Điều đặc biệt nhất chính là dự án phim ngắn cuối kỳ do nhóm chúng em thực hiện, đây không chỉ là một bài tập thực hành mà còn là cơ hội để chúng em áp dụng toàn bộ những kiến thức đã học
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2
BÁO CÁO KẾT MÔN
Phim ngắn:
BẢN NGÃ XÔ LỆCH MÔN: KỊCH BẢN ĐA PHƯƠNG TIỆN Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Bình
Trang 2Nhờ sự hướng dẫn của cô, em đã có cơ hội hiểu sâu hơn về quy trình xây dựng và triển khai kịch bản đa phương tiện một cách chuyên nghiệp – từ việc nghiên cứu ý tưởng, xây dựng câu chuyện, sắp xếp cảnh quay cho đến việc kết hợp âm thanh, hình ảnh sao cho hài hòa và hấp dẫn người xem Những chỉ dẫn tỉ mỉ của cô không chỉ giúp em hoàn thiện bài báo cáo mà còn mở rộng tư duy sáng tạo, đồng thời mang lại sự tự tin trong việc triển khai và thực hiện các dự án tương lai
Điều đặc biệt nhất chính là dự án phim ngắn cuối kỳ do nhóm chúng em thực hiện, đây không chỉ là một bài tập thực hành mà còn là cơ hội để chúng em áp dụng toàn
bộ những kiến thức đã học vào thực tế Từ khâu xây dựng kịch bản, lên kế hoạch quay, biên tập hậu kỳ đến việc phối hợp âm thanh, nhóm đã trải qua rất nhiều thử thách nhưng cũng nhận lại được nhiều bài học quý giá
Dưới sự góp ý và hướng dẫn tận tình của cô, chúng em không chỉ cải thiện kỹ thuật xây dựng kịch bản mà còn hiểu rõ hơn về cách sắp xếp nội dung, tạo nhịp điệu câu chuyện và sử dụng âm thanh, hình ảnh để tăng cường cảm xúc Sản phẩm cuối cùng không chỉ đạt được yêu cầu chuyên môn mà còn nhận được sự đánh giá cao
từ các bạn cùng lớp Đối với chúng em, bộ phim ngắn này không chỉ là một bài kiểm tra mà còn là minh chứng sống động cho sự tiến bộ và nỗ lực không ngừng trong suốt học kỳ
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô vì sự tận tình, tâm huyết và chuyên môn sâu rộng mà cô đã truyền đạt Em kính chúc cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc
và thành công trên con đường sự nghiệp, tiếp tục truyền cảm hứng và dìu dắt nhiều thế hệ học trò Em hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ bảo và đồng hành của cô trong những dự án học tập sắp tới
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHIM NGẮN
1.1 Khái quát chung về phim ngắn
1.1.1 Khái niệm phim ngắn
1.1.2 Sơ lược về lịch sử
1.1.2.1 Giai đoạn manh nha
1.1.2.2 Giai đoạn định hình và phát triển
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Trang 41
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại, nơi mà mỗi ngày chúng ta đều phải đối mặt với những yêu cầu, kỳ vọng và tiêu chuẩn từ gia đình, bạn bè và ngay cả từ chính bản thân mình, hành trình tìm kiếm bản sắc cá nhân trở thành một thử thách không dễ dàng "Bản Ngã Xô Lệch" là câu chuyện về Minh Hằng, một cô gái trẻ đang đứng giữa những mâu thuẫn không ngừng trong cuộc sống Cô luôn phải vật lộn giữa sự kỳ vọng của những người xung quanh và khát khao được sống đúng với chính mình
Minh Hằng đã từng mơ ước về một cuộc sống viên mãn, nhưng thế giới xung quanh cô lại không ngừng nhấn chìm cô trong những tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra
Cô tìm kiếm sự hoàn hảo, nhưng lại luôn cảm thấy thiếu thốn và không đủ Những cám dỗ, những lời nói và sự đánh giá từ người khác cứ như những chiếc bóng đen, che khuất đi con đường thật sự mà cô mong muốn tìm ra
Với những quyết định, những sự lựa chọn đầy mâu thuẫn trong tâm trí, Minh Hằng bắt đầu hành trình tìm lại chính mình Nhưng liệu cô có thể vượt qua những ảo ảnh
và bản chất giả tạo của cuộc sống xung quanh? Liệu cô có đủ can đảm để tìm ra con đường của riêng mình, dù biết rằng điều đó có thể khiến cô phải đối mặt với những tổn thương và mất mát?
"Bản Ngã Xô Lệch" không chỉ là câu chuyện của một cô gái trẻ mà còn là hành trình của tất cả chúng ta trong việc đối diện với những kỳ vọng và cám dỗ từ thế giới xung quanh Liệu chúng ta có đủ dũng cảm để vứt bỏ những định kiến và sống đúng với bản ngã của chính mình? Bộ phim mở ra một hành trình khám phá đầy thử thách và đau thương, nơi mà mỗi nhân vật đều phải đối mặt với những xung đột nội tâm để tìm kiếm sự tự do và chân thật trong cuộc sống
Bộ phim ngắn này không chỉ là một bài tập thực hành trong môn học, mà là một cơ hội để chúng em áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế của bộ môn “Kịch bản đa phương tiện” của cô “Nguyễn Thị Thu Bình”, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và giải quyết vấn đề "Bản Ngã Xô Lệch" đã mang lại cho chúng em một trải nghiệm thực tế, vừa thú vị, vừa đầy thử thách, và chúng em rất
tự hào khi nhìn thấy kết quả của sự nỗ lực chung
Trang 52
CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHIM NGẮN
1.1 Khái quát chung về phim ngắn
1.1.1 Khái niệm phim ngắn
Hình 1.1
Phim ngắn (short film) là một thể loại điện ảnh hội tụ đầy đủ những công đoạn
kỹ thuật như với quá trình sản xuất một tác phẩm điện ảnh thuần túy, nhưng mức độ nhỏ quy mô của kinh phí đầu tư sản xuất ít hơn, cũng như thời lượng ngắn hơn – từ 5 - 45 phút Phim ngắn thường tập trung vào một ý tưởng, cảm xúc
hoặc thông điệp cụ thể, mang lại sức hút nhờ sự cô đọng và sáng tạo
1.1.2 Sơ lược về lịch sử
Phim ngắn xuất hiện từ những ngày đầu của nền điện ảnh Vào cuối thế kỷ 19, các tác phẩm của anh em nhà Lumière như "L'Arrivée d'un train en gare de La Ciotat"
(1895) được coi là những bộ phim ngắn đầu tiên
Qua thời gian, phim ngắn phát triển thành một phương tiện nghệ thuật độc lập, được sử dụng rộng rãi trong các liên hoan phim quốc tế như Cannes, Sundance, và Berlinale
Trang 63
Hình 1.2 Tác phẩm của anh em nhà Lumière đánh dấu phim ngắn ra đời
1.1.2.1 Giai đoạn manh nha
Ngay từ khi điện ảnh ra đời với màn trình diễn của anh em nhà Lumière, tất cả các phim đều mang đặc điểm "ngắn" Điều kiện kỹ thuật và máy móc thời đó chưa cho phép tạo ra những bộ phim dài
Năm 1895, anh em nhà Lumière tổ chức buổi trình chiếu phim công khai đầu tiên với các thước phim như Workers Leaving the Lumière Factory và L'Arrivée d'un Train en Gare de La Ciotat Những bộ phim này kéo dài chỉ vài phút, chủ yếu ghi
lại các cảnh đời sống thường nhật như công nhân rời nhà máy hay đoàn tàu đến ga
Một trong những khoảnh khắc đáng chú ý là khi L'Arrivée d'un Train en Gare de
La Ciotat được trình chiếu, nhiều khán giả đã hoảng sợ và bỏ chạy khỏi khán
Trang 7trong thời kỳ này
Phim ngắn thời kỳ đầu thường được trình chiếu tại các rạp nhỏ hoặc các không gian giải trí công cộng, như Nickelodeons – nơi khán giả chỉ cần trả 5 xu để xem một chương trình Tuy nhiên, nội dung của chúng còn khá đơn giản, thiếu sự trau chuốt về cấu trúc Chỉ đến khi các nhà làm phim như Georges Méliès và D W Griffith phát triển kỹ thuật kể chuyện và dựng phim, phim ngắn mới bắt đầu có sự tiến bộ về chất lượng và nghệ thuật
1.1.2.2 Giai đoạn định hình và phát triển
Khi phim truyện dài ra đời và trở nên phổ biến, phim ngắn dần mất đi vị trí thống trị Tại Mỹ, các hãng phim tập trung sản xuất phim dài để thỏa mãn thị hiếu người xem, đồng thời củng cố vị thế trong ngành công nghiệp điện ảnh
Tuy nhiên, ở châu Âu, phim ngắn lại được kết nối với các trào lưu nghệ thuật tiên phong như chủ nghĩa siêu thực và Dada Các tác phẩm như Un Chien Andalou
(1928) của Salvador Dalí và Luis Buñuel đã gây chấn động với những hình ảnh đầy tính biểu tượng và khó hiểu, như cảnh lưỡi dao cắt qua nhãn cầu Bộ phim không có cốt truyện rõ ràng, nhưng lại phản ánh sâu sắc tâm trạng hỗn loạn và sự phá cách của các nghệ sĩ thời kỳ này Phim ngắn trở thành sân chơi để các nghệ sĩ thử nghiệm ý tưởng sáng tạo, mở ra những hướng đi mới trong nghệ thuật
Trang 85
Hình 1.4 Tác phẩm Un Chien Andalou (tạm dịch: Chú chó Andalou) (1928) của
Salvador Dalí và Luis Buñuel
Trong thời kỳ chiến tranh, đặc biệt là Thế chiến II, phim ngắn chủ yếu được sử dụng như công cụ tuyên truyền Nhưng song song đó, thể loại này cũng đóng góp đáng kể vào mảng phim tài liệu với các đạo diễn nổi bật như Roberto Rossellini ở
Ý và Kenji Mizoguchi ở Nhật Bản
1.1.2.3 Thời kỳ hiện đại (1970 đến nay)
Với sự phát triển của công nghệ và nền tảng truyền thông kỹ thuật số, phim ngắn một lần nữa được chú ý Ngày nay, các liên hoan phim quốc tế thường có hạng mục dành riêng cho phim ngắn, tạo cơ hội cho các nhà làm phim trẻ thể hiện tài năng và sáng tạo YouTube, Vimeo và các nền tảng trực tuyến khác cũng giúp phim ngắn tiếp cận khán giả rộng hơn, khẳng định vai trò như một thể loại độc lập trong nghệ thuật điện ảnh
Trang 96
Hình 1.5 Phim ngắn “Piper” (2016) ) - Pixar Animation Studios
“Piper” (2016) - Pixar Animation Studios là một bộ phim ngắn hoạt hình đoạt giải Oscar, kể câu chuyện về chú chim cát nhỏ học cách vượt qua nỗi sợ sóng biển để tìm thức ăn "Piper" không chỉ chinh phục khán giả bằng hình ảnh đẹp mắt mà còn gửi gắm thông điệp sâu sắc về lòng dũng cảm và sự tự lập Đây là bộ phim được trình chiếu trước khi phát hành Finding Dory tại rạp
1.2 Quy trình sản xuất phim ngắn
Cụ thể, để cho ra đời một tác phẩm cần trải qua 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Development (phát triển)
Ở giai đoạn 1, đây là giai đoạn định hướng dự án phim, nguồn vốn, nhân sự, lên ý tưởng, phát triển và hoàn thiện kịch bản
Xác định mục tiêu của dự án phim ngắn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kế hoạch sản xuất và chất lượng phim đạt hiệu quả tối ưu nhất Bên cạnh đó,
Trang 107
nhằm giúp biên kịch khơi nguồn cảm hứng sản xuất nên một bộ phim cho riêng mình, bằng cách đưa ra những cách thức tìm kiếm ý tưởng như: tận dụng trải nghiệm cá nhân, những mẩu chuyện truyền cảm hứng trên báo chí, những nhân vật hay một vài dòng thoại,…
Trong giai đoạn 1 này, nhóm chúng em đã thực hiện:
1 Kịch bản văn học
2 Tóm tắt nội dung
3 Lý lịch nhân vật
4 Kịch bản đường dây
5 Kích bản chi tiết (final)
Giai đoạn 2: Pre-production (tiền kỳ)
Đây là giai đoạn lên kế hoạch và thực hiện các bước cần chuẩn bị trước khi bắt đầu
“bấm máy” Những đầu việc cần phải đảm bảo hoàn thành như:
Hợp thức hóa các nguồn tiền thu chi
Lên dự trù kinh phí và lịch trình sản xuất
Tìm kiếm những nhân sự nòng cốt
Lên kế hoạch sản xuất
Hoàn thiện kinh phí và lịch trình sản xuất chi tiết nhất có thể
Tìm kiếm và chuẩn bị bối cảnh, đạo cụ, phục trang, make-up, thiết bị, giấy phép,…
Tìm kiếm diễn viên và bổ sung các nhân sự khác
Tập thoại, thử phục trang, make-up, kỹ thuật và hoàn tất các khâu chuẩn bị còn lại
Công tác truyền thông như xin tài trợ và quảng bá phim,…
Sale-kits
Giai đoạn 3: Production (sản xuất)
Tiếp nối giai đoạn 2 chính là giai đoạn sản xuất – một trong những mảnh ghép quan trọng quyết định nên sự thành bại của cả bộ phim, nơi ý tưởng và kế hoạch từ trước được hiện thực hóa thành sản phẩm thực tế Đây là giai đoạn đòi hỏi sự phối
Trang 112 Trợ lý đạo diễn, hậu cần Đoàn Văn Bình
2 Quy trình Shooting (Quay phim)
Chuẩn bị trước buổi quay:
Kiểm tra thiết bị (máy quay, ánh sáng, âm thanh)
Xác nhận bối cảnh đã được sắp xếp theo kịch bản
Điều phối nhân sự và diễn viên đến đúng thời gian và địa điểm
Thực hiện buổi quay:
Tuân theo Storyboard và kịch bản phân cảnh
Đảm bảo việc quay phim được thực hiện đúng theo góc máy, ánh sáng và
âm thanh yêu cầu
Kiểm tra sau buổi quay: Backup dữ liệu thô, đảm bảo không mất cảnh quay
3 Nhân sự - Thiết bị :
Danh sách đoàn phim:
Tổng hợp thông tin liên hệ của từng thành viên
Lập bảng phân chia công việc chi tiết,…
Danh sách thiết bị:
Liệt kê các thiết bị cần thiết: Camera, lens, đèn, mic, boom, gimbal, Đảm bảo thiết bị được kiểm tra và bảo trì trước khi sử dụng
Trang 125 Quản trị hành chính
Bao gồm:
- Nhân sự, máy móc thiết bị, lưu file,…
- Timeline: Lập kế hoạch chi tiết từng ngày hoặc từng tuần, bao gồm: Thời gian chuẩn bị, thời gian quay từng cảnh, thời gian nghỉ ngơi,…
Giai đoạn 4: Post-production (hậu kỳ)
Giai đoạn hậu kỳ là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất phim, nơi mọi cảnh quay thô được biên tập, chỉnh sửa, và hoàn thiện thành sản phẩm cuối cùng Đây là giai đoạn tập trung vào sự tỉ mỉ, sáng tạo và phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận kỹ thuật và sáng tạo Các nội dung chính bao gồm:
1 Sơ đồ tổ chức
Cấu trúc nhóm hậu kỳ:
Bộ phận Nhiệm vụ Thành viên đảm
nhận
Biên tập viên (Editor) Cắt ghép cảnh quay, sắp xếp
câu chuyện theo kịch bản, lọc source tiếng thu
Xử lý âm thanh và màu sắc, đồng bộ âm thanh với hình ảnh
Đinh Quốc Trương
Quản lý hậu kỳ
(Post-production
Supervisor)
Điều phối các bộ phận hậu kỳ
và giám sát tiến độ công việc
Nguyễn Quốc Việt Nguyễn Hương Sen
Chuyên gia hiệu ứng
hình ảnh (VFX Artist)
Thêm hiệu ứng đặc biệt vào các cảnh quay (CGI)
Tạo ra các yếu tố hình ảnh không thể quay thực tế
Trang 1310
Phối hợp với đạo diễn để đảm bảo hiệu ứng phù hợp với câu chuyện
Đoàn Văn Bình
2 Quy trình hậu kỳ
Cắt ghép thô (Rough Cut)
Chỉnh sửa chi tiết (Fine Cut)
Xử lý âm thanh và chỉnh sửa hình ảnh
Lập danh sách thành viên phụ trách từng công việc
Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng cá nhân
Danh sách thiết bị máy móc: Máy tính có cấu hình mạnh để chỉnh sửa phim
Sử dụng phần mềm là Adobe Premiere
Hình 1.5 Sử dụng Adobe Premiere để dựng phim ngắn
Trang 1411
Công tác lưu file: Tổ chức thư mục lưu trữ cảnh quay và file chỉnh sửa một cách
hệ thống Sao lưu dữ liệu định kỳ trên ổ cứng và nền tảng đám mây
4 Timeline hậu kỳ
Lập kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn:
Lựa chọn và sắp xếp cảnh quay, cắt ghép thô 25/11/2024
Xử lý âm thanh và chỉnh sửa hình ảnh, màu sắc 1/11/2024
Giai đoạn 5: Distribution (phân phối)
Giai đoạn phân phối là bước cuối cùng để đưa bộ phim đến với khán giả, bao gồm việc xử lý các thủ tục pháp lý, kế hoạch trình chiếu, và chiến lược quảng bá Các nội dung chính của giai đoạn này gồm:
1 Kiểm duyệt
2 Lịch phát sóng
3 Timeline phát sóng
Nội dung Thời gian Thành viên đảm nhận
Trang 152 Lên ý tưởng, xây dựng kịch bản phân cảnh, góc quay và
chuyển động máy để chuyển thể kịch bản thành phim ngắn
Trương
3 Khảo sát bối cảnh, phục trang phù hợp với kịch bản
Casting diễn viên
Đoàn Văn Bình Nguyễn Quốc Việt
Sau khi có kịch bản final nhóm sẽ tiến hành: Rà soát và chỉnh sửa kịch bản, đảm bảo
ngôn ngữ phù hợp, lời thoại tự nhiên và logic câu chuyện Từ đó kiểm tra tính khả thi của kịch bản, đề xuất chỉnh sửa hoặc thêm thắt chi tiết để tăng chiều sâu cho câu chuyện
2.2 Bảng biểu thời gian
Nội dung Thời gian
Trang 16Về địa điểm chính, nhóm em chọn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông cơ
sở TP.HCM làm địa điểm chính, nơi đây không chỉ là không gian học tập của các sinh viên mà còn mang một vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc hiện đại, tạo nên không gian đầy cảm hứng và gần gũi, rất phù hợp để làm bối cảnh cho một bộ phim ngắn
về học đường Tại đây, từng góc nhỏ đều toát lên hơi thở của sự năng động, trẻ trung
và sáng tạo – đúng với tinh thần của các bạn sinh viên
Trong bộ phim lần này, nhóm đã lựa chọn một số bối cảnh đặc biệt tại học viện để truyền tải nội dung một cách chân thật và sống động nhất
Hình 2.1 Học viện công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở Tphcm
Trang 1714
Dưới đây là một số hình ảnh về các bối cảnh khác mà nhóm đã chọn trong phim ngắn lần này như: phòng đọc, thư viện, hành lang, khoa công nghệ thông tin 2,…
Trang 1815
Hình 2.2 Phòng đọc của học viện
Hình 2.3 Khoa công nghệ thông tin 2
Trang 1916
Hình 2.4 Hành lang trước phòng học
Hình 2.5 Hành lang trước khoa công nghệ thông tin 2
Trang 2017
Hình 2.6 Sân trước của học viện
2.3.2 Casting diễn viên
Sau khi có kịch bản final, nhóm đã bàn bạc và tổ chức buổi casting để tìm kiếm những gương mặt phù hợp nhất cho từng nhân vật trong câu chuyện
Ngày tổ chức buổi casting offline: 10/12/2024
Dưới đây là hình ảnh tại buổi casting offline:
Trang 2118
Trang 2219
Hình 2.7 Casting diễn viên tại phòng đọc
Trang 2320
Hình 2.8 Tuấn Anh - Cast vai Khải Phong và Thúy Thương - Cast vai Thanh Lan
2.3.3 Kinh phí tổng
Trang 2421
CHƯƠNG 3: KỊCH BẢN 3.1 Ý nghĩa và thông điệp
Ý nghĩa
Phim ngắn “Bản ngã xô lệch” là một lát cắt chân thực về cuộc sống của những người trẻ tuổi – những con người mang trong mình đầy ắp hoài bão nhưng cũng chất chứa nhiều mâu thuẫn và băn khoăn Tựa như là một chiếc la bàn mất phương hướng, bộ phim khắc họa trạng thái
chênh vênh xô lệch, của bản ngã khi con người
phải đối diện với sự giằng co giữa đúng và sai, thật và giả, lý tưởng và thực tế
“Bản ngã xô lệch” khắc họa một hành trình mà mỗi cá nhân đều phải trải qua: đối diện với sự mất cân bằng trong nội tâm và những áp lực từ thế giới bên ngoài
Câu chuyện của Minh Hằng chính là một tấm
gương phản chiếu hiện thực đầy nhức nhối của tuổi
trẻ – khi bản ngã dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy
của tham vọng, những cám dỗ hay sự kỳ vọng quá
lớn từ xã hội và gia đình
Sự “xô lệch” ở đây không chỉ dừng lại ở sai lầm,
mà nó còn là cơ hội để mỗi người nhận ra bản chất
thật sự của bản thân Đó là khoảnh khắc mà mỗi
người buộc phải đối diện với chính mình, lắng nghe
tiếng nói từ sâu thẳm tâm hồn để tìm lại con đường
đúng đắn
Trang 2522
Thông điệp
Bộ phim truyền tải một thông điệp mạnh mẽ và đầy tính nhân văn cho giới trẻ rằng
“ dù bản ngã có lúc lung lay và lạc lối, thì lòng trung thực, sự tỉnh thức và dũng cảm sửa chữa sai lầm chính là chìa khóa để con người trưởng thành và đứng vững giữa phong ba cuộc sống” Minh Hằng – cũng như bao người trẻ khác – phải học cách đối diện với nỗi sợ, chấp nhận thất bại và từ đó mạnh mẽ vươn lên
Hình 3.1
Phim không chỉ dừng lại ở một câu chuyện cá nhân, mà còn trở thành biểu tượng của khao khát chung của con người đó là khát khao được sống đúng với giá trị thật, được thấu hiểu và được tôn trọng chính bản ngã của mình Dù bão giông có làm chệch hướng, mỗi người vẫn luôn có quyền và khả năng tự chỉnh lại chiếc la bàn nội tâm, để hướng đến một chân trời mới – nơi ánh sáng của sự chính trực, lòng kiêu hãnh và niềm tin vào tương lai luôn tỏa rạng
“Bản ngã xô lệch” không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là lời nhắn nhủ sâu
sắc dành cho khán giả, đặc biệt là những người trẻ một thông điệp rằng: “ đừng sợ hãi khi mình mất phương hướng, bởi chính hành trình tìm kiếm sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về bản thân và giá trị của cuộc đời này.”
3.2 Kịch bản tóm tắt
Minh Hằng, một sinh viên nghiên cứu khoa học (NCKH), đang đối mặt với áp lực căng thẳng từ bài báo cáo sắp tới hạn Những con chữ rối ren trên màn hình máy tính dường như cũng góp phần làm cô ngạt thở Giữa guồng quay bận rộn, ánh sáng duy
Trang 2623
nhất trong cuộc sống của cô là người bạn thân Khải Phong Trái ngược với Minh Hằng luôn căng thẳng và mệt mỏi, Khải Phong mang nguồn năng lượng lạc quan, yêu đời Phong không ngại làm những trò ngốc nghếch, thậm chí trêu cô để cô thoải mái cười
Niềm đam mê của Minh Hằng nằm ở vẽ tranh và làm đồ handmade Những bức tranh cô vẽ, từng món đồ nhỏ xinh cô làm dường như chứa đựng cả thế giới thu nhỏ
- nơi cô tìm thấy sự an ủi và niềm vui giữa áp lực bộn bề
Một ngày nọ, Minh Hằng tình cờ gặp Thanh Lan - một người bạn đầy toan tính và
có ác cảm với Minh Hằng Dưới lớp vỏ ngoài là giúp đỡ, cô ta luôn tìm cách gieo vào đầu Minh Hằng những ý tưởng về con đường tắt, dễ dàng mà vẫn đạt được mục tiêu Những lời của Thanh Lan vang vọng trong tâm trí Minh Hằng như tiếng gọi của bóng tối
Cùng lúc đó, anh trai Minh Đạt - người luôn theo sát cô, anh khuyên Minh Hằng cần tập trung hơn và đừng để những thứ không quan trọng làm lãng phí thời gian Tuy lời nói của anh xuất phát từ sự quan tâm, nhưng lại vô tình tạo thêm gánh nặng tâm lý Áp lực từ mọi phía khiến tâm trí của Minh Hằng bắt đầu dao động Những lời của Thanh Lan như một con rắn độc, len lỏi vào tâm trí Minh Hằng, đánh thức bản năng xấu trong cô Không kìm được sự tò mò, Minh Hằng làm theo chỉ dẫn của Thanh Lan và tìm thấy một chiếc USB trong chậu cây Khi mở ra, cô phát hiện
đó là bài nghiên cứu của Khải Phong Cảm giác mâu thuẫn, tội lỗi tràn ngập trong lòng, nhưng trước áp lực phải hoàn thành báo cáo, Minh Hằng gạt bỏ tất cả Cô quyết định thay tên Khải Phong thành của mình
Ngày trao giải NCKH, Minh Hằng nhận bằng khen “giải nhất”, cô mỉm cười nhưng trong lòng tràn đầy tội lỗi Cô bắt gặp Khải Phong, anh chất vấn cô, đôi mắt thất vọng của cậu như xoáy sâu vào tâm can Minh Hằng Cùng lúc, từ xa, Thanh Lan âm thầm ghi lại toàn bộ sự việc Nụ cười nhếch mép của cô ta lộ rõ sự đắc ý Đoạn video nhanh chóng được đăng tải, kéo theo làn sóng phẫn nộ từ dư luận Minh Hằng hoảng loạn, cảm giác mất mát danh dự, tình bạn khiến cô như bị nhấn chìm vào vực thẳm Bất ngờ, giữa cơn hoảng loạn, cô giật mình tỉnh dậy Mọi thứ chỉ là một giấc mơ Căn phòng quen thuộc hiện ra trước mắt Minh Hằng thở phào nhẹ nhõm, những giọt nước mắt lăn dài trên má Trước mặt cô, chiếc laptop vẫn đang mở, hiện lên bài nghiên cứu của Khải Phong Chiếc USB nằm im lìm trên bàn Lúc này, Minh Hằng nhận ra: chỉ có thực lực và sự trung thực mới là con đường đúng đắn Cô nhẹ nhàng
Trang 2724
cất chiếc USB vào hộp, tự nhủ sẽ dùng chính sức mình để hoàn thiện bài NCKH của bản thân
Ngày nhận kết quả, Minh Hằng ngậm ngừng chia sẻ với anh trai Minh Đạt, cô đã đạt
“giải ba” NCKH Minh Đạt nhìn em gái với ánh mắt đầy tự hào Minh Hằng chợt hiểu rằng những lời khuyên trước đây của anh không phải là áp lực mà là sự lo lắng chân thành, Minh Đạt lo rằng nếu cô không cố gắng hết mình, sau này Minh Hằng
sẽ hối tiếc.” Minh Hằng mỉm cười, ánh mắt sáng lên sự kiên định Cô nhận ra rằng
“Đôi khi, con đường mình chọn không phải là con đường dễ dàng nhất, nhưng chính những khó khăn mới là thứ giúp ta trưởng thành hơn.”
3.3 Nhân vật
3.3.1 Mô tả nhân vật
Danh sách nhân vật
Nhân vật chính: Minh Hằng Nhân vật chính: Khải Phong Nhân vật phụ: Thanh Lan Nhân vật phụ: Minh Đạt Nhân vật phụ: Thầy giáo chủ nhiệm
Ý nghĩa tên nhân vật
1 Minh Hằng
"Minh Hằng" mang trong mình hai ý nghĩa sâu sắc "Minh" có nghĩa là sáng suốt, rõ ràng, thể hiện sự thông minh, sáng tạo và có cái nhìn rộng mở "Hằng" trong tên có