hàng Ý - phục vụ các món ăn Ý

Nhà hàng Trung Hoa - phục vụ các món ăn Trung Hoa

Nhà hàng Á - phục vụ các món ăn của các nước Châu Á

Nhà hàng Âu - phục vụ đồ ăn Âu

2.2 Phân loại căn cứ theo quy mô, đẳng cấp

Kiểu phân loại này thường chỉ mang tính tương đối, bao gồm:

Trang 6

Nhà hàng bình dân/ các quán ăn nhỏ/ các quầy di động trên đường phố.

Nhà hàng trung – cao cấp

Nhà hàng rất sang trọng

Canteen - nhà ăn tại các xí nghiệp, trường đại học,…

2.3 Phân loại nhà hàng theo hình thức phục vụ

Phân loại nhà hàng theo hình thức phục vụ là tiêu chí phân loại phổ biến nhất hiệnnay tại Việt Nam Bao gồm:

Nhà hàng phục vụ theo định suất (set menu service)

Nhà hàng chọn món (A lacarte)

Nhà hàng tự phục vụ (Buffet)

Nhà hàng cà phê có phục vụ ăn uống (coffee shop)

Nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh (fast food)

Nhà hàng phục vụ tiệc (Banquet hall)

2.4 Phân loại theo loại đồ ăn chuyên

Đây là cách phân loại nhà hàng theo đồ ăn chính mà nhà hàng phục vụ như:

Trang 7

Nhà hàng hải sản/đặc sản: chuyên các món ăn hải sản hoặc các món ăn đặc sản của

* Phân loại nhà hàng theo mức độ liên kết có thể chia ra các loại:

Nhà hàng ăn uống trong khách sạn, siêu thị, xí nghiệp công nghiệp, trường học, cơ

quan hành chính,…

Nhà hàng kinh doanh độc lập – chỉ chuyên kinh doanh ăn uống

* Phân loại nhà hàng theo phương thức phục vụ và đặc tính sản phẩm, người ta

có thể chia ra các loại:

Nhà hàng dân tộc: chuyên phục vụ các món ăn đặc trưng của một dân tộc nhất định

Nhà hàng đặc sản: chuyên phục vụ các món ăn đặc sản của một vùng miền nhất

Trang 8

Nhà hàng 100% vốn nước ngoài

2.6 Phân loại căn cứ vị trí Nhà hàng

Trung tâm thành phố

Ven sông, ven biển, trên biển

Trên xe bus, tàu điện ngầm

3 Đặc điểm kinh doanh Nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng là hoạt động bao gồm việc sản xuất bán và phục vụ ăn uốnggiải trí cho khách với mục đích thu lợi nhuận Vậy kinh doanh nhà hàng chính làdịch vụ ăn uống

3.1 Đặc điểm về kinh doanh ăn uống

Sản phẩm của nhà hàng không thể lưu kho, lưu bãi, không thể đem đến nơi khác quảng cáo hoặc tiêu thụ mà chỉ có thể sản xuất ra tiêu dùng ngaytại chỗ

Trang 9

Sản phẩm của khách sạn rất đa dạng, tổng hợp có các dạng vật chất và phivật chất, có loại do kinh doanh sản xuất ra và có loại chuyên bán nhưngkhách sạn là khâu phục vụ trực tiếp.

3.2 Đặc điểm về lao động

Phần lớn nhân viên phục vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng

Lao động trong nhà hàng phải có chuyên môn cao

Các bộ phận đảm nhận chức vụ và công việc khác nhau không thể thaythế cho nhau

Đội ngũ độ tuổi lao động trong nhà hàng tương đối trẻ, có tính chuyênmôn nghiệp vụ cao

3.3 Đặc điểm về đối tượng phục vụ

Đối tượng phục vụ của nhà hàng có nhiều loại, mỗi một khách hàng có một đặcđiểm tâm sinh lý, khẩu vị ăn uống trình độ văn hoá đơn vị xã hội khác nhau Do đó

để phục vụ tốt khách hàng nhân viên phải tiến hành tìm hiểu thói quen, tập quáncũng như khẩu vị ăn uống của khách hàng để phục vụ cho phù hợp

3.4 Đặc điểm về kiến trúc và trang trí nội thất

Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh của nhà hàng mà thiết kế kiểu khác nhau, việc trangtrí nội thất, trang thiết bị sẽ làm tăng vẻ sang trọng, không gian thoáng và hình ảnhđẹp giúp khách thấy ngon miệng khi dùng bữa

Kiến trúc kiểu hiện đại: Phục vụ với tiệc ăn nhanh, chuyên phục vụ đồuống

Kiểu cổ điển: Xây dựng ở trung tâm thành phố hoặc nhà hàng trong kháchsạn cao hạng

Kiểu cổ đại: Là rập khuôn một phần mẫu, kiến trúc lâu đời, thành quáchphong kiến

Kiểu dân dã: Thích hợp kinh doanh vùng nghỉ mát trên cao nguyên hoặcbìa rừng

Kiểu nước ngoài : Theo kiểu Anh, Pháp, Đức, Trung quốc…

3.5 Đặc điểm về phong cách phục vụ

Trang 10

Khả năng giao tiếp tốt, khả năng giải quyết tình huống, phải bình tĩnh, tự tin, cởimở.

3.6 Đặc điểm về môi trường phục vụ

Lao động trong nhà hàng đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp cao, phải tuân thủ những quy định một cách nghiêm ngặt

Sự trung thực có bản lĩnh và chịu khó là yêu cầu quan trọng của môi trường của mỗi người phục vụ, tránh sự nhầm lẫn, có tính chuyên môn cao trong công việc

NÓI CHUNG

1 Tiêu chuẩn thiết kế Nhà hàng về sắp xếp công năng

Những khu vực chức năng không thể thiếu trong không gian nhà hàng đó là: Khu vực ăn uống, khu vực bếp, kho lưu trữ thực phẩm, khu vực lễ tân, quầy bar thanh toán, khu vực WC,… Tùy vào từng mô hình kinh doanh, loại hình nhà hàng mà có thể thêm một số khu vực chức năng khác vào Ví dụ: Với nhà hàng buffet – loại mô hình tự phục vụ thì trong tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng buffet cần phải thiết kế thêm quầy buffet để trưng bày các món ăn, thức uống, các dụng cụ ăn uống liên quan để thực khách dễ dàng chọn món và lấy thức

ăn Và tùy vào diện tích nhà hàng mà có thể thiết kế gộp chung 2 khu vực lại với nhau, ví dụ như quầy bar thiết kế chung với quầy thanh toán,…

Và nguyên tắc quan trọng khi thiết kế nhà hàng cần phải nhớ đó là cần phân

bổ, thiết kế và bài trí các khu vực chức năng kể trên sao cho hợp lý và khoa học nhằm giúp khách hàng cũng như nhân viên thoải mái và thuận tiện khi sử dụng và làm việc – Đây được coi là một trong những yếu tố chính quyết định đến sự thành công khi kinh doanh

Tiêu chuẩn Việt Nam về việc phân bổ diện tích các khu vực chức năng bên trong nhà hàng đang được áp dụng rộng rãi đó là nguyên tắc phân bổ 50:30:20.Trong đó:

50 – 60% diện tích là khu vực phục vụ khách hàng ăn uống

30% diện tích là khu vực bếp

10 – 20% diện tích dành cho khu vực kho, WC,…

Nên ưu tiên bố trí khu vực khách ăn sát với mặt chính của nhà hàng như vậy

sẽ mang lại nhiều ưu thế có thể view trực tiếp ra cổng chính, không gian và cảnh quan sân vườn của nhà hàng Khu vực bếp cần được thiết kế và chia côngnăng theo dây chuyền một cách hiệu quả Để đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế nhà hàng thì cần phải tính toán diện tích và sắp xếp bếp và nhà kho

Trang 11

sao cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu, thực phẩm, nấu nướng, rửa bát,… được thuận tiện theo một dây chuyền làm việc hiệu quả.Cần sắp xếp khu vực cung ứng thực phẩm gần vị trí của các đầu bếp.

Khu vệ sinh cần được bố trí tách biệt, thiết kế kín đáo để đảm bảo tính thẩm

mỹ và không ảnh hưởng đến cảm giác thưởng thức thực phẩm của khách ở khu vực phòng ăn Giao thông trong nhà hàng cũng cần đảm bảo phải thuận tiện, dễ dàng di chuyển qua lại giữa các khu vực với nhau

2 Tiêu chuẩn thiết kế Nhà hàng về vật liệu, nội thất, trang thiết bị

Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng TCVN về vật liệu, chất liệu xây dựng và làm nộithất cần phải bền và đẹp, hạn chế tối đa những loại vật liệu kém bền, không chịuđược nước và độ ẩm Tại những vị trí mà tay hay tiếp xúc thì nên ốp đá, gạchmen lên bề mặt và sàn nhà để dễ lau chùi, vệ sinh Đồ nội thất chẳng hạn như bànghế nên dùng gỗ thịt, không nên dùng gỗ công nghiệp, giá bát, giá để vật dụngphục vụ nấu nướng nên được thiết kế bằng inox, không sử dụng vật liệu sắt,nhôm để tránh bị han rỉ và sử dụng được lâu dài

Về trang thiết bị dùng trong nhà hàng cần phải đầy đủ, chất lượng tốt, hoạt động

ổn định nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như đội ngũ nhân viên nhàhàng khi sử dụng Hệ thống thông gió, điều hòa cũng cần phải tốt để đảm bảo sựthông thoáng, mát mẻ cho nhà hàng Hệ thống nước cũng cần phải thiết kế đảmbảo cung cấp đủ nước dùng cho hoạt động thường ngày của nhà hàng và phòng

Trang 12

trường hợp hỏa hoạn Để nhà hàng đạt tiêu chuẩn thì không thể thiếu các thiết bịphòng cháy, chữa cháy, nhất là ở khu vực bếp Ở khu vực hành lang nhà hàng cần

lắp đặt đầy đủ các biển chỉ dẫn nhà vệ sinh, biển chỉ dẫn thoát hiểm,…

3 Tiêu chuẩn thiết kế Nhà hàng về kỹ thuật vị trí và công năng sử dụng

3.1 Thiết kế khu vực ăn uống

Khu vực ăn uống chiếm ít nhất 50% tổng diện tích nhà hàng, đây là nơi trực tiếp mang lại doanh thu cho nhà hàng nên cần đặc biệt chú trọng đến thiết kế Tiêu chuẩn thiết kế khu vực phục vụ khách này cần đảm bảo sự rộng rãi và thoải mái cho khách hàng, Khi thiết kế cần chú ý hài hòa giữa không gian ngồi của thực khách với không gian dành cho việc đi lại Bởi vì không chỉ có thực khách mà nhân viên nhà hàng cũng cần có khoảng diện tích đi lại xung quanh bàn để phục

vụ khách Do đó đừng nên quá lạm dụng không gian khu vực này để tăng số lượng chỗ ngồi cho thực khách sẽ khiến cho không gian trở nên chật hẹp, bí bách

Trang 13

Các chuyên gia thiết kế nhà hàng cho biết, 1,2 – 1,4m2/người là tiêu chuẩn m2/người nhà hàng nào cũng nên tuân theo để đảm bảo sự thoải mái và riêng tư cho khách khi thưởng thức bữa ăn của mình cũng như chỗ đi lại thuận tiện cho nhân viên phục vụ.

Ngoài ra, không gian nơi đây cũng cần thiết kế và trang trí sao cho có sự đồng bộ,nhất quán và hài hòa với tổng thể không gian nhà hàng và phong cách thiết kế theo đuổi

3.2 Thiết kế quầy bar Nhà hàng

Tùy vào diện tích, quy mô, mục đích của nhà hàng mà quầy bar có thể được thiết

kế chung với quầy thanh toán hoặc tách rời, phía trước quầy bar có thể có ghế ngồi hoặc không Yêu cầu đối với khu vực bar cần thiết kế sao cho thu hút, tạo thiện cảm đối với khách hàng

Kích thước chuẩn của quầy bar là cao từ 1-1,2m, độ rộng của bề mặt quầy bar là khoảng 0,9m để nhân viên có nhiều không gian để đặt ly cốc, vật dụng pha chế vàthao tác dễ dàng

Trang 14

3.3 Thiết kế bếp Nhà hàng

Thiết kế khu vực phòng bếp trongnhà hàng cần đảm bảo các tiêu chí:Sạch sẽ, không gian thoải mái, sắpxếp thiết bị, dụng cụ, đồ đạc gọngàng, ngăn nắp, tiện lợi cho các đầubếp, phụ bếp sử dụng, tối ưu côngnăng ngay cả khi vào những giờ caođiểm của nhà hàng, có như vậy mớikích thích sự sáng tạo cho các đầubếp và sự nhiệt huyết cho đội ngũnhân viên

Bếp nhà hàng tiêu chuẩn cần có cácphân khu sơ chế; làm sạch, chế biếnnấu nướng, tiếp nhận và ra hàng Cầnthiết kế các phân khu này logic, phốihợp nhuần nhuyễn và linh hoạt vớinhau để tạo ra hiệu quả cao

Trang 15

Để không gian bếp luôn sạch sẽ thì bếp ăn nhà hàng nên sử dụng các thiết bị vật dụng bếp inox để chế biến, bảo quản, nơi sơ chế đồ ăn cần băm, chặt, nhào nặn thì nên dùng các dụng cụ có chất liệu nhẵn, bóng dễ vệ sinh như gỗ, đá,… Bên cạnh đó cần có các loại thùng rác để phân loại những phế phẩm sơ chế và đồ ăn thừa,… Cần có thiết bị bảo quản thực phẩm sống, chín riêng để đảm bảo vệ sinh.Ngoài ra, nếu nhà hàng phục vụ các món ăn của các vùng miền, châu lục với các phong cách khác nhau thì cần bố trí các khu vực bếp tách nhau ra để không làm ảnh hưởng đến hương vị của từng món Bên cạnh đó cần phải lưu ý tới hệ thống ánh sáng trong nhà bếp, cần cung cấp ánh sáng vừa đủ để giúp các đầu bếp theo dõi được màu sắc và sự biến đổi của món ăn để tạo ra những món ăn vừa ngon vừa đẹp.

3.4 Thiết kế quầy thanh toán

Thông thường tại nhà hàng thì quầy bar và quầy thanh toán được thiết kế gộp vàolàm một Khu vực thanh toán không cần quá rộng và nên thiết kế sang trọng để gây ấn tượng tốt với khách hàng

Chiều cao đạt chuẩn của quầy thu ngân là 1m-1m2 sẽ thuận tiện cho quá trình thanh toán giữa khách hàng và nhân viên nhất

Trang 16

3.5 Thiết kế lối vào không gian

Nhiều chủ đầu tư chỉ chú trọng đến nội thất, cơ ngơi bên trong nhà hàng mà bỏ qua hoặc không quan tâm đến thiết kế mặt tiền, khu vực lối vào, vô hình chung sẽlàm giảm đi hiệu quả kinh doanh và ấn tượng của thực khách đối với nhà hàng Bởi lẽ khu vực mặt tiền, lối vào nhà hàng là vẻ mặt của nhà hàng, là nơi gây ấn tượng đầu tiên cho khách khi đến ăn

Thiết kế mặt tiền, lối vào nhà hàng cần rộng rãi, đẹp và thật ấn tượng để thu hút

sự chú ý của khách, tạo ấn tượng mạnh cho khách ngay từ cái nhìn đầu tiên Tùy vào khung cảnh xung quanh, mô hình và loại hình nhà hàng mà bạn có thể sử dụng biển hiệu, đèn trang trí, mái hiên, cây cảnh, hoa lá,… để trang trí lối vào và

có thể là cả âm nhạc nữa để không gian lối vào thêm phần nhộn nhịp, sống động

3.6

Thiết kế phòng WC

Khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà hàng cần chú ý:

Trang 17

Thiết kế ở vị trí mà khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm

Khu vệ sinh cần thiết kế sạch, đẹp, trang bị đầy đủ tiện ích, trang thiết bịNên có nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật

Thiết kế hệ thống ánh sáng phù hợp

3.7 Thiết kế theo Phong Thủy

Bên cạnh những tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng thì bạn không nên bỏ qua vấn đềphong thủy Thiết kế, bài trí đồ nội thất hợp phong thủy sẽ giúp cho nhà hàng củabạn kinh doanh phát đạt, có nhiều vận may và cơ hội

Địa điểm: Đây không chỉ là vấn đề phong thủy mà còn giúp cho nhà hàngcủa bạn được khách hàng dễ dàng nhìn thấy và ghé đến Bạn nên lựa chọnđịa điểm mặt tiền có nhiều người qua lại Nếu không phải là mặt tiền thì

ưu tiên dễ tìm thấy, dễ đi

Trang 18

Màu sắc chủ đạo: Màu sắc chủ đạo sẽ phụ thuộc vào phong cách của nhàhàng Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn màu sắc vừa phù hợp vớiphong cách vừa hợp phong thủy.

Đối với khu vực bếp cần lưu ý tránh những nơi tụ khí hút gió, tránhhướng bắc, tránh cửa sổ Ưu tiên xem xét hướng Đông hoặc Nam chongười muốn kinh doanh nhà hàng

4 Kinh nghiệm thiết kế Nhà hàng

4.1 Lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng phù hợp

Có vô vàn các phong cách cho bạn chọn lựa như: phong cách Nhật, Trung Hoa,Hàn Quốc, dạng sân vườn, hiện đại, hoặc đơn giản,…

Bạn hãy định hướng phong cách mà mình muốn theo đuổi và có lựa chọn sáng suốtnhé Tuy nhiên, bạn đừng chạy theo số đông, hãy cân nhắc lựa chọn một phongcách riêng biệt để tạo nên điểm độc lạ cho nhà hàng của mình

4.2 Lựa chọn màu sắc bắt mắt

Màu sắc là yếu tố nhỏ nhưng mang sức mạnh to lớn trong thiết kế nội thất nhàhàng Bởi vì màu sắc sẽ cuốn hút và giúp cho thực khách cảm giác thèm ăn.Màu sắc chủ đạo trong thiết kế nhà hàng hay còn gọi là màu đặc trưng cho nhàhàng chiếm 60% ; 30% màu sắc còn lại (kể cả đồ nội thất) để bố trí vào nhữngkhoảng không gian nhỏ hơn, xen kẽ với màu chủ đạo Màu nhấn mạnh thường

Trang 19

dùng là 10% trong thiết kế nội thất nhà hàng, và nó là tông màu đặc biệt bởi tạođiểm nhấn về màu sắc cho chính nhà hàng của bạn.

4.3 Phối hợp ánh sáng hợp lý

Nhiều người đến nhà hàng có thói quen mang theo một cuốn sách, giấy tờ làmviệc, vì vậy hãy luôn đảm bảo đủ sáng để khách hàng có thể thoải mái làm việcmình thích hay chỉ đơn giản là đủ sáng để đọc được thực đơn Bạn nên biết, cửa sổ

là chi tiết đẹp nhất của một nhà hàng vì đó là điểm kết nối không gian bên trong vàbên ngoài

Một nhà hàng có nhiều cửa sổ, tràn ngập ánh sáng tự nhiên, đặc biệt nếu có “view”đẹp thì sẽ luôn được khách hàng yêu thích Vì vậy thời gian gần đây phong cáchthiết kế nhà hàng sân vườn lại được ưa chuộng hơn cả vì tính gần gũi với thiênnhiên và được thừa hưởng ánh sáng tự nhiên

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một điều trong khi thiết kế nhà hàng đó là ánh sángkhông nên quá gắt, làm khách hàng cảm thấy khó chịu Ánh sáng nên vừa đủ đểche giấu những nhược điểm trên khuôn mặt với người đối diện Nếu trời nắng bạn

có thể đóng bớt một số cửa sổ hoặc sử dụng thiết bị chiếu sáng có độ sáng và nhiệt

độ màu phù hợp

Bên cạnh đó, đèn là một vật thể phát sáng nên dễ gây sự chú ý, vì thế nên bản thânchiếc đèn cũng cần phải đẹp và sạch sẽ Nhiều nhà hàng luôn giữ vệ sinh sạch sẽnhưng lại quên mất chi tiết này khiến tổng thể mất điểm đi trông thấy

4.4 Tạo không gian bằng âm thanh

Trang 20

Để tránh lỗi trong tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng bạn hãy quan tâm đến âm nhạc Bạnkhông cần đầu tư một hệ thống âm thanh quá “khủng” trừ khi bạn có ý định kinhdoanh một quán bar.

Điều bạn cần làm là lựa chọn thể loại âm nhạc phù hợp với phong cách của nhàhàng cũng như làm cho khách hàng cảm thấy thư thái, dễ chịu khi dùng bữa

Âm lượng khi mở nhạc cũng là một vấn đề bạn cần lưu ý Âm thanh không đượcquá to để khách hàng có thể vừa nói chuyện trong lúc ăn, nhưng cũng không đượcquá nhỏ tạo cảm giác mệt mỏi, nhàm chán

4.5 Tạo mùi hương cho nhà hàng của bạn

Nhà hàng là nơi tổng hợp rất nhiều mùi hôi khó chịu Dù nhà hàng có tiện nghi,cao cấp, được dọn sạch sẽ đến mức nào thì việc xuất hiện các mùi khó chịu trongkhông gian cũng là điều không tránh khỏi Nguyên nhân là do:

Tác động của khí hậu ẩm tại Việt Nam

Lượt khách đến nhà hàng đông đúc sẽ để lại nhiều mùi khác nhau trongphòng.: mùi mồ hôi, nước hoa, giày dép…

Mùi dầu mỡ, đồ ăn trong không gian

Mùi khói thuốc lá của khách hàng

Mùi máy điều hòa, nội thất căn phòng

Mùi hôi từ nhà vệ sinh

Mùi thơm tác động trực tiếp vào các giác quan, mang lại cảm xúc, và ảnh hưởngtới nhận thức của mỗi khách hàng Do vậy chúng góp phần để lại ấn tượng tốt vàgiúp tăng cao doanh số

Đặc biệt nếu biết chọn mùi hương phù hợp sẽ khơi gợi được đúng cảm xúc củathực khách, góp phần tạo nên một bữa ăn trọn vẹn, hài lòng tuyệt đối

4.6 Nội thất chất lượng

Khi thiết kế nhà hàng, một trong những sai lầm lớn nhất của chủ nhà hàng là sửdụng đồ nội thất rẻ tiền Khi khách hàng đến dùng bữa, nếu như không gian, bànghế nhìn có vẻ tồi tàn, họ thậm chí còn không muốn bước vào chứ chưa nói đếnviệc họ sẽ ngồi xuống và thưởng thức món ăn

Trang 21

Tuy nhiên, có những nhà hàng đầu tư rất nhiều cho nội thất nhưng lại không biếtcách sắp xếp, bố trí, không có con mắt thẩm mỹ cũng làm mất đi giá trị của chúng.Ngoài ra, còn một lý do nữa là nhà hàng đã được xây dựng từ lâu nên phong cáchnghệ thuật, thiết kế nhà hàng bị lỗi thời.

Để giải quyết vấn đề này, trước tiên bạn cần dành sự quan tâm và đầu tư đúng mứccho nội thất nhà hàng Bên cạnh đó, để đảm bảo tính nghệ thuật cho không gianquán, bạn nên thuê thiết kế chuyên nghiệp thi công thay vì tự tay mày mò tô vẽ

nhà

hàng đã xây dựng từ quá lâu thì có thể lên phương án cải tạo hoặc xây mới ví dụnhư: thay đổi bản vẽ thiết kế, thay đổi thiết thiết kế phòng VIP nhà hàng, hay thậmchí bạn có thể thay đổi cả thiết kế menu

4.7 Tạo không gian riêng biệt cho khách hàng

Không có không gian riêng biệt cũng là một lỗi thiết kế nhà hàng Những phòng ănriêng biệt là vô cùng cần thiết nếu bạn không muốn mất đi những đối tượng kháchhàng đến nhà hàng để bàn chuyện làm ăn, họp mặt gia đình hay gặp gỡ riêng tư…

Vì vậy, bạn nên bố trí một số phòng riêng dành cho những khách hàng chuyên biệtnói trên, khách hàng sẽ đánh giá cao nhà hàng của bạn Điều đó không chỉ giúpkhách hàng có không gian riêng mà còn tránh làm phiền những thực khách khác vìtiếng ồn của trẻ em, chuông điện thoại hay tiếng đánh máy liên hồi

Trang 22

Các phòng này cũng có thể trang trí khác biệt so với không gian bên ngoài như bànghế lớn dành cho gia đình, bàn ghế dành cho 2 người hoặc có những trang thiết bịtiện ích như ổ cắm, mạng internet…

Ngoài ra, có rất nhiều khách hàng có thói quen hút thuốc Bạn có thể treo biển cấmhút thuốc ở nhà hàng để tránh ảnh hưởng đến những người khác

4.8 Không gian ấm cúng

Một trong những lỗi thiết kế nhà hàng đó là không tạo được một không gian ấmcúng, dễ chịu cho khách hàng Đừng biến nhà hàng của mình thành một căn bếplạnh lẽo

Hãy sử dụng đèn có nhiệt độ màu ấm, các đồ nội thất nên làm bằng các chất liệumang lại cảm giác ấm áp như gỗ, vải, tránh sử dụng quá nhiều các chi tiết ánh kimhoặc đá Nhiệt độ phòng cũng là một yếu tố cần quan tâm, đặc biệt là vào mùađông

Bạn nên trang bị điều hòa nhiệt độ 2 chiều để nhà hàng của bạn luôn mát mẻ vàomùa hè, ấm áp vào mùa đông

Ngày đăng: 06/01/2025, 08:00