1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nghiệp vụ Đề tài xây dựng các bài múa mẫu cho chương trình lễ hội tại trường mầm non theo chủ Đề tết trung thu

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Các Bài Múa Mẫu Cho Chương Trình Lễ Hội Tại Trường Mầm Non Theo Chủ Đề: Tết Trung Thu
Tác giả Nguyễn Ngọc Thúy Vi, Nguyễn Nữ Bạch Hoàng Yến
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Như Trang
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại bài tập nghiệp vụ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người, gắn bó vớicon người từ thời nguyên thủy, nó tồn tại và phát triển song song với sự phát triểncủa lo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

Đề tài:

Xây dựng các bài múa mẫu cho chương trình lễ hội tại trường

mầm non theo chủ đề:

TẾT TRUNG THUGiảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ NHƯ TRANG

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN NGỌC THÚY VI - MSSV: 48.08.902.346

NGUYỄN NỮ BẠCH HOÀNG YẾN - MSSV: 48.08.902.352

Lớp: Sài Gòn - Khóa 10 (Nhóm 6)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

4.2 Khách thể nghiên cứu

5 Phạm vi nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiến

6.3 Phương pháp thực hành

7 Đóng góp của đề tài

7.1 Về lý luận

7.2 Về thực tiễn

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm về nghệ thuật múa nói chung

2 Nghệ thuật múa dân gian dân tộc

3 Thực trạng trường mầm non hiện nay

3.1 Thuận lợi

3.2 Khó khăn

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC BÀI MÚA MẪU CHO CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI TẠI TRƯỜNG MẦM NON THEO CHỦ ĐỀ TẾT TRUNG THU

1 Luật động trong múa

2 Các ký hiệu múa trong dân gian dân tộc

2.1 Kí hiệu về người học

2.2 Kí hiệu về phương hướng

2.3 Các cách lập đội hình

2.4 Kí hiệu về tuyến múa

2.5 Các tư thế tay chân cơ bản

3 Thực nghiệm bài múa chủ đề: “Tết Trung Thu”

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Mục đích nghiên cứu 9

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 9

4.1 Đối tượng nghiên cứu 9

4.2 Khách thể nghiên cứu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 10

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 10

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 10

6.3 Phương pháp thực hành 10

7 Đóng góp của đề tài 10

7.1 Về lý luận 10

7.2 Về thực tiễn 10

PHẦN 2: NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 11

1 Khái niệm về nghệ thuật múa nói chung 11

2 Nghệ thuật múa dân gian dân tộc 12

3 Thực trạng trường mầm non hiện nay 14

3.1 Thuận lợi 14

3.2 Khó khăn 15

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC BÀI MÚA MẪU CHO CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI TẠI TRƯỜNG MẦM NON THEO CHỦ ĐỀ TẾT TRUNG THU 15

1 Luật động trong múa 15

2 Các ký hiệu múa trong dân gian dân tộc 16

2.1 Kí hiệu về người học 16

2.2 Kí hiệu về phương hướng: 16

2.3 Các cách lập đội hình 16

2.4 Kí hiệu về tuyến múa 20

Trang 5

2.5 Các tư thế tay chân cơ bản 22

3 THỰC NGHIỆM BÀI MÚA CHỦ ĐỀ: “TẾT TRUNG THU” 31

3.1 Bài 1: TRĂNG TRÒN TRÒN 31

3.1.1 Bố cục âm nhạc 31

3.1.2 Bố cục bài múa 34

3.2 BÀI 2: BÉ CHƠI TRUNG THU 45

3.2.1 Bố cục âm nhạc 45

3.2.2 Bố cục bài múa 46

3.3 Bài 3: EM ĐI XEM HỘI TRĂNG TRÒN 53

3.3.1 Bố cục âm nhạc 53

3.3.2 Bố cục bài múa 55

3.4 BÀI 4: CUỘI KHỜ 65

3.4.1 Bố cục âm nhạc 65

3.4.2 Bố cục bài múa 66

3.5 Bài 5: CHÚ CUỘI CHƠI TRĂNG 73

3.5.1 Bố cục âm nhạc 73

3.5.2 Bố cục bài múa 74

3.6 BÀI 6: VỀ MIỀN CỔ TÍCH 81

3.6.1 Bố cục âm nhạc 81

3.6.2 Bố cục bài múa 83

3.7 BÀI 7: TRUNG THU XUỐNG PHỐ 90

3.7.1 Bố cục âm nhạc 90

3.7.2 Bố cục bài múa 92

3.8 Bài 8: ROCK VẦNG TRĂNG 100

3.8.1 Bố cục âm nhạc 100

3.8.2 Bố cục bài múa 103

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114

1 Kết luận 114

2 Đề xuất và kiến nghị 115

LỜI CẢM ƠN 116

Trang 6

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người, gắn bó vớicon người từ thời nguyên thủy, nó tồn tại và phát triển song song với sự phát triểncủa loài người Nghệ thuật múa luôn phản ánh một cách trung thực và sinh độngnhất óc sáng tạo và những xúc cảm thẩm mỹ của mỗi người thông qua nhữngđiệu múa xuất phát từ trong lao động, sản xuất, đời sống sinh hoạt xã hội, đâycũng là một tấm gương phản chiếu những bản sắc văn hóa dân tộc của nước ta.Trong xã hội hiện nay, nghệ thuật múa được sử dụng rất phổ biến và là một loạihình nghệ thuật kết hợp với âm nhạc góp phần to lớn cho nhu cầu giải trí và thểhiện bản thân của con người, có khi con người có những xúc cảm không thể diễnđạt bằng lời thì người ta thể hiện qua động tác múa, qua đó, người ta có thể hiểuđược trạng thái vui buồn cũng như vẻ đẹp tâm hồn của người múa

Đối với trẻ mầm non thì Bộ môn Múa cũng có vai trò quan trọng giúp cho trẻphát triển toàn diện về thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội Thôngqua ngôn ngữ múa là cơ thể con người được biểu hiện bằng các động tác, dángdấp, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và thái độ, Múa làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm củatrẻ, giúp trẻ bộc lộ được cảm xúc, chuyển tải được nội dung, tư tưởng, phản ánhmột sự việc, sự kiện nào đó và giải phóng được năng lượng của mình

Múa giúp trẻ phát triển thẩm mỹ, nhận thức và tình cảm xã hội: Khi tham giamúa, trẻ cảm nhận và thể hiện được tình cảm của mình qua ngôn ngữ cơ thể, sựchuyển động uyển chuyển tạo ra các điệu múa và sự kết hợp nhịp nhàng với cácbạn, thể hiện tình đồng đội

Bộ môn Múa là một môn học hoàn hảo để kết hợp các giác quan và cơ quan vậnđộng, bao gồm thính giác, thị giác và chuyển động cơ thể, qua đó giúp trẻ pháttriển và nâng cao khả năng cảm nhận nhịp điệu của âm nhạc và phát triển mặt tưduy Trẻ không những cảm nhận trực tiếp tính chất, tình cảm âm nhạc mà cònthấy cái hay, cái đẹp trong các động tác hình thể của mình và của các bạn.Trong biểu diễn, trẻ được mặc những trang phục đẹp, sử dụng những đạo cụ khácnhau, phù hợp với bài múa, giúp trẻ nhận thức về trang phục, đạo cụ phù hợp vớinền văn hóa, lễ hội của mỗi vùng miền trên đất nước cũng như biết sự đặc trưngcông việc của mỗi ngành nghề khác nhau hay mô phỏng lại quá trình lao động

Trang 7

Múa còn giúp trẻ phát triển khả năng tập trung chú ý, phát huy sự sáng tạo, đápứng được nhu cầu hoạt động vui chơi, giải trí, thể hiện bản thân, biết làm chủ bảnthân, bước đầu làm quen với sự so sánh, lựa chọn cái hay, cái đẹp trong múa, trẻyêu và thể hiện cái đẹp.

Ngoài ra, múa còn giúp trẻ phát triển thể chất: Khi tham gia múa, trẻ sẽ học được cách di chuyển cơ thể, biết cách căng và thả lỏng các cơ, cùng với cách tương t

ác với môi trường xung quanh, giúp trẻ phát triển tai nghe, tim mạch, tuần hoànmáu, hô hấp và dãn cơ Múa còn giúp trẻ đi lại vững vàng, chạy nhảy nhẹ nhàng,làm cho vận động của tay, chân, đầu chính xác, nhịp nhàng hơn, uyển chuyểnhơn Đồng thời, múa còn giúp trẻ có khả năng khống chế và độ mềm dẻo tạo sựhoạt bát, nhanh nhẹn, có hình thể, phong cách, dáng dấp đẹp Từ đó, cơ thể trẻ trởnên linh hoạt hơn, khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn

Trẻ tham gia múa sẽ trở nên hồn nhiên, vui tươi, hoạt bát, mạnh dạn, tự tin hơn

Có thể nói Bộ môn Múa sẽ giúp trẻ xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mình.Trong một năm có nhiều lễ hội diễn ra như: Chào Mừng Năm Học Mới, Tri ÂnThầy Cô ngày 20-11, Tết Cổ Truyền, lễ Tổng Kết Năm Học,…là những dịpthuận lợi để các trường Mầm Non tổ chức chương trình lễ hội cho trẻ mầm nontham gia với những trò chơi, điệu múa tạo nên sự sôi nổi và ý nghĩa chochương trình ngày lễ Nhưng trong các lễ hội đó, chúng em quan tâm đến TếtTrung Thu Bởi vì, Tết Trung Thu là tết của trẻ em, ngay đến cả Bác Hồ vào mùathu năm 1951, ở giữa cảnh rừng Việt Bắc, khi nhìn thấy trăng thu Bác cũng nhớđến Nhi đồng, Bác viết:

“Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng, Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.”

Bác cũng đã viết nhiều bài viết gửi cho các cháu nhi đồng vào dịp Trung Thu,Bác rất yêu thương và coi trọng vai trò của thiếu nhi trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Noi gương Bác Hồ, là những giáo viên trực tiếp chăm sóc vàgiáo dục trẻ, chúng em cũng khát khao dành tình yêu thương cho trẻ mầm non,giáo dục cho các em là những mầm non tương lai của đất nước được phát triểntoàn diện, tạo cho các em một môi trường đầy yêu thương, niềm vui và hạnhphúc Nhìn thấy nhiều trẻ em vui tươi rước đèn dưới trăng, múa lân, nhận nhữngmón quà nhỏ bé, chúng em thiết nghĩ trường Mầm Non khi tổ chức cho trẻ múa

Trang 8

các bài về trung thu thì sẽ góp phần tăng thêm niềm vui và phấn khởi cho trẻ em,

để Tết Trung Thu của các em được nên trọn vẹn và có ý nghĩa hơn Ý thức đượctầm quan trọng của Tết Trung Thu đối với các em và cả bộ môn múa góp phần tolớn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện, chúng em đãchọn đề tài này: Xây dựng các bài múa mẫu cho chương trình lễ hội tại cáctrường mầm non theo chủ đề “Tết Trung Thu” cho trẻ 5-6 tuổi Ước mong việcxây dựng này sẽ giúp cho chúng em và các giáo viên mầm non có nhiều tài liệuhơn để tham khảo và phát huy xây dựng nhiều bài múa hướng dẫn cho trẻ emmúa theo chủ đề này trong dịp Tết Trung Thu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng các bài múa mẫu cho chương trình lễ hội tại trường mầm nontheo chủ đề “Tết Trung Thu”

- Tham khảo ý kiến giáo viên về chương trình giảng dạy các bài múa mẫu

- Tham khảo chương trình dạy múa ở trường mầm non hiện nay

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Giáo viên và trẻ Mầm non 5-6 tuổi

- Trường Mầm non Rạng Đông 10, Trường Mầm Non Thiên Phúc

4.2 Khách thể nghiên cứu

- Sách báo, băng đĩa…

- Giáo trình múa dân gian dân tộc, hoạt động múa trong trường mầm non

5 Phạm vi nghiên cứu

- Hệ thống múa dân gian dân tộc và chương trình giảng dạy cho trẻ hiệnnay tại trường mầm non

Trang 9

+ Trường mầm Non Mai Anh.

- Trẻ lớp Lá, lứa tuổi 5-6 tuổi

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận có

liên quan đến các bài múa mẫu cho chương trình lễ hội tại trường mầm

non theo chủ đề “Tết Trung Thu”

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Trao đổi với các giáo viên mầm non, giáo viên ngoại khóa nhằm tìm hiểu

về cách thức xây dựng bài múa mẫu phù hợp với bộ môn múa trongtrường mầm non hiện nay

+ Phương pháp quan sát, khảo sát

6.3 Phương pháp thực hành

- Áp dụng phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc vào xây dựng một chương trình ca múa nhạc cho trẻ mẫu giáo thông qua việc giải quyếtnhững khúc mắc của giáo viên mầm non một cách cụ thể, linh hoạt và thựctế

- Áp dụng phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc vào tiết mụcvăn nghệ múa của học sinh lớp Lá trong lễ hội “Tết Trung Thu”

Trang 10

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm về nghệ thuật múa nói chung

Trước khi định nghĩa về nghệ thuật múa, chúng ta thử liên hệ với một vài loạihình nghệ thuật quen thuộc khác để có sự so sánh những điểm tương đồng, khácbiệt giữa các loại hình

Đối với Âm nhạc, chúng ta đã dược tiếp cận với sự định nghĩa khá quen thuộc:

Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật sử dụng âm thanh có tính nhạc(âm sắc, sắc thái, giai điệu, tiết tấu cường độ, trường độ ) để thể hiện tâm tư tình cảm của con

người, phản ánh cuộc sống và phục vụ con người

Đối với nghệ thuật Hội họa thì những yếu tố mà nó sử dụng lại là mầu sắc, đường nét và vố cục; đối với nghệ thuật điêu khắc là hình khối

Vậy đối với nghệ thuật múa thì sao?

Chúng ta cùng tìm hiểu một định nghĩa ngắn gọn nhất, phổ cập nhất để từ đóphân tích chi tiết hơn:

“Múa là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, chủ yếu sử dụng cơ thể con

người(tư thế, cử chỉ, động tác, hình tượng ) để thể hiện tâm tư tình cảm của con người, phản ánh cuộc sống và phục vụ con người”.

Chúng ta thấy trong nghệ thuật múa có những động tác, tư thế, hìnhtượng của cơ thể con người; thiếu sự thể hiện của cơ thể con người thì không thể

có nghệ thuật múa

Đồng thời chúng ta cũng thấy cơ thể con người không phải là thành tố duy nhấtlàm nên nghệ thuật múa, mà trong múa còn có các yếu tố nghệ thuật khác nữa,chính vì thế người ta mới nói nghệ thuật múa là nghệ thuật tổng hợp

Trang 11

Các yếu tố nghệ thuật khác trong múa là: Âm nhạc, Mỹ thuật (hội họa, đồ hoạ, điêu khắc), sân khấu kịch tính Các yếu tố nghệ thuật đó kết hợp với nghệ thuật

múa theo những mức độ và vị trí khác nhau để cùng thăng hoa trong một tổng thểnhất quán của nghệ thuật múa

2 Nghệ thuật múa dân gian dân tộc

Múa dân gian dân tộc Việt Nam là một loại hình nghệ thuật gắn bó lâu đời trongđời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam Múa dân giandân tộc Việt Nam bắt nguồn từ cuộc sống lao động của người Việt, phản ánh tưtưởng, tình cảm của con người và đem lại cho họ những nhận thức, khoái cảmthẩm mỹ về cuộc sống Múa dân gian thường được nảy sinh trong lúc người Việt

cổ lao động, vui chơi, hay tiến hành lễ nghi phong tục Múa gắn liền với hoạtđộng thực tiễn và biểu diễn trong môi trường sống hàng ngày của họ Bởi vậy, nókhông ổn định ngay từ đầu nhưng tiếp tục được sáng tạo, bảo lưu qua trí nhớ, lời

kể và truyền động tác của nhân dân nhiều nơi, nhiều thời kỳ

Múa dân gian mang tính nhân dân, dân tộc, phát triển theo một số quy định nhấtđịnh, do nền sản xuất vật chất quy định, chịu ảnh hưởng qua lại của các hình thái

ý thức xã hội

Nghệ thuật múa ở Việt Nam là sự hội tụ của thành phần múa trong nền nghệthuật của nhiều dân tộc Tất nhiên, trong các dân tộc ở Việt Nam, không phải dân tộc nào cũng có một nghệ thuật múa hoàn chỉnh, vì điều này lệ thuộc vào lịch sửphát triển của mỗi dân tộc

Nói vậy cũng không có nghĩa là đã có dân tộc không có múa, vì đôi khi chỉ vài

ba động tác còn đơn giản, hoặc múa còn "ẩn" trong tập tục, nghi thức tôn giáochưa xuất hiện độc lập trong sinh hoạt cộng đồng Lại có những dân tộc sốngchung với nhau trên một khu vực (nhiều khi chỉ là một ngành hay một nhánh tộc được chia ra) và có tập tục sinh hoạt văn hóa gần nhau, như ở Tây Bắc, Ðông Bắ

c, Tây Nguyên Những điệu múa của các dân tộc này chỉ khác nhau một vàiđường nét trong cùng một động tác, hoặc vài bước nhún nhảy khi múa và phải cócon mắt nghề nghiệp mới nhận thức được sự khác biệt này, bởi nhiều khi đó chỉ

là dị bản sinh ra từ một nguyên mẫu

Nghệ thuật múa được sinh ra với phương thức biểu cảm nghệ thuật riêng, bắtnguồn từ cơ thể con người Ngay từ thời còn mông muội, tiếng nói còn chưahoàn chỉnh, mọi cử chỉ động tác đã là tiếng nói thứ hai (tiếng nói cơ thể) Khi xãhội con người tiến triển qua các thời kỳ văn minh thì những động tác cơ thể ấy

Trang 12

cũng được biến hóa, chúng không còn giữ nguyên những động tác có tính minh họa ngữ nghĩa (phù trợ cho tiếng nói) đơn thuần mà đã phát triển thành nhữngđường nét khắc họa trạng thái tình cảm nội tâm, sinh ra các hình thức giao lưutình cảm trong đời sống tinh thần, cao hơn nữa là biểu cảm lý tưởng thẩm mỹvươn tới những khát vọng về tương lai qua hình thức tác phẩm Do vậy, múa trựctiếp sinh ra từ cơ thể con người và là công cụ biểu hiện tâm lý tình cảm conngười, mà con người ấy bao giờ cũng thuộc về một dân tộc, với tất cả những đặcđiểm riêng về văn hóa nói chung, nghệ thuật nói riêng (tất nhiên phương thứcbiểu cảm này cũng là phương thức chung của sáng tạo nghệ thuật).

Trong lịch sử múa thế giới, người ta đã có ý định đồng nhất nghệ thuật múa trêntoàn cầu Ðã có những sáng tạo được chấp nhận, được phổ cập rộng rãi (nghệthuật múa ba-lê sinh ra từ thế kỷ 16), nhưng vẫn chỉ được xem như một "trường phái" nghệ thuật, góp thêm một hình thức biểu diễn múa, trong đó xuất hiện một

hệ thống động tác kỷ thuật, kỹ xảo riêng, có tên gọi thống nhất với một phongcách riêng trong cả lĩnh vực sáng tác, biểu diễn và huấn luyện đào tạo, rèn luyện

kỹ xảo biểu diễn của diễn viên nói chung Hình thức nghệ thuật ba-lê được nhiềudân tộc tiếp nhận, nhưng cũng không thể thay thế cho các hình thức múa dân giandân tộc Nhìn rộng ra trong quá trình phát triển lịch sử, các dân tộc trên thế giới

đã sinh ra các thể chế xã hội khác nhau, thường thì những biến đổi đó làm chocái bản sắc dân tộc hoặc được tôn lên, đậm đà hơn, khởi sắc hơn, hoặc lại bị thui chột đi bởi văn hóa ngoại lai xâm nhập, hoặc có nơi xóa bỏ cả nguồn gốc dân tộ

c để "hóa thân" vào văn hóa một dân tộc khác Cội nguồn bản sắc văn hóa dân tộcbao giờ cũng tiêu biểu cho sức sống của một dân tộc và nó ngày càng được đậm

đà bản sắc hơn khi các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật được bổ sung thêm hươngsắc mới của thời đại, tôn vinh sức sống của một dân tộc trong cộng đồng xã hộicon người trên Trái đất Nếu hiểu bản sắc dân tộc một cách chung chung sẽ dẫnđến những luẩn quẩn trong phương pháp sáng tạo nghệ thuật hoặc đồng hóakhông phân biệt ranh giới nghệ thuật múa dân tộc với sự tiếp thu tinh hoa của dântộc khác hoặc bảo thủ coi múa dân tộc là tất cả, nhưng lại loay hoay gìn giữ, sángtạo quay lại vết mòn cũ "bình cũ rượu mới", lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia",theo thủ pháp lắp ghép "mô-đun" của thời hiện đại Sự luẩn quẩn của cả haicách làm này đều dễ dẫn đến làm nghèo nàn, thui chột và kìm hãm sự phát triểncủa bản sắc dân tộc trong thời đại mới Vì vậy, với nghệ thuật múa thì nhiều giá trị trong múa dân gian cổ xưa mang đậm tính chất và bản sắc Việt Nam cũng đều

Trang 13

khởi nguồn từ thời kỳ "nhất thành" để sau đó "vạn biến" Cái "vạn biến" ở đây cónghĩa là bản sắc dân tộc mà những biểu hiện của nó là sắc thái văn hóa luôn luônbiến đổi, có mất đi, có sinh sôi, nảy nở phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội mới Vì vậy phải luôn luôn không những chỉ bảo tồn mà còn phát huy làm cho

nó đậm đà hơn, rực rỡ hơn và phải làm giàu hơn trong tác phẩm biểu diễn múacủa thời kỳ đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Ðiều này cần sựphát huy tài năng sáng tạo của nhà biên đạo chứ không chỉ ở các nhà nghiên cứu,

lý luận phê bình múa

3 Thực trạng trường mầm non hiện nay

Trang phục, đạo cụ: Trường có trang bị đạo cụ, trang phục múa cho trẻ, nhữngbài mới, hiện đại thì Ban Giám hiệu cho phép thuê trang phục cho trẻ biểudiễn, có sự hỗ trợ kinh phí từ phụ huynh để thuê trang phục và đạo cụ phù hợpvới bài múa và chủ đề

3.2 Khó khăn

- Các giờ học và hoạt động của bé nhiều nhưng không sắp xếp đủ giờ cho bé

tập múa, hơn nữa các bé đi học không đều nên cũng ảnh hưởng tới việc tậpmúa của tập thể

- Trình độ chuyên môn về nghiệp vụ của các giáo viên không đồng đều nêncách truyền tải kiến thức còn nhiều khó khăn và hạn chế

- Giáo viên chưa phát huy tính sáng tạo trong từng bài múa

Trang 14

- Giáo viên chưa truyền tải hết được năng khiếu múa của trẻ do dạy lớp quáđông không thể chỉnh động tác cho từng cá nhân trẻ.

- Âm thanh sân khấu nhiều khi bị lỗi kỹ thuật.

- Trường không có kinh phí sẵn cho việc biểu diễn nên phải vận động sự hỗ trợ

từ Giáo viên và phụ huynh

- Đối với trường Mầm non Thiên Phúc, vì mới thành lập nên nhà trường vàgiáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức và đầu tư cho các bémúa trong chương trình lễ hội Trường chưa có đồng phục nên khó khăn choviệc chuẩn bị trang phục cho trẻ, chủ yếu là trẻ mặc đồ tự do khi biểu diễn

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC BÀI MÚA MẪU CHO CHƯƠNG

TRÌNH LỄ HỘI TẠI TRƯỜNG MẦM NON THEO CHỦ ĐỀ TẾT

TRUNG THU

1 Luật động trong múa

- Luật động là sự chuyển động của một bộ phận cơ thể (tay, chân, đầu, người,vai, hông) theo một quy luật nhất định Nhiều luật động được biểu hiện cùngmột lúc hoặc nối tiếp nhau tạo ra động tác múa Mỗi luật động có thể mangtính thẩm mĩ hoặc không, nhưng khi kết hợp chúng lại với nhau phải mangtính thẩm mĩ cho động tác múa

- Nhiều luật động kết hợp lại tạo thành động tác, nhiều động tác kết hợp lại tạothành câu múa, nhiều câu múa kết hợp lại tạo thành đoạn múa, nhiều đoạnmúa kết hợp lại tạo thành bài múa

- Động tác nào có các luật động ngược chiều nhau được thực hiện cùng lúc Vídụ: Chân nhún xuống mà tay đưa lên là khó, ngược lại chân nhún xuống taycũng đưa xuống là dễ

2 Các ký hiệu múa trong dân gian dân tộc

2.1 Kí hiệu về người học

Trang 15

- Đội hình đơn, đội hình kép và đội hình phức:

+ Đội hình đơn là đội hình chỉ sử dụng một hình thế trên sàn diễn (Vd: một đường chéo, một hàng ngang, một vòng tròn ).

+ Đội hình kép là đội hình sử dụng hai hình thế đồng dạng cùng một lúc trên

sàn diễn (vd: 2 dường chéo, 2 hàng ngang, 2 vòng tròn )

+ Đội hình phức là đội hình sử dụng hai hoặc ba hình thế không đồng dạng

cùng một lúc trên sàn diễn (Vd: một hàng ngang cùng một vòng cung, mọt hàng dọc ở giữa cùng với hai vòng tròn hai bên ).

Trang 16

- Đội hình tầng:

Đội hình tầng là đội hình tạo nên các độ cao của mặt đứng khác nhau, được áp

dụng cho các loại đội hình bất kỳ ( Vd: với 4 hàng ngang nhưng 1 hàng nằm,

1 hàng ngồi, 1 hàng quỳ, 1 hang đứng; Hoặc 1 vòng tròn ở trong đứng cao với

1 hình chữ “v” ở ngoài quỳ thấp )

- Đội hình đối xứng:

Là hình thế trên sàn diễn mà một nửa của hình ấy đối xứng nửa kia qua mộttrục đối xứng tưởng tượng cắt giữa đội hình ấy Trục đối xứng có thể là hàngdọc, hàng ngang hoặc hàng chéo Trong trường hợp đội hình đối xứng, nếu cầnnhấn mạnh hiệu quả của nó thì động tác của hai vế cũng cần thực hiện đốixứng Ở loại này chúng ta còn sử dụng khái niệm về đối xứng đảo để lập đượccác đội hình sinh động

- Các ký hiệu đội hình:

Đội hình một hàng ngang

Đội hình một hàng chéo:

Trang 17

Đội hình một vòng tròn

Đội hình hai hàng ngang:

Đội hình đan xen:

Trang 18

Đội hình đối nhau:

Đội hình chữ V xuôi:

Đội hình chữ V ngược:

2.4 Kí hiệu về tuyến múa

Trang 21

2.5 Các tư thế tay chân cơ bản

- Sáu thế tay cơ bản

Tư thế chuẩn bị:

Khi làm động tác, người và mắt đứng hướng 1, hai tay chống hông bằng mu bàntay ở vị trí ngang eo, hai chân đứng thẳng, vai xuôi, khủy tay đẩy về phía trước,lưng thẳng, hai bàn tay nằm ngang không hướng lên trên hoặc xuống dưới.Dáng tay cơ bản: Ngón tay và cổ tay, ngón cái gập vào đối diện với ngón trỏ tạothành một góc 45 độ, bốn ngón từ ngón trỏ đến út sít vào nhau

Trang 22

+ Thế 1: Hai cổ tay vắt chéo nhau trước ngực, cách ngực khoảng 20 cm, khủy tayhơi nâng, mũi tay cong và chĩa lên trên, hai cổ tay cong.

Trang 23

+ Thế 2: Hai tay giơ lên ngang mắt, tay trái hướng 8, tay phải hướng 2, khủy taygập hình chữ V, bàn tay ngửa.

+ Thế 3: Hai tay giơ cao lên đầu, cách nhau khoảng hai ngón tay, mắt ngước lên cóthể nhìn ngón tay trỏ, cánh tay, cổ tay, ngón tay thành hình bầu dục, bàn tay ngửa,khủy tay không đưa về phía trước

Trang 24

+ Thế 4: Tay phải để thế 2, tay trái thấp ngang mông ở hướng 6, khủy tay , cổ tay vàbàn tay cong như tay phải nhưng lòng bàn tay quay về hướng 6 Người và đầuhướng 2

+ Thế 5: Tay phải để thế 2, tay trái cao ngang vai, cánh tay sấp, khuỷu tay cong gậphình chữ V, lòng bàn tay quay về hướng 7, ngón tay cong và chĩa lên đầu Đầu và

Trang 25

tay quay sang hướng 7, hơi nghiêng về bên phải , nhìn vào bàn tay trái.

+ Thế 6: Tay phải để thế 2, tay trái gần như song song với thấp hơn, bàn tay trái caongang khuỷu tay phải Người và đầu hướng 2, nhìn lên tay cao

Trang 26

- Sáu thế chân cơ bản:

+ Thế 1: Hai gót chân đặt sát cạnh nhau làm trụ, mở hai mũi chân cách nhaukhoảng một bàn chân, trọng tâm ở giữa

+ Thế 2: Bàn chân trái đặt thế 1 hẹp, chân phải đặt trước chân trái, gót chạm vàomũi chân trái, trọng tâm ở chân trái

Trang 27

+ Thế 3: bàn chân trái đặt thế 1, chân phải đặt gót vuông góc với mé trong bànchân trái, đầu gối mở rộng 45 độ, trọng tâm ở chân trái.

+ Thế 4: bàn chân trái đặt thế 1, chân phải kí sau gót chân trái bằng nửa trên củabàn chân, gối mở 25 độ

Trang 28

+ Thế 5: Bàn chân trái đặt thế 1, chân phải đặt cả bàn phía má ngoài chân trái,cách chân trái một bàn chân, gót chân phải ngang với mũi chân trái, trọng tâm

ở giữa

+ Thế 6: bàn chân trái đặt thế 1, chân phải đặt nửa trên của bàn chân cạnh mé

Trang 29

chân trái, đầu gối đóng, trọng tâm ở chân trái.

3 THỰC NGHIỆM BÀI MÚA CHỦ ĐỀ: “TẾT TRUNG THU”

Vầng trăng vui chào đón Trung thu”

- Câu 2 (8 nhịp + 10 nhịp):

Trang 30

‘‘’Trăng gọi mình chung câu ca Cùng tuổi thơ mãi mãi yêu nhiều hơn Cho thêm rộn ràng cho trăng thắm ngời Mùa Trung thu chan chứa thêm tình‘’

- Câu 3 (8 nhịp + 8 nhịp):

“Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Cho bao đêm Trung thu mãi thêm vui mãi thêm tình”

Và cùng nhau vui hát đêm rằm”

- Câu 6 (8 nhịp + 8 nhịp):

“Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Cho bao đêm Trung thu mãi thêm vui mãi thêm tình”

 Đoạn 3: Giang tấu

Trang 31

Trăng tròn tròn treo giữa trời Vầng trăng vui chào đón Trung thu”

- Câu 2 (8 nhịp + 8 nhịp):

“Trăng gọi mình chung câu ca Cùng tuổi thơ mãi mãi yêu nhiều hơn Cho thêm rộn ràng cho trăng thắm ngời Mùa Trung thu chan chứa thêm tình”

- Câu 3 (8 nhịp + 10 nhịp):

“Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Cho bao đêm Trung thu mãi thêm vui mãi thêm tình”

Và cùng nhau vui hát đêm rằm”

- Câu 6 (8 nhịp + 10 nhịp):

“Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Cho bao đêm Trung thu mãi thêm vui mãi thêm tình”

- Câu 7 (8 nhịp + 8 nhịp):

“Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Cho bao đêm Trung thu mãi thêm vui mãi thêm tình”

Trang 32

- Câu 8 (8 nhịp + 10 nhịp):

“Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Trăng ơi trăng ơi trăng sáng mãi nhé Cho bao đêm Trung thu mãi thêm vui mãi thêm tình”

Trang 33

+ Tay chống hông, kí gót chân lần lượt chân phải hướng 2 rồi đến chân trái hướng

+ Nhịp 1: Tay trái đặt trên đầu, cách đầu 10 cm, lòng bàn tay ngửa

+ Nhịp 2: Tay phải đặt trên đầu, cách đầu 10 cm, lòng bàn tay ngửa

+ Nhịp 3; 4: Lắc lư người mỗi nhịp 2 cái

Trang 34

+ Nhịp 5; 6 : Tay phải đưa thẳng lên cao, tay trái thấp, kí chân phải hướng 2.

+ Nhịp 7; 8: Ngược lại

+ Nhịp 1: Xoay hai tay trước ngực mặt hướng 2

+ Nhịp 2: Hai tay ngang đầu, vỗ tay

+ Nhịp 3: Xoay hai tay trước ngực, mặt hướng 8

+ Nhịp 4: Hai tay ngang đầu, vỗ tay

+ Nhịp 5; 6; 7; 8: Hai bàn tay đặt ngang mặt, tay phải hướng 3, tay trái hướng 7 và lắc bàn tay đồng thời chạy tại chỗ, đánh chân ra sau, xoay người một vòng

- Câu 2 (8 nhịp + 10 nhịp):

Đội hình:

Động tác:

cao qua đầu theo hướng 7, vẫy bàn

Hai tay xoay trước ngực và chạy

1

Trang 35

tay Bật qua trái 3 bước thành đội hình 2 vòng tròn.

ngã nhẹ ra trước từ hướng 8 sang hướng 2

Hai tay xoay trước ngực và chạy vòng quanh vòng tròn

Vỗ tay và bật tại chỗ 2 lần mỗi nhịp

Thực hiện 3 lần 2 nhịp

Đổi đội hình 2 hàng dọc

Tay hướng bên trong hạ thấp, tayhướng bên ngoài đưa cao Lắc 2 bàn tay, nhún theo nhịp

Trang 36

Nhịp Trẻ 1 Hàng bên phải Hàng bên trái1; 2 Tay phải chống hông, tay trái đưa thẳng lên

cao qua đầu và vẫy Bật 3 cái qua phải

Tay hướng bên trong

hạ thấp, tay hướng bên ngoài đưa cao Lắc 2 bàn tay, nhún theo nhịp

đặt ngang mặt, kí chân trái Tay trái và chân

trái nhún đồng thời 3 cái

hông, tay phải

đưa thẳng lên

cao qua đầu và

vẫy Bật qua trái

đứng cạnh đầu

hàng bên trái

Tay hướng bên trong hạ thấp, tay hướng bên ngoài đưa cao Lắc 2 bàntay, nhún theo nhịp

Trang 37

Động tác:

+ Nhịp 1; 2; 3; 4: Trẻ ở hai hàng dọc tay giơ thẳng lên cao, bật vào cạnh trẻ số 1.+ Nhịp 5: Tất cả trẻ đưa bàn tay phải đặt sát cằm

+ Nhịp 6: Đưa bàn tay trái đặt sát cằm

+ Nhịp 7; 8: Nhún và lắc đầu sang 2 bên

+ Nhịp 1; 2; 3; 4: Tay phải chống hông, tay trái chỉ thẳng xéo lên cao theo hướng 7,

+ Nhịp 5: Bàn tay phải đặt trước vai trái

1

Trang 38

+ Nhịp 6: Bàn tay trái đặt trước vai phải.

+ Nhịp 7: Hai tay đưa thẳng lên cao

+ Nhịp 5; 6: Thực hiện ngược lại nhịp 1; 2

+ Nhịp 7; 8: Thực hiện ngược lại nhịp 3; 4

+ Nhịp 1: Bàn tay phải đặt trước vai trái

+ Nhịp 2: Bàn tay trái đặt trước vai phải

+ Nhịp 3: Đưa thẳng tay trái lên cao

Trang 39

+ Nhịp 4: Đưa thẳng tay phải lên cao

Trang 40

+ Nhịp 2: Bàn tay trái nắm lại, cánh tay ép sát vào người.

+ Nhịp 1: Tay trái đặt trên đầu, cách đầu 10 cm, lòng bàn tay ngửa

+ Nhịp 2: Tay phải đặt trên đầu, cách đầu 10 cm, lòng bàn tay ngửa

+ Nhịp 3; 4: Lắc lư người mỗi nhịp 2 cái

+ Nhịp 5; 6 : Tay phải đưa thẳng lên cao, tay trái thấp, kí chân phải hướng 2

+ Nhịp 7; 8: Ngược lại

+ Nhịp 1: Xoay hai tay trước ngực mặt hướng 2

+ Nhịp 2: Hai tay ngang đầu, vỗ tay

+ Nhịp 3: Xoay hai tay trước ngực, mặt hướng 8

+ Nhịp 4: Hai tay ngang đầu, vỗ tay

+ Nhịp 5; 6; 7; 8: Hai bàn tay đặt ngang mặt, tay phải hướng 3, tay trái hướng 7 và lắc bàn tay đồng thời chạy tại chỗ, đánh chân ra sau, xoay người một vòng

Ngày đăng: 03/01/2025, 15:55

w