1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh tế quốc tế

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế Quốc Tế
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Bài Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 22,97 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẦN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾQUỐC TẾ * Khái niệm Kinh tế quốc tế - K inh tế quốc tế là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề về phân phối và sử dụng tài nguyên giữa các quốc

Trang 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẦN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ

QUỐC TẾ

* Khái niệm Kinh tế quốc tế

- K inh tế quốc tế là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề về phân phối và sử dụng tài nguyên giữa các quốc gia thông qua con đường mậu dịch nhằm đạt được sự cân đối cung–cầu về hàng hóa – dịch vụ – tiền tệ chẳng những trong phạm vi mỗi nước mà còn trên tổng thể nền kinh tế toàn cầu

- Mục đích: Cân bằng cung cầu ở phạm vi quốc tế

* Nền KT thế giới:

- Là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia, có sự phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau, thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế

- Có sự phụ thuộc lẫn nhau về 4 lĩnh vực”

+ Con đường mậu dịch

+ Liên kết đầu tư

+ Liên kết kinh tế

+ Chuyển giao công nghệ

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CỔ THUYẾT VỀ MẬU DỊCH

QUỐC TẾ

* Lý thuyết trọng thương về mậu dịch quốc tế

- Nội dung: Sự giàu có của một quốc gia, phụ thuộc vào tích vàng bạc (kim loại quý)

+ Chỉ chú ý đến xuất khẩu, còn nhập khẩu thì hạn chế

+ Thực hiện độc quyền mậu dịch: loại ngoại quốc ra khỏi một số vùng mậu dịch nào đó

+ Tiến hành bảo hộ mậu dịch: Bảo vệ sản xuất trong nước, không đánh thuế đối với nhập khẩu nguyên liệu hay có thêm một khoản trợ cấp

+ Vàng bạc (quý kim) được coi trọng quá mức: Họ cho rằng một quốc gia giàu có là quốc gia có nhiều vàng bạc

- Ưu điểm:

+ Nhận thức được vai trò của thương mại quốc tế

+ Thúc đẩy sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu ra nước ngoài

- Nhược điểm:

+ Quan điểm sai lầm về sự giàu có của quốc gia dựa vào tích lũy kim loại quý

+ Coi trọng vai trò của nhà sản xuất, ảnh hưởng của quyền lợi người tiêu dùng

+ Nguyên tắc chung trong Thương Mại là xuất siêu

+ Hiểu sai về lợi ích của mậu dịch QT, tổng lợi ích của mậu dịch bằng không

+ Chính phủ can thiệp quá mức vào TMQT

+ Quan điểm sai lệch về thù lao & dân số

* Lý thuyết lợi thế tuyết đối:

- Nội dung:

+ Mỗi quốc gia tập trung sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có lợi thế tuyệt đối

+ Nhập khẩu những mặt hàng mà quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối

-> Tất cả các quốc gia đều có lợi

- Ưu điểm:

+ Xuất khẩu không là yếu tố duy nhất

+ Chính phủ không can thiệp vào xuất nhập khẩu

+ Cân bằng lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng

+ Bước đầu chỉ ra được cơ sở của mậu dịch quốc tế

+ Khẳng định mậu dịch quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia

- Nhược điểm: Chưa giải thích được mậu dịch quốc tế xảy ra khi một quốc gia không có lợi thế

tuyệt đối về bất kỳ sản phẩm nào

* Lý thuyết lợi thế so sánh

Trang 2

- Nội dung:

+ Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà các quốc gia khác có lợi thế so sánh, thì tất cả các quốc gia đều có lợi

- Ưu điểm

+ Giải thích được mậu dịch quốc tế xảy ra khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về bất kỳ sản phẩm nào

+ Lý thuyết lợi thế so sánh có tính tổng quát hóa cao hơn

- Nhược điểm

+ Xác định lao động là yếu tố duy nhất của sản xuất, không tính các yếu tố khác

+ Tính giá trị sản phẩm bằng lao động

+ Không xác định được giá cả quốc tế nên căn bản vẫn là hàng đổi hàng

* Lý thuyết chi phí cơ hội

- Chi phí cơ hội: là số lượng của một sản phẩm khác cần phải cắt giảm, để sản xuất thêm một đơn vị

sản phẩm

- Nội dung

+ Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ hội thấp hơn và nhập khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ hội cao hơn thì tất cả các quốc gia đều có lợi

- Công thức:

CPCH của SP A (tính = SP B) = Năng suất lao động của SPB Năng suất lao động của SPA

- CPCH không đổi: Là CPCH không thay đổi theo sản lượng sản xuất

+ Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là đường thẳng

+ Cơ sở mậu dịch: chi phí cơ hội

+ Mô hình mậu dịch: Xuất khẩu có CPCH thấp hơn, nhập khẩu có CPCH cao hơn

- CPCH gia tăng:

+ Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là đường cong hướng về góc tọa độ

+ Cơ sở mậu dịch: Sự khác biệt về CPCH giữa các quốc gia đối với cùng 1 sản phẩm

+ Nguyên nhân CPCH gia tăng:

 Các sản phẩm khác nhau sử dụng các nguồn lực khác nhau

 Sự khan hiếm của các nguồn lực

 Các nguồn lực sản xuất không đồng nhất về chất lượng

 Năng suất biên giảm dần, công nghệ sản xuất hạn chế

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ MẬU DỊCH

QUỐC TẾ

* Khái niệm CPCH gia tăng:

- Là 1 quốc gia phải hy sinh tăng dần số lượng 1 sản phẩm để sản xuất thêm mỗi đơn vị tiếp theo của sản phẩm khác

* Lý thuyết H-O

- Phát biểu

+ Một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó khan hiếm tương đối thì tất cả các quốc gia đều có lợi

- Cơ sở mậu dịch : Cung yếu tố sản xuất hay nguồn lực sản xuất vốn có

- Mô hình mậu dịch: Xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố quốc gia dư thừa, nhập khẩu sản phẩm

thâm dụng yếu tố quốc gia khan hiếm

- Lợi ích mậu dụng: Cả hai quốc gia có lợi ích tiêu dùng cao hơn

* Lý thuyết cân bằng giá yếu tố sản xuất H-O-S

- Chứng minh: phân tích mô hình mậu dịch trong mô hình H-O

Trang 3

+ Trước khi có mậu dịch:

 Mỗi QG có tỷ lệ giá cả yếu tố sản xuất khác nhau: w1

r1 <w2

r2

+ Khi có mậu dịch

 Quốc gia 1 tăng sản xuất X thâm dụng lao động nên cầu lao động tại quốc gia 1 tăng lên so với cầu tư bản ->giá cả lao động (tiền lương) tăng lên so với tư bản -> w r1

1 tăng

 Quốc gia 2 tăng sản xuất Y thâm dụng tư bản nên cầu tư bản tại quốc gia 2 tăng lên so với cầu lao động ->giá tư bản (lãi suất) tăng lên so với lao động ->w r2

2 giảm

 Sự thay đổi này diễn ra cho đến khi tỷ lệ giá cả yếu tố sản xuất được cân bằng giữa các QG

w1

r1 giảm và

w2

r2 tăng đến khi w1

r1=w2

r2

- Ý nghĩa thực tiễn

+ Sự tăng giá tương đối của một sản phẩm sẽ làm tăng giá thực tế yếu tố thâm dụng trong sản xuất sản phẩm đó và làm giảm giá của yếu tố còn lại

-> Yếu tố nào dư thừa tương đối trong một quốc gia thì khi mở cửa mậu dịch, giá cả yếu tố đó sẽ tăng lên và ngược lại

CHƯƠNG 4: THUẾ QUAN- MỘT HÌNH THỨC HẠN CHẾ

MẬU DỊCH

* Khái niệm Thuế quan

Thuế quan là loại thuế đánh lên hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu khi đi qua biên giới thuế quan

* Phân loại thuế quan

- Thuế quan tính theo giá trị (the Ad valorem tariff)

+ Là thuế quan được tính bằng tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá mậu dịch

+ Đặc điểm:

 Tương đối đơn giản, công bằng, thuận lợi trong đàm phán cắt giảm thuế quan

 Có thể gian lận thương mại

- Thuế quan tính theo số lượng (Specific duty) -Thuế tuyệt đối

+ Là thuế tính bằng tiền đánh trên mỗi đơn vị vật chất của hàng hoá xuất nhập khẩu, không phụ thuộc vào giá trị hàng hoá

+ Đặc điểm:

 Không công bằng

 Thường áp dụng với các sản phẩm đồng nhất: nông sản, khoáng sản, kim loại, hàng đã qua sử dụng

- Thuế quan hỗn hợp (Compound duty)

+ Là hình thức tính thuế kết hợp cả hai cách tính thuế: theo giá trị và theo số lượng

+ Đặc điểm:

 Thuế quan hỗn hợp ít áp dụng

 Thuế quan tính theo giá trị phổ biến nhất

CHƯƠNG 5: CÁC HÌNH THỨC HẠN CHẾ MẬU DỊCH KHÁC VÀ ĐÁM PHÁN MẬU DỊCH ĐA PHƯƠNG

* Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế

- Hiệp ước mậu dịch ưu đãi (Câu lạc bộ mậu dịch ưu đãi) (Preferential trade agreement)

+ Quy định các hàng rào mậu dịch đối với nước thành viên là thấp hơn so với các nước không phải thành viên

+ Đặc tính:

 Là hình thức liên kết thấp nhất,

Trang 4

 Ưu đãi là sự cắt giảm thuế quan với các nước thành viên

 Tự do chính sách thương mại với các nước bên ngoài

- Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area)

+ Giữa các nước thành viên sẽ bỏ thuế quan còn các nước không thành viên thì vẫn giữ nhưng không thống nhất về thuế

+ Đặc tính:

 Tự do thương mại nội bộ: Xoá bỏ mọi rào cản thuế quan và phi thuế quan trong thương mại nội

bộ

 Tự do lựa chọn chính sách thương mại với bên ngoài

 Cơ quan điều hành gọn nhẹ, là hình thức phổ biến nhất

- Liên hiệp thuế quan (Customs Union)

+ Thống nhất thuế khi đánh ra các nước không phải thành viên

+ Đặc tính:

 Tự do thương mại nội bộ

 Chính sách thương mại chung với bên ngoài: Chính sách thuế quan và phi thuế quan

 Yếu tố sản xuất không tự di chuyển trong nội bộ

 Là hình thức ít phổ biến

- Thị trường chung (Common Market)

+ Không những thuế mà cho phép di chuyển, tự do lao động và tư bản giữa các nước thành viên + Đặc tính:

 Có các đặc tính của Liên hiệp thuế quan:

 Tự do thương mại nội bộ

 Chính sách thương mại chung với bên ngoài

 Tự do di chuyển các nguồn lực: vốn và lao động giữa thành viên

- Liên minh kinh tế (Economic Union)

+ Thống nhất về kinh tế, tài chính, chính trị, văn hóa

+ Đặc tính:

●Có các đặc tính của Thị trường chung: (Tự do thương mại nội bộ, chính sách thương mại chung với bên ngoài, tự do di chuyển nguồn lực sản xuất)

●Thống nhất chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực trọng yếu: Ngoại hối, tài khoá (ngân sách), thuế, tài chính tiền tệ, các chính sách XH…

Liên minh kinh tế có thể sử dụng đồng tiền chung → Liên minh tiền tệ

CHƯƠNG 6: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ - LIÊN HIỆP

QUAN THUẾ

* Phân tích mô hình di chuyển vốn quốc tế

Di chuyển vốn quốc tế là sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác, nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối ưu hoặc các mục đích chính trị

Mô hình phân tích

-2 quốc gia: quốc gia 1 và quốc gia 2

-Quốc gia 1: Dư thừa vốn, cơ hội đầu tư trong nước thấp

-Quốc gia 2: thiếu vốn, cơ hội đầu tư hấp dẫn 

->dòng vốn sẽ chuyển từ quốc gia 1 sang quốc gia 2

Nguyên tắc phân tích: So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và GDP trước và sau có di chuyển

vốn quốc tế GNP = GDP + NIA

* Phân tích mô hình di chuyện lao động quốc tế

Di chuyển lao động quốc tế là sự di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác kèm theo

sự thay đổi chỗ ở và cư trú

Mô hình phân tích

- 2 quốc gia: quốc gia 1 và quốc gia 2

- Quốc gia 1: Dư thừa lao động

Trang 5

- Quốc gia 2: thiếu lao động, cơ hội việc làm hấp dẫn

người lao động sẽ chuyển từ quốc gia 1 sang quốc gia 2

Nguyên tắc phân tích:

● So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trước và sau có di chuyển vốn quốc tế GNP = GDP + NIA

Ngày đăng: 31/12/2024, 20:53

w